Thơ Tình Từ Tiền Chiến đến Tân Hình
Thức
Khế Iêm
Dân Việt là giống nòi tình, thơ
nghiêng về cảm xúc và thường
là thơ tình. Trước thời kỳ Thơ Mới, thơ Việt không có thơ tình vì bị
chi phối
bởi nền văn hóa Nho giáo và chế độ phong kiến. Chỉ sau thời kỳ Thơ Mới,
ảnh
hưởng bởi phong trào Lãng mạn Pháp, thơ Việt mới lấy lại bản chất đích
thực của
nó. Những nhà thơ nổi tiếng đều làm thơ tình, từ Xuân Diệu, Huy Cận
(Ngậm
Ngùi), Bích Khê (Tranh Lõa Thể), Hàn Mạc Tử (Tình Quê), đến Ðinh Hùng
(Tự Tình
Dưới Hoa), Vũ Hoàng Chương (Mười Hai Tháng Sáu), Nguyên Sa (Áo Lụa Hà
Đông)...
Những bài thơ trên chúng ta dễ tìm lại trên các website về Văn học Việt
nam.
Ai cũng có thể thuộc một vài bài một
vài đoạn của những tác
giả trên. Vần điệu là phương tiện lý tưởng để chuyên chở những tình tự,
đến nỗi
người ta tưởng rằng thơ tình chỉ thành công với vần điệu. Những bài thơ
trên
nội dung không có gì ngoài tâm tình yêu đương, êm ả với vần điệu, dễ
nhớ dễ
thuộc, không cần phải suy nghĩ. Nhưng thơ tình mới xuất hiện một thời
gian
ngắn, tại sao lại được mọi người ưa chuộng đến thế? Thành phần người
đọc và
sáng tác của Thơ Mới tiền chiến là lớp người mới lớn, trên dưới 20, nên
tình yêu
là niềm say đắm và nguồn cảm hứng của họ. Ở vào thời kỳ đó, chữ quốc
ngữ mới
được sử dụng, xã hội vừa thoát khỏi những ràng buộc khắt khe của thời
phong
kiến, khuynh hướng nghiêng về phương Tây rất mạnh. Xã hội tương đối
thanh bình,
dù đang ở thời Pháp thuộc. Một phần vì những phong trào chống Pháp bằng
vũ lực
đã thất bại, một phần vì những nhà cách mạng đang chủ trương nâng cao
dân trí.
Những nhà thơ trẻ ở thời này, được đào luyện trong nền giáo dục Pháp,
tiếp nhận
những ý tưởng của chủ nghĩa Lãng mạn và Tượng trưng nên thơ tình gặp
thời cơ
thuận tiện để thăng hoa.
Tình trạng thanh bình
đó chỉ kéo dài được hơn một thập niên
thì chiến tranh bùng nổ. Toàn dân bị cuốn hút trong không khí thời
chiến, và
thơ nhuốm thêm tâm tình khắc khoải, vừa lãng mạn vừa bi tráng, Tây
Tiến, Ðôi
Bờ... của Quang Dũng chẳng hạn. Thơ tình thời tiền chiến mang tính ủy
mị và sáo
mòn không còn thích hợp. Ảnh hưởng thế chiến thứ II, những trào lưu
chính trị
cùng chiến sự và những ưu tư về nền độc lập chi phối suy nghĩ của mọi
thành
phần xã hội. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt thì đất nước bị qua phân,
miền Bắc
cắt đứt liên lạc với thế giới phương Tây, miền Nam thuộc về thế giới tự
do.
Những nhà thơ trẻ ở miền Nam, khao khát những hiểu biết mới, khi hòa
bình lập
lại, tiếp nhận qua sách vở tâm trạng nổi loạn thời hậu chiến của xã hội
phương
Tây, thêm những trường phái văn học như chủ nghĩa Siêu thực, Hiện sinh,
phát
động phong trào thơ tự do. Họ quan tâm tới ngôn ngữ và bản chất của
chính thơ
hơn là những chủ đề của thơ, ngay cả những biến động thời thế xảy ra
chung
quanh.
