logo





Đào Hùng

Nói chuyện với nhà thơ Hoàng Cầm 

1. Xuất xứ của một bài thơ

(tháng 8-2004)

 Bài thơ “Theo đuổi” của Hoàng Cầm được thầy giáo Nguyễn Tư Triệt ở Huế phổ nhạc thành bài hát mang cùng tên. Ðể tỏ lòng biết ơn nhà thơ, thầy Triệt đã nhờ tôi đưa tập nhạc mới in, trong đó có hai ca khúc được phổ theo thơ của Hoàng Cầm là “Lá diêu bông” và “Theo đuổi”, cùng một đĩa CD có bài hát “Theo đuổi,” do ca sĩ Thu Hiền ở Huế trình bày.

 Gặp tôi, nhà thơ Hoàng Cầm rất vui vì dạo này ông phải nằm một chỗ sau vụ tai nạn bị gẫy xương ống chân. Cầm tập ca khúc, ông mỉm cười nói: “Cậu có biết tại sao mình làm bài thơ ‘Theo đuổi’ này không?” Trước thái độ ngơ ngác của tôi, ông nói tiếp: “Khi làm bài thơ này, mình có nghĩ đến một bài thơ xem tướng phụ nữ của Trung Quốc. Ðó là mấy câu thơ chữ Hán mô tả thế nào là tướng mạo của một người đàn bà đa tình:

Hồng diện đa dâm thủy

Mi trường hộ tố mao

Chiết yêu chân cự huyệt

Trường túc bất tri lao.

 (Dịch:

Mặt đỏ nước dâm nhiều

Mày dài lông kia nhiều

Lưng nhỏ đúng huyệt lớn

Chân dài không biết mệt)

 
Bài thơ nghiêm chỉnh, không mang tính chất tục, vì chỉ là một bài dạy về nhân tướng học. Nhưng không hiểu có anh chàng nào đã dịch ra tiếng Việt, mà chính bài thơ tiếng Việt đó khiến mình rất thú vị, vì nó mang đậm chất dân gian, lại hình tượng hóa một cách cường điệu mấy câu thơ chữ Hán rất sinh động. Nghe cứ như là ca dao Việt Nam vậy:

Những cô má đỏ hồng hồng,

Nước lồn tát mấy gầu sòng cho vơi.

Lại kìa mấy ả mi dài,

Lông lồn đốt được một vài thúng tro.

Những cô lưng thắt tò vò,

Lồn kia có thể chở đò sang ngang.

Những cô cao cẳng chân giang,

Một đêm đéo hết cả làng trai tơ.

 Thực ra, lúc mới viết, mình chỉ nghĩ đến việc theo đuổi một cô gái đẹp sau đêm hội ở làng quê ra về:

Em ơi thử đếm mấy giêng hai

Ðêm hội Lim về

đê quai rảo bước

Ðuổi tà lụa nhạt

ánh trăng đầm thấm đường sương

ấy bởi thương em

mái nhà um cỏ

Chim vào ra vách đứng cột ngồi

Em về đồng chiêm đất rạn chân chim

Em đi mưa ngâu nước ngập đồi chè

Hồ nghe đêm hội ới a

 
Nhưng từ sau câu "Em mi trường", thì chợt ý tưởng về những câu thơ trên kia hiện lên trong đầu, khiến mình liên tưởng ngay đến vấn đề tình dục, và đưa đến câu "Lòng tay êm mát rừng tơ xa". Có biết đến câu thơ trên thì mới hiểu hết ẩn ý của những câu này, từ đôi mi dài mà liên tưởng đến bàn tay được xoa lên những chỗ khác:

 
Lại xót mắt Em mi trường khép bóng

Lòng tay êm mát rừng tơ xa

Lại xót tay Em đêm trường ru võng

Rừng chân mây chưa động sấm quê nhà

 
Ðến câu "chân em dài" đưa đến "không biết mỏi", rồi "má hồng em lại nổi" chuyển sang "nước lụt mông mênh", và "lưng thon thon" để "cắm sào em đợi", đã liên hệ đến mấy câu thơ xem tướng ở trên:

 
Chân em dài đi không biết mỏi

Má hồng em lại nổi

đồng mùa nước lụt mông mênh

Lưng thon thon cắm sào Em đợi

Ðào giếng sâu rồi

đứng lấp vội đầu xanh (1)
 
Cuối cùng là những câu kết thúc bài thơ:

 
Lý lý ơi khát khô cả giọng

Tình tình ơi chớ động mành thưa

Chìa vôi quệt gió hững hờ

Bờ ao sáo tắm bao giờ...

