Nguyễn Viện
Kính gởi các bác biểu tình
Nông dân các tỉnh kéo về thành phố
mang tên Bác biểu tình
kêu oan. Có khi họ tập trung vào một chỗ như trước Uỷ ban Nhân dân
Thành phố,
Văn phòng Thủ tướng phía Nam, Dinh Thống Nhất, hay Văn phòng Quốc hội
II; có
khi họ dắt díu nhau lê lết trên đường phố trước sự vô cảm của toàn xã
hội. Tình
trạng này kéo dài, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Thảm
kịch của
họ được nhìn thấy trên hai biểu ngữ:
“Ðánh người dã man” (trên lưng một phụ
nữ)
“Dân An Giang chúng tôi trên 10 năm đi
tìm pháp lý, quí vị
nào biết chỉ giùm”.
Chữ viết màu đỏ như máu.
*
Kính thưa các bác biểu tình,
Tôi cảm thấy xấu hổ vì không giúp gì
được cho các bác, như
tiếp tế nước uống và đồ ăn để các bác đủ sức khỏe đi tìm “pháp lý” thêm
10 năm
nữa (nếu vẫn còn khỏe thì cứ tìm tiếp). Bởi vì tôi biết rằng nếu tôi
làm thế,
tôi sẽ bị vồ ngay tức khắc. Tôi cũng không thể đứng lại bên cạnh các
bác để
chia sẻ vài lời cảm thông, vì tôi biết chắc nếu hành động như thế, tôi
sẽ bị
(nhẹ nhất là) đuổi đi. Tôi cũng không thể đưa máy ảnh chụp vài tấm hình
làm kỷ
niệm với các bác vì chắc chắn tôi sẽ mất toi cái máy ảnh phản động.
Ðến gần các bác, thế nào tôi cũng bị
rắc rối và đón nhận
nhiều nguy cơ hơn các bác như bị đuổi việc, bị điều tra, thậm chí có
thể bị bỏ
tù để làm rõ “động cơ”.
Phần tôi hèn đã đành. Các mẹ, các chị
“Bàn Cờ” năm xưa, các
anh “tranh đấu” thuở nọ dường như chết cả. Các bác cũng đừng trách các
nhà báo
thiếu lương tâm nghề nghiệp, vì có đưa tin cũng chẳng sếp nào dám cho
đăng.
Tôi chỉ có mấy lời đơn giản kính thưa
cùng các bác:
Thứ nhất, tôi cũng không biết “pháp
lý” ở đâu để chỉ cho các
bác.
Thứ hai, tôi không tin có “pháp lý”,
vì có “pháp lý” thì các
bác đâu phải biểu tình.
Thứ ba, giả dụ có “pháp lý” thì “pháp
lý” ấy không dành cho
các bác. Bằng chứng là các bác vẫn kêu oan.
Thứ tư, theo lời khuyên của nhà phê
bình văn học Nguyễn
Thanh Sơn, các nhà văn Việt Nam nên tạo cho mình một thế giới tưởng
tượng, đừng
quan tâm tới thực tại vụn vặt (như của các bác) làm gì, nên tôi cần
phải nói
ngay với các bác: “Biết chết liền”. Ai cũng hiểu cho được việc. Rồi
biến.
Thứ năm, tôi muốn xin bản quyền những
câu trên biểu ngữ của
các bác để “sắp đặt” thành một tác phẩm nghệ thuật (vì tôi vốn viết
cũng không
có nhuận bút), tôi tin rằng đó sẽ là một tuyệt tác.
Thứ sáu, khi nào vở kịch Ðất thánh của
tôi (đã đăng trên
damau.org và trong spectrum talawas chủ nhật) có cơ hội công diễn, mong
các bác
cộng tác lên sân khấu diễn đúng vai của mình, cát-sê bảo đảm sòng
phẳng, và
theo đúng tinh thần vở kịch, các bác sẽ được diễn tới muôn đời sau.
Thứ bảy, giả định rằng các bác trở
thành diễn viên, tôi nghĩ
một thế giới thực sẽ phong phú và khả năng gợi mở của nó đối với tư duy
của con
người (trong các vấn đề liên quan và thậm chí chẳng ăn nhập gì) sẽ
không ít hơn
một thế giới tưởng tượng.
Thứ tám, qua kinh nghiệm của các bác,
tôi thấy rằng những
tiếng nói thẳng và thật còn chẳng đi đến đâu, huống gì ẩn mật với ví
von.
Thứ chín, việc làm của các bác đặt cho
tôi một câu hỏi: đứng
trước sự đau khổ của con người, nhà văn có thể làm gì?
Cuối cùng, tôi xin có lời kính chúc
các bác khỏe mạnh để
sống tới ngày nhìn thấy “pháp lý”.
14.7.2007
© 2007 talawas