Phỏng vấn Hoàng Hải Thuỷ cùng một số bài vở về ông trên Viet_Weekly
LTS: Nhà văn/nhà báo Hoàng Hải Thủy
(tức Công tử Hà Đông) về
Little Saigon chơi, thăm bằng hữu, báo giới. Trong thời gian gần nửa
tháng ở
Bônsa, ông được nhà văn Lâm Tường Dũ, người tự nguyện làm “tài xế’ chở
đi thăm
hầu hết chủ báo lớn nhỏ, đã từng cộng tác, đang cộng tác tới báo sẽ
cộng tác.
Quan niệm “sống để viết và viết để sống” của ông Hoàng Hải Thủy được
trao đổi
với Việt Weekly một cách duyên dáng và thẳng thắn, đúng theo phong cách
của…
Công tử Hà Đông.
ETC: Thưa ông Hoàng Hải Thủy, là người viết hơn nửa thế kỷ
nay, vẫn còn đang sống bằng ngòi bút của mình… Xin ông nói về những
buồn vui
trong nghề viết văn, viết báo của ông?
HHT: Theo như Ernest Hemingway, nhà
văn, đồng thời cũng là
nhà báo, việc làm báo đã giúp ích cho ông viết văn. Trước khi viết văn,
tôi
cũng là một phóng viên báo chí. Trước khi tôi làm phóng viên, cũng
giống như
nhiều thanh niên Việt Nam
khác, tôi yêu văn nghệ, thích làm thơ. Từ năm 20 tuổi, tôi đã làm thơ,
viết
truyện ngắn. Vào tuổi đó, nếu không phải là thiên tài, không thể gọi là
thơ hay
truyện ngắn được. Sau đó, tôi bước vào làng báo, gặp tất cả mọi người:
Từ ông
Tổng thống, Thủ tướng cho đến những người cùng đinh trong xã hội. Làm
phóng
viên báo chí, việc tất nhiên anh phải có khả năng nhận xét, đánh giá sự
việc.
Tôi làm phóng viên từ năm 1952 tới 1956. Lúc đó tôi viết cho tờ Phụ Nữ
Sài Gòn.
Nghề phóng viên là đụng chạm tới tất cả mọi người đã giúp tôi rất nhiều
trong
loạt “Phóng sự tiểu thuyết”. Trong công việc, một ông bác sĩ chỉ gặp
bệnh nhân;
một ông luật sư thường chỉ gặp thân chủ kiện cáo; một ông linh mục chỉ
gặp con
chiên của mình, còn người làm báo gặp tất cả mọi giới. Người phóng viên
phải
gặp từ ông cảnh sát, can phạm, người tù, những cô gái tự tử vì tình
v.v. Theo
tôi, nghề viết văn và làm báo có sự liên hệ mật thiết với nhau. Tôi vừa
viết
văn, vừa làm báo. Nhân đây, tôi cũng xin nói lại, tôi không muốn xem
mình là
“nhà văn”. Tôi chỉ xem mình là người viết “phóng sự tiểu thuyết”, và
tôi yêu
nghề viết từ những năm tôi 10 tuổi. Cho đến khi trưởng thành, tôi vẫn
quan niệm
rằng “sống để viết và viết để sống”.
ETC: Ông là người đã có nhiều hệ lụy
với chữ nghĩa, hiểu
theo nghĩa là đã nhiều năm bị cầm tù vì sự hà khắc của chế độ CSVN,
khởi từ
quan niệm lệch lạc của họ về nghề viết, quan điểm chính trị v.v. Đến
Mỹ, đặc tính
của nhà báo nói chung vẫn là mô tả, cọ sát đời sống để phản ảnh sự
thật,… Có
lúc nào ngòi bút của ông bị các “bóng đen chạy trốn sự thật” đó ám ảnh,
khiến
cho ý tưởng trung thực của ông không được trình bày trên báo chí?
HHT: Qua tới đây, tôi còn sợ gì nữa. Ở
Sài Gòn, mình còn sợ
tụi công an bắt nhốt đi vài năm nữa. Mà tôi đã hai lần bị bắt, nên như
con chim
bị tên, cứ thấy cành cong là sợ. Lần đầu tiên, tôi bị bắt là năm 1977,
chỉ vì
mấy bài viết kiểu “tạp ghi” thương thân trách phận, than khóc kẻ đi
người ở,
nói nỗi buồn của tôi, gia đình tôi, của người dân Sài Gòn. Họ bắt giam
tôi 2
năm. Tôi không hề tham gia tổ chức chính trị nào, tôi cũng không thể
dùng võ
lực để chiếm lại chính quyền, tôi cũng không kêu gọi ai cầm dao, cầm
súng để
lật đổ chế độ… Tôi chỉ kể nỗi buồn thôi, bị giam hai năm mà không biết
tội gì.
Cho đến năm 1980 tới 1984, tôi thấy rằng nếu mình không viết không
được. Tôi đã
viết về nỗi khổ đau của gia đình tôi, cũng như sự tàn ác của người Cộng
sản,
chế độ Cộng sản…và lần này họ đã xử nặng, bắt giam tôi 6 năm. Năm 1990
khi ra
tù, tôi lại tiếp tục viết những bài tạp ghi về tình yêu, về Nguyễn Du…
và gởi
ra nước ngoài. Lúc đó tôi nghĩ rằng, nếu họ bắt tôi, là chuyện quá
đáng. Cũng
nhờ vào việc Chủ nghĩa Cộng sản tại Liên Xô sụp đổ vào năm 1986, nên
người Cộng
sản Việt Nam cũng nhẹ tay hơn, thay đổi cái nhìn của họ, nên những bài
viết của
tôi không bị làm khó dễ nữa. Cho tới năm 1995, tôi sang Mỹ. Qua tới
đây, tôi
còn sợ gì nữa. Tôi viết văn, thơ, khảo cứu văn học; tôi phê bình những
chuyện chướng
tai gai mắt, chỉ trích những ai ca tụng bọn Cộng sản, đòi bỏ qua tội ác
của
CSVN hay về cộng tác với họ. Theo tôi, Chủ nghĩa Cộng sản đã sụp đổ,
tượng
Lênin đã bị tròng cổ kéo ra bãi rác, các đảng viên ở các nước Đông Aâu
bị lôi
cổ ra tát, nhổ nước bọt, đá đít đuổi đi… Ở nước ta, bọn Cộng sản vẫn
cầm quyền.
Ở nước ta, bọn CS không còn là CS nữa, chủ CNCS đã bỏ rồi, nhưng tôi
vẫn gọi họ
là CS vì chế độ này vẫn giữ nguyên những sự ác ôn, ngu xuẩn, tàn ác… Vì
thế:
Cộng sản là xấu. Phải chống. Như câu anh hỏi, qua tới Mỹ, tôi còn kiêng
kỵ gì
không à? Không, không kiêng kỵ gì cả, tôi muốn viết gì cũng được. Tất
nhiên là
viết theo lẽ phải, không phải là viết bậy viết bạ. Tôi sẽ viết mãi như
thế cho
đến khi không viết nổi nữa.
ETC: Ở Mỹ, ông đã viết cho tờ Người
Việt, tờ báo lâu đời
nhất của hải ngoại, xin ông kể cho nghe sự cộng tác của ông với tờ báo
này bị
ngưng, vì vụ “Nếu đi hết biển”, chi tiết như thế nào?
HHT: Trước hết, tôi phải cám ơn các
anh em chủ trương tờ
Người Việt, là các anh Đỗ Ngọc Yến, Đỗ Quí Toàn, Đỗ Việt Anh, kể cả anh
Hoàng
Khởi Phong… Họ là những người bạn rất tốt với tôi, kể về mặt tinh thần
lẫn vật
chất. Tôi ở xa, mỗi tuần chỉ viết một bài, mà các anh đã đăng, trả tiền
đều,
trả tiền nhiều… ngoài sự ước vọng của tôi. Sau khi tôi qua Mỹ được mấy
năm, đến
năm 1999 tôi mới viết cho tờ Người Việt. Bài viết của tôi cũng được độc
giả đón
nhận trên diễn đàn này. Cho tới vụ “Nếu đi hết biển” (do nhà làm phim
Trần Văn
Thủy thực hiện một loạt phỏng vấn các văn nghệ sĩ hải ngoại), tôi có
viết bài phê
bình sự kiện này, phê bình những người được phỏng vấn từ ông Trần Văn
Thủy. Bài
đầu tiên của tôi không được đăng trên tờ Người Việt. Bình thường, anh
em vẫn
gởi báo cho tôi ở Washington DC, nhưng lần đó, tôi nhớ là báo gởi cho
tôi rất
chậm, phải 10 tới 15 ngày mới tới. Không ai nói với tôi một lời nào về
bài viết
tại sao không được đăng. Tôi đã gởi bài báo phê bình “Nếu đi hết biển -
số 1”
đó đến tờ Đời Nay vùng Washington
DC, tờ báo tôi
đã cộng tác trước
cả Người Việt. Cũng chỉ bài đó thôi, họ đã đăng. Lúc đó, ông Ngô Phi
Đạm, người
đại diện cho tờ Sàigòn Nhỏ ở DC đọc, và thấy dư luận trên đó bàn tán
nhiều, nên
báo tin cho cô Hoàng Dược Thảo, chủ bút tờ Sàigòn Nhỏ và họ chấp nhận
đăng tiếp
những bài khác về đề tài “Nếu đi hết biển” của tôi. Có tất cả 7 bài.