... hở Em ?

 Xuân 1960”

Câu chuyện giữa tôi với nhà thơ Hoàng Cầm còn tiếp tục, anh hẹn tôi đến để có dịp nói thêm về câu chuyện tình dục trong thơ anh.

(1): đứng lấp vội, hay đừng lấp vội? NQT 

 2. Tình yêu đầu tiên

(17-9-2004)

 “Bài thơ “Lá diêu bông” tôi viết về một câu chuyện có thật, câu chuyện về mối tình đầu tiên trong đời tôi. Vào một đêm năm 1959, khoảng 3 giờ sáng, tôi chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ lại được. Căn nhà ở phố Lý Quốc Sư nằm sâu phía trong, lại thêm thuở ấy ban đêm không có tiếng xe tiếng còi ầm ĩ như bây giờ, nên đêm khuya càng thêm thanh vắng. Chợt tôi thấy lóe trong đầu văng vẳng mấy câu thơ do một người đàn bà đọc bằng giọng lanh lảnh: Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng...

 Tôi lấy ngay cây bút chì và tập giấy luôn để sẵn trên đầu giường ghi lại. Rồi từng mẩu ký ức cứ hiện lên trong đầu tôi, hình ảnh người đàn bà, người Chị năm xưa cứ rõ nét dần để đi trọn hết bài thơ.

 Tôi nhớ đâu hồi lên 4 tuổi, cha mẹ tôi từ làng quê chuyển lên sống ở một phố nhỏ dọc đường quốc lộ. Gọi là phố nhưng thực ra chỉ có khoảng 14, 15 ngôi nhà dựng dọc hai bên đường, cách thị xã Bắc Giang chừng 6 cây số. Nhà tôi quay về hướng tây, phía trước là đường cái, sau nhà có một mảnh vườn nhỏ có hàng rào dâm bụt, tiếp đấy là đường xe lửa. Người trong phố làm các nghề thợ may, cắt tóc. Cha tôi có tủ thuốc bắc và gánh hàng xén của mẹ.

 Lên 5, cha tôi đã cho tôi đến trường, cách nhà chừng 2 cây số. Nhưng đi học xa, dọc đường hay bị trẻ chăn trâu bắt nạt, vì vậy năm sau ông gửi tôi lên tỉnh học. Lên 6 tôi đã đọc thông viết thạo, lại thêm võ vẽ chữ Pháp, nên được nhận vào trường công ở thị xã Bắc Giang. Tôi được gửi ở nhà thầy ký ga Núi Tiết. Mỗi chiều thứ bảy, tôi đi thẳng từ trường ra sân ga lấy vé, đi tàu mất 10 phút là về đến ga gần nhà. Thuở ấy đi tàu dễ dàng nên trẻ con đi một mình cũng không sợ. Cuộc đời của một thằng bé cứ lặng lẽ trôi nếu không có một biến đổi về tình cảm mà dấu ấn của nó sẽ để lại trong lòng tôi nhiều cảm nghĩ đến tận sau này.

