|
Lan man với Vương
Trí Nhàn
Nguyễn Thị
Ngọc Hải thực hiện
Thứ
Năm, 20/1/2011, 09:25 (GMT+7)
(TBKTSG) -
Là một cây bút nghiên cứu phê bình văn học sắc sảo hay “đụng độ”, Vương
Trí
Nhàn gần đây quan tâm nhiều đến văn hóa, đô thị, lối sống, với cách nói
thẳng
băng.
TBKTSG:
Dạo
này thấy ông ít viết bài cho các báo?
- Nhà nghiên
cứu Vương Trí Nhàn:
Bây giờ không theo được “nó”. Cổ rồi. Cảm thấy không làm được
nữa.
TBKTSG: Vì
đâu nên nỗi?
- Nếu làm
báo, dẫu sao anh phải nể người ta. Bà còn lạ gì nữa. Phải tuân thủ lề
luật, ông
sếp cũng phải theo lề luật. Tôi phải chọn cái gì thoải mái. Viết blog.
Tản mạn,
tự phát, già hợp.
TBKTSG: Ông
nói ngược. Trẻ nó mới mê mạng?
- Già, làm
cái gì lớn khó khăn. Còn tôi suy nghĩ nó cứ tứa ra như cây dại. Tản mạn
mà.
TBKTSG: Vậy
ông tản mạn “tứa ra” trên những chuyện gì?
- Hai mảng,
thứ nhất là nhật ký xã hội. Đọc được cái gì hay thì nghĩ. Thí dụ chuyện
người
ta cho nước ngoài thuê rừng với giá chỉ bằng 10 bát phở. Đọc báo Nga
thấy có tự
do mà không có dân chủ. Rồi những quan sát hàng ngày. Tôi rất hay chú ý
các vấn
đề giao thông. Tôi đi đường cũng nghĩ: sao Hà Nội lộn xộn, hoang dã
(lời của một
ngôi sao nước ngoài nhận xét, không phải tôi). Xe thô sơ chèn xe cơ
giới. Tôi
nhớ lúc nhỏ đi học người ta dạy: xe thô sơ nhường đường cho xe cơ giới.
Sao bây
giờ lại “khốn nạn” vậy? Ngày xưa, người đi ô tô là người quan trọng, tử
tế. Nay
người tử tế vẫn còn, nhưng người ăn cắp ăn cướp, trốn thuế nhiều.
TBKTSG: Thảo
nào có người bảo cái tên ông Trí Nhàn nhưng không nhàn trí?
- Tôi muốn
nói là bao giờ cũng có người tử tế, cũng kính trọng người tử tế. Nhưng
dường
như người tử tế đang ít dần đi. Tôi buồn, phản ứng tiêu cực. Có quan hệ
đảo ngược
với lương tri thông thường. Thầy không được trò kính. Rối quá.
TBKTSG: Đó
là mảng nhật ký xã hội trong cuốn sách rất hay của ông mới ra “Những
chấn
thương tâm lý hiện đại”.
- Mảng hai
là văn hóa-xã hội. Theo thời sự thôi. Thí dụ họa sĩ Nguyễn Quân ra
sách, triển
lãm hay, hai phe “Cánh đồng bất tận”… Tôi ghi lại, để dùng về sau.
Không hy vọng
phát hiện vấn đề lớn lao. Già rồi. Ngoài ra làm lại một số sách cũ.
TBKTSG: Người
ta bảo phải đủ giàu mới ngồi nghiên cứu. Ông không phải “đi cày” nữa?
- Vẫn cày.
Nhưng uể oải chậm chạp. Không phải lo kiếm sống nữa.
TBKTSG: Vậy
ai nuôi để ông ngồi nghiên cứu?
- Bà xã. Có
cửa hàng. Bây giờ nghĩ lại thấy Nguyễn Khải xui đúng. Lúc trẻ ông Khải
bảo tôi
dân viết là chọn một nghề khổ không sống bằng lương. Phải lấy đứa nào
đó nuôi
mày, mới theo nghề được (!)
TBKTSG: Ông
định nghiên cứu gì?
- Lắm việc.
Hoàn chỉnh số đề tài cũ như: “Nhà văn tiền chiến”, “Hiện đại hóa văn
học”. Có
cuốn do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội in, được 1,4 triệu nhuận bút, in
600 cuốn
không báo nào nhắc, xếp xó. Tôi gửi Giáo sư Trần Hữu Dũng, ông trân
trọng đưa
lên trang mạng Viet-studies.info.
TBKTSG: Những
đề tài cũ, được làm lại hôm nay có gì mới không ông?
- Trước đây
làm vụn vặt. Nay thu gọn tổng quát, dẫn luận quan trọng văn học Việt
Nam thế kỉ
20 dưới thước đo của văn học thế giới. Phải đo văn học Việt Nam bằng
chuẩn mực
thế giới. Một số nước, thí dụ Ấn Độ dù có nhà văn nổi tiếng, vẫn chỉ là
cho
mình thôi. Phải đóng góp cho văn minh thế giới. Trung Quốc họ khát khao
chinh
phục thế giới, không đòi nhà nước cho tiền để quảng bá ra ngoài như ở
Việt Nam.
TBKTSG: Vậy
ông đã làm được nhiều chưa?
- Mới thu dọn
thôi. Tôi chuyển hướng nghiên cứu của mình 20 năm cuối, sang nghiên cứu
văn
hóa.
TBKTSG: Ông
có một lần bỏ ra về khi đang được phỏng vấn về chuyện ông làm hàng loạt
bài về
thói xấu của người Việt. Có người còn bảo: Phải nghiêm cẩn khi bàn về
tính cách
dân tộc? Nhưng rồi trên mạng người ta treo hai câu của ông như “danh
ngôn”:
“Dân tộc Việt là khối tự phát khổng lồ”. “Thói xấu lớn nhất của người
Việt là sợ
nói về thói xấu của mình”. Ông không ngại hay bị phản ứng?
- Nếu tôi
không tin vào tôi thì còn làm làm gì? Cái bài về Tô Hoài, có cô Vàng
Anh cho là
tôi ác, thấy người ta già… Tôi ghi từ lâu chứ có phải đợi người ta già
đâu. Tôi
cũng đưa cho chính nhà văn Tô Hoài đọc rồi, ông bảo được mà. Tôi biết
thân phận
tôi chứ. Nhưng rất cần nói cái ác cái dở để nói rất nhiều vấn đề đáng
báo động.
Tôi cảm ơn nhà văn Tô Hoài đã hiểu.
TBKTSG:
Nhưng ông thường hay đụng độ với nhiều người nữa?
- Sao không
đụng độ được? Vì sao Nguyễn Khải có lúc ghét tôi? Vì tôi biết cái phần
ông muốn
giấu mọi người. Cảm xúc như một nghệ sĩ, viết như một cán bộ. Tôi biết
mạch ông
ấy rồi. Với ông ấy tôi chỉ như một học trò, có thời ông quý có lúc ông
mắng mỏ.
Bạn văn cũng có người bênh vực ông, mắng tôi là chọc gậy bánh xe. Nhưng
là nhà
phê bình, tác phẩm các nhà văn in cho công chúng đọc, tôi phải viết.
TBKTSG:
Nhưng có điều ông nói, thật sự “ác”?
- Nếu tôi ác
thì không bao giờ người ta đọc tôi một cách lâu dài. Chỉ lừa được một
lần thôi.
TBKTSG: Ông
là nhà nghiên cứu phê bình văn học. Nay lại nhìn văn học từ góc độ tư
tưởng
sang nhìn dưới góc độ văn hóa… nên gọi ông là “nhà” gì cho đúng?
- Gọi là nhà
gì tôi cũng sợ lắm. Sang quá. Có thể tôi còn kém vụng, nhưng đặt trên
con đường
5 ki lô mét còn hơn người khác đi 10 ki lô mét. Sức khỏe, tầm vóc khái
quát cao
còn khó. Nhưng tôi tiếp tục học.
TBKTSG: Ông
nổi tiếng tự học và đọc nhiều. Ông học cả khoa học tự nhiên?
- Tôi khốn nạn
cực kỳ không biết tiếng Anh, Pháp, phải đọc qua tiếng Nga. Tôi có cái
nhìn mềm
là do học thêm vật lý. Học với tôi cứ như định mệnh (cười). Bà có nhớ
hồi nhỏ học
sinh vật có cái thí nghiệm phản xạ có điều kiện Paplop không. Con gà mổ
hạt
ngô, đến lúc người ta không bỏ ngô vào, nó vẫn mổ toét cả mỏ cho đến
chết….
TBKTSG: Ông
sống ở Hà Nội, thấy Hà Nội như thế nào?
- Tết rồi
tôi nảy ra ý nghĩ và đã đi… bơi qua sông Hồng. 8 giờ sáng mưa lạnh lất
phất, đi
qua phố cổ không có người. Nó phong trần cổ lỗ. Sức sống lâu dài ở cái
cổ đó. Sự
ghê gớm của thời gian, lịch sử, trong đó bao phong trần từng trải đầy
đau khổ.
Sao giống Bùi Xuân Phái thế. Không cây. Nhà có linh hồn, không đặc tả
mặt người.
Người Hà Nội ẩn sau đó.
TBKTSG: Vậy
theo ông chất Hà Nội là gì?
- Theo tôi,
đó là trí tuệ chứ không phải thanh lịch như vẫn nói. Nó gạn lọc, hút
cái hay của
các nơi. Nay không lọc hoặc lọc nhầm. Hỏng nhanh quá không chữa được.
Đô thị là
cuộc sống được tổ chức lại, từ quê ra tỉnh làm lại cuộc đời chứ không
phải vác
cái nhà quê của mình ra “nông thôn hóa Hà Nội”. Không bằng Sài Gòn: yếu
tố nông
thôn lên Sài Gòn, bị Sài Gòn buộc theo cái văn minh của nó. Người tứ xứ
về lái
taxi, phục vụ hàng quán, phải học theo cung cách Sài Gòn. Lõi đô thị
chắc chắn
hơn, tiếp thu cái bên ngoài vào tốt hơn. Trẻ con ngoan không nói nhiều.
Từ tốn.
Hà Nội phải tỉnh ngộ, không được “vây vo con trưởng”.
TBKTSG: Xin
ông có một vài lời nhận xét về văn chương?
- Một số nhà
văn trẻ hỏng, viết chưa tới đâu, chỉ đứng trên tâm thế: Chúng tôi trẻ,
chỉ có
chúng tôi thôi. Đọc chúng tôi đi, chả có gì mà so với lớp già….
TBKTSG:
Nhưng có những tài năng như Nguyễn Ngọc Tư đó thôi?