Sau đó,
tôi cộng tác, viết luôn cho tờ Sàigòn Nhỏ. Trong khi đó, tôi không gởi
bài cho
tờ Người Việt nữa. Thế nhưng, trong suốt hai năm, tờ Người Việt vẫn cứ
trả tiền
tháng cho tôi. Cho tới mới đây, khoản tiền đó mới ngưng. Lần này, tôi
về Cali
chơi, có ghé thăm anh
em Người Việt, các anh em vẫn tiếp tôi rất thân ái. Tuy nhiên, nếu tôi
còn viết
cho Người Việt, cuộc tiếp đón chắc sẽ nồng nhiệt hơn. Nhưng với tôi,
như thế
cũng là được lắm rồi.
ETC: Đối với tình anh em, Người Việt
đã thân ái và đối xử
tốt với ông, còn về mặt bài vở cộng tác, khi ngưng đăng, họ không giải
thích,
không nói gì với ông sao?
HHT: Không có. Chỉ… tự mình hiểu lấy.
Không ai nói tại sao
không đăng. Tôi cũng không hỏi, nhưng tôi biết vì sao không đăng. Chỉ
vì Người
Việt không muốn đụng chạm với những người mà các anh quen thân. Theo
tôi, trong
quan điểm chính trị, mỗi người có chính kiến riêng. Đến anh em ruột vẫn
có thể
tranh luận, tranh cãi với nhau được, trên công luận, nhưng tình anh em
không bỏ
nhau được. Với văn nghệ, nếu không đồng ý cứ phát biểu lên, nếu chỉ vì
sự trái
ý mà không nhìn nhau nữa, tôi thấy hơi tiếc. Đỗ Quí Toàn, Đỗ Việt Anh,
Đỗ Ngọc
Yến rất thân mật với tôi… Riêng có Hoàng Khởi Phong, ngay buổi tối tôi
tới,
tình cờ gặp nhau ở nhà hàng, tôi đã tới bàn Hoàng Khởi Phong, nhưng anh
ta đã
lạnh nhạt với tôi. Không hỏi tôi được một câu. Sự việc này làm cho tôi
hơi
lạnh. Sáng hôm sau, tại phở Nguyễn Huệ, gặp Đỗ Quí Toàn, người cũng đã
từng bị
tôi “phang nhẹ” trong vụ ca tụng, bốc thơm Phạm Duy quá đáng, lố bịch…
Nhưng Đỗ
Quí Toàn vẫn vui vẻ với tôi. Khi tôi nói chuyện Hoàng Khởi Phong, Đỗ
Quí Toàn
có nói một câu về Hoàng Khởi Phong mà tôi cũng không muốn nói lại, còn
lại,
thái độ của Đỗ Quí Toàn rất tốt với tôi. Đó là chuyện giao dịch giữa
tôi với
anh em bên Người Việt.
ETC: Ông có nhận xét gì về làng báo
hải ngoại?
HHT: Lúc tôi ở trong nước, những năm
90, 91, 92… Khi gặp
những Việt kiều từ nước ngoài về thăm Việt Nam. Hầu như các ý kiến về
báo chí
hải ngoại đều nói tàn tệ, khốn nạn. Toàn là những lời nói xấu, rằng báo
Việt ngữ
chỉ đáng đọc trong cầu tiêu. Thế rồi tôi nhận được một vài tờ báo gởi
về, coi
cũng không được. Cắt dán lem nhem, hình thức thô sơ, nội dung không có
gì cả.
Lúc đó tôi có ấn tượng rất xấu về báo chí hải ngoại, không hơn gì tờ
truyền
đơn, quảng cáo. Nhất là việc báo chí bên này chửi nhau quá trời. Móc
đời tư
nhau ra là một thủ đoạn độc ác, kiến hiệu nhất. Viết “đánh” người mà kẻ
đó yêu
thương, kính trọng làm cho tên đó đau nhất. Đánh vào “tử huyệt” của
cuộc bút
chiến, chửi nhau nữa. Năm 1995, khi tôi sang đến Washington DC,
tôi thấy một số báo Việt ngữ, tồi thật, vất đầy ở các chợ, đồng bào đi
qua,
chổng mông lên nhặt, đọc qua loa rồi vứt vào thùng rác. Có người hỏi
tôi nghĩ
sao về báo chí? Tôi không trả lời. Rất may, anh Sơn Tùng, Chủ tịch Văn
bút miền
Đông, người thay thế anh Ngọc Bích, có mời tôi nói chuyện về văn nghệ,
văn hóa
tại hải ngoại, nhưng tôi từ chối không nói. Vì Hoa Kỳ là một nước lớn,
cộng
đồng Việt sống rải rác, một góc DC làm sao đánh giá hết được làng báo
hải
ngoại? Sau đó, quả nhiên, tôi thấy nhiều tờ báo Việt rất hay, cả về
hình thức
lẫn nội dung. Đó là tôi chưa biết hết những tạp chí, nguyệt san nói
chung ở
nước Mỹ và các nước khác. Thỉnh thoảng, tôi vẫn ngạc nhiên thấy những
tờ báo
với tên mới, lạ… rất hay. Chỉ tiếc là tình trạng báo cho, báo biếu, báo
chợ…
sống vì quảng cáo nhiều quá, khiến cho độc giả bỏ quên mất thói quen
mua báo.
Bây giờ tôi nghe rằng báo bán đã được vực dậy, và mong rằng việc làm
báo phải
đạt được hai mặt: bán quảng cáo và bán báo. Có như vậy, đó mới là báo.
Báo bán
mới kiểm soát, đánh giá được người đọc báo ra sao. Không thể nói rằng
tôi in ra
5,000 số, phát hết ngay. Nhưng hết là làm sao, người ta lấy đó, nhưng
có bao
nhiêu người đọc? Nếu nói rằng bán được 1,000 số, tin chắc rằng có
khoảng 2,000
tới 3,000 người đọc. Có như vậy, người làm báo mới sống, phóng viên mới
sống.
Mới đo lường được là người viết cộng tác, sẽ tăng số bán ra sao, là nhờ
bài
viết của người đó, mà báo tăng lượng độc giả lên bao nhiêu.
ETC: Nói về nghề báo, ông là người
sống được, tức là sống
bằng tiền từ ngòi bút của mình, liệu có nhiều người được như ông không?
HHT: Tôi chỉ nói về trường hợp của
mình thôi. Nếu tôi còn ở
độ tuổi 50, 60… một tháng tôi có thể kiếm từ $1,500 tới $2,000, là đủ
sống rồi.
Ở Mỹ, hai vợ chồng có thể sống với mức thu này. Tôi không phải đi làm
đúng giờ
đúng giấc, làm chủ được thời gian của mình. Giả dụ có người nói với tôi
rằng,
anh chỉ việc thắt ca-ra-vát, vào đây lúc 9:00 sáng, không làm gì cả,
tới 4:00
chiều về, tôi trả cho anh $2,000, tôi cũng không thể làm được. Vì tôi
không thể
làm được như một công chức. Từ năm 1975 tới nay, tôi đã là người làm
việc không
theo giờ giấc nhất định. Tôi thấy ở nhiều địa phương, có rất nhiều anh
làm báo,
có nhà, có xe, con cái học trường tư. Tôi thấy người làm báo có thể
sống được,
từ khiêm nhượng. Còn về viết, nếu muốn sống được, phải đặc biệt lắm mới
được.
Vì sao? Tôi thấy nhiều người viết báo không cần lấy tiền, họ chỉ cần có
tên
trên báo là đủ. Cũng có người viết rất hay, nhưng chỉ lâu lâu viết được
một
bài. Có bắt viết nhiều cũng không còn hay, không viết được nữa. Cả hai
loại
viết này không thể sống về nghề viết được. Còn những ai viết về nghề
văn, nghề
báo chuyên nghiệp, tuần nào cũng viết được, đọc được, loại đó rất hiếm.