 Năm đó tôi lên 10, đã học đến lớp ba (cour élémentaire). Một buổi chiều thứ bảy, tôi về nhà như thường lệ. Ðang dừng lại ngoài sân nhìn vào trong nhà, tôi thấy có một người đàn bà đang cúi xuống bồ hàng xén của mẹ tôi chọn mua một cái gì đó. Chị mặc chiếc áo phin trắng, ngoài có chiếc gilê màu thẫm. Khi đó nắng xiên khoai dọi vào nhà, lúc chị ngửng đầu lên thì cả khuôn mặt chị được ráng vàng chiếu sáng, tôi thấy bừng lên một khuôn mặt khiến tôi choáng váng cả người. Không hiểu cái máu đa tình có từ bao giờ, mà chỉ mới lên chín lên mười, tôi đã bị khuôn mặt đó làm cho tôi ngơ ngẩn suốt buổi chiều. Mua hàng xong chị ra về, khi đi ngang qua tôi trông theo, thì biết chị là người hàng xóm, ở ngôi nhà ngay bên kia đường hơi xế cửa nhà tôi. Hỏi mẹ thì biết gia đình nhà đó mới dọn về, có ba mẹ con, chị là con gái lớn, còn một cậu em trai nhỏ. Thảo nào tuần trước tôi về chưa gặp. Tên chị là Vinh. Cả ngày chủ nhật hôm sau, tôi cứ ngong ngóng nhìn sang nhà đàng trước, chờ xem chị có xuất hiện không. Ðến sáng thứ hai tôi lại quay trở về thị xã.

 Về đến Bắc Giang, tôi làm ngay một bài thơ gửi chị, theo thể lục bát. Hồi đó tuy chưa học niêm luật, nhưng tôi đã biết làm thơ lục bát. Nguyên tôi trọ học ở nhà ông ký ga, buổi tối nhà chủ thường tập trung các bà ,các chị trong xóm đến làm hàng xáo. Buổi tối khoảng 9 giờ học xong, trước khi đi ngủ, các bà các chị thường gọi tôi xuống nhà dưới đọc truyện cho mọi người nghe, trong khi họ đang giần sàng thóc gạo. Mỗi tối tôi đọc chừng một tiếng rồi đi ngủ, các bà thường thù lao, khi thì bát chè, khi thì phong kẹo. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi được đọc hết mọi truyện thơ dân gian, từ Phạm Công Cúc Hoa, đến Nhị độ mai, rồi Hoàng Trừu... Tôi có giọng tốt, lại biết ngâm nga, nên được các bà tín nhiệm, và cũng vì vậy mà thơ lục bát cứ ngấm vào người tôi, không cần học cũng biết cách gieo vần.

 Tôi chép bài thơ vào tờ giấy học sinh. Trang đầu chép bốn câu có vẽ hoa bướm, trang sau chép nốt bài. Tôi không còn nhớ bài thơ tình đầu tiên đó viết những gì. Chỉ nhớ là tôi nắn nót viết lên đầu trang giấy dòng chữ "Em gửi chị Vinh của em". Tôi bỏ thơ vào phong bì, chờ hôm về nhà, tìm gặp chị trao tận tay nói: “Em gửi chị cái này.” Chị không mở ra xem, chỉ mỉm cười hơi bí mật rồi bỏ vào túi, không nói gì. Sau đó chị không nhắc đến bài thơ đó, và tôi cũng không hỏi lại.

 Từ đấy tôi không chỉ về nhà chiều thứ bảy, mà ngày thứ năm được nghỉ, tôi về cả chiều thứ tư. Mục đích là để được gặp chị. Ngày nghỉ, hễ thấy chị đi đâu là tôi đi theo đấy, đôi khi chị thấy tôi đi theo thì đưa tay dắt. Mỗi khi chị ôm chiếu ra sông giặt, tôi lại lẽo đẽo đi theo, ngồi trên bờ nhìn chị cúi khom mình giặt chiếu ven sông. Tình yêu tôi dành cho chị chỉ có thế, nhưng nó cứ đeo đẳng tôi hết năm này sang năm khác. Tôi càng lớn thì tình yêu đó càng thêm đằm thắm, nhưng tôi chưa biết làm thế nào để bày tỏ mối tình của mình.