- Cũng đúng.
Nhưng không cẩn thận, sẽ chỉ dừng lại ở mức bản địa hóa như Sơn Nam.
TBKTSG: Chắc
nhiều người muốn tranh luận với ông đấy. Xin cảm ơn ông đã trò chuyện
thật
lòng.
Note: Bài
này, tuyệt. Nhận định về Sơn Nam, đúng, nhưng không đúng, khi áp dụng
vào trường
hợp NNT. GNV sẽ tản mạn sau, về chuyện này, nhưng đại khái là như vầy:
Sơn Nam
là 1 anh VC nằm vùng. Vốn sống của ông là 1 Nam Bộ có Tây, còn Tây.
NNT, trưởng
thành sau cái cú ăn cướp 30 Tháng Tư, và cùng với nó là Lò Cải Tạo.
Làm
gì còn
chuyện bản địa hoá ở đây, vì Miền Nam, 1 cách nào đó, biến mất rồi. Cái
Miền
Nam Sâu Thẳm, của Faulkner... mất rồi, cùng với sự xâm lăng của Bắc
Kít.
Bạn
VTN này phải đọc lại Bút Ký Tô
Hoài, nhe!
Chúc Tết
bạn
và gia đình! NQT
GNV không
quen VTN. Trên TV có trang VTN, là do LMH giới thiệu.
Lan man với Vương
Trí Nhàn
Văn học Việt
Nam đang phải trả giá cho một giai đoạn khủng hoảng từ những năm trước,
những
năm 1980, 1990. Thế hệ nhà văn lẽ ra phải viết sung sức nhất là thế hệ
nhà văn
khoảng 30 tuổi, thế hệ nhà văn sinh vào những năm 1980 nhưng đó lại là
một thế
hệ mất niềm tin, mất các giá trị.
NTS
Bà
có nhớ hồi nhỏ học sinh vật có cái thí nghiệm phản xạ có điều kiện
Paplop
không. Con gà mổ hạt ngô, đến lúc người ta không bỏ ngô vào, nó vẫn mổ
toét cả
mỏ cho đến chết….
VTN
Đây
chỉ là sự tình cờ, nhưng cái giá mà văn học VN phải trả không phải vì
mất niềm
tin.
Nó vẫn còn đó, như là hạt ngô ngày nào. Nhà văn Mít muốn viết văn,
là phải
viết dưới ánh sáng của 1 cái gì đó! Bởi thế, NTS phán: Nói thì có vẻ
hơi sáo, nhưng nói thật, văn chương phải phấn đấu vì một điều gì đó cao
quý.
Văn chương phải lớn hơn cuộc sống.
Cái
chết của văn Mít ở trong nước, theo Gấu, là do nó không dám viết về
những gì cần
phải viết, [phấn đấu vì một điều gì đó cao quí], vì nếu viết ra, thì
tác giả phải
đi tù. Đơn giản chỉ có thế.
Không
phải tự nhiên VTN nhắc tới phản xạ Paplop: Ông cũng bị nó hành, như bất
cứ 1
nhà văn VC, về 1 giấc đại mộng Mít: giải phóng Miền Nam, thống nhất đất
nước, ‘hạt
ngô tuyệt vời’ nhà nước hứa lèo với Miền Bắc.
Văn
học Mít hải ngoại, có đấy, nhưng ở những nhà văn không còn viết bằng
tiếng Việt
nữa, và đây là 1 điều đáng mừng. Linda Lê là nhà văn Việt Nam dù bà
viết bằng bất
cứ thứ tiếng nào. Thí dụ.
Để
'mimh họa' cho vấn nạn trên, TV sẽ giới thiệu trường hợp Yiyun Li, nhà
văn TQ, viết
bằng tiếng Anh, qua bài phỏng vấn mới nhất trên tờ ALR Winter, 2010,
đặc
biệt về China
Note: Yiyun
Li quả được Mẽo lì xì nửa triệu đô:
She is
part-way through a book tour behind Gold Boy, Emerald Girl. But just
when she
thought her promotional duties could not be any more intense, she was
awarded
one of this year's MacArthur "Genius" awards. Bestowed annually,
MacArthur fellowships recognize "talented individuals who have shown
extraordinary originality and dedication in their creative pursuits",
rewarding them with grants of US $500,OOO, paid quarterly for five
years.
Interview:
Yiyun Li
James Kidd
Trang VTN
Hai Trầu &
NNT
Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và cũng được giới thiệu nhiều. Tôi thì chỉ
đọc đây đó
vài bài, không có cơ hội đọc nhiều. Nên xin có vài ba ý kiến về cách
viết của
Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn của một người từng có những năm tháng làm
ruộng và
nuôi vịt chạy đồng.
Hai Trầu
In every novel it is the form - the style in which it is written and
the order
in which it is told - which determines the richness or poverty, the
depth or
triviality, of the story. But in novelists like Faulkner, the form is
something
so visible, so present in the narration that it appears at times to be
a
protagonist, and acts like another flesh and blood character, or else
it
appears as a fact, like the passions, crimes or upheavals; of its story.
Trong bất cứ tiểu thuyết, chính hình dáng - qua đó, văn phong được viết
ra, và
trật tự được kể lại - quyết định sự giầu có hay nghèo nàn, sự sâu
thẳm,
hay nông choèn choẹt, của câu chuyện. Nhưng với những tiểu thuyết gia
như
Faulkner, hình dạng cuốn tiểu thuyết, là một điều gì thực sự, hiển
nhiên,
"rành rành con mắt còn ngờ chiêm bao" [xâu con mắt luồn kim tìm chiêm
bao, câu thơ thần sầu của NLV làm tặng NNT khủng khiếp như thế đó!],
chảy theo
cùng dòng kể, nhiều lúc, nó, từ mộng biến thành thực, thành một nhân
vật, xử
sự, hành động, như nhân vật bằng xương bằng thịt khác, nhiều lúc, nó
xuất hiện
như một sự kiện, như những đam mê, những tội ác, những lớp lang, những
biến
động, của câu chuyện của nó.
Vargas Llosa: The Sanctuary
of Evil
*
Đâu phải chỉ chuyện nuôi vịt chạy đồng?
Nhưng quả đúng là chuyện nuôi vịt chạy đồng, nếu chúng ta đọc những
dòng trên
của Vargas Llosa viết về Giáo đường
của Faulkner.
*
Nói rõ hơn, "hình dáng" của Cánh Đồng
Bất Tận, chính là cánh đồng bất
tận, và đàn vịt của nó.
Nói rộng ra, văn NNT, "hình dáng" của nó, là Miền Nam.
Không [chỉ] đặc sản, mà còn là, thiên tài của nơi chốn.
*
Gide, viết về Dostoevsky: Tác phẩm lớn có phần đóng góp của Quỉ.
Với NNT, ngoài sự đóng góp của ông thần đất, còn có sự đóng góp của con
Quỉ Hậu
Chiến.
Và đây cũng là điều Vargas Llosa nhận ra, khi đọc Giáo đường của Faulkner.
[Một miền
đất thiên đường biến thành] một miền đất của cái ác, miền của những
điêu tàn và
ghê rợn, vượt quá mọi hy vọng, hết thuốc chữa:
Nothing is described, but from that unexpressed savagery a poisonous
atmosphere
seeps out and spreads to contaminate Memphis and other places in the
novel,
turning them into a land of evil, regions of ruin and horror, beyond
all hope.
Vargas Llosa: The Sanctuary
of Evil
*
Có thể, có người ngạc nhiên, NNT thì "liên can" gì tới Faulkner? Bà
nhà quê, miệt vườn này, làm sao đọc Phuốc Nơ?
Tuy nhiên, đây là sự thực: Không thể có văn chương, nếu không có so
sánh. Trong
khi so sánh đó, bạn làm sáng ra, cả hai, chứ không phải chỉ một.
Vả chăng, Faulkner thực sự mà nói, cũng là một tay ít học, theo nghĩa,
không
thuộc giới khoa bảng!
*
Văn Việt
Nam, "dòng chính", chỉ là "văn nói", chưa bao giờ đạt tới
cõi "văn viết", với những câu văn dài lê thê, như chẳng biết làm sao
chấm dứt.... Walter Benjamin đã từng ca ngợi Karl Kraus, Susan Sontag
trích dẫn,
dưới đây, trong một bài tưởng niệm tuyệt vời nhà văn Đức gốc Do Thái
này: Sinh
dưới bảng hiệu Saturn [Under the Sign of Saturn]:
"If style is the power
to move freely in the length and breath of
linguistic thinking without falling into banality, it is attained
chiefly by
the cardiac strength of great thoughts, which drives the blood of
language
through the capillaries of syntax into the remotest limbs."
NNT chắc chắn chẳng bao giờ đọc Faulkner, lại càng
chẳng biết, những Benjamin,
Sontag, nhưng, một mình một xuồng, len lỏi giữa trời nước mênh mông,
tới nhánh
sông, nhánh lạch xa xôi tuyệt mù.... văn của bà, từ đó, bắt đầu, từ đó,
chấm dứt.
Chúng ta cứ thử đọc câu
này, coi có đúng như Benjamin diễn tả:
Mưa vô mùa, nghĩa là
hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá,
giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh;
tôi hỏi má
gói chi nhiều vậy, má cười: "Cho cha con thằng Bầu, tội nghiệp tụi nó,
nhà
không có đàn bà nên cũng có bánh trái gì ăn đâu..."; tôi giành: "Chừng
nào bánh chín, để con đem qua bển cho; Má, má mè, anh Hai có tính bước
thêm bước
nữa chưa, hả má."; Má tôi cười: "Chưa, má biểu nó hoài, mà, cái con
này, lần nào về cũng hỏi có chuyện đó....". Mình à? Mình sao? Lần nào
cũng
hỏi chuyện đó à? Ụa, hỏi hồi nào sao mình không hay vậy ta?
Một Mối
Tình
Đám Bắc Kít,
thú thực, không đọc được NNT, 1 phần là do không hợp thổ ngơi, 1 phần
là
do chỉ muốn
làm bố thiên hạ, chưa viết, là đã hăm he chính luận, hăm he dậy đời...
thành ra
câu văn cụt thun lủn, vả chăng, sông rạch ở đâu mà đẩy hơi văn, nếu có
thì là
dòng sông Hồng, đỏ như máu, đưa tới Trái Tim Của Bóng Đen!
Nam Kít, như ông
Hai Trầu kia mà còn đọc không nổi nữa là!
Hà, hà!
Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao
Lan man với Vương
Trí Nhàn
Note: Bài
này, tuyệt. Nhận định về Sơn Nam, đúng, nhưng không đúng, khi áp dụng
vào trường
hợp NNT. GNV sẽ tản mạn sau, về chuyện này, nhưng đại khái là như vầy:
Sơn Nam
là 1 anh VC nằm vùng. Vốn sống của ông là 1 Nam Bộ có Tây, còn Tây.
NNT, trưởng
thành sau cái cú ăn cướp 30 Tháng Tư, và cùng với nó là Lò Cải Tạo.
Làm
gì còn
chuyện bản địa hoá ở đây, vì Miền Nam, 1 cách nào đó, biến mất rồi. Cái
Miền
Nam Sâu Thẳm, của Faulkner... mất rồi, cùng với sự xâm lăng của Bắc
Kít.
Bạn
VTN này phải đọc lại Bút Ký Tô
Hoài, nhe!
Chúc Tết
bạn
và gia đình! NQT
GNV không
quen VTN. Trên TV có trang VTN, là do LMH giới thiệu.
Vơi GNV, Sơn
Nam chỉ có mỗi 1 cái truyện ngắn, một thứ tân truyện, nouvelle, kiểu Kẻ Xa Lạ, Bếp Lửa, tới chỉ, là Hình Bóng Cũ. Và bi giờ nghĩ lại,
mới ngộ ra thì là, ông đúng là cái anh chàng ký giả ở trong truyện,
được đến
hai người tới gặp, đề nghị làm ghost-writer cho họ.
Một, là cái bà me
Tây, đề
nghị viết hồi ký, kể cuộc đời của bả, tức cái linh hồn của Miền Nam, kể
từ khi
Tây Mũi Lõ tới xứ Nam Kỳ, và đành phải để cho nó dầy vò. Một, là cái
anh Bắc Kít,
sau 1975, mi là thằng VC nằm vùng, hãy kể lại cái Miền Nam trước 1975,
bị Mỹ Ngụy
kìm kẹp, và sau 1975, được giải phóng, hai cuộc đời đó nó khác nhau ra
làm sao!
Nghe thật đểu giả, nhưng đó là sự thực về ông nhà văn Nam Bộ, bị Bắc Bộ
Phủ sau
1975 bỏ rơi, đến chết cũng đếch có đất mà chôn, sau phải nhờ sự hảo tâm
của 1
tay địa chủ Miền Nam.
Nghe nói, tụi chúng còn
đếch cho ông được cái hòm dán nhãn
Hội Nhà Văn?
Cứ nghe cái
giọng ông VTN phán về SN, là đủ hiểu sự kính trọng của đám Bắc Kít đối
với SN
ra làm sao: cũng chỉ thứ bản địa!
Tay VTN này, chuyên đi tìm
Cái Ác Bắc Kít, không ngờ 1 điều, nó nằm ở trong tim
trong hồn của… chính ông ta!
Của bất cứ
1 anh Bắc Kít:
Đi mãi xa mà
vẫn nằm…đâu đây!
Đi mãi xa là để ở lại… mãi đó! (1)
(1)
Bien qu'il
n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur
des
ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de
retour. Et
avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais
disparu,
ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour
rester
ici ».
Thì, tất
nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu,
của sông
Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa
chúng ta
dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái Lan, mãi tít tới miệt Công
Gô, và,
ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với
nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay
là, nếu
anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Kurtz
des ténèbres [Kurtz
của bóng đen]
GNV này ngộ
ra điều này, khi đọc Steiner!
Đúng hơn, khi đọc Faulkner!
Cái tay NTV,
phán về Gấu, không phải tự nhiên mà mi chọn Faulkner là thầy, trong mi
có 1 tên
Bắc Kít khốn nạn, chỉ hăm he huỷ diệt Miền Nam, 1 Thầy Thành của NNT,
thí dụ, và
mi quá sợ điều này…than ôi, chính
NTV cũng là 1 tên Bắc Kít!
Và cũng là 1
người nhận ra sự thực, cuộc chiến vừa rồi, không phải nội chiến Nam
Bắc, mà là hận thù
chém giết giữa đủ thứ những tên Bắc Kít với nhau!
Hình Bóng Cũ
Trong những
tác phẩm của Sơn Nam, có một, ít được nhắc tới, nhưng đối với cá nhân
người viết,
có lẽ đây là cuốn hay nhất của ông:
Hình Bóng Cũ. Những tác phẩm như Hương Rừng
Cà Mâu, Chim Quyên Xuống Đất... là một Miền Nam sau này, hoặc
vẫn tiếp tục còn
đó, tuy đã tang thương dâu bể. Hình
Bóng Cũ là một Miền Nam đã mất hẳn, như một
Viễn Tây của lịch sử Hoa Kỳ. Ở đó, huyền thoại lấn át thực tại, và khi
huyền
thoại biến mất, nó kéo theo cùng với nó, những con người nửa hư nửa
thực. Tất cả
biến thành thần. Những vị phúc thần (anges gardiens).
Tôi đọc cuốn
sách đã lâu. Sau cố tìm gặp lại nhưng không thể. Như thể cái duyên giữa
cuốn
sách và tôi đã trọn vẹn: Một đứa bé di cư, một mình xuống tầu há mồm
vào Nam
tìm gặp Hòn Ngọc Viễn Đông, vô tình khám phá viên quặng làm nên hòn
ngọc đó.
Câu chuyện một
xóm nhỏ, có một "thầy ký nhựt trình", như dân trong xóm vẫn thường trầm
trồ về một anh chàng ngụ cư. Bản thân anh ta lâu lâu có một bài thơ
được nhà
báo thương tình đăng lên, thay vì để trống một khoảng nhỏ.
Một bữa có một
bà tới kiếm, tính mướn anh viết hồi ký cho "bả". Người đàn bà ôm
trong mình cả một kho tàng. Đã từng là đào hát, chủ gánh, sau bỏ hết,
gá nghĩa
cùng một ông tây thuộc địa, một trong những người khai phá ra những
cánh đồng
thẳng cánh cò bay, tiền thân của những ông Hương, ông Cả trong những
cuốn tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh, tiền thân của những cô Ba, cô Tư trong những câu
chuyện
ngồi lê đôi mách, cà kê, dê ngỗng của một số tác giả Miền Nam hiện nay.
Một
nhân vật kiểu Faulkner, sự tàn bạo, dã man không thua, số người bị giết
do ông,
bởi chính ông chắc cũng không kém. Người đọc chỉ đoán lờ mờ những chi
tiết
"thực" đó. Chỉ lờ mờ biết được quá khứ của một Lọ Lem một bữa biến
thành Công chúa Thuộc địa. "Bả" có cay đắng khi phải "bó thân về
với triều đình", khi phải đồng hóa Miền Nam với chủ nghĩa thực dân khai
hóa... nào ai biết được. Tất cả chỉ là những "tầng kiến giải" về một
huyền thoại. Về một Hình Bóng Cũ.
Người xưa
thường nói, nếu vẽ rồng chớ có "điểm nhãn". Vẽ mắt rồng, bữa nào hứng
lên, rồng vàng, hạc vàng... bay mất, để trơ lại một thành Thăng Long
mất cả
Gươm Thiêng lẫn Rùa Thần, một Hoàng Hạc Lâu biến thành tiệm chả cá Lã
Vọng...
Tôi nghĩ,
Sơn Nam đã quên lời dặn đó của cổ nhân, khi viết Hình Bóng Cũ.
Mối tình đầu
của tôi với Miền Nam ngày xửa ngày xưa chỉ có vậy. Số mệnh khiến tôi
suốt đời lẽo
đẽo chạy theo mối tình đầu đó, khăng khăng cứng đầu, cố biến nó thành
hiện thực.
Sau này, đọc những nhà văn Miền Nam, cũng là để cố tìm lại chút văn
minh,
"tư tưởng man rợ" (pensée sauvage, chữ của C. Lévi- Strauss), của một
thuở miệt vườn.
Nhưng có lẽ
không giản dị như vậy, Miền Nam, mối tình đầu, và tôi.
Ngay từ khi
học trung học ở Hà-nội, đọc Tô Hoài, tôi đã cố mường tượng ra một "nước
Nam Kỳ" xa xôi, chốn đầy ải, nơi trốn chạy của những anh đàn ông, con
trai
"Bắc Kỳ" của một Xóm Giếng, một Trăng Thề, một Quê Người - một làng
Nghĩa Đô đã không còn là quê mình - nên đành hy sinh đi làm phu đồn
điền cho Tây,
nếu không may thì làm phân bón cây cao su, còn may ra thì lại có phen
áo gấm về
làng. Có thể khi xuống tầu há mồm vào Nam, giấc mơ của chú bé di cư vẫn
chỉ là
giấc mơ cũ kỹ đó. Giấc mơ của một Nguyễn Hoàng về một Hoành Sơn nhất
khoảnh,
hay khiêm tốn hơn, một tương lai bên ngoài lũy tre làng.
Khi còn ở Trại
Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho
đi mò
tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra
một cuộc
tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một
điều: tại
sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình
cảnh cả nước
phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền
Nam, có
thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho
chính mình,
rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất
trận.
Qua đây, đọc
những nhà văn hải ngoại, tôi nhận thấy chỉ có dòng văn chương chứa đựng
tư tưởng
"miệt vườn" là không bị cuộc chiến làm xấu đi, huỷ hoại, hoặc tiêu
diệt.
Như là một đối trọng với gánh nặng hội nhập.
Ở trong nước,
dòng văn chương hiện thực tiền chiến, ở những tác giả như Nguyễn Công
Hoan, Nam
Cao, Tô Hoài... đã đầu tư hết mọi ước mơ, hoài vọng và năng lực cho
những ngày
đầu cách mạng, đã hy sinh hết cho Đảng, dù có phải đốt cháy cả dẫy
Trường Sơn,
đã bị kiểm thảo, học tập nghị quyết, học tập cách ngồi, cách suy tư,
cách đi thực
tế, cách viết dưới ánh sáng của Đảng... cuối cùng nhường chỗ cho dòng
văn
chương hiện thực xã hội chủ nghĩa, chết bất đắc kỳ tử ngay những ngày
đầu chiến
thắng Miền Nam.
Độc giả
trong nước bây giờ đổ xô tìm đọc những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh... là
cũng nằm
trong ý nghĩa đó: Tha hóa không phải chỉ ở đây, vào lúc này. Chất nghĩa
khí,
cõi công bằng, tình bà con lối xóm... vốn đầy rẫy trong những tác phẩm
của Hồ
Biểu Chánh là những hình bóng cũ mà người dân hai miền đang trân
trọng.