Làm báo
bây giờ dễ dàng quá, cứ lên internet, lấy bài “miễn phí” xuống, không
cần trả
tiền cho ai hết. Tôi biết có nhiều người lấy bài của tôi xuống đăng,
cho dù chỉ
trả $30, hay $50… Họ cũng tiếc. Vì họ không cần. Còn nếu đăng mà không
trả
tiền, họ cũng áy náy, thế nên không đăng luôn. Tôi không kêu gọi những
ông viết
tài tử phải đòi tiền chủ báo. Nhưng tôi cho rằng những bài viết tài tử
này làm
cho những người viết chuyên nghiệp không thể sống được bằng ngòi bút
của mình,
vì có những người chủ báo chỉ thích xài chùa, miễn phí, lấp cho đầy
trang mà
không cần chất lượng bài vở đó ra làm sao.
ETC: “Viết để sống và sống để viết”,
là một người viết
chuyên nghiệp, bên cạnh chuyện được trả nhuận bút (để sống), theo ông,
giá trị
cuối cùng của ngòi bút nhà văn/nhà báo là gì?
HHT: Viết, với tôi là một hành động
sinh lý. Không viết
không được. Aên vào mà không tiêu hóa được là chết. Phải viết ra. Làm
thơ cũng
vậy, phải nói cảm xúc ra. Viết, trước hết để giải tỏa suy nghĩ của mình
cho
người đọc. Sau đó, người viết cũng cần phải sống, do đó, không có gì
xấu hổ khi
nhận tiền nhuận bút từ những bài mình viết, để tôi tiếp tục viết và
biết là
những gì mình viết có giá trị. Vào năm 1988, khi các anh Doãn Quốc Sỹ,
Khuất
Duy Trác, Dương Hùng Cường, Hiếu Chân và tôi bị giam ở Chí Hoà, họ đưa
chúng
tôi ra tòa, luật sư Triệu Quốc Mạnh, một vị luật sư thời VNCH là giám
đốc Cảnh
Sát Đô Thành, có gặp chúng tôi, hỏi tôi rằng: “Nếu ra tòa, họ hỏi anh
là, khi
anh viết bài gởi ra nước ngoài, anh viết vì đồng đô la hay vì lý tưởng,
anh sẽ
trả lời sao?” Câu hỏi làm tôi tỉnh người ra chứ chẳng chơi. Vì nếu trả
lời tôi
viết vì lý tưởng, án tù tôi sẽ nặng hơn, và hóa ra tôi tự dối lòng tôi
hay sao?
Vì tôi đã viết để có tiền sống, bạn bè tôi có gởi tiền để gia đình tôi
được
sống. Tôi đã suy nghĩ và trả lời thế này: “Tôi viết gởi ra ngoài, vì
tôi thấy cần
phải nói lên sự thật của nhân dân tôi. Và tôi viết, gởi bài ra ngoài để
vợ con
tôi có tiền để sống.” Tôi “sống để viết và viết để sống” là như vậy."
Nhà văn Hoàng Hải
Thủy
NGUYỄN VĂN
LTS: Kinh nghiệm, phản ứng của nhà
báo/nhà viết phóng sự
tiểu thuyết Hoàng Hải Thủy khi bị phê bình ra sao, xin mời đọc phần
phỏng vấn
sau đây.
NV: Sau loạt 7 bài viết phê bình, đánh
giá quyển sách “Nếu
đi hết biển” của ông Trần Văn Thủy, và sau đó, tờ Người Việt đã không
đăng loạt
bài này, dẫn đến việc ngưng cộng tác của ông với tờ báo này, và vừa
qua, ông
gặp phản ứng “lạnh nhạt” tại một quán ăn của ông Hoàng Khởi Phong,
người bị ông
phê bình nặng trong loạt bài viết này…, thưa ông, trong suốt thời gian
cầm bút,
chắc đã có khi ông bị người khác công kích, phê bình,… lúc đó thái độ
của ông
thế nào?
HHT: Tôi còn… tệ hơn Hoàng Khởi Phong
nữa. Đó là năm 1956,
khi tôi viết loạt bài “phóng sự tiểu thuyết” trên các báo. Thật ra, đây
không
phải là “phóng sự”, mà cũng chẳng phải là “tiểu thuyết”. Chỉ là những
chuyện có
những nhân vật tôi nghĩ ra, nói bậy nói bạ, yêu thương, thù hận nhau,…
Chuyện
làm cho người ta cười, độc giả thích đọc. Và chủ bút đã để cho tôi đăng
một lúc
hai bài, mà theo tôi, không một ký giả nào được ưu đãi đặc biệt như
vậy: Tôi
viết bài trang trong và phóng sự tiểu thuyết trang ngoài. Sang đây, đọc
lại một
vài tác phẩm của Duyên Anh như Trại tập trung, Nhìn lại những bến bờ,…
trong đó
Duyên Anh có viết về tôi, rằng là “Năm đó, 1960, Hoàng Hải Thủy là “Ông
vua
không ngai” của tờ Ngôn Luận”… Tôi mới giật mình, thấy mình lúc đó oai
quá. Các
chủ báo lúc đó không hề phê bình tôi một điều gì cả, miễn là tôi viết
làm sao
để có bài đăng đúng giờ. Trở lại chuyện cũ, khi tôi viết loạt bài “Bà
lớn yêu
tì…”, “Lang Toe, Ngọc Tũn”, “Sài Gòn đèn đỏ đèn xanh”, khi đăng, có
nhiều nhà
báo, nhà văn chỉ trích. Trong số đó, có nhà báo Trọng Lang, viết trên
tờ Dân
Chủ một tin nhỏ, với một câu đại ý “…Ngày xưa, chỉ có các nhân vật
trong tiểu
thuyết là đểu. Còn bây giờ, đến tác giả cũng đểu nốt.” Để chỉ trích
tôi. Lúc đó
mình còn trẻ, mới ngoài hai mươi, đang nổi danh, bị phê bình như thế là
đau
lắm. Tôi lý luận rằng, các nhà tiểu thuyết gia như Vũ Trọng Phụng,
Trọng Lang,
Tản Đà hồi xưa viết khác, còn chúng tôi bây giờ viết khác. Tại sao cứ
phải như
hồi xưa. Chữ “tôi” trong tác phẩm đâu phải là “tôi tác giả đâu. Hoàng
Hải Thủy
đâu có đểu cáng. “Tôi” trong tác phẩm kể chuyện các bạn nó làm chuyện
bê bối,
và “nó” cũng bê bối luôn. Người phê bình tôi nặng nhất là Uyên Thao,
anh cũng trạc
tuổi tôi (sinh năm Dậu, 1933). Một là đả kích tôi dịch các bài về các
cô đào
điện ảnh thế giới… với lối văn “nô dịch”. Dịch nguyên văn và ca tụng
nền điện
ảnh Mỹ v.v. và cho rằng tôi viết phóng sự “ba que”. Cho tới mấy năm
sau, tôi
làm cho tờ Sài Gòn Mới, ký giả Tràng Phi (1) đưa Uyên Thao lên tòa soạn
Sài
Gòn Mới
định giảng hoà. Lúc đó, Tràng Phi đứng với Uyên Thao ngoài hành lang,
chờ tôi
tới. Tràng Phi nói: “ Uyên Thao đây mà, thôi hai đứa hòa nhau đi…” Tôi
hơi bị
bất ngờ vì Tràng Phi không hề cho tôi biết trước chuyện giảng hòa này.
Tôi mới
nói “…Nó (Uyên Thao) chửi tao chứ tao có thù gì nó đâu. Tôi không bắt
tay.”
Trong khi đó, Uyên Thao chỉ cười, nói “Thôi đi mày”… rồi bỏ đi. Thái độ
của tôi
bấy giờ là như vậy. Còn bây giờ, Hoàng Khởi Phong khi tôi đưa tay ra,
như không
muốn bắt tay, nhưng cũng bắt, dù không hỏi gì… Nhưng xét ra, cũng khá
hơn tôi
đối với Uyên Thao năm xưa. Rồi sau đó, tôi với Uyên Thao thân nhau,
quên hẳn
chuyện đó đi. Gần đây, năm ngoái, tôi với Uyên Thao và Vương Đức Lệ có
dịp ngồi
chung với nhau trên một xe ô-tô, tôi có nhắc lại chuyện cũ. Vợ tôi có
nhắc lại
chuyện xưa, bà bảo tôi là: “Anh có nhớ không, năm 1957, khi anh Uyên
Thao viết
anh một số bài, anh có viết lên một tờ giấy, rằng “Uyên Thao, Hoàng Hải
Thủy:
Ba que!”… Nhà tôi kể lại, Uyên Thao nghe và chỉ cười. Tôi nói với Uyên
Thao:
“Thấy không, hậu chấn… 30 năm sau, vẫn còn”. Đó là chuyện giữa tôi và
Uyên
Thao.