 Lên 12 tuổi, những đêm sáng trăng, chị Vinh thường tập hợp trẻ em từ 10 đến 15 tuổi cả trai lẫn gái, tụ tập trên bãi cỏ sau ga để tập hát. Chị Vinh có giọng ca tốt, thường cùng một vài chị trong xóm hát Quan họ. Chúng tôi được chị dạy hát đủ loại dân ca như Trống quân, Cò lả... Mỗi khi đứng hát, tôi thường chen vào đứng cạnh chị, có khi tôi đứng trước chị, đầu tôi vừa đúng ngang tầm ngực của chị. Có khi chị ôm lấy vai tôi, tôi hơi ngả đầu vào người chị, chị khe khẽ vuốt cổ xoa lên hai vai tôi. Tôi có một cảm giác là lạ, đó là những giờ phút say sưa nhất của tôi. Những đêm tháng chín tháng mười, trời hơi se lạnh, đứng dưới gốc cây trên bãi cỏ, tôi được hơi ấm từ người chị truyền sang. Hình như chị cũng cảm thấy sự ham muốn của tôi. Mặc dù lúc đó tôi còn bé, nhưng là một cậu bé khôi ngô tuấn tú, lại có đi học, khác hẳn với những đứa trẻ khác trong xóm. Ðược chị ôm trong lòng, nhưng tôi chưa bao giờ dám chủ động ôm người chị.

 Lần ấy, trong dịp lễ Noel, tôi được nghỉ mấy ngày. Ðang đứng ở sân, tôi chợt thấy chị Vinh bỏ cửa hàng đi ra cánh đồng. Tôi vội đi theo. Thấy chị rẽ xuống ruộng, bới các bụi cây ven bờ ruộng. Tôi cũng nhảy xuống theo, không biết chị có nhìn thấy tôi hay không. Chợt chị ngẩng lên hỏi: "Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng như thế này nhỉ?" Tôi không trả lời, nhưng thấy sung sướng vì đã được chị chú ý tới. Rồi chị tiếp tục cúi xuống tìm, cuối cùng bước lên trên một cái gò nhỏ có nhiều bụi cây dại. Tôi hỏi chị tìm cái gì. Chị dừng lại thẳng người lên, nhìn vào mắt tôi nói: “Chị tìm cái lá...” (tôi không nhớ là chị gọi cái lá gì nữa). Rồi chị tiếp lời: “Ðứa nào tìm được ta gọi làm chồng...” Nghe câu nói đó, tôi cảm thấy sung sướng vô cùng, người nóng ran lên. Tôi nghĩ đó là một cái lá gì kỳ diệu lắm, có thể dùng làm thuốc, hoặc dùng đắp lên mặt như các cô gái hồi đó thường làm. Tôi cảm thấy giữa chị và tôi có một tình yêu mãnh liệt. Mà tình yêu đó giống như tình yêu tôi dành cho mẹ. Tôi không có chị gái, vì vậy đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy một tình yêu đối với người chị.

 Hai mươi lăm năm sau, câu chuyện đi tìm lá của chị Vinh hiện lại trong bài thơ mà tôi đặt cho cái tên là “Lá diêu bông.”

 
Chị thẩn thơ đi tìm

Ðồng chiều

cuống rạ

Chị bảo

- Ðứa nào tìm được lá Diêu Bông

Từ nay ta gọi là chồng...

 Một tuần sau, khi tôi từ trên tỉnh trở về, nhìn sang trước nhà thấy cửa đóng im ỉm. Tôi vội hỏi mẹ nhà đó đi đâu rồi. Mẹ tôi trả lời, trong giọng nói như có nước mắt: "Nó đi lấy chồng rồi con ạ." Tôi òa lên khóc, gục đầu vào lòng mẹ. Không biết mẹ tôi có biết mối tình của tôi đối với chị Vinh không, mà sao mẹ lại nói bằng giọng nghẹn ngào? Khi đó cha tôi vừa về, tôi vội lau nước mắt, không dám để cho cha nhìn thấy. Về sau mẹ kể cho tôi biết có một ông Quản khố xanh đi qua đây, trông thấy chị đã mê vì nhan sắc. Chị bằng lòng lấy lẽ, ông Quản đưa cả mấy mẹ con về Phủ Lý quê ông. Từ đấy tôi không gặp chị nữa.

 Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đấy. Năm đó tôi đã 17 tuổi, vừa thi đỗ tú tài xong, đang sống ở Hà Nội. Nhân ngày nghỉ, có một người bạn ở Sen Hồ có người anh cưới vợ, đã rủ tôi về nhà chơi, luôn tiện ăn cỗ cưới. Cỗ bàn xong, chiều hôm đó tôi dạo ra phố Sen Hồ chờ tàu về Bắc Giang. Lúc đó tôi đã viết báo nên cũng có tiền. Tôi mặc bộ complet, thắt ca vát, đầu đội mũ phớt, ra dáng người dân chốn thị thành. Ðang thả bộ đi dọc phố, chợt nghe có tiếng gọi: "Cậu Việt ơi!" Nghe giọng quen quen, tôi nhìn sang bên kia đường, thì thấy chị Vinh đang ngồi bên một cái tủ bày bánh kẹo, cạnh một cái chõng bán nước chè. Tôi bước sang đường, chị Vinh mừng rỡ chạy ra, đặt hai tay lên vai tôi rồi kéo vào nhà nói chuyện. Bà mẹ đã già nhưng còn nhớ tôi, hỏi thăm cha mẹ tôi. Một lát sau bà bảo bà có việc phải đi vào làng, tối có thể không về, cậu cứ ở lại xơi cơm. Cậu em đã lớn cũng theo mẹ đi. Hình như cả hai đều biết giữa tôi và chị Vinh còn có nhiều điều muốn nói với nhau. Chị kéo tôi ngồi xuống chõng, chị ngồi cạnh ôm ngang lưng tôi. Tôi nhẹ nhàng khẽ gỡ tay chị ra. Chị kể cho tôi biết tình cảnh của chị sau khi lấy chồng. Chị lấy ông Quản đã có một mặt con. Mấy mẹ con chị về Phủ Lý cũng vẫn tiếp tục buôn bán làm ăn. Nhưng dần dần ông Quản ruồng bỏ chị, đi theo người khác. Cuối cùng ông đã đuổi mấy mẹ con đi. Gia đình chị không muốn trở về chốn cũ, nên đưa nhau về Sen Hồ.

 Tôi ái ngại nhìn chị. Lúc này trong tôi không còn cái tình yêu say mê của thời thơ ấu. Tôi chỉ cảm thấy thương cho một con người tiều tụy, nhan sắc đã tàn phai. Bảy tám năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh của chị năm tôi lên 10 vẫn còn đọng mãi trong tôi.

 Ngày cưới Chị

Em tìm thấy lá

Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.

 Và cảm giác khi đánh mất chị như vẫn còn đi suốt đời thơ tôi:

 Từ thuở ấy

Em cầm chiếc lá

đi đầu non cuối bể

Gió quê vi vút gọi

Diêu Bông hời!...

... ới diêu bông!...”

 

 3. Tình dục trong thơ

(chiều 9-9-2004)

 “Trong thơ có bao giờ anh đề cập đến vấn đề tình dục không?”

“Có chứ, hầu như tất cả. Nhiều lắm.”

“Anh có thể kể ra không?”

“Bây giờ không nhớ, để mình nghĩ thêm đã, xem mỗi bài gắn với một câu chuyện nào.”

“Anh quan niệm vấn đề tình dục như thế nào?”

“Mình có cái đam mê từ bé. Ðối với đàn bà không phải chỉ có tình yêu, mà còn có tình dục. Mình nhạy cảm với vấn đề đó từ khi còn là một cậu bé nhà quê ở nông thôn.”

 Ðấy là những câu mở đầu trong cuộc trao đổi của chúng tôi. Hoàng Cầm vui vẻ kể chuyện, thỉnh thoảng tôi mới gợi ý. Câu chuyện cứ say sưa đi vào dĩ vãng, và đây là những mẩu hồi ức về thời niên thiếu của một cậu bé ở tuổi dậy thì.