Nguyễn Quốc
Trụ
*
Có một dạo,
“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc
Tư gây xôn xao dư luận. Nhà văn nhận xét thế nào về quyển sách này và
về tác giả?
- Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong
“Cánh đồng
bất tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ
đều có
lý của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người
chỉ dẫn
sau vụ lùm xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Sơn Nam
Hỗn
Anh già khôn tổ cha, thời nào
cũng sống được, làm sao dám lặn sâu
xuống dưới để mà đau nỗi đau của Miền Nam? NQT
“Thời
nào cũng sống được”, là báo trong nước xưng tụng SN, ‘nhà văn của nhiều thời,’
không phải của GNV.
Cũng báo trong nước cho biết SN
đã có ở trại tù Phú Lợi, đúng lúc
xẩy ra cú đầu
độc tù, do Diệm chủ mưu, nhưng không cho biết, làm sao SN sống sót cú
đó?
TBKTSG: Ông
nổi tiếng tự học và đọc nhiều. Ông học cả khoa học tự nhiên?
- Tôi khốn nạn cực kỳ không biết tiếng Anh, Pháp, phải đọc qua tiếng
Nga. Tôi
có cái nhìn mềm là do học thêm vật lý. Học với tôi cứ như định mệnh
(cười). Bà
có nhớ hồi nhỏ học sinh vật có cái thí nghiệm phản xạ có điều kiện
Paplop
không. Con gà mổ hạt ngô, đến lúc người ta không bỏ ngô vào, nó vẫn mổ
toét cả
mỏ cho đến chết….
VTN
Không biết
Anh, Pháp không đáng trách, nhưng không đọc những nhà văn Nga bị nhà
nước cấm
đoán mới đáng trách. Gấu này biết về xứ Bắc Kít của mình, qua cái sự
đọc những
nhà văn Nga. Thí dụ đoạn sau đây, mới vớ được, của chính GNV, trong khi
lướt
net.
Hành quân
đêm
... Để tôi kể
cho ông nghe. Ông xem có thằng nào như thằng T.H. không. Đầu năm 1968
thời gian
ông đang rất gay go, còn tôi ở Hội Văn nghệ Hà Nội cũng đang điêu đứng
vì bị
nghi vấn có dính líu đến một vụ gián điệp, bị gọi hỏi nhiều lần, không
được viết,
không được in. Chỉ làm thủ quỹ, hàng tuần xách bị đi căng-tin mua bánh
kẹo cho
anh em. Trong cơ quan có hai ông nằm điều dưỡng ở Quảng Bá là ông T.H.
và ông
Huỳnh Tâm. Ông Huỳnh Tâm là tổ trưởng sáng tác bị dãn phế quản, không
bao giờ
ra khỏi cổng trạm điều dưỡng vì quá lo cho sức khoẻ. Thế mà hôm ấy dù
mắc thêm
bệnh viêm kết mạc, đau mắt nặng vẫn lù lù từ Quảng Bá về đền Ngọc Sơn,
nói với
tôi: "Bố cậu T.H. bị ô-tô kẹp chết ở Hải Phòng. Ông là thủ quỹ. Ngày
mai
mang tiền thay mặt anh em xuống viếng." Sau đó chánh văn phòng Hội Văn
nghệ
cũng chính thức giao nhiệm vụ cho tôi về Hải Phòng. (Nhân vật này đã
đưa một
bài thơ của tôi sang công an, tôi sẽ nói với ông sau.) Cơ quan từ chính
quyền tới
Đảng, công đoàn đều rỗi việc. T.H. lại là người rất gần có thể nói là
xoắn xuýt
với lãnh đạo. Thế mà không ai đi. Lại cử tôi. Tôi hiểu ngay. Điệu hổ li
sơn
đây. Người ta cần tôi đi. Để khám buồng tôi ở. Làm gì có chuyện bố
thằng T.H.
chết. Nếu chết thật thì đã chẳng đến lượt tôi đi viếng. Sáu giờ chiều
thằng
T.H. lại dẫn xác đến đền Ngọc Sơn. Nó bảo nó đến ngủ với tôi để sáng
mai cùng
đi một thể. Chà chà! Không cho mình xoay xở cái gì mặc dù chẳng có gì
cần đối
phó xoay xở. Sáng hôm sau chúng tôi lên tầu về Hải Phòng. Rồi đi bộ về
nhà thằng
T.H. Đến cửa nhà nó thấy bố nó đang ngồi tiện gỗ ở sân. Tôi bảo nó: "Bố
mày không chết đâu T.H. ạ. Thôi tao đi đây." Mặt nó tái đi. Ông đừng
nghĩ
nó tái mặt vì bố nó vẫn sống, nó ngượng với mình. Không đâu. Nó tái mặt
vì mình
về Hà Nội ngay trong khi chưa khám xong nhà mình thì thành ra nó chưa
hoàn
thành nhiệm vụ. Mình bảo: "Bình tĩnh. Mai tao mới về Hà Nội. Tao còn ở
chơi Hải Phòng đã. Cứ yên tâm." Thế rồi tôi đến nhà ông.
Bùi Ngọc Tấn: Rừng Xưa Xanh Lá
[Trích diễn đàn Talawas]
*
Hồi Ký của
Nadezhda, viết về chồng là nhà thơ Osip Mandelstam, Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng,
Hope Against Hope, cũng mở ra bằng một vụ công an xét nhà trong
đêm, và sau đó bắt ông chồng.
Cũng có một
"ông bạn nhà văn", như "có thằng nào như thằng T.H", là
me-sừ David Brodski, một dịch giả, ngay từ buổi chiều đã mò tới, và
nhất định
không chịu từ giã khổ chủ. Bữa đó chủ nhân lại có hẹn với nhà thơ
Akhmatova, và
trong nhà chẳng còn có gì ăn. Ông chồng đi qua nhà hàng xóm kiếm cách
vay mượn
tí đồ nhắm, cũng một cách đuổi khéo nhà dịch thuật, nhưng ông này nhẵng
nhẵng
đòi đi theo nhà thơ thăm dân cho biết sự tình. Ông chồng mang về được
một quả
trứng cô đơn [the solitary egg]. Nhà dịch thuật lại ngồi xuống, và cứ
thế đọc
thơ, những dòng thơ Sluchevski và Polonski, là hai thi sĩ mà chàng chịu
nhất
[không có gì mà nhà dịch thuật không biết, từ hai nền thi ca thế giới,
là Nga
và Pháp]. Chàng cứ thế đọc đi đọc lại, nào khúc này, nào đoạn nọ.
Chỉ mãi tới
nửa đêm thì gia chủ mới nhận ra tại sao có cái sự lỳ lợm như vậy.
Khi nào tới
thăm chúng tôi, Akhmatova cũng ngồi nơi xó bếp. Để "vinh danh" nhà
thơ, và, như người Việt mình nói, "cho nó đỡ tủi", chúng tôi dùng một
miếng vải dầu phủ lên cái lò ga, làm thành một cái bàn nhỏ tiếp khách.
Chúng
tôi gọi cái xó bếp của mình là "giáo đường", gợi ý từ một nhận xét của
một người bạn của nhà thơ, là Narbut, khi nhìn thấy nữ thi sĩ ngồi
trong xó bếp,
đã thốt lên: "Làm gì ở đây, sao giống như một nữ thần ngoại giáo trong
một
giáo đường?".
Akhmatova và
tôi chui vào giáo đường, để ông chồng của tôi một mình chịu trận với
nhà dịch
thuật mê thi ca. Chừng một giờ đêm, bất thình lình có tiếng gõ cửa. "Họ
tới
là vì Osip", tôi nói, và đi ra mở cửa.
Tôi cứ nghĩ,
họ sẽ nói một câu, thí dụ như: "Bà mạnh khoẻ không?", hoặc "Đây
có phải là nhà của Mandelstam?", hoặc một câu đại loại. Hoá ra là họ
không
có cái thói quen phí thì giờ với những câu mang tính nghi lễ. Hay là
những công
an chìm trên thế giới đều như vậy, tôi tự hỏi.
Chẳng thốt một
lời, chẳng một chút ngần ngại, như những tay lành nghề đã từng đánh
quen trăm
trận, "nhanh như chớp", họ tiến thẳng vào trong, vuợt qua tôi [không
xô, không đẩy, may quá!). Và căn phòng trong thoáng chốc, đầy người,
người lo
kiểm tra giấy tờ cá nhân, người mò mẫn, rờ nắn thân thể kiểm tra vũ khí.
Chồng tôi từ
căn phòng khách bước ra, và hỏi: "Mấy ngài tới là vì tôi?" Một tay
công an chìm, người lùn lùn, nhìn M. [Mandelstam], với một nụ cười mà
chẳng ra nụ
cười, nói: "Giấy tờ?". M. lấy giấy tờ từ trong túi quần ra. Sau khi
kiểm tra xong, anh ta đưa cho M một lệnh bắt. M. đọc, và gật đầu.
Theo thuật
ngữ của giới công an chìm, thì đây là những cuộc hành quân đêm, "night
operation". Như bà vợ nhà thơ đuợc biết sau đó, những đấng bạn dân
"chìm", họ luôn luôn tin tưởng, trong những cuộc hành quân đêm như thế,
họ dễ dàng đụng độ với những kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Và
những con
cái của họ, lại càng tin hơn nữa, rằng những ông bố đáng kính yêu của
chúng đều
là những đấng anh hùng. Và rất nhiều truyền thuyết về những cuộc hành
quân đêm
lãng mạn, hào hùng.. như vậy đã được chuyền tai nhau, chính bà vợ nhà
thơ đã từng
nghe kể, rằng con gái một đấng Chekist quan trọng [Nhân viên Cheka, mật
vụ. Những
thời kỳ sau đó, Cheka biến thành OGPU, GPU, NKVD, MVD, MGB, và sau chót
KGB], kể,
bằng một cái giọng hết sức hãnh diện, mà không kém phần thương yêu, lo
lắng cho
người cha của cô, trong cuộc hành quân đêm bắt tên nhà văn phản động
Isaac
Babel [tác giả Kỵ Binh Đỏ], tên này đã chống cự, "làm bị thương nặng
một
trong bốn người của chúng ta". Rằng cha của cô rất yêu con cái, rất yêu
thú vật, mỗi khi về nhà, ông thường ôm con mèo đặt nó vào lòng mình,
ông luôn
luôn nói với cô con gái, đừng bao giờ thừa nhận mình đã làm một điều gì
tầm bậy,
luôn luôn nói, "không", trong những trường hợp như thế đó. Người cha
của gia đình, yêu vợ con, yêu con mèo, con chó, người bạn dân sẽ "không
bao giờ tha thứ cho những kẻ mà ông ta tra hỏi, về cái chuyện, họ thú
nhận, họ
đã làm những việc phản cách mạng, phản nhân dân, làm... Nguỵ"!