(1): Tràng Phi?
Đúng, là Chàng Phi. Hai Luá quen ông này, chuyên gia viết truyện ngắn
trên báo hàng ngày.
Có một thời gian ông hay ngồi Quán Chùa với Hai Lúa.
NV: Qua tới Mỹ, dường như ông cũng bị
phê bình nhiều ở vùng
miền Đông?
HHT: Vụ “Hai bà Trưng” đó hả. Chuyện
đó là thế này. Lúc tôi
mới sang, sau 20 năm không được viết, tôi mới viết tự do, tôi có viết
hơi bừa
bãi. Ở Việt Nam,
gần như ai cũng biết chuyện lịch sử ông Thi Sách lấy hai bà Trưng Trắc,
Trưng
Nhị… Trong một bài báo nói về cuốn “Sàigòn nắng nhớ mưa thương” của tác
giả
Nguyễn Thị Ngọc Dung, người vợ đầu tiên của Văn Quang, trong đó có câu
tôi
thích là “Vị thuyền trưởng bỏ tàu theo nữ hải tặc”… là một hình ảnh
hay, đẹp.
Tôi đã đặt cho Văn Quang là “Thuyền trưởng hai tàu”. Và tôi cũng bênh
vực cho
bạn tôi rằng, đâu phải hai vợ là chuyện khác lạ đâu. Nào Nguyễn Du có
ba bà,
Nguyễn Trãi có hai bà… Thì ông Thi Sách có hai bà. Tôi có hơi quá đáng
trong
việc đem chuyện các con cháu Hai bà hàng năm giỗ tổ, tưởng nhớ Hai bà…
Mà bây
giờ lại có vị viết về ông chồng nặng lời quá, cái đó làm cho các bà
Trưng Vương
bị xúc phạm và họ có phản ứng lại là tôi đã xuyên tạc lịch sử. Cũng may
cho tôi
là những bài đả kích tôi nặng nhất chỉ có ở Cali. Trên Washington DC chỉ có hai
tờ đăng
là Diễn Đàn Tự Do của Ngô Vương Toại và Phụ Nữ Mới của Long Ân từ dưới Cali gởi lên
thôi. Ngô
Vương Toại có cho tôi biết trước và tôi nói là sẽ có bài nhận lỗi. Tôi
có viết
một bài ngắn để nhận lỗi là đã đem nhân vật lịch sử ra giễu cợt, chỉ vì
sau hai
mươi năm không được viết, nên khi được tự do viết, đã viết quá đáng.
Nhất là
những người con lưu vong, xa tổ quốc, phải tôn trọng các nhân vật lịch
sử.
Nhưng trong bài nhận tội đó, tôi không công nhận là tôi xuyên tạc lịch
sử. Tôi
cũng không đính chính ngay, chỉ công nhận mình đem nhân vật lịch sử ra
diễu cợt
mà thôi. Cho nó êm đi. Vì nếu viết, sẽ làm bùng lên nữa. Có những người
chỉ
ngồi đó chờ xem, ai bị chửi thì nhảy vào chửi hôi, đánh hôi. Có bà còn
viết thư
chửi tôi, đọc xong tôi cũng tối tăm mặt mũi, vứt đi luôn, không muốn
cho vợ tôi
xem. Vợ tôi dễ bị xúc động lắm. Tôi nghĩ cho qua chuyện, đợi lúc nào có
dịp sẽ
giải thích. Chỉ vì quí vị không đọc chánh sử, như tập Thiên Nam Ngữ
Lục, Việt
Nam Quốc Sử Diễn Ca mà ông Hoàng Xuân Hãn có hiệu đính lại dài tới
8,000 câu
với nhiều câu trùng nhau, làm từ thời vua Lê chúa Trịnh đến đời vua Tự
Đức thì
làm ngắn lại. Ông Hoàng Xuân Hãn có nhắc việc làm ngắn lại đã bỏ mất
đoạn viết
về Tô Định chửi Thi Sách lấy Hai bà Trưng và Tô Định đã giết Thi Sách
để cướp
Hai bà Trưng vì Hai bà đẹp quá. Mình phải biết nhận lỗi, im đi khi
người ta nói
đúng. Phải nhận lỗi mình. “Quân tử trả thù mười năm cũng không muộn”,
còn mình
là “tiểu nhân 20 năm sau nói cũng chưa muộn”.
Hoàng Hải Thủy
Tự Truyện
Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất
Trích, Ngày 1 Tháng 10,
2005.
Tôi viết Tự Truyện của tôi theo lối Tự
Truyện Tiểu Thuyết
Hóa. Từ lâu, tôi có ý định sẽ viết về cuộc đời tôi, kể từ ngày tôi 10
tuổi,
trong thị xã Hà Đông nhỏ bé, hiền hòa, tôi say mê đọc tiểu thuyết, tôi
ước mơ
ngày sau tôi sẽ là văn sĩ viết tiểu thuyết, qua những năm tôi đi kháng
chiến,
đến những ngày tôi làm báo ở Sài Gòn – bắt đầu từ năm 1952 – những mối
tình thứ
nhất trong đời tôi – hai năm tôi đi lính Đệï Nhất Đại Đội Võ Trang
Tuyên
Truyền, Phòng Năm, Bộ Tổng Tham Mưu – những năm tôi là nhân viên tòa
soạn Nhật
báo Sàigòn Mới, tôi viết phóng sự tiểu thuyết, viết tiểu thuyết phóng
tác cho
nhiều tờ báo ở Sài Gòn, qua 20 năm tôi sống trong thành phố Sài Gòn thê
thảm
đau thương đầy cờ đỏ, trong đó 8 năm tôi sống trong những Nhà Tù Số 4
Phan đăng
Lưu, Nhà Tù Chí Hòa, Trại Tù Khổ Sai Z 30 A....
Tôi chia Tự Truyện ra 3 phần:
- Sáng: Từ năm 10 tuổi đến năm 20 tuổi.
- Trưa: Từ năm 20 tuổi đến năm 40 tuổi.
- Chiều: Từ năm 40 tuổi đến năm nay,
73 tuổi.
Tôi không viết phần Tối, vì đến Tối
tôi sẽ không còn viết
được, hay tôi đã đi khỏi cõi đời này.
Trong bài Etcetera phỏng vấn tôi, trên
Việt Weekly Số 40,
ngày 30 Tháng 9, 2005, có vài đoạn tôi thấy tôi cần viết thêm cho rõ:
VW: “Từ năm 20 tuổi, tôi đã làm thơ,
viết truyện ngắn. Vào
tuổi đó, nếu không phải là thiên tài, không thể gọi là thơ hay truyện
ngắn
được.”
Tôi viết thêm: Vào tuổi đó, nếu không
phải là thiên tài, khó
có ai làm được những bài thơ đáng được gọi là thơ, những truyện ngắn
xuất sắc.
VW: “Tôi làm phóng viên từ năm 1952
đến 1956. Lúc đó tôi
viết cho tờ Phụ Nữ Sài Gòn.”
Viết thêm: Năm 1952 tôi vào làng báo
với chân phóng viên
Nhật báo Ánh Sáng, anh Thanh Sanh là chủ bút, năm 1954 tôi là nhân viên
tòa
soạn Nhật báo Sàigòn Mới. Sài Gòn ngày xưa không có tờ báo nào tên là
Phụ Nữ
Sài Gòn.
VW: “Tôi không hề tham gia tổ chức
chính trị nào, tôi cũng
không thể dùng võ lực để chiếm lại chính quyền, tôi cũng không kêu gọi
ai cầm
dao, cầm súng để lật đổ chế độ.”
Viết thêm: Tôi không chủ trương dùng
võ lực để chiếm lại
chính quyền. Tôi không ưa tiếng “hề “. “Không
tham gia” được rồi, cần gì “…không hề tham
gia…”
VW: “Cho tới vụ “Nếu đi hết biển”, tôi
viết bài phê bình
những người được phỏng vấn từ ông Trần Văn Thủy..”
Viết thêm: Không bao giờ tôi gọi Cán
Cộng Trần Văn Thủy là
“ông”. Tổng Thư Ký Etcetera viết lời tiếng Việt với lối nói của người Mỹ: “những người được phỏng vấn từ Trần văn
Thủy,” nếu tôi viết câu ấy, tôi viết “những
người được Trần văn Thủy phỏng vấn.”