 “Hồi đó tôi lên 12, 13 tuổi, cái tuổi dậy thì, bắt đầu để ý đến đàn bà. Không hiểu sao, cuộc đời tôi luôn có duyên với những người đàn bà hơn tuổi, những người chị. Người tôi yêu đầu tiên là chị Vinh hơn tôi đến 7, 8 tuổi. Ðiều gợi cảm nhất ở người đàn bà đối với tôi là bộ ngực. Cạnh phố tôi ở có một bãi đất hoang, có nhiều bụi cây thấp mọc lúp xúp. Cùng với các bạn gái, chúng tôi chơi ‘vợ chồng’, thường chui vào trong các bụi rậm, dọn sạch một khoảng trống bên trong làm nhà. Những cô bé chơi với tôi thường hơn tuổi, khoảng 14, 15 gì đó, tuy còn trẻ con, nhưng ngực đã bắt đầu chớm nở. Có lần chúng tôi vật nhau trong bụi cây, tôi nằm đè lên người cô bạn, tay cố tình chạm vào ngực. Thấy cô bạn không nói gì, tôi càng mạnh dạn hơn. Trước chỉ sờ bên ngoài áo, sau đi dần vào trong, cũng không thấy bạn phản ứng gì. Qua lần đầu, những lần sau tôi chủ động hơn, đưa tay sờ vào bên trong áo. Các cô bạn hình như cũng thấy thích, thường ôm ghì lấy tôi. Còn tôi thì thấy rạo rực, nhưng chỉ dừng lại ở đó, chứ chưa dám đi xa hơn. Chúng tôi cứ làm thế nhiều lần, nhưng cũng có phần sợ, nhỡ ai đi qua trông thấy thì nguy.

 Lên 15 tuổi, tôi được gửi đến nhà một gia đình nông dân khá giả, cách thị xã Bắc Ninh khoảng 2 cây số. Tôi ở đó để lên học trường trên tỉnh. Hàng ngày, tôi đi cùng một anh bạn người làng học cùng lớp, anh ấy có xe đạp nên tôi được đi nhờ, chứ nếu đi bộ thì xa, mà đi xe kéo thì tốn tiền. Trong nhà có chị Nghĩa, còn gọi là Bống, lớn hơn tôi nhiều, đã 18, 19 rồi. Không hiểu sao chị lại thích tôi, thỉnh thoảng khi nhà không có ai, chị thường ôm ghì lấy tôi. Tôi chưa có khái niệm gì về yêu đương, nhưng được chị ôm thì cũng thấy thích. Dần dần quen, khi được chị ôm, tôi cũng đưa tay sờ soạng ở ngực bên ngoài áo.

 Một hôm nhà đi vắng hết, chị Nghĩa tắm ở buồng tắm cạnh nhà. Từ trong nhà, tôi có thể thấy cánh cửa buồng tắm. Mọi khi đi tắm, chị thường chốt cửa lại, nhưng hôm ấy chị không cài chốt. Thấy không có ai, tôi lén đến gần khẽ đẩy cửa nhìn vào. Chị nói với ra: ‘Cứ đẩy rộng cửa ra’. Mạnh dạn, tôi bước hẳn vào trong. Ðấy là lần đầu tiên tôi được biết thế nào là cơ thể một người đàn bà. Tôi bàng hoàng lặng người, khi đó mới biết được thế nào là cái đẹp. Chị Nghĩa cứ tự nhiên tắm, quay lưng ra rồi lại quay người ra. Tôi có thể ngắm nhìn hết mọi phía. Tôi không dám đứng lâu, sợ nhỡ người nhà về bắt gặp thì khốn. Từ đấy mỗi khi được chị ôm, tôi đưa hẳn tay vào trong yếm, sờ thẳng lên bộ ngực rắn chắc, cũng có khi tôi sờ xuống dưới, nhưng chỉ bên ngoài quần. Một tuần sau đó, lần đầu tiên tôi xuất tinh. Hình ảnh chị Nghĩa đã trở lại với tôi trong bài thơ “Cây tam cúc”:

 ... Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm

Em đừng lớn nữa Chị đừng đi

Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa

Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì...