-"Tại
sao họ lại làm như vậy", cô con gái hỏi, như lập lại lời ông bố.
-"Hãy
nghĩ tới những khó khăn, những "gian khổ" mà họ đem lại cho nhân dân,
cho chính họ, và cho chúng ta", cô gái nói thêm.
"Chúng
ta" ở đây, là những người tham dự những cuộc hành quân đêm, có Bác hay
không có Bác [Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân], với những lệnh bắt
người, lệnh
tra tấn, lệnh tống giam, lệnh cải tạo, và khi không hành quân đêm, khi
rảnh
rỗi, kể cho con cái nghe, về những nguy hiểm mà họ đã phải trực diện
với kẻ thù
của nhân dân, và con cái của họ chăm chú nghe, bồi hồi cảm động, càng
thương bố
bao nhiêu, càng yêu quí chế độ, càng thù Ngụy bấy nhiêu.
Bà vợ nhà thơ kể lại,
cứ mỗi lần nghe một câu chuyện như vậy, là bà nghĩ đến cái lỗ hổng toác
hoác ở
nơi cái sọ của nhà văn Isaac Babel.
Như vậy đấy,
họ trang bị tới tận răng, ùa vào căn hộ của chúng tôi trong đêm 13
tháng Năm
1934. Sau khi đọc lệnh, và chắc chắn chẳng có ma nào dám kháng cự, họ
lục soát
căn hộ. Nhà dịch thuật mê thơ ngồi một đống ở trong chiếc ghế bành, bất
động
như một khúc gỗ, bộ mặt cố làm ra vẻ giận dữ, bị thương tổn. Khi tôi
[bà vợ nhà
thơ] hỏi anh ta, liệu M. có thể mang theo vài cuốn sách, anh trả lời
một cách
thô lỗ: "Hãy để M. tự làm lấy." Tới gần sáng, khi chúng tôi đã đuợc
phép đi lại một cách tự nhiên trong căn hộ, nhà dịch thuật đứng bật
dậy, xin
phép mấy bạn dân: "Tôi có thể đi tiêu tiểu", người chỉ huy cuộc hành
quân đêm nói bằng một giọng khinh miệt, "Anh có thể về nhà".
"Ông nói sao?" "Nhà", anh ta lập lại, và quay lưng, bỏ đi.
Đám mật vụ rất
ghét những "con mắt của nhân dân", tức những chỉ điểm dân sự, như nhà
dịch thuật. Chẳng có chi nghi ngờ: Brodski đã được lệnh luôn luôn bám
sát chúng
tôi, đề phòng trường hợp tụi này tẩu tán, xé, đốt bỏ bất cứ một bản
thảo nào,
khi nghe tiếng gõ cửa.
Jennifer
Tran
Nguồn
Nhà phê bình
VTN, rành tiếng Nga, đã từng đọc Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng?
GNV đọc rồi!
Tất nhiên,
không phải bằng tiếng Nga!
*
Ai Điếu Nadezhda
Mandelstam
Nadezhda tiếng
Nga, nghĩa là "hy vọng".
Cái tít cuốn sách của Bà, Hope against Hope, như vậy là một
trò chơi chữ:
Hope against Hope: Hy vọng chống lại Hy vọng, hay Hy vọng Dù Không Còn
Hy Vọng.
Có một điều
gì trong ý thức của văn giới, nó không thể chịu nổi quan niệm về quyền
uy tinh
thần của một kẻ nào đó. Họ tự nén mình trước sự hiện hữu của một Đệ
Nhất Bí Thư
Đảng, hoặc một Lãnh Tụ, như trước một cái ác cần thiết, nhưng họ hăng
say chất
vấn một nhà tiên tri. Điều này như thế, chắc hẳn là vì, bị gọi là một
kẻ nô lệ,
là một thông tin ít làm ngã lòng hơn, so với bị gọi là một con số
không, về mặt
tinh thần. Nói cho cùng, một con chó bị suy sụp thì cũng chẳng nên đá
nó làm
gì. Tuy nhiên, nhà tiên tri đá con chó suy sụp không phải để kết
liễu nó, mà
để cho nó đứng thẳng chân trở lại. Sự đề kháng trước những cú đá đó, sự
chất vấn
về những tuyên xưng và cáo buộc của nhà văn, không tới từ ước muốn tìm
sự thực,
mà tới từ sự đắc chí về mặt khôn lanh, láu cá của kiếp nô lệ. Vậy thì,
càng tệ
lậu hơn, đối với giới văn học, khi quyền uy không chỉ riêng về tinh
thần, mà
còn về văn hóa - như là trong trường hợp của Nadezhda Mandelstam.
Tôi muốn tản
mạn thêm một chút, ở đây. Thực tại, chính nó, chẳng đáng một đồng
xu teng.
Chính cảm nhận của chúng ta đem ý nghĩa đến cho nó. Và, có đẳng cấp
trong cảm
nhận; cũng thế, có đẳng cấp trong ý nghĩa. Những cảm nhận được chiết
qua những
lăng kính tinh vi nhất, lọc lõi nhất, mẫn cảm nhất, chúng sẽ chót vót ở
trên đỉnh.
Lọc lõi, và cảm tính, ở đâu mà ra, nếu không là từ văn hoá, văn minh,
vốn là
nguồn cung cấp độc nhất cho một lăng kính như thế? Và dụng cụ chính của
văn
hoá, văn minh là ngôn ngữ. Đánh giá, thẩm định thực tại qua một lăng
kính như
thế - có được lăng kính này, là một mục tiêu của sinh vật – nhờ
vậy mà trở
nên chân xác nhất, và có lẽ, chính đáng nhất [“Không công bằng!”, và
Trọng tinh
hoa”, sẽ có những tiếng la thét từ mọi nơi, sau một khẳng định như vậy,
nhưng
đâu cần, bởi vì, do định nghĩa, “trọng tinh hoa” là tính chất của văn
hóa, và
việc áp dụng những nguyên lý dân chủ vào môi trường tri thức sẽ dẫn tới
sự kiện
cào bằng, coi cá mè một lứa, giữa khôn ngoan và dốt nát, giữa minh
triết và đần
độn].
Chính vì sở hữu một lăng kính như thế – nó đã được trao
cho bà, bởi nền thi
ca số một của thế kỷ 20 của Nga, chứ không phải do tầm vóc nỗi đau duy
nhất mà
bà đã chịu đựng - khiến cho khẳng định của bà về thực tại, là
không thể
nói ngược lại được.Thật là một giả tưởng quái đản, khi cho rằng có đau
khổ mới
có nghệ thuật lớn. Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc lác, tàn hại,
và thường
khi, sát nhân. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách mạng.
Cũng vậy,
là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ, đếch cần
đến cái
cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng lên đầu
dân
Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm. Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch sử.
Brodsky
Nhũng đoạn Gấu
gạch đít, là để tặng mấy đấng nhà văn nhà thơ hải ngoại, “chở sách về
tù
VC".
Hoặc len lén về!
*
Ai Điếu
Nadezhda Mandelstam [1899-1980]
Joseph
Brodsky
Gửi DTH.
Jennifer
Tran
Trong 81 năm
của cuộc đời của bà, Nadezhda Mandelstam trải qua 15 năm là vợ nhà thơ
vĩ đại
nhất của Nga, và của thế kỷ này. Và 42 năm là bà vợ goá của ông. Còn
lại là tuổi
thơ và những năm vừa mới lớn. Trong giới văn, là vợ góa của một nhà thơ
lớn là
lời giới thiệu bảnh nhất về mình. Điều này lại càng đúng, vào những năm
1930 và
1940, chế độ sản xuất ra quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến
nỗi vào
giữa thập niên 1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một công đoàn.
"Nadya
là một bà goá phụ may mắn nhất", Akhmatova
vẫn thường nói. Khi nói như vậy, là bà
muốn nhắc tới sự công
nhận rộng rãi, the universal recognition, đối với nhà thơ Osip
Mandelstam. Và,
mặc dù Akhmatova rất có lý khi nói như vậy, thì đây cũng chỉ là một cái
nhìn từ
phía bên ngoài, không tính tới đất nước thần thoại chiếm tới 1/6 diện
tích quả
địa cầu, tức Nga xô, chính nó. Vào lúc mà ông chồng có được danh tiếng
như vậy,
Nadezhda đã ở vào tuổi sáu mươi, sức khỏe thật là mỏng manh, phía sau
bà, là
hai thập niên góa bụa, đói khát, thiếu thốn đủ thứ, Cuộc Chiến Lớn, và
nỗi sợ
triền miên, có thể bị Mật Vụ tóm bắt bất cứ lúc nào, vì là vợ một kẻ
thù của
nhân dân.
Chết là cùng
chứ gì! Thành thử tất cả quãng đời còn lại, chỉ là giải lao, chỉ là hưu
nhàn.
Tôi gặp bà lần
thứ nhất, đúng là vào mùa đông năm 1962, tại thành phố Pskov, nơi mà,
cùng với
vài người bạn, chúng tôi làm một chuyến tham quan những ngôi nhà thờ ở
địa
phương [những ngôi giáo đường đẹp nhất của cả đế quốc, theo tôi]. Nghe
nói về
chuyến đi, Anna Akhmatova bèn gợi ý, nếu có đi thì nên đến thăm
Nadezhda
Mandestam, lúc đó đang dậy tiếng Anh tại trường sư phạm địa phương, và
gửi
chúng tôi vài cuốn sách để đưa cho bà. Đó là lần thứ nhất tôi nghe tới
tên bà,
Tôi cũng chẳng hề biết, có một người đàn bà như thế hiện hữu ở trên cõi
đời
này.
Bà sống
trong một căn hộ gồm hai phòng. Người ở phòng thứ nhất, là một bà có
tên thật
tiếu lâm là Nyetsvetaeva [Không phải - Tsvetaeva], phòng thứ nhì, là Bà
Mandelstam. Một căn phòng tám mét vuông, rộng cũng bằng phòng tắm ở Mỹ.
Chiếc
giường sắt, loại giường đôi, chiếm gần hết căn phòng, hai chiếc ghế
mây, một
cái rương đựng quần áo có gương nhỏ, và một cái bàn ngủ, dùng cho đủ
mọi thứ việc,
trên đó là vài cái chén dĩa của bữa ăn chiếu chưa kịp dọn, bên cạnh mấy
chén
diã, là cuốn The Hedgedog and the Fox, Con Nhím và Con Chồn, của Isaiah
Berlin:
Sự kiện cuốn sách đang được mở ra đọc, nằm chình ình trên bàn không
thèm giấu
giếm dưới gối, hay xó xỉnh nào, cho dù một tiếng gõ cửa bất thình lình,
cho thấy,
đích thị đây là thời kỳ bắt đầu của giai đoạn hưu nhàn, the beginning
of
respite.