VW: “Từ năm 1975 tới nay, tôi đã là
người làm việc không
theo giờ giấc nhất định.”
Viết thêm: Từ năm 1975 tới nay tôi
không làm việc dài dài,
20 năm, từ Tháng Tư 1975 đến Tháng 11 năm 1994, tôi không làm qua một
công việc
gì cần phải theo giờ nhất định, trong số có 8 năm nằm phơi rốn trong
tù, tôi đã
mất thói quen làm việc đúng giờ giấc. Năm 1981, hay năm 1982, tôi làm
bài thơ:
Sống đời dân Ngụy ở Thành Hồ,
Ai kêu rằng khổ, tớ hoan hô!
Ngày tháng phất phơ toàn chủ nhật,
Đi về xe đạp với xe lô.
Ông đái gốc cây, bà miệng cống,
Đầy đường con trẻ đứng tô hô!
Anh từng đi bốn biển, năm hồ
Hỏi anh anh có thấy bao giờ
Nơi nào có món ngon vô địch
Cầy Tơ nướng chả, nấu bamboo,
Ở đâu bằng được ở Thành Hồ?
Có hai món ăn tôi thích nhưng không có
ở Hoa Kỳ: Thịt chó và
bún ốc. Bún ốc đúng là thứ bún ốc tôi ăn ở quê hương tôi ngày xưa phải
là ốc
tươi. Ốc đông lạnh như những miếng cao-su, ăn không có mùi vị gì. Mới
đây đọc
những bài viết về Công Nghệ Mộc Tồn do những người viết ở trong nước,
thấy ở
Sài Gòn bây giờ người ta bán cho khách Sống Trên Đời cả những con chó
bệnh, chó
ghẻ, chó đã chết, tôi ngán quá. Ngày nào về thăm Sài Gòn, thấy hàng Chả
Chó
chắc tôi không còn dám lê chân vào!
VW: “Luật sư Triệu Quốc Mạnh, một vị
luật sư thời VNCH là
giám đốc Cảnh Sát Đô Thành.”
Viết thêm: Triệu Quốc Mạnh có chứng
chỉ Luật Khoa, vào ngành
Cảnh Sát, mang lon Đại Úy, được phong chức Giám Đốc Nha Cảnh Sát Đô
Thành Sài
Gòn trong chính phủ 3 ngày Vũ Văn Mẫu. Năm 1988, bọn Ác Cộng đưa anh em
Biệt
Kích Cầm Bút chúng tôi ra tòa, Triệu Quốc Mạnh được bọn Tòa Án Thành Hồ
chỉ
định làm luật sư biện hộ cho chúng tôi. Vợ con chúng tôi không nhờ
Triệu Quốc
Mạnh cãi dùm chúng tôi. Triệu Quốc Mạnh vào Nhà Tù Chí Hòa gặp các anh
Doãn
Quốc Sĩ, Khuất Duy Trác, Trần Ngọc Tự và tôi 3 lần trước ngày chúng tôi
ra tòa.
Khi ấy hai anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Dê Húc Càn Dương Hùng Cường, đã
chết. Anh
Nguyễn Hoạt chết trong Nhà Tù Chí Hòa, Dương Hùng Cường chết trong
sà-lim Nhà
Tù Số 4 Phan Đăng Lưu. Bọn Cai Ngục cho thân xác hai anh vào hòm ở Nhà
Xác Nhà
Tù Chí Hòa, cho xe đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu, không
cho đem
về nhà.
Viết thêm về Vụ Hai Bà Trưng: Thiên
Nam Ngữ Lục, Thơ Nôm,
8136 câu thơ lục bát, 31 bài thơ chữ Hán, được viết vào cuối Thế kỷ
XVII, ghi
sự kiện lịch sử từ đời Hồng Bàng đến đời Nguyễn Tây Sơn. Tục truyền tác
giả là
một nhà thơ người tỉnh Bắc Ninh, dâng Thiên Nam Ngữ Lục cho một ông
Chúa Trịnh.
Thi phẩm Sử ca ấy được giữ trong văn khố Phủ Chúa và, dường như, bị bỏ
quên
trong cả trăm năm. Đến đời Vua Tự Đức tác phẩm mới được tìm lại. Khi ấy
đã mất
tên tác giả Thiên Nam Ngữ Lục. Vì tác phẩm quá dài, dài nhất trong
những tác
phẩm Thơ Nôm của ta, 8,136 câu, nhiều câu không vần điệu, nhiều đoạn
trùng
nhau, lại có nhiều đoạn ghi chuyện ma quỉ, Vua Tự Đức giao Thiên Nam
Ngữ Lục cho
hai ông văn thần Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái biên soạn.
Thủ đô Sài Gòn, dường như, không có
tên đường Lê Ngô Cát,
nhưng có tên đường Phạm Đình Toái, một con đường cụt ở bên Chợ Đũi. Từ
Sài Gòn
về Hòa Hưng, đi qua rạp xi-nê Nam Quang, qua ngã tư Lê Văn Duyệt - Trần
Quí
Cáp, qua Chợ Đũi, bên tay phải là đường Phạm Đình Toái.
Hai ông Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái
biên soạn Thiên Nam Ngữ
Lục thành Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, 2,054 câu thơ lục bát.
Năm 1940, tôi học thuộc lòng một đoạn
trong Đại Nam Quốc Sử
Diễn Ca. Năm nay, năm 2005, 65 mùa lá rụng đi qua đời tôi, tôi vẫn nhớ
thuộc
lòng đoạn thơ ấy. Chắc nhiều vị Khứa Lão Việt Nam
năm nay tuổi đời Bẩy Bó cũng
nhớ như tôi:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng
quên.
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng
quân.
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp tan biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam
riêng một triều đình nước ta.
Đoạn ghi chuyện Tướng quân Thi Sách và
hai Bà Trưng không
được giữ lại trong Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca. Đoạn ấy trong Thiên Nam Ngữ
Lục như
sau:
Câu 1435: Bắc biên ngoài cõi Chu Diên,
Vũ Giang huyện ấy sinh nên một người.
Tên là Thi Sách có tài,
Dòng dõi đời nhà con cháu Hùng Vương.
Trọn thời lễ nghĩa, cương thường,
Chúng muốn suy phục mở mang nghệ nhà.
Còn lo Tô Định gian tà,
Đợi cơ chưa dám tỏ ra sự tình.
Đồn rằng trên quận Mê Linh,
Họ Trưng dòng dõi trổ sinh đôi nàng,
Phong tư khác thói tầm thường,
Tóc mây, lưng tuyết, hơi hương, da ngà.
Bướm ong chưa dám gần hoa,
Trắc là chị ả, Nhị là em hai.
1495: Vợ chồng mừng thắm nhân duyên,
Toan đường mở nước, dựng nên nghiệp
nhà.
Phiên hầu lần lữa để qua
Tô Định lòng ngờ Thi Sách phản mưu.
Người ta nói khéo bảo nhau:
Rằng ngươi Sách lấy hai hầu họ Trưng.
Nữ tài có sắc khác hằng,
Của nên vô giá, xem bằng thần tiên.
Từ đấy Tô Định nghe tin,
Biết rằng con gái thuyền quyên tót vời.
1535: Định rằng: “Ngươi đứa gian tà,
Nghe chước đàn bà, làm sự bất trung.
Tôi ngươi ở chẳng hết lòng,
Hai gái má hồng dùng lấy kết duyên.
Toan nhau làm sự nghịch thiên,
Biết tin tao đến Chu Diên thăm tình.”
Sách rằng: “Tao ngỡ hiền lành,
Lấy ân vỗ chúng, để danh đãi hiền.
Chẳng ngờ ra dạ muông chim,
Phen lê lỗ lược tìm đi hai Kiều.
Đôi Trưng tao vốn của yêu,
Đầu mi muốn đổi, tao liều bắt tru.”
Về bài Ký giả Nguyễn Văn phỏng vấn
tôi, tôi viết thêm cho rõ
hơn:
- Trước năm 1945, khi ông Tam Lang
viết phóng sự “Tôi kéo
xe”, đó là ông Tam Lang đi kéo xe, khi ông Vũ Trọng Phụng viết “Lục Sì,
Làm Đĩ,
Cơm Thày, Cơm Cô..,” nhân vật xưng “tôi” trong những phóng sự điều tra
ấy là
ông Vũ Trọng Phụng. Những năm 1960, khi tôi viết những phóng sự Sài Gòn
Đèn Đỏ,
Đèn Xanh, Yêu Tì, Bà Lớn, nhân vật xưng “tôi” trong những phóng sự đó
là một
nhân vật phóng sự như những nhân vật khác, nhận vật “tôi” ấy không phải
là tôi.