Thật ra thơ tự do
không phải là phương tiện thuận lợi để
chuyên chở thơ tình. Chúng ta biết rằng bài thơ tự do đầu tiên, Tình
Già của
Phan Khôi, là một bài thơ tình thất bại. Ngay cả bài thơ tự do thành
công của
Hữu Loan, Màu Tím Hoa Sim, mang rất nhiều âm hưởng của thơ vần điệu,
được biết
đến nhiều nhờ phổ thành nhạc. Ngay bản chất của thơ tự do cũng là một
động lực
phủ nhận vần điệu tiền chiến, chẳng khác nào thơ tự do phương Tây phủ
nhận
truyền thống thơ của họ. Thơ phương Tây, khi phủ nhận những thể thơ và
nghệ
thuật truyền thống, họ tìm cách thay thế tận gốc những quan điểm về
thơ. Cái
hay trong tiến trình phân tích thay thế cái hay của vần nhịp và nhạc
điệu.
Người đọc tham dự vào tiến trình đó, giải thích theo nhiều cách khác
nhau. Ða
tầng đa nghĩa nằm trong tiến trình đọc chứ không phải nơi cách suy diễn
trên
mặt chữ. Tìm ra được cái hay mới để hoán chuyển cái hay cũ, quả là một
thành
công lớn của thơ hiện đại. Sở dĩ như vậy vì nền văn minh phương Tây đặt
căn bản
trên lý luận, có một truyền thống học thuật lâu đời, bất cứ lãnh vực
nào họ
cũng muốn tìm hiểu tới nơi tới chốn. Lý luận phân tích đã nằm sâu trong
tâm
thức, trở thành thói quen và bản chất văn hóa của họ. Nhưng suốt gần
một thế
kỷ, thơ tự do thật sự đa dạng với nhiều trường phái khác nhau. Dada,
Siêu thực
dựa vào sự tình cờ, ngẫu nhiên, tìm kiếm những ý tưởng và hình ảnh mới,
làm
ngạc nhiên người đọc, tạo nên tiến trình lạ hóa. Từ thơ tới họa, hai
đặc điểm
trên phù hợp với tiêu chí làm mới, trở thành phương tiện của thời hiện
đại.
Và dù cho hết trường
phái này đến trường phái khác, phủ nhận
nghệ thuật và thi pháp, hiểu theo nghĩa truyền thống, người nghệ sĩ chỉ
chăm
chú đi tìm những đường nét, màu sắc hay câu chữ không ai ngờ tới để tạo
ý tưởng
và cảm xúc. Lập thể, Trừu tượng, Pop Art hay Conceptual Art trong hội
họa là
một điển hình. Cái hay không nằm trong kỹ năng của người nghệ sĩ mà nằm
nơi
những đường nét, màu sắc, và ý tưởng khác thường. Trong thơ, dù theo
cách phân
tích để tìm ý nghĩa hay dùng chữ để lạ hóa, thì cuối cùng, đỉnh cao của
nó cũng
như hội họa trừu tượng, là diễn đạt cái vô nghĩa của đời sống. Ðời sống
vốn vô
nghĩa, nghệ thuật nhập vào đời sống, thể hiện chính nó, sự vô nghĩa.
Thật đáng
kinh ngạc, những nhà hiện đại đã tìm ra cách thực hành và biểu lộ điều
đó trong
nghệ thuật.
Và dù ghê gớm đến thế
nào, thì đến lúc cũng phải biến đổi.
Không phải nghệ thuật thời này hay hơn hay tiến bộ hơn thời khác, mà
chỉ là làm
sao cho phù hợp với thời đại đó thôi. Thơ tự do phương Tây với gần một
thế kỷ
thường xuyên nổi loạn, minh chứng một điều, mỗi thời có giá trị riêng,
tất cả
đều tương đối và không có giá trị nào là đúng nhất. Văn học nghệ thuật
là sản
phẩm của con người, không khác gì đời sống, cũng bị đào thải theo thời
gian.