Cuốn sách,
hóa ra là của Anna Akhmatova gửi cho. Trong gần nửa thế kỷ, nhà thơ là
bạn thân
nhất của, trước là của hai vợ chồng, sau của bà vợ goá. Bản thân nhà
thơ, hai lần
góa bụa. Người chồng đầu, thi sĩ Nikolai Gumilyov, bị đám Cheka - tên
đầu tiên,
"tên khi còn là con gái, the maiden name", của KGB - xử bắn, vào năm
1921 [theo lệnh trực tiếp từ Lenin, như nhà thơ Joseph Brodsky cho
biết. LND.];
người chồng thứ nhì, sử gia về nghệ thuật, Nikolai Punin, chết trong
trại tập
trung. Akhmatova đã giúp bạn mình bằng mọi cách mà bà có thể, và trong
những
năm chiến tranh, đã cứu bà bằng cách đưa lén vào [thành phố] Tashkent,
nơi một
số nhà văn đã được di tản tới đó, và chia phần ăn hàng ngày với bà. Mặc
dù cả
hai người chồng đều bị chế độ sát hại, và người con trai ngắc ngoải 18
năm dài
trong trại tù, Akhmatova một cách nào đó, lại dễ thở hơn là Nadezhda
Mandelstam, không phải chỉ riêng vì, bà được nhà nước tuy chẳng thích
thú chi,
nhưng cũng đành phải coi bà là nhà văn, và bởi vì là nhà văn, nên được
chế độ
cho phép sống tại Leningrad hay Moscow. Đối với vợ một tên kẻ thù của
nhân dân,
làm sao được ưu đãi như thế?
Trong nhiều
thập niên, người đàn bà này chỉ có mỗi một việc, là chạy trốn, chui
nhũi mãi,
trong những ao bùn phía sau lưng chế độ, những thị trấn nhỏ của cái đế
quốc rộng
lớn đó; ngồi chưa kịp nóng đít ở nơi này, thì đã vội vàng dọt đi nơi
khác, ngay
khi vừa ngửi ra dấu hiệu của sự nguy hiểm. Cái vị thế "chẳng là ai"
[nonperson] này dần dần trở thành bản chất thứ nhì của bà. Bà là một
người đàn
bà ốm o, nhỏ nhắn, và với những năm tháng như thế, bà càng ngày càng
thêm ốm o,
nhỏ nhắn, như cố thu mình lại, thành nhẹ hẫng, bỏ gọn vào trong túi,
cho mỗi lần
vội vàng dọt. Và cũng như vậy, bà chẳng có cái chi thuộc về bà: không
đồ đạc,
không nghệ phẩm, không thư viện. Sách vở, ngay cả sách ngoại, không ở
trong tay
bà được lâu: vừa đọc xong, hoặc thoáng đọc, là đã chuyển cho người khác
- sách
thì phải như thế, đúng không? Vào những năm dư dả nhất của bà, tức là
cuối thập
niên sáu mươi và đầu bẩy mươi, vật đắt tiền nhất mà bà có được, trong
căn hộ một
phòng của bà ở ngoại ô Moscow, là một chiếc đồng hồ treo tường ở nơi
nhà bếp. Một
trên trộm, và lẽ dĩ nhiên, mấy ông mật vụ, với lệnh xét nhà, có vô đây,
thì
cũng đành chưng hửng.
Vào những
năm "dư dả" tiếp theo sau việc xuất bản hai tập hồi ký của bà, ở Tây
Phương, căn bếp đó trở thành một nơi chốn hành hương thực sự. Gần như
đêm nào
cũng vậy, cái đám tinh anh nhất, mà may mắn sống sót chế độ, mà may mắn
lại ló
mặt ra với cuộc đời, vào thời kỳ hậu-Stalin, họ tụ tập nhau ở đây,
quanh chiếc
bàn gỗ, mười lần rộng hơn cái khung giường ở Pskov. Có vẻ như bao năm
tháng vừa
qua đã tạo ra hình ảnh của bà, như là một
kẻ cùng đinh. Tôi hình dung như nhìn thấy bà thật rõ, trong căn phòng
nhỏ ở
Pskov, hay là ngồi ở một góc sô pha, trong căn phòng của Akhmatova, tại
Leningrad, nơi thỉnh thoảng bà từ Pskov lén lút về, hay ló ra từ cuối
hành lang
căn phòng của Shklovosky tại Moscow, là nơi bà tá túc trước khi có một
nơi chốn
của riêng bà. Tôi nhớ rõ những hình ảnh như vậy, bởi vì có thể, ngay ở
trong
trong bản chất của bà, đã có bóng dáng một kẻ bên lề, một kẻ chạy trốn,
"một
người bạn của những người ăn xin, ăn mày" như Osip Mandelstam đã từng
gọi
bà, trong một bài thơ của ông. Và bóng dáng này ở với bà cho tới cuối
cuộc đời.
Vào tuổi 65,
bà viết hai cuốn hồi ký như thế quả là một sự ngạc nhiên cho nhiều
người. Trong
gia đình Mandelstam, ông chồng mới đóng vai, và là nhà văn. Không phải
bà. Nếu
bà có viết lách lăng nhăng chi đó, trước khi viết hai tập hồi ký trên,
thì cũng
chỉ là những thư từ cho bè bạn, và những đơn chống án tới Tối Cao Pháp
Viện. Bà
đâu phải loại người tính sống lại đời mình, bằng những trang hồi ký,
vào lúc xế
chiều. Bởi vì sống tới 65 tuổi như bà không phải là một chuyện bình
thường. Chẳng
phải vô cớ mà hệ thống giam cầm của Xô Viết có đoạn chỉ riêng ra rằng,
trong một
số trại tù một năm phục án được tính là ba năm. Do cái mốc này, nhiều
người Nga
trong thế kỷ này hóa ra có tuổi thọ xấp xỉ với những tổ phụ trong kinh
thánh -
bà còn có thêm một điều chung với họ nữa: tận tâm với công lý.
[Đọc tới
đây, Jennifer Trần tôi mới hiểu ra, tại sao chính quyền Cách Mạng năm
đó lại
căn dặn mấy tên Ngụy, chỉ cần mang theo mười ngày lương thực: ở nơi
chốn được gọi
là Thiên Thai, một ngày tính bằng một năm].
Tuy nhiên, không
phải riêng lòng tận tâm với công lý này đã khiến bà ngồi xuống ở cái
tuổi 65 và
dùng quãng thời gian hưu nhàn của bà để viết những cuốn sách đó. Điều
mang
chúng vào đời là sự ôn lại - bằng cái cân tỷ lệ của một người - cũng
cái tiến
trình trước đây đã có lần xẩy ra trong lịch sử văn học Nga. Tôi nghĩ
đến sự hiện
xuất của nền văn xuôi Nga vĩ đại vào nửa sau thế kỷ 19. Nền văn xuôi
đó, xuất
hiện như thể không biết từ đâu ra, mà không thể vạch ra được nguyên
nhân, thực
sự đơn giản chỉ là những sợi tơ vương từ guồng quay thơ thế kỷ 19 của
Nga. Nó
đã đặt định cho toàn bộ nền văn viết, bằng tiếng Nga sau đó, và tuyệt
tác của
truyện Nga có thể xem như là một âm hưởng xa xa, và như là sự trau giồi
chi ly
cái bén nhạy về tâm lý và từ vựng, mà thơ Nga đã phô bầy trong 25 năm
đầu của
thế kỷ ấy. "Hầu hết những nhân vật của Dostoevsky," Anna Akhmatova
thường nói, "chỉ là những vai chính trong những tác phẩm của Pushkin,
nhưng đã già đi - như Onegins, v... v...".
Có thơ rồi mới
có văn, luôn luôn là như vậy, và nó là như thế, hơn một lần, trong đời
Nadezhda
Mandelstam. Là một nhà văn, và nhà thơ, bà là [nguồn] sáng tạo của cả
hai nhà
thơ mà đời bà không có cách chi mà có thể tách rời ra khỏi họ: Osip
Mandelstam
và Anna Akhmatova. Không phải chỉ vì người thứ nhất là chồng và người
thứ nhì,
bạn thân cả đời của bà. Nói gì thì nói, 40 năm đằng đẵng làm góa phụ có
thể làm
mờ những kỷ niệm hạnh phúc nhất (và trong cuộc đời vợ chồng của họ,
hạnh phúc
này thật là thất thường, không phải chỉ riêng là do những đói khát trên
toàn xứ
sở do cách mạng, nội chiến, và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất). Cũng thế,
có nhiều
năm, bà chẳng làm sao gặp được Anna Akhmatova, và một bức thư là điều
chót, đối
đế, đành phải trông vào nó. Thư từ, giấy má, nói chung chung, là chuyện
chết
người. Điều làm cho cuộc hôn nhân, và tình bạn, thêm bền bỉ, hóa ra lại
là một
vấn đề mang tính kỹ thuật: hãy cố mà nhớ, những gì không thể trông cậy
vào tờ
giấy, nghĩa là, hãy cố nhớ, những bài thơ, của cả hai, chồng và bạn.
Làm cái điều
vào thời chưa phát minh ra máy in như thế, thời kỳ tiền-Gutenberg - chữ
của
Anna Akhmatov - chắc chắn không phải chỉ có Nadezhda Mandelstam. Tuy
nhiên,
ngày đêm nhẩm đi nhẩm lại hoài lời của người quá cố, không chỉ để hiểu
biết
thêm về chúng, nhưng còn làm sống lại giọng nói của chồng, rất ư là của
ông, chẳng
thể là của ai, và như thế, bóng dáng chồng vẫn như kề cận, như ngày nào
đã từng
thề thốt, "nào nem công chả phượng, nào gừng cay muối mặn", "for
the better or for the worse - và cái phần gừng cay muối mặn đó, mới đớn
đau, mới
đáng nhớ làm sao.
Cũng vậy, là
thơ của bạn mình, người lâu lắm chưa được gặp lại, và, một khi đã có
chớn, cái
"kỹ thuật nhớ" như thế đó, sẽ chẳng thể nào ngưng. Điều này cũng được
làm, đối với một vài tác giả khác, về một hai tư tưởng, ý nghĩ của họ,
cho tất
cả mọi chuyện không thể có cách nào khác để mà sống sót, ngoài cách nhớ
đó ra.