VW: “Lúc đó mình còn trẻ, mới ngoài
hai mươi, đang nổi danh,
bị phê bình như thế là đau lắm.”
Lúc ấy, năm 1956, 1957, tôi mới viết,
chưa nổi danh, mà cũng
chẳng bao giờ danh tôi nổi cả. Bị chỉ trích, nay nhớ lại tôi thấy coi
bộ ngày
ấy tôi không buồn mà còn thấy thích thú. Vì như vậy là những gì tôi
viết có
người đọc, những ông Trọng Lang, Uyên Thao phải đọc và phải lên tiếng
phê phán
phóng sự của tôi trên báo tức là những gì tôi viết làm cho các ông ấy
nhức
nhối, nếu tôi viết bết quá, chắc các ông ấy không thèm thí cho một chữ.
Tôi ra mắt chư quí vị độc giả VIỆT
WEEKLY với một đoạn trích
trong cái gọi là phóng sự tiểu thuyết Yêu Tì tôi viết trên Nhật báo
Ngôn Luận
năm 1960:
Cái gọi là phóng sự tiểu thuyết Yêu Tì
không có cốt truyện.
Năm xưa tôi viết Yêu Tì mỗi ngày vài trang, viết đủ để đăng trên số báo
hôm đó
là ngừng, tôi đi vui, đi chơi, ngày hôm sau viết tiếp. Hôm nay, hơn 40
mùa hạ
trắng kể từ ngày những nhân vật Yêu Tì xuất hiện trên Nhật báo Ngôn
Luận ở Sài
Gòn, mời quý bạn đọc lại một đoạn Yêu Tì ngày xưa, khi các vị trẻ tuổi,
khi tôi
trẻ tuổi.
Đây là đoạn Thi sĩ Trữ Tình làm đám
cưới với cô Ngọc Phún,
con gái ông chủ tiệm Phở Sà Tích, ở Tửu lâu Đông Hưng Viên, Hàng Buồm,
Hà Nội.
Bọn xấu, kẻ thù của Thi sĩ Trữ Tình, mướn du đãng Mạc Ten đến phá đám
cưới bằng
cách đánh Chú rể hộc máu mồm. Bọn yêu tạ Hà Nội không biết Chú rể Trữ
Tình có
cô em gái con ông chú — Ông Lang Toe là chú của Trữ Tình — là em Ngọc
Tũn có võ
nghệ gia truyền thần sầu, quỷ khốc. Nữ võ sĩ Ngọc Tũn có thế võ Kim Kê
Áp Noãn
— Gà Vàng ấp trứng, — không nam cao thủ nào có thể chịu được ba đòn.
Ngọc Tũn
có mặt trong tiệc cưới ông anh Thi sĩ Trữ Tình ở Đại tửu lâu Đông Hưng
Viên đêm
ấy.
Mời bạn đọc đoạn truyện trích trong
Yêu Tì :
Đám cưới Trữ Tình
Cầu thang đồ sộ của Cao Lâu Đông Hưng
Viên, hai thành tay
vịn bọc đồng vàng chóe, sáng loáng, sau khi lên chừng mười bậc thì rẽ
ra làm
hai. Một bên cầu thang là “ê-kíp” rước khách của Chú Rể Trữ Tình, bên
kia là
đất đứng của Chú Rể Đức Ghẻ và nội bọn. Đêm nay Cao lâu có hai tiệc
cưới, khách
đến đớp chỉnh tề áo tơi, cánh gà, vét-tông, ca-la-hoách, đi lên cầu
thang rầm
rập. Nhiều vị hí hửng vào lộn phòng — khách của Chú Rể Trữ Tình vào
phòng tiệc
của Chú Rể Đức Ghẻ và ngược lại — những vị này bị hai chú rể hầm hầm
chặn lại,
đuổi ra. Và người ta nghe được những mẩu đối thoại lịch sự, linh đông
như sau:
- Ê... Đi đâu đấy??
- Đi ăn cưới..!
- Mẹ kiếp… Đi ăn cưới ai mí được chứ?
- Có phải cậu Trần Đình Đức, con bà
Phán Nghĩa, làm tiệc
cưới ở đây không?
- Cóc phải. Đám cưới thằng Đức Ghẻ ở
bên kia cưa… Đi sang
bên kia… Khỉ lắm… Người ta đã bảo đi sang bên kia… Ấm ớ mãi…
- Ê… Trữ Tình… Trông anh già này có vẻ
gian lắm. Lại có em
nhà quê đi theo trông kháu quá đi mất…
- Ờ... Ờ… Để tao hỏi… Này… Ông già
kia… Đi đâu đấy???
- Đi ăn cưới...
- Biết là đi ăn cưới rồi… Mà đi ăn
cưới ai? Đám nào? Chú rể
tên là gì? Nói mẹ nó ra đi...
- Ơ… Ơ… Tôi là ông chú con Phún đây.
Anh Sà Tích đâu? Anh Sà
Tích có đây không? Anh mời tôi đến đây để người ta hạch hỏi tôi như thế
này
sao? Tôi là Xã Quít làng Vạn Phúc áo lụa Hà Đông ra ăn cưới con gái anh
Sà Tích
đây. Có cho chúng tôi vào hay không? Không thì cho biết để chúng tôi về
cho kịp
tầu điện. Đến khuya hết tầu điện là chúng tôi
phải về Hà Đông bằng xe xích lô... Hai người
ngồi chung một xe…
- Ấy… Bẩm ông… Lậy ông ạ…! Chết chửa…
Ông Xã áo lụa Hà Đông
mà cháu cứ tưởng ai… Bẩm… nhạc phụ của cháu đang nóng ruột chờ... Xin
mời ông
và... cô em vào… Thưa ông… Đây là cô em của em Phún cháu, phải không
ạ???
- Anh là thằng chú rể Trữ Tình làm
nghề thi sĩ, phải không?
- Bẩm cháu đí ạ. Thưa… cháu là Trữ
Tình!
- Sế sì anh nhầm đí. Người này không
phải em con Phún mà là
bà trẻ con Phún. Người này là vợ tôi... Mới cưới tháng Hai năm nay. Bà
ba. Chưa
được ra Hà Nội lần nào nên hôm nay tôi cho theo ra Hà Nội vừa ăn cưới
vừa xem
cho biết Hà Nội…
- Thế ạ..! Chết… Chết… Thưa bà trẻ…
Mời ông bà vào...
Phù rể là Thi sĩ Hoàng Thơ Phú được
Chú Rể Trữ Tình giao
nhiệm vụ hướng dẫn ông bà Xã Quít vào phòng tiệc. Ông Xã Quít có vẻ lọm
khọm
nhưng bà Xã mới khoảng ngoài hai mươi cái xuân xanh thắm, mắt bồ câu,
đôi lông
mày vòng cung đậm đà, má hồng tự nhiên mầu dân tộc, tức là không son
phấn, dáng
điệu lại thẹn thò, e lệ kiểu gái quê đa tình chân chính. Kể từ dây phút
đó Thi
sĩ Hoàng Thơ Phú, nhà thơ có vẻ người, đầu tóc, bộ ria mép, mặt mũi
giống ông
Mét Tay-Ơ, tức ông thợ may Tây, bị “cú đờ phút “, cứ đờ đẫn, thẫn thờ
cả người.
Trước tấm nhan sắc mộc mạc, không phấn son, không giả hiệu của Bà Xã
Quít, nhà
thơ thấy những cô con gái Hà Nội chỉ là những cái bóng mờ. Đột nhiên
Thi sĩ
Hoàng Thơ Phú cảm thấy tâm hồn chàng rạt rào niềm yêu thương đồng quê
nồng nàn,
yêu bờ tre, bãi cỏ, ao bèo, chuồng lợn, chum tương, vại cà... Tâm hồn
chàng như
tâm hồn Đào Tiềm khi làm bài “Qui khứ lai từ.”
Trên hai đầu cầu thang, màn xoát vé
khách mời đớp tiệc cưới
diễn ra gay cấn và sôi động. Có nhiều vị tân khách bị đời xô đuổi một
cách sống
sượng và đáng kiếp, cũng có nhiều vị cũng chỉ là tân khách được đời níu
kéo,
mời mọc trịnh trọng và ân cần. Những vị được chào đón hoan hỉ này là
những vị nhà
giầu, có xe hơi, nhà lầu, hoặc giữ những chức vụ cao cấp trong Phủ Toàn
Quyền,
Tòa Đốc Lý, hoặc là nhữnng vị văn nghệ sĩ nổi tiếng có chỗ ngồi đàng
hoàng
trong văn đàn. Thấy những vị này đến cả hai chú rể Trữ Tình, Đức Ghẻ
cùng nhào
ra đón.