Rồi chủ nghĩa hậu hiện đại ở nửa sau thế kỷ, được coi là thời kỳ quá độ
của chủ
nghĩa hiện đại, bị cuốn trôi bởi nền văn minh điện toán vào cuối thập
niên
1980, tự nó hủy diệt chính nó, từ kiến trúc, hội họa đến thơ văn. Bất
chiến tự
nhiên thành, thơ truyền thống nằm im suốt gần một thế kỷ, để rồi trở
lại ngôi
vị mới, bắt đầu lột xác để trở thành một truyền thống khác. Cuộc đời
vốn dĩ vô
nghĩa, nhưng để sống, người ta phải đi tìm ý nghĩa cho nó. Mỗi thời có
một
trang giấy trắng riêng lẻ để viết lên, ghi dấu sự tồn tại, không thể
viết đè
lên trang giấy đã viết của thời khác. Sự vô nghĩa chính là ý nghĩa được
viết
trên trang giấy của thời hiện đại.
Trong khi tại Việt
nam, sau chiến tranh người đọc nhàm chán
với thơ tình tiền chiến. Nhưng vì văn học quốc ngữ còn non trẻ, không
có nền
tảng học thuật hàng ngàn năm như phương Tây, nên trong thơ chỉ có thể
rút ra
yếu tố lạ hóa kết hợp với nghệ thuật tu từ, làm thành một dòng thơ tự
do đặc
biệt Việt nam. Ảnh hưởng chủ nghĩa Siêu thực, cái hay của thơ tiền
chiến, với
những âm điệu du dương, tạo bởi tài năng của từng nhà thơ, được thay
thế chỉ
với chữ. Khi vần điệu và nghệ thuật tu từ cô đọng lại nơi con chữ thì
cũng
không khác gì quan điểm của họa sĩ Piet Mondrian (1872-1944), ở đầu thế
kỷ, hội
họa (trừu tượng) tự diễn đạt chính nó, qua sự liên hệ giữa đường nét và
màu
sắc. Ðường nét và màu sắc giải phóng khỏi nội dung tác phẩm, không thể
hiện bề
mặt thực tại hay cuộc đời mà chủ yếu thể hiện bản chất thực tại và cuộc
đời
chúng ta đang sống. Chữ đóng lại và mở ra một thế giới đầy hình ảnh bí
ẩn và
mộng ảo, có tác dụng làm mới lạ cảm xúc, đưa người đọc tới một thực tại
khác.
Cũng giống như trừu tượng, thơ từ chối sự diễn dịch, và là hiện thân
của chính
nó. Nhưng tính nổi loạn trong văn học ở thời bình (1957-1960) chẳng bao
lâu
được thay thế bởi tính tàn phá và khổ đau trong chiến tranh
(1960-1975). Lớp
người đọc trẻ tuổi của miền Nam thập niên 1960, quay về vần điệu, thay
thế tình
yêu thời tiền chiến bằng chủ đề tâm linh (thiền học), để cố quên lãng
một thời
cuồng nộ.
Vần điệu trở lại
nhưng thơ tình thì vẫn biệt tăm, trừ vài
người như Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư... cố gắng làm mới bằng cách đưa
vào thơ,
ngôn ngữ và cảm xúc của thời hiện tại. Nhưng cũng không thoát khỏi
khuôn mẫu
tiền chiến vì ngôn ngữ vẫn bị hạn chế bởi vần và điệu, quanh quẩn với
trò chơi
tu từ. Có lẽ vì xã hội còn dựa vào nông nghiệp, chưa có động lực phát
triển
thành xã hội tiền công nghiệp, nên tâm tình cũng không khác biệt lắm,
vì thế
chưa có nhu cầu thay đổi tận gốc phương pháp biểu hiện. Sau 30 tháng 4,
đất
nước thay đổi chế độ, đóng cửa với thế giới bên ngoài. Thơ bất động, và
cho đến
thời mở cửa, thập niên 1990, những nhà thơ trẻ ở trong nước, làm sống
lại thơ
tự do thập niên 1960 ở miền Nam. Chữ hiếm, chữ lạ được thay thế bằng
chữ tục,
với phương cách làm sốc người đọc, qua chữ. Thơ Việt và ngay cả những
loại hình
nghệ thuật khác như hội họa chẳng hạn, vẫn đứng nguyên một chỗ vì vẫn
sử dụng
phương cách đã rất cũ của thời hiện đại.