Dần dà,
chúng nẩy nở ở trong bà. Nếu có cái gì thế cho tình yêu, thì đó là hồi
ức. Và
muốn nhớ nhung, hồi ức, là muốn không chia xa, muốn trở thành thân
quen, gần
gũi. Dần dà những dòng thơ của những nhà thơ đó trở thành nỗi niềm, con
người của
bà. Chúng cung cấp cho bà, không chỉ tầm
nhìn, góc viễn, nhưng, quan trọng hơn, chúng trở thành tiêu chuẩn ngôn
ngữ của
bà. Bởi vậy, khi khởi sự viết những cuốn sách trên, là bà muốn đặt -
vào lúc
này, nó trở thành, như linh tính, như trực giác ở trong bà - những câu
kệ của
mình, ở trong thế tương tranh, đối đầu với những câu thơ của họ. Tính
trong
sáng, sự không hề hối hận, ăn năn ở trong những trang sách của bà,
ngoài việc
chúng nói lên tâm hồn của bà, còn là những hiệu quả văn phong tất yếu,
không thể
nào tránh được, của thơ ca, nhờ thơ ca mà có; chính thơ ca đã tạo nên
vóc dáng
tâm hồn bà. Trong cả hai, nội dung và văn phong, những cuốn sách của bà
đúng là
một lời bạt cho một ấn bản, thứ tối cao, tối thượng của ngôn ngữ. Mà
thơ ca, yếu
tính của nó là ngôn ngữ. Với bà, ngôn ngữ, và qua đó, thơ ca, trở thành
máu thịt,
nhờ nhẩm đi nhẩm lại đến thuộc nằm lòng
những dòng thơ của chồng.
Mượn một câu
của W.H. Auden, thơ ca lớn "xô đẩy" bà vào văn xuôi, [great poetry
'hurt' her into prose]. Đúng như vậy. Bởi vì gia tài của hai nhà thơ
lớn này chỉ
có thể phát triển và tỉ mỉ, chi li mãi ra, bằng con đường văn xuôi. Với
thơ, họ
chỉ có thể có đệ tử. Và điều này đã xẩy ra. Nói một cách khác, văn xuôi
của
Nadehda Mandelstam là môi trường độc nhất cho ngôn ngữ-chính nó, bởi vì
chỉ có
như vậy, ngôn ngữ mới thoát ra khỏi tình trạng ao tù, trì đọng. Tương
tự như vậy,
nó là môi trường độc nhất khả hữu, cho một cõi tâm linh được hai nhà
thơ dựng
lên, qua cách sử dụng ngôn ngữ của họ. Do đó, tuy hoàn tất thật là
tuyệt vời
hai chức năng - hồi ký và chỉ dẫn về cuộc
đời của hai nhà thơ - hai cuốn sách còn làm được điều lớn lao sau đây:
Chúng thắp
sáng ý thức dân tộc. Riêng phần này, ít ra, chúng thật đáng được lưu
truyền,
sao chép.
Tuy nhiên, vẫn
còn chút ngạc nhiên nho nhỏ, rằng sự thắp sáng ý thức quốc gia dân tộc
này, nó
là hậu quả của việc tố cáo hệ thống, chế độ. Hai cuốn sách của Bà
Mandelstam thực
sự là đã nhắm tới Ngày Phán Xét trên thế gian, về thời của bà và văn
chương của
nó - một sự phán xét rất ư là chính đáng, bởi vì kể từ thời của bà, sự
nghiệp
vĩ đại có tên là xây dựng thiên đàng trên trái đất này được khởi công
thực hiện.
Chút ngạc nhiên nhỏ nhoi hơn, là, hai cuốn hồi ức này, đặc biệt là cuốn
thứ nhì,
đã không được ưa thích bởi phía bên kia Bức Tường Điện Cẩm Linh. Giới
cầm quyền,
tôi phải nói, họ tỏ ra thành thực [honest] hơn, so với đám trí thức, ấy
là nói
về mặt phản ứng do mấy cuốn sách gây ra. Họ chỉ nói, việc sở hữu những
cuốn
sách đó là phạm luật. Nhưng về phía đám trí thức, nhất là đám ở Moscow,
họ nhao
nhao lên, như là một cái chợ, trước những lời cáo buộc nhắm vào rất
nhiều thành
viên nổi tiếng, hoặc cũng nổi tiếng, nhưng in ít hơn, của nó, về chuyện
thậm thụt
với chế độ, và đám người vẫn xun xoe nơi xó bếp nhà bà nhờ vậy mà giảm
đi rất
nhiều.
Có những lá
thư hở, hoặc nửa kín nửa hở, có những quyết định rất ư là tởm lợm, là
sẽ không
thèm bắt tay, có những tình bạn, những hôn nhân đổ vỡ, do chuyện, không
hiểu bà
đúng hay là sai, khi chỉ tay vào kẻ đó, và nói, đây là một tên chỉ
điểm. Một
tay ly khai nổi tiếng vừa tuyên bố vừa lắc lắc chòm râu: "Bà đã ỉa lên
cả
một thế hệ chúng ta". Những kẻ khác bèn chạy vội về nhà, đóng kín cửa
lại,
và ngồi viết phản-hồi ký! Đúng thế đấy, những năm đầu của thập niên
1970 đã bắt
đầu như vậy, và chừng sáu năm sau đó, cũng đám người đó, đã xào xáo,
chia năm sẻ
bẩy, trước thái độ của Solzhenitsyn đối với những người Do Thái.
Có một điều
gì trong ý thức của văn giới, nó không thể chịu nổi quan niệm về quyền
uy tinh
thần của một kẻ nào đó. Họ tự nén mình trước sự hiện hữu của một Đệ
Nhất Bí Thư
Đảng, hoặc một Lãnh Tụ, như trước một cái ác cần thiết, nhưng họ hăng
say chất
vấn một nhà tiên tri. Điều này như thế, chắc hẳn là vì, bị gọi là một
kẻ nô lệ,
là một thông tin ít làm ngã lòng hơn, so với bị gọi là một con số
không, về mặt
tinh thần. Nói cho cùng, một con chó bị suy sụp thì cũng chẳng nên đá
nó làm
gì. Tuy nhiên, nhà tiên tri đá con chó suy sụp không phải để kết liễu
nó, mà để
cho nó đứng thẳng chân trở lại. Sự đề kháng trước những cú đá đó, sự
chất vấn về
những tuyên xưng và cáo buộc của nhà văn, không tới từ ước muốn tìm sự
thực, mà
tới từ sự đắc chí về mặt khôn lanh, láu cá của kiếp nô lệ. Vậy thì,
càng tệ lậu
hơn, đối với giới văn học, khi quyền uy không chỉ riêng về tinh thần,
mà còn về
văn hóa - như là trong trường hợp của Nadezhda Mandelstam.
Tôi muốn tản
mạn thêm một chút, ở đây. Thực tại, chính nó, chẳng đáng một đồng xu
teng.
Chính cảm nhận của chúng ta đem ý nghĩa đến cho nó. Và, có đẳng cấp
trong cảm
nhận; cũng thế, có đẳng cấp trong ý nghĩa. Những cảm nhận được chiết
qua những
lăng kính tinh vi nhất, lọc lõi nhất, mẫn cảm nhất, chúng sẽ chót vót ở
trên đỉnh.
Lọc lõi, và cảm tính, ở đâu mà ra, nếu không là từ văn hoá, văn minh,
vốn là
nguồn cung cấp độc nhất cho một lăng kính như thế? Và dụng cụ chính của
văn
hoá, văn minh là ngôn ngữ. Đánh giá, thẩm định thực tại qua một lăng
kính như
thế - có được lăng kính này, là một mục
tiêu của sinh vật – nhờ vậy mà trở nên chân xác nhất, và có lẽ, chính
đáng nhất
[“Không công bằng!”, và Trọng tinh hoa”, sẽ có những tiếng la thét từ
mọi nơi,
sau một khẳng định như vậy, nhưng đâu cần, bởi vì, do định nghĩa,
“trọng tinh
hoa” là tính chất của văn hóa, và việc áp dụng những nguyên lý dân chủ
vào môi
trường tri thức sẽ dẫn tới sự kiện cào bằng, coi cá mè một lứa, giữa
khôn ngoan
và dốt nát, giữa minh triết và đần độn).
Chính vì sở
hữu một lăng kính như thế – nó đã được trao cho bà, bởi nền thi ca số
một của
thế kỷ 20 của Nga, chứ không phải do tầm vóc nỗi đau duy nhất mà bà đã
chịu đựng
- khiến cho khẳng định của bà về thực tại,
là không thể nói ngược lại được.Thật là một giả tưởng quái đản, khi cho
rằng có
đau khổ mới có nghệ thuật lớn. Đau khổ làm cho người ta mù lòa, điếc
lác, tàn hại,
và thường khi, sát nhân. Osip Mandelstam là nhà thơ vĩ đại “trước” cách
mạng.
Cũng vậy, là Akhmatova. Cũng vậy, là Marina Tsvetaeva. Họ sẽ vẫn là họ,
đếch cần
đến cái cuộc cách mạng đó, đếch cần dù chỉ một biến cố lịch sử đó giáng
lên đầu
dân Nga: Bởi vì họ là thiên bẩm. Cơ bản mà nói, tài năng đếch cần lịch
sử.
Liệu
Nadezhda Mandelstam trở thành như là bà bây giờ, là do Cách Mạng, và
tất cả những
gì tiếp theo sau nó? Có lẽ không phải như vậy, bởi vì bà gặp người
chồng của
mình vào năm 1910. Nhưng một câu hỏi như thế, tự thân nó, là không
thích hợp;
nó dẫn chúng ta tới những vùng đất mờ ảo, của trò xác xuất - rằng
chuyện như thế
có thể xẩy ra - và tới thuyết tất định về lịch sử. Nói cho cùng, bà trở
thành
như bà ngày nay, không phải bởi vì những gì đã xẩy ra ở Nga, trong thế
kỷ này,
mà đúng ra là, bất chấp những chuyện đó. Ngón tay trỏ của một tên ngụy
biện chắc
hẳn sẽ vạch ra rằng, theo quan điểm của thuyết tất định lịch sử, thì
"bất
chấp" đồng nghĩa với "bởi vì". Rút cục ra, tất định thuyết về lịch
sử thì cũng chỉ có vậy, nhưng ví bằng, nó quan tâm một tí, tới “cái gọi
là con
người”, nằm ở trong ngữ nghĩa của từ 'bất chấp'... ".