 
Tôi ở đấy không được lâu, vì sau một vụ cãi nhau với người bạn học, anh ta giận không chịu đèo tôi đi xe đạp nữa. Tôi cũng tự ái, đã thế thì thôi, tôi cũng không cần. Tôi thu xếp quần áo sách vở trong chiếc hòm gỗ, rồi gọi xe kéo đưa lên phố, tìm nơi trọ học khác. Khi tôi ôm hòm ra thì gặp chị Nghĩa đang ngồi ở bực thềm. Biết được lý do tại sao tôi bỏ đi, chị không chịu, giằng cái hòm trên tay tôi. Chị bảo nếu anh kia không chịu đèo xe đạp thì đi xe kéo, việc gì phải bỏ đi nơi khác. Chị cứ khẩn khoản bảo tôi ở lại, nhưng tôi còn tức giận anh kia, nhất định không nghe. Hai chị em giằng co khiến cái hòm rơi xuống đất, lúc đó chị mới chịu để tôi đi. Từ đấy cho đến khi tôi học xong ở tỉnh rồi lên Hà Nội học tiếp, tôi không có dịp trở lại nhà chị nữa.”

 4. Người đàn bà đầu tiên

 “Khi đó tôi đang theo học tú tài ở Hà Nội, ở cùng với hai anh bạn trong một popotte ở phố Sinh Từ (là Trúc Lâm, và một người em của Hoàng Tích Linh). Tôi có một người bạn con nhà giàu, thường đi nhảy đầm. Anh ta rủ tôi đi theo và muốn dạy tôi nhảy. Tôi không thích nhảy, nhưng cũng đi theo anh để... xem. Buổi tối chúng tôi dến tiệm nhảy Asia ở phố Hàng Bông, trong khi anh ấy nhảy thì tôi ngồi uống rượu.

 Một cô gái nhảy thấy lạ bèn đến làm quen và rủ tôi nhảy. Tôi bảo rằng tôi không biết nhảy. Cô gái hỏi thẳng ngay: ‘Con giai thế này mà không biết nhảy à? Nhà quê hả?’ Tôi lễ phép trả lời: ‘Thưa chị vâng.’ ‘Vậy thì ra đây mình dạy cho mà nhảy.’ Tôi từ chối, rồi chị ta cũng không ép. Ðó là một cô gái đẹp, hơn tuổi tôi. Hồi đó tôi mới 17, tuy ngù ngờ như anh nhà quê, nhưng được cái đẹp giai. Còn chị kia độ khoảng ngoài 20 một tí, vì vậy tôi vẫn thưa gửi một cách lễ phép.

 Qua nhiều lần gặp gỡ, tôi được biết chị tên là Tuyết, người Hải Phòng, con một gia đình khá giả, đã học hết tiểu học, biết tiếng Pháp, nhưng bố mẹ muốn chị lấy lẽ một nhà giàu. Vì vậy chị bỏ nhà lên Hà Nội làm gái nhảy. Lúc đó chị khoảng 20 tuổi, hơn tôi đến 3 tuổi.

 Một hôm chị hỏi tôi: ‘Cậu có muốn về ở với tớ không?’ ‘Chị hỏi thế là thế nào?’ ‘Cậu về với tớ, ở chung ấy mà. Cậu nhà quê quá nhỉ, có thế mà cũng không biết.’ Rồi cô nói tiếp: ‘Bắt đầu tối mai cậu cứ lên đây, hết giờ nhảy thì về với tớ.’ Thực tình, tôi cũng chưa hiểu đầu đuôi ra sao. Về nhà, tôi kể lại với các bạn. Hai anh bạn cùng ở bảo tôi cứ đi đi, được người ta nuôi cho ăn ở thì tội gì mà từ chối.

 Tối hôm đó chị Tuyết đưa tôi về nhà ở Ðường Thành. Chị ở cùng hai người bạn, cũng là gái nhảy. Hai người kia ở một buồng, Tuyết ở một buồng. Về đến nhà lúc đã hơn 10 giờ tối, Tuyết đi tắm rồi bảo tôi cũng đi tắm. Buồng tắm và buồng vệ sinh riêng ở ngay cạnh phòng. Chị thay quần áo ngủ và đưa cho tôi một bộ pyjama bảo tôi thay. Chúng tôi lên giường đi ngủ như vợ chồng.