- Chời ơi… Hân hạnh quá… Mời anh chị
lên… Chờ mãi…
- Xin lỗi… Cho moa qua đám cưới Đức
Ghẻ…
- Đâu có được. Moa có gửi cạc mời vợ
chồng toa mà? Toa làm
thế mất mặt moa…
- Khổ lắm… Trữ Tình… Toa cảm phiền.
Moa không biết làm sao
khác. Cô dâu… Con cô dâu lấy thằng Đức Ghẻ là cháu vợ moa, vợ moa là dì
ruột
con đó. Moa mà không dự đám cưới nó thì vợ moa nó chửi moa tắùt bếp, nó
làm
moa nhục hơn con chó… Pạc- đồng…
Pạc-đồng…!
- Tổ sư anh Thi sĩ Vạn Hoa... ! À… Tổ
sư anh Lợi Móm nhá...
Anh mà thi sĩ, thi sẽo ký gì! Tên cúng cơm là Lợi Móm mà in danh thiếp
tự phong
mình là thi sĩ Vạn Hoa… Thơ anh thì đến chó nó cũng không ngửi được.
Tôi mời
anh thì anh không nhận lời, thằng Đức Ghẻ nó cho anh ăn cái gì mà anh
quí nó
thế? Được rồi. Anh bỉ mặt tôi. Rồi anh biết tôi. Cóc thèm tử tế gì ví
anh nữa…
Chửi xong Chú rể kiêm Thi sĩ Trữ Tình
hầm hầm đi xuống cửa
cao lâu. Đúng lúc đó bọn yêu tạ và yêu xích cù do lời mời và chi tiền
của ký
giả Văn Bựa và chú rể hụt Tôn Lác rùng rùng kéo đến, đang nhốn nháo
quan sát
địa thế.
Yêu Tạ Mạc Ten vừa lên thang lầu, theo
sau là mấy tên đàn em
yêu xích cù, tên cầm bơi chèo, tên xách lủng lẳng hai quả “poăng
a-mê-rích-kẻng”, gặp Trữ Tình đi xuống. Trữ Tình từ lâu vẫn ngán sợ Mạc
Ten,
còn Mạc Ten chỉ thấy Trữ Tình quen quen mà không biết tên. Thấy Mạc
Ten, Trữ
Tình vội chào hỏi đon đả:
- Ý kìa... Đàn anh đi đâu mà sát khí
đằng đằng thế? Đàn anh
đến hỏi thăm sức khỏe thằng nào ở đấy thế?
Mạc Ten gù gù lưng tôm, hai tay chống
nạnh:
- Đến cắt tai một thằng chú rể. Phá
đám cưới chơi… Toa đến
ăn cưới à???
Trữ Tình run run hai đầu gối liền một
khi:
- Vâng… Vâng… Em đến ăn cưới… Đàn anh
đến... đến... hỏi tội
thằng chú rể nào thế? Thằng ấy nó có tội gì ví đàn anh?
Mạc Ten nhún vai:
- Tao có biết nó là thằng nào đâu, tao
cũng chẳng thù mẹ gì
nó. Có thằng biết điều nộp tiền nhờ tao đến ra tay thì tao ra tay. Tao
đến phá
đám cưới của thằng Thi sĩ Trữ Tình, bắt em cô dâu cùng hai em phù dâu
đem ra
lột quần bỏ ở Cột Đồng Hồ bờ sông. Còn thằng Trữ Tình, tao xin nó cái
gân hay
xẻo nó cái tai.
Chú rể Trữ Tình sợ rúm đôi mông thi sĩ
lại, chú muốn đé ra
quần. Mạc Ten hất hàm:
- Thằng nào là thằng Trữ Tình?
Chú rể Trữ Tình chỉ ngay Chú rể Đức
Ghẻ đang đứng phây phây
trên đầu cầu thang:
- Kìa… kìa... Nó… nó… là thằng mặc
com-lê ve bu-tây, ca-vát
pơ-tí poa, pốt-xét dắt cái hoa vải hồng hồng đó. Nó là thằng Trữ Tình…
Yêu Tạ Mạc Xen lừng khừng đi lên. Chú
rể Đức Ghẻ chưa và
chẳng hiểu đầu cua, tai nheo gì cả thì chú đã bị tay yêu tạ nổi tiếng
càn bạt
nhất đất Thăng Long ngàn năm văn vật cho một đấm vào giữa ngực.
Bịch…!
- Ối… Ối... Tôi làm gì mà đánh tôi???
Chú rể Đức Ghẻ ngã lăn chiêng xuống
cầu thang, Chú rể Trữ
Tình ba chân, bốn cẳng chạy biến vào phòng tiệc của mình.
Trong phòng tiệc, trên những mặt bàn
tròn, bốn món ăn chơi
đã được bầy ra, những vị thực khách đang sửa soạn ăn thật. Ai nấy đều
cầm đũa
lăm lăm chực gắp nhưng còn vờ vĩnh, mời mọc nhau. Chú rể mặt tái mét,
run lập
cập chạy đến bên cô em gái, hổn hển và lắp bắp nói không ra tiếng:
- Ối… Tũn ơi... Chết anh rồi, em ơi…
Chết anh…
Ngọc Tũn ngạc nhiên, mở rộng đôi mắt
bồ câu nhìn ông anh:
- Cái gì thế anh?
- Nguy lắm Tũn ơi… Không biết thằng
nào nó thù anh, nó thuê
yêu tạ đến đánh anh. Yêu tạ là... là... bọn du côn ấy. Chúng nó đòi xẻo
tai
anh…
Ngọc Tũn đứng lên:
- Thằng nào đâu? Chúng nó đâu???
- Chúng nó đang chẹn ngoài cầu thang
kia…
- Lạ nhỉ? Người ta không thù hằn gì,
chúng nó tự dưng kéo
đến đánh người ta à???
Trữ Tình nhăn như bị:
- Thật đấy, Tũn ơi. Ở cái đất Hà Nội
này bọn yêu tạ vẫn có
cái trò đi đánh thuê. Chẳng tin em ra mà xem...
Ngọc Tũn lặng lẽ sắn tay áo, lặng lẽ
thò tay vào bụng thắt
chặt hơn cái giải rút quần rồi bình thản đi ra. Trữ Tình líu ríu đi
theo. Ra
đến cầu thang cái gọi là điểm lương tâm nhỏ xíu le lói sắp tắt của Trữ
Tình
cháy lóe lên lần cuối làm Trữ Tình níu cô em lại:
- Tũn ơi… Chúng nó đông lắm. Hay là em
giúp anh… Em chạy ra
đầu phố gọi phú-lít dùm anh…
Ngọc Tũn gạt tay ông anh ra:
- Được mà. Cứ để chúng nó đấy cho em.
Nếu quả thực chúng nó
vô cớ đến phá đám, đánh người, em cho chúng nó bài học.
- Chúng nó có poăng a-mê-rích-keng, có
bơi chèo, có cả
poa-nha...
- Poăng gì thì poăng... Poa gì thì
poa… Em cân tuốt!
Chú rể Đức Ghẻ bị bọn yêu xích cù thay
phiên nhau đánh hội
chợ, đã hộc cả mũi rãi, và nôn ra khúc bánh mì ba-tê chú đớp dằn bụng
trước đó
một tiếng đồng hồ. Chú rể hụt Tôn Lác — anh này từng ôm mộng làm chồng
em Ngọc
Phún nhưng anh mất người đẹp phở tái gầu ròn Sà Tích về tay Trữ Tình —
vừa thập
thò bên cửa ghé mắt lé nhìn vào, kêu ầm lên:
- Bỏ mẹ con rồi các bố ơi… Đánh lầm
người rồi. Thằng này đâu
phải là thằng Trữ Tình...
Bọn yêu tạ ngơ ngác nhìn nhau. Bỗng bộ
mặt của Tôn Lác hiện
rõ những nét căm thù. Gã nhìn lên đầu cầu thang bên phải nhưng thực ra
là gã
nhìn lên đầu cầu thang bên trái, nơi kẻ thù của gã là Trữ Tình vừa xuất
hiện:
- Nó kía cà... Thằng đó mới là thằng
Trữ Tình…
Mạc Ten hầm hầm nhìn Trữ Tình:
- Á… Á... Thằng này láo… Dám đánh lừa
cả tao…
Ngọc Tũn ngạc nhiên nhìn Mạc Ten và
đồng bọn. Tâm hồn thôn
nữ đơn sơ, mộc mạc của nàng không cho nàng hiểu được tâm trạng và hành
động của
bon du côn thành thị; nàng chưa chấp nhận được chuyện ở giữa đất hà
thành thanh
lịch nhất nước lại có những tên thanh niên mặt mũi sáng sủa đi làm cái
nghề đâm
thuê, chém mướn.