Thơ tình chỉ có thể
trở lại khi có được một thể thơ thích
hợp. Tài năng của nhà thơ và nghệ thuật thơ đã bị thui chột quá lâu,
cần phải
được phục hồi. Nếu thơ vần điệu chuyên chở thuần cảm xúc, còn thơ tự do
thuần ý
tưởng, thì thơ không vần tân hình thức cân bằng giữa cảm xúc và ý
tưởng. Bởi
mỗi thời đại cần những phương tiện thể hiện riêng, nội dung mới cần một
hình thức
mới. Thơ tình Việt nam sau những biến động của thời thế, bây giờ mới đủ
điều
kiện xuất hiện. Tuy vậy, cũng chưa hẳn đã được chấp nhận vì người đọc
đã quen
với những dòng thơ cũ. Nhưng chuyện thơ không thể cưỡng cầu, mà cần
phải có
chút cơ duyên. Không ai có thể bắt buộc người khác phải thay đổi nếu họ
chưa
cảm thấy thúc bách phải thay đổi. Dù thế nào thì chúng tôi cũng xin
trân trọng
giới thiệu một số bài thơ Tân hình thức, thơ tình và những chủ đề khác,
để bạn
đọc thưởng ngoạn, trích trong cuốn: Thơ Không Vần, Tuyển Tập Tân Hình
Thức hay
tựa đề tiếng Anh: Blank Verse, An Anthology of Vietnamese new Formalism
Poetry.
Dã Thảo
FARAWAY LOVE
I still go by here every day,
buildings tall and old as always,
the balcony a light color
and low where you used to place
your hands talking to the absent-
minded friends while watching me walk
by every morning. But now
you are no longer standing there
in the sun to greet me with smiles
sometimes bright; if I look back at
you by the low balcony,
sometimes I see only a wink
behind my footsteps that passes
by and disappears into your
dark glasses, that would not return
until lunch when we are in the
cafeteria in the fleeting
moments of noon hurried with everyday
things, we speak of the crackbrained
and
bragging boss, lay-offs past, now and
coming soon; stories about being
in jail, about world terror, mostly
about broken things (although we
do not miss them we still think of
them), stories about you and a
young girl who speaks the same language
but is not of the same skin
color, about me and a young
boy who is not the same skin
color and speaks the same language
but never stories about us
alone. I go by everyday
buildings, tall as always; the talker
by the balcony is no longer,
the greeting in the sun no longer,
the morning smiles no longer,
eyes quietly warming; you have
left me before I could tell you
about my refugee roots, my first
generation immigration
and the minority community
Chinese, Vietnamese, Spanish,
Cambodians, Indonesians,
Cubans, and Malaysians; and all
you know is that I am a citizen
of a mixed race nation I love
to work I am lazy at playing
I like brad pitt I am not
addicted to soccer I am
not obsessed with football I
like jazz I love hiphop I
am a different skin color, speak
a different language, am with
the same company. Now that
you are gone, I miss you much!!!
(but I do not say as much because it
does not count for anything anyway.)
Dã Thảo
TÌNH XA
em vẫn qua đấy mỗi ngày
building cao cao và cũ
ban công thấp thấp màu nhạt
nơi anh thường tì đôi tay
chuyện trò cùng đám bạn lơ
đãng và sẽ nhìn thấy em
qua đấy mỗi sáng giờ không
còn anh đứng trong nắng gửi
một lời chào có khi một
nụ cười tươi nếu em tình
cờ liếc nhìn ban công thấp
đôi khi chỉ là ánh mắt
thầm dõi bước em qua và
em sẽ biến mất trong màu
kính sẫm tối anh sẽ chẳng
nhìn thấy cho đến lúc chúng
mình ăn trưa cafeteria
chen chúc những phút ban trưa
vội vàng lắm chuyện đời thường
để nói chuyện xếp dở hơi
phách lối, laid-off, đã,
đang và sắp tới, chuyện trại
tù, chuyện khủng bố thế giới
nhiều nhất là những tan vỡ
dù không hối tiếc vẫn nhớ
tình anh với ả con gái
cùng ngôn ngữ khác màu da
tình em với gã con trai
cùng màu da khác ngôn ngữ
nhưng chưa lần nhắc chuyện chúng
mình em mỗi ngày đi qua
building cao cao vẫn có
người tì tay chuyện trò
bên ban công thấp không còn
lời chào trong nắng không còn
nụ cười buổi sáng không còn
ánh mắt lặng lẽ ấm áp
anh đã đi xa em chưa
kịp kể nguồn gốc em dân
tị nạn thế hệ thứ nhất
không thuộc cộng đồng thiểu số
mít, tàu, xì, campuchia,
inđônêzia, cuba,
malayzia... anh biết
mỗi điều em là công dân
hợp chủng quốc em mê làm
việc em lười rong chơi em
khoái Brad Pitt chẳng ghiền bóng
đá không nghiện bóng cà na
em mê jazz khoái hiphop
em khác màu da khác ngôn
ngữ cùng công ty giờ đây
anh đã ra đi... nhớ nhiều!!!