Gì thì gì,
thì đây cũng là một điều tốt lành. Bởi vì, một người đàn bà mảnh mai,
yếu đuối
đã làm chậm - nếu không muốn nói, về mặt đường dài - đã ngăn chặn, cơn
băng hoại
văn hóa của cả một dân tộc. Những hồi ức của bà là một cái gì còn hơn
cả một chứng
tích, về thời của bà. Chúng là một cái nhìn lịch sử dưới ánh sáng của
lương tâm
và văn hoá. Dưới ánh sáng đó, lịch sử nhăn nhó, và cá nhân thực hiện sự
chọn lựa
của mình: Hoặc là, bỏ công tìm kiếm coi ánh sáng tới từ đâu, hoặc là,
phạm một
tội liên quan tới gốc rễ con người, đối với chính anh ta/chị ta.
Bà đâu có muốn
lớn lao, cao cả như vậy, ngay cả chuyện giản dị, là muốn ngang hàng với
chế độ,
cũng không. Với bà, đây là một chuyện riêng, nó liên quan tới tính
tình, phong
cách rất đỗi tư riêng của bà, và điều tạo nên phong cách đó. Và như
chúng ta đã
biết đấy, một vóc dáng cá nhân như thế, là đã được văn hóa và những sản
phẩm tối
hảo của nó, tạo nên: những bài thơ của chồng bà. Chính chúng, chứ không phải hồi ức về chồng, là điều mà bà cố
gắng giữ sao cho sống hoài, không thể bị mai một. Chính là vì những bài
thơ, chứ
không vì ông chồng, mà trong vòng 42 năm trời đằng đẵng, bà trở thành
một góa
phụ. Lẽ dĩ nhiên, bà yêu chồng, nhưng tình yêu, tự thân nó, là một
trong những
tinh hoa, tài tình, "phong hoa nhất mực", của những đam mê trọn kiếp.
Và tình yêu, nó chỉ có thể có được bản chất phong hoa nhất mực, có được
những
giấc mơ bay bổng, những viễn ảnh tuyệt vời, là từ nội dung văn hoá, bởi
vì nó cần
nhiều không gian ở trong đầu, trong tâm hồn, chứ không phải thứ không
gian ở
trên, và ở xung quanh một cái giường. Ra ngoài không gian đó, nó rớt
liền vào
không gian giả tưởng một chiều. Bà là goá phụ, đối với văn hóa, và tôi
nghĩ, bà
yêu chồng nhiều ở những ngày hôm sau, hơn ngày đầu họ lấy nhau. Có lẽ
chính vì
vậy mà độc giả nhận thấy những cuốn sách
của bà thật gây ám ảnh. Bởi vì điều trên đây, và còn bởi, cái gọi là
thân phận
của thế giới hiện đại trực diện với văn minh cũng được coi như là một
thân phận
ở góa [widowhood].
Nếu bà thiếu
điều chi, thì đó là sự khiêm nhường. Về điều này, bà không như hai nhà
thơ lớn
của bà. Nhưng, họ có nghệ thuật của họ. Và thành tựu thơ ca, thứ thượng
hảo,
khiến họ khiêm tốn, hoặc làm ra vẻ như vậy. Bà thì rất ư là cổ hủ, cố
chấp, câu
nệ, khó chịu, thích làm theo ý mình; tư tưởng hoặc chưa chín chắn, hoặc
phát
triển theo kiểu "nghe người ta nói như vậy". Nói ngắn gọn, có rất nhiều
cái gọi là sự thủ đắc ở nơi bà, thành thử người ta không ngạc nhiên, về
chuyện
bà ứng phó với những gì xẩy ra trong thực tế cũng như trong tưởng
tượng. Sau
cùng sự khó chịu của bà khiến nhiều người phải tránh né, nhưng phải như
vậy
thôi, bởi vì bà quá chán sự tâng bốc, quá chán được yêu mến bởi Robert
McNamara,
hay Willy Fisher [tên thực của Đại tá Rudolf Abel]. Tất cả những gì bà
muốn, là
được chết ở trên chiếc giưòng của bà, và một cách nào đó, bà trông chờ
điều
này, bởi vì, "ở trên ấy, tôi lại gặp Osip của tôi". "Không đâu,
tôi đi trước bạn, lên trên ấy, và sẽ gặp Osip trước bạn", Akhmatova trả
lời.
Ước muốn của
bà sau đã trở thành hiện thực, và bà chết ở trên chiếc giường của bà.
Với một
người Nga thuộc thế hệ của bà, đây không phải là chuyện nhỏ nhặt: được
chết ở
trên chiếc giường của mình. Sẽ có những người than thở, rằng bà hiểu
lầm thời của
bà, rằng bà tụt hậu, không bắt kịp con tầu lịch sử
chạy về tương lai. Ôi chao, có thể nói, như mọi
người đàn bà Nga khác thuộc thế hệ của bà, bà biết quá rõ một điều là,
con tầu
chạy về tương lai đó ngưng ở trại tập trung hay tại phòng hơi ngạt. Bà
may mắn
đã hụt chuyến tầu, và chúng ta may mắn, vì bà bảo chúng ta biết lộ
trình của
nó. Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà
bếp của
bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một
góc bếp,
trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi,
người ta
chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà.
Cái còn lại
- một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh
tay, khuôn
mặt bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt
sạch.
Bà giống như chút còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn
bỏng tay,
nếu đụng vô.
1981
Joseph
Brodsky
Jennifer
Tran chuyển ngữ.
Tôi
[Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của
bà, tại
Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp,
trong
bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người
ta chỉ
nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà. Cái
còn lại -
một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay,
khuôn mặt
bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt
sạch. Bà giống
như chút còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay,
nếu đụng
vô.
Tuyệt cú!
Bất giác, lại
nhớ đến nhà văn nhớn GNV, và câu viết thần sầu của hắn:
Trong mỗi
chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi,
để cho
Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Hà, hà!
Nhân nói
chuyện văn học Nga. Tết, con cháu lì xì, Gấu xuống phố, bệ về vài số
báo.
Số
ML, tháng 11, 2010, có bài phỏng vấn tác giả Hợt Cơ Bửn,
số này xưa rồi, Gấu không tính mua, nhưng lật sơ bài phỏng
vấn, vớ được mấy câu phán của chàng [sao trông hình giống y chang NL!],
cũng được!
Số Le Point, référence, về văn học
Nga, [cái này chỉ là tình cờ, đúng dịp đọc bài VTN, và ngộ ra 1 điều;
Đám Bắc
Kít rất mê văn học Nga, tên nào cũng khoe giỏi tiếng Nga, đã từng du
học Nga,
nhưng chưa tay nào viết nổi 1 bài về văn học Nga, trong cũng như ngoài
luồng].
Mấy số báo thường lệ TLS, Điểm Sách London...
Số Asia
Literary Review, đặc biệt về TQ, không có bài nào về Cao Hành
Kiện, có thể vì tờ này đã có 1 số dặc biệt về ông, trước đó.
Ngoài bài
thơ của Lưu Hiển Ba, còn bài phỏng vấn Yiyun Li, cũng được lắm.
Bữa
trước, đọc
loáng thoáng, hình như em được Mẽo [Xịa?] phát cho đâu nửa triệu đô,
cho 1 dự án
văn học, chắc cũng giống VHTQ của VP?
Li chắc bảnh
hơn VP, vì viết bằng tiếng Mẽo, nhờ vậy ẵm cả nửa triệu đô, trong khi
VP, vài
chục ngàn!
Tờ Lire
đưa giả thuyết: NL được… Goncourt là do lệnh của… BBP?
Hà, hà!
Vẫn chuyện
NL. Cái vụ ì xèo, liên quan tới dịch thuật, và từ tiếng Pháp,
L’Igonrance. Mới đọc
trên blog DDT:
Mới đây, có
người bàn về từ “vô tri” khi dịch từ Pháp ngữ ignorance. Cơn bão tố
trong tách
nước này loanh quanh với vấn nạn giữa chữ không biết của việt ngữ và vô
tri hán
việt. Mặc dù vô là không mà
tri là biết nhưng vô tri theo cách dùng của chúng
ta không hàm nghĩa không biết (tri thức) mà hàm nghĩa vô cảm (cảm tính)
; khi
nói vô tri, người ta nghĩ ngay đến gỗ đá, thú vật ; vậy vô tri là không
biết cảm
xúc chứ không phải dốt nát !
Blog DDT
Lời bàn của…
GNV:
Nếu bạn DDT coi đây là trận bão trong chén trà thì đừng thèm để ý đến.
Nếu đã dính
vô, thì đừng viết cái giọng thật hách, chắc như đinh đóng cột, như
trên, bởi vì
"chúng ta, người ta" ở đây, là ai?
Vả chăng, cứ giả dụ, đúng như bạn phán, bây giờ, có 1 Mít sử dụng
từ 'vô
tri', không như ‘chúng ta, người ta’ từng hiểu, được không?
Đã xẩy ra 1
trường hợp như vậy, khi DT dịch từ étranger, thành.. ‘người dưng’,
chẳng giống
ai, trước đó.
Dân Mít như
GNV hiểu, sử dụng từ ‘vô tri’, theo nhiều nghĩa, và tùy trường hợp, tùy
nội
dung, tùy... tâm trạng của.. riêng chúng ta, mà ra cái nghĩa của nó.
Nói chung
chung, nó bao gồm, vô tri như con heo, và vô tri, như nhà hiền giả.
Đó là
hai giai đoạn của 1 đời người, hai dạng "non savoir", như Gấu đã từng
lèm bèm, nhân
bàn về một công án Thiền.
Bạn DDT này
hình như cũng mới xuất hiện trên văn đàn [?], có lần mail cho GNV, nhân
bàn về
thơ TTT.
Gấu này rất
kính trọng, chỉ đưa ra 1 lời chúc, có tính bạn bè, nhân dịp Tết: Viết
gì thì viết,
nhưng đừng coi thường người viết khác, đừng bắt chước... GNV, thằng cha
già này
sắp đi xa rồi, cho nó tha hồ hung hăng con bọ xít!
Hà, hà!
Riêng Gấu, dịch
từ “ignorance”, là sự “ngu dốt”, như khi dịch bài phỏng vấn của
Kundera, và từ đó
bão tố trong chén trà nổ ra!
Cái tay 'con
nợ của nhân gian' này, khi được 1 ông nhà văn Mít hải ngoại bò về, năn
nỉ viết cho 1
bài, [con nợ mà], cho cuốn sách của ông mang về từ hải ngoại, bèn
bệ ngay bài của Jennifer Tran, để trả nợ [ăn nhậu?], và cũng chẳng thèm
cho biết
JT này là ai, cứ tự nhiên như ruồi!
Hải ngoại phán,
khác: Tự nhiên như người Hà Nội!
|
|