 Tôi nằm cạnh Tuyết, khi đó tôi không gọi là chị nữa, mà gọi là "đằng ấy". Tôi ôm Tuyết, hai tay sờ soạng bên ngoài bộ quần áo ngủ. Tuyết chủ động cởi áo ra, rồi lại cởi áo cho tôi, sau đó bảo tôi cởi hết ra, tôi làm theo. Tôi vẫn nằm cạnh ôm ghì lấy Tuyết và lim dim ngủ. Tuyết đẩy tôi ra và bảo: ‘Cậu định cứ nằm như thế này mãi à?’ ‘Không thế này thì còn thế nào nữa?’ Tuyết phì cười, bảo: ‘Ðã ở với nhau như vợ chồng thì phải yêu nhau, phải có âm có dương.’ Tuyết cầm lấy cái của tôi bảo: ‘Ðây là dương, phải có âm’, rồi đặt tay tôi vào cái của mình. ‘Âm dương phải khít vào nhau thì khi đó mới thấy cực lạc.’ Rồi Tuyết từ từ hướng dẫn cho tôi, tôi ngoan ngoãn làm theo, nhưng chưa thấy có cảm xúc gì. Sau khi giao hợp xong, tôi bảo với Tuyết: ‘Ðằng ấy bảo là sẽ thấy cực lạc, nhưng mình không thấy gì cả.’ Phải mấy lần sau tôi mới biết thế nào là khoái lạc.

 Từ đấy, ban ngày tôi đi học, hoặc ngồi nhà dịch truyện ngắn. Hồi đó tôi đã cộng tác với báo Tân Dân, thỉnh thoảng dịch một vài truyện ngắn gửi tòa soạn. Tối Tuyết đi nhảy, tôi ở nhà làm việc. Buổi sáng Tuyết thường ngủ dậy muộn. Có hôm tôi dậy đi học, lại bị Tuyết kéo lại, bắt nằm thêm. Tuyết giao hẹn với tôi: ‘Chúng mình ở với nhau như thế này, nhưng chỉ sau 6 tháng thì phải thôi. Ai đi đằng nấy.’ Tôi hỏi lý do, nhưng Tuyết không trả lời. Mọi việc ăn ở của Tôi tuyết lo cho cả. Tôi chỉ biết sống cạnh nàng như người tình. Hai cô bạn ở cùng thỉnh thoảng cũng sang chơi. Chúng tôi cùng rủ nhau đi ăn hiệu, hoặc mua về cùng nấu ăn chung.

 Ðến hạn 6 tháng, tôi không để ý. Nhưng một hôm, Tuyết đi mua thức ăn về, rủ hai chị bạn sang cùng ăn. Sau khi ăn xong, mọi người ra về rồi, Tuyết bảo với tôi: ‘Cậu có nhớ hôm nay là ngày gì không?’ Tôi không hiểu. Tuyết trả lời:

 ‘Hôm nay là đến hạn 6 tháng, chúng mình phải chia tay.’ Tôi không chịu, bảo tại sao lại phải chia tay, Tuyết không giải thích, chỉ nói rằng đã thỏa thuận với nhau từ đầu rồi. Tuyết soạn hết đồ đạc của tôi vào chiếc hòm, rồi gọi xích lô đưa tôi về nhà trọ cũ. Tôi bùi ngùi tạm biệt. Tuyết cũng rưng rưng nước mắt đứng nhìn tôi ra đi.

 Tôi lại trở về với hai anh bạn ở phố Sinh Từ. Tôi vẫn không hiểu tại sao Tuyết lại xử sự với tôi như thế. Ðến 6 giờ 30, tôi không chịu được nữa, bèn thuê xe đưa đến phòng nhảy Asia. Bà chủ là một người đàn bà ngoài 30, thấy tôi đến thì hiểu ngay. ‘Bà có biết tại sao Tuyết lại bỏ em không?’ Bà chủ nhìn tôi hỏi lại: ‘Thế cậu không biết à? Bây giờ thì Tuyết đã ngồi trên tàu tốc hành đi vào nam rồi.’ Hồi đó tàu tốc hành Hà Nội-Sài Gòn khởi hành lúc 7 giờ chiều. Rồi bà kết luận: ‘Mỗi người một phận.’

 Từ đấy tôi không bao giờ nghe nói đến Tuyết nữa.”

 
© 2005 talawas