(nhưng chẳng nói nói ra nhiều
cũng vậy thôi.)
Quốc Sinh
SICK
Phở at Ðề Thám junction is the best and
a bean ice-cream at Cung Ứng is the
best.
Isn’t it so? When we are together
no matter if it’s sweet or bitter,
it’s best.
Afternoon on the stone benches of a
park,
we invite each other to sit. Ðá Chồng’s
waves wake up in the middle of the
night.
The fruits and the flowers of Ðầm
Market
are sweet with honey. I look to the
north
and see Bà Nằm Mountain in the horizon,
letting her hair down (all her life) I
look
south and see Cầu Ðá Palace amidst
trees.
Why is H sick and silent like Bà Nằm
Mountain, all her life letting her
hair down?
Why is H sick for this room to be sad
like the Palace fading amidst forests?
Let me run up to Long Sơn Temple and
ring bells for a while. I will light
ten-thousand
incense sticks and pray for color to
return
to your face. I remember when your
laughter
was like the waves crashing onto a
beach. I remember when your
outstretched arms
were as long as the seagulls’ wings
flapping
in the open skies. And I took you out
to go stand by Bóng Bridge where we
walked beneath
the Tháp Bà Tower, to wander on golden
beaches under moonlight, the passions
before
we parted.
A wanderlust time in Nha Trang.
Quốc Sinh
ỐM
Phở ngã tư Ðề Thám là ngon nhất
và ly chè kem Cung Ứng là ngon
nhất, phải không H ơi. Khi chúng mình
ở bên nhau thì chút ngọt cay nào
cũng đều thành ngon nhất. Buổi chiều
ghế
đá công viên cho đôi lứa rủ nhau
đến ngồi, con sóng Ðá Chồng nửa đêm
thức giấc, hoa trái chợ Ðầm ban mai
hương mật. Anh trông lên hướng bắc thấy
lưng chừng mây núi Bà Nằm suốt đời
xõa tóc, anh ngó xuống đằng nam thấy
biệt thự Cầu Ðá đứng lẫn vào cây.
H ốm làm chi mà lặng im như
núi Bà Nằm suốt một đời xõa tóc,
H ốm làm chi mà căn phòng u
buồn như ngôi biệt thự chìm vào cây.
Ðể anh chạy lên Long Sơn Tự kéo
một vạn hồi chuông, thắp một vạn bó
hương cầu xin cho gương mặt em tươi
hồng trở lại. Anh nhớ mấy lúc em
cười như sóng vỗ bờ thơ dại, anh
nhớ mấy lúc em dang tay reo như
hải âu bay giữa bầu trời. Rồi anh
lại đưa em đi chơi đưa em đi
chơi, cùng đứng bên thềm cầu Bóng cùng
đứng dưới chân Tháp Bà, cùng lang thang
ven biển trăng vàng óng, kỷ niệm lại
nồng nàn nồng nàn trước lúc chia xa.
Một thời lang thang, yêu iếc và mệt mề
ở Nha Trang.
Phạm An Nhiên
SEASON'S CALLINGS
October morning, I stand,
I sit as if to wait. Eager
perhaps because it is
autumn, calling to sunshine,
to wind, to leaves. Fingers yellow
stained with cigarette smoke.
Half of my head filled with gray
hair, yet I don’t wish to dye
my hair, but I wish to love
you, and so to heck with autumn.
The seasons are all the same,
clouds call to the wind, the wind
calls to the leaves, calls to me,
calls to you, to all our lives
that are in the world in which
I sit and wait, while the wind
calls to the leaves, calls to the
rain; I call to you for a
season of rebirth...
10/03/2004
Phạm An Nhiên
GỌI MÙA
Buổi sáng tháng mười tôi
đứng, tôi ngồi như chờ
như đợi, sốt ruột chắc
tại mùa thu. Gọi nắng
gọi gió gọi lá, gọi
tôi tay vàng khói thuốc.