Mạc Ten cười gằn:
- Mày dám đánh lừa cả tao thì mày to
gan thật. Ông đến đây
chỉ dọa cắt tai mày thôi, bi giờ thì ông phải cắt tai mày thật...
Hợi Lợn, tên yêu xích cù đi hầu đàn
anh, đưa cặp poăng
a-mê-rích-keng ra:
- Poăng đây đàn anh. Đàn anh cho nó
một trận.
Yêu Tạ Mạc Ten oai dũng gạt ra mà rằng:
- Giết gà cần gì đến dao mổ heo. Tao
bóp mũi nó cũng chết.
Chúng mày coi tao búng một cái nó bắn vào tường bẹp dí như tờ giấy, bóc
bẩy
ngày không ra…
Mạc Ten bước lên toan thộp ngực Trữ
Tình. Ngọc Tũn bước ra
cản gã lại. Mạc Ten thô lố hai mắt ếch nhìn nàng, gã vừa ngạc nhiên vừa
thích
thú, mấy sợ ria trên mép gã rung rinh nhẩy Rumba:
- Ế... ê…
ề... Em
này… Em ở đâu ra đây? Em muốn đỡ đòn cho nó à...? Em muốn anh đánh em
hả? Dễ thôi…
Mạc Ten đưa bàn tay lông lá lên sờ má
Ngọc Tũn.
Bốp..! Cái tát nổ ròn như nút chai
săm-ban bật ra jhỏi cổ
chai, vang lên trên má Mạc Ten. Tay yêu tạ cừ khôi nhất Hà Nội đưa tay
lên xoa
má, cười hềnh hệch:
- Ứ… ừ... Tay em mát quá…! Đánh anh
cái nữa xem nào...
Bốp! Cái tát thứ hai vang lên. Lần
này, yêu tạ thấy rát mặt.
Nhưng gã chưa kịp cử động gì thì... Nữ võ sĩ Ngọc Tũn đã dùng thế “Mãnh
Long
quá giang” chuyển bộ ghé sát một bên bộ mông tròn nây của nàng vào bụng
gã, tay
phải nàng tung ra một quyền... Bịch…! Một đấm trúng vào giữa mặt Mạc
Ten làm
mắt gã nổ đom đóm. Ngọc Tũn xoay mình theo đường quyền, dùng thế “Xử
nữõ thôi
châu” — Gái Trinh đẩy ghe - Trên đường xoay nàng đánh một cùi chỏ vào
giữa ngực
Mạc Ten. Rồi trên đường xoay mình trở lại nàng đánh một cườm bàn tay
phải của
nàng vào giữa cần cổ gã yêu tạ.
Tổ sư Yamamoto Honda Nhật Bổn học đòn
chặt cườm bàn tay này
của Võ Việt Nam, đòn này được các vị Võ Sư Việt Nam gọi giản dị và dễ
hiểu là
đòn “Chặt Cổ Gà Sống Thiến”, làm thành đòn gọi là atemi.
Mạc Ten lảo đảo ngã ngửa vào thành cầu
thang.
Hợi Lợn dại dột quơ bơi chèo bổ xuống
đầu Ngọc Tũn. Không
thèm tránh né nàng ung dung dùng thế “Ngộ Không đoạt ngọc” lấy võ khí
của kẻ
địch. Trong nháy mắt, không ai nhìn rõ có chuyện gì xẩy ra, người ta
thấy cây
bơi chèo ở trong tay Hợi Lợn nằm trong tay Ngọc Tũn. Nàng chỉ chém có
ba nhát:
một nhát vào ngực, một nhát vào bụng dưới, một nhát vào đầu gối Hợi
Lợn. Chát…!
Chát…! Chát…! Gã du côn ngã nhào từ trên đầu cầu thang xuống chân cầu
thang,
nằm thẳng cẳûng, hai mắt trợn trắng, một bè lưỡi xám ngắt thè ra ngoài
mồm.
Mạc Ten ngã ngửa, đập lưng vào thành
cầu thang, bật mình trở
ra, nhào vào như muốn ôm chầm lấy Ngọc Tũn. Nàng xuống trung bình tấn,
dùng thế
“Hạng Vương cử đỉnh”, đưa tay ra chặn gã lại. Rồi... Bốp... Bốp… Bốp…
Bốp... Cả
chục cái vừa tát xiếc, vừa tát trái, vừa bạt tai, đánh vào mặt Mạc Ten
làm mặt
gã bật sang bên phải rồi bật sang bên trái. Gã chỉ còn là cây thịt đứng
chịu
đòn. Ngọc Tũn vít đầu gã xuống theo thế “Sư Tử hí cầu”. Khi mặt Mạc Ten
cúi
xuống ngang tầm bụng nàng như gã muốn ngửi rốn nàng, Ngọc Tũn lên gối
vào mặt
gã rồi khi gã bật ngửa ra nàng phóng một cước theo thế “Lý Huệ Đường
phát pháo”
vào giữa bụng gã!
Huỵch...! Huỵch…! Mạc Ten lãnh một đòn
lên gối vào giữa mặt,
rồi một đá vào giữa bụng. Ba cái răng đã ọp ẹp của Mạc Ten nhân dịp này
bèn rủ
nhau đi một đường vĩnh biệt mồm gã. Mạc Ten biểu diễn một màn nhào lộn
từ trên
đầu cầu thang xuống chân thang, nằm một đống bên cạnh đàn em Hợi Lợn.
Bọn yêu xích cù tái mặt vội vã khiêng
hai tên đàn anh rùng
rùng chạy ra khỏi cao lâu, quăng lên xích lô, phú lỉnh.
Khi biết chắc bọn du côn đã chạy xa,
Chú Rể Trữ Tình oai dũng vọt ra đứng trên
vỉa hè Hàng Buồm,
hiên ngang chửi theo:
- Tổ sư cha chúng mày. Đứng lại. Chạy
đâu??? Từ nay thấy bố
chúng mày ở đâu khôn hồn tránh ra cho xa... Ông uýnh bỏ mẹ…!
ª
Quí vị độc giả thân mến..
Quí vị vừa đọc một đoạn truyện gọi là
“phóng sự tiểu
thuyết”, đôi khi còn long trọng và hoa hòe, hoa sói là “Phóng sự tiểu
thuyết
thời đại” — nôm na và vắn tắt là “phóng đại”, được viết từ 45 mùa xuân
xanh
thắm trước đây ở Sài Gòn Đẹp lắm, Sàì Gòn ơi...
Truyện dở, truyện hay, truyện làm bạn
cười hay làm bạn chán…
Thì bạn cũng đã đọc rồi. Đến đây truyện đã đủ dài, trang báo phải để
dành cho
quảng cáo… Xin tạm chấm dứt chương trình văn nghệ tạp lục của Ban Tùm
Lum...!
ª
Mời quí vị trở về với tác phẩm Thiên
Nam Ngữ Lục.
Nếu không có bà Khúc Minh Thơ, Hội
Trưởng Hội Gia Đình Tù Nhân
Chính Trị, tận tình giúp, Cậu Út Uyên Thao và Mợ cùng các em đã không
được Việt
Cộng thả cho đi sang Mỹ. Nay Cậu ở gần chỗ tôi, cùng với Tạ Quang Khôi,
Vương
Đức Lệ, Hoàng Song Liêm. Khi tôi kể lại chuyện vợ tôi nhắc: “Anh nhớ
không?
Ngày ấy đọc xong bài Uyên Thao viết về anh, anh viết xuống tờ giấy
“Uyên Thao:
Hoàng Hải Thủy Phóng Sự Ba Que…” Vương Đức Lệ nói: “Thấy không? Hậu
chấn… 30
năm sau vẫn còn...” Vương Đức Lệ nói với Uyên Thao câu ấy, không phải
tôi.
Năm 1995, bài “Thuyền Trưởng Hai Tầu”
của tôi chỉ được đăng
trên hai báo: Tuần báo Diễn Đàn Tự Do của Ngô Vương Toại ở Washington DC,
Nguyệt san Phụ Nữ Mới
ở Santa Ana,
tôi đăng bài Nhận Lỗi trên hai tờ
ấy. Không có báo nào ở miền Đông Hoa Kỳ đăng bài chửi rủa tôi.
Theo tôi tác phẩm Thiên Nam Ngữ Lục,
trong có đoạn ghi
chuyện ông Thi Sách lấy hai bà Trưng, là “ngoại sử”.
Hoàng Hải Thủy
Rừng Phong, Ngày 2 Tháng 10, 2005