Tóc bạc hơn đã nửa
đầu, chưa thèm nhuộm, thèm
yêu em. Ừ, thì mặc
kệ mùa thu, mùa nào
cũng vậy mà thôi, mây
gọi gió gió gọi lá,
gọi tôi gọi em cả
đời. Ðó thế giới của
tôi ngồi, đứng và tôi
chờ tôi đợi, gió gọi
lá gió gọi mưa, tôi
gọi em mùa tái sinh...
10032004
Khánh Hà
FIVE O’CLOCK RHYTHM
Nights, staying up late, listening to
snow
melting, dripping from the rooftop onto
the porch. Remembering nights lying in
Sàigòn, listening to rain dripping from
the drains of a rented room at the end
of an alley, a wooden ceiling with tin
roofing, burning-hot during the day, at
night, for lying on to look up at
stars.
The window always open, the wind
slipping
in and out. Only five o’clock there are
people getting up to go to church. The
clopping of clogs the banging of bells.
The five o’clock rhythms now thirty
years
later, still in Sàigòn – still in the
small
alleys still on the wooden ceiling and
tin
roofing still in the dripping of rain
still
in the clopping of clogs, in the
banging
of bells. The five o’clock rhythm
still in
some of us, listening and watching
still.
Khánh Hà
ÐIỆU NHẠC NĂM GIỜ
Ðêm thức trắng nghe tuyết tan, nhỏ
giọt tong tong từ mái xuống thềm,
nhớ những đêm nằm ở Sài gòn
nghe mưa nhỏ tong tong từ máng
xối căn nhà thuê trong con ngõ
hẹp, vách ván mái tôn ngày nóng
hừng hực, đêm có thể trèo lên
mái nằm ngắm sao trời, cửa sổ
lúc nào cũng mở, lồng lộng gió.
Mới năm giờ sáng có người dậy
đi lễ, tiếng guốc lộc cộc, tiếng
chuông beng beng, điệu nhạc lúc năm
giờ bây giờ, ba chục năm sau
Sài gòn có còn con ngõ hẹp,
còn căn nhà vách ván mái tôn,
còn tiếng mưa nhỏ tong tong, tiếng
guốc lộc cộc, tiếng chuông beng beng.
Ðiệu nhạc lúc năm giờ có còn
ai, nghe thấy ai, nghe thấy ai
Nguyễn Thị Khánh Minh
A PLACE TO HAVE EARLY MORNING COFFEE
Last night I whispered this story and
that
story. The fact is that I am having
a crisis, not knowing what I speak of
in my sleep. Sleep-talking in a
half-conscious,
half-unconscious state. Perhaps,
they’re answers
to the things I’ve been thinking and
doing
during the day but have not been able
to speak about. Have not had the
chance to
express, but only have spoken in
whispers
to the night, digging up my heart from
the
grave and re-burying it. After a night
like that, this morning I sat in
sunshine,
across from running water, thinking of
common things that I must do each day,
that
private emptiness that weighs down on
me
every day. I could no longer contain
myself, so pretending to tie my shoe
laces, I let my tears fall without
being
noticed.
Nguyễn Thị Khánh Minh
NƠI UỐNG CÀ PHÊ SỚM
Ðêm hôm qua tôi nói thầm
hết chuyện này đến chuyện nọ
thực tình tôi rất hoang mang
không biết mình nói trong mơ
hay mớ trong cơn nửa mê
nửa tỉnh, hình như đó là
những câu tôi trả lời về
những việc mà ban ngày tôi
chưa kịp nói, không có cơ
hội để giải bày, trò chuyện
hoặc là những lời nếu không
nói thầm với đêm thì chỉ
biết đào mộ nơi con tim
mà cất. Qua một đêm như
thế, sáng nay ngồi dưới nắng,
đối diện với một dòng nước
chảy, nghĩ đến những việc quen
thuộc phải làm mỗi ngày, cái
trống trải riêng tư đeo nặng
mỗi ngày, tôi không kìm được
giả vờ cài dây giày để
nước mắt có đường rơi xuống.
Nguồn:
nhamagazine.com
Trích lại từ website tạp chí thơ Nguồn