Hoàng Long
giới thiệu
Yasunari
Kawabata
Yasunari
Kawabata: 1899-1972 - Nhà văn Nhật Bản, giải Nobel Văn Chương 1968. Tác
phẩm chính: Xứ Tuyết
(Yukikuni), Tiếng Rền Của Núi (Yama no oto), Ngàn Cánh Hạc (Sembazuku),
Người Đẹp Say Ngủ (Nemureru bijo) Truyện Ngắn Trong Lòng Bàn
Tay (Tenohira no shôsetsu). Nhà xuất bản Lao Động đã xuất bản:
Yasunari Kawabata – Tuyển tập tác phẩm.
Hoàng Long: Sinh năm 1980 tại Đà Lạt.
Nguyên quán: Quảng
Bình. Tốt nghiệp Khoa Đông Phương học Lạc Hồng, Đồng Nai. Ngoại ngữ:
tiếng
Nhật, Anh. Các tác phẩm chính: Vòng Tròn Sáu Mặt (tập thơ, in chung),
Lời Thiên
Di (tập thơ, sắp xuất bản). Đã dịch gần 30 Truyện Ngắn Trong Lòng Bàn
Tay của
Yasunari Kawabata và một số truyện của Murakami Haruki.
Hiện hữu của thần
linh
Vào buổi hoàng hôn ở dãy núi xa xa có
một ngôi sao chiếu
sáng như ánh lửa nhà ga làm anh kinh ngạc. Anh chưa từng thấy ở một
vùng đất
nào khác có một ngôi sao lớn và gần ánh mắt mình như vậy. Cảm thấy lạnh
bởi ánh
sáng từ ngôi sao kia tỏa ra, anh chạy nhanh về phía con đường đá trắng
như hồ
ly. Thinh lặng không một chiếc lá rơi.
Đến khu nhà tắm, anh nhảy ngay xuống
suối nước nóng. Khi đắp
khăn tắm ấm áp lên mặt, lần đầu tiên, ngôi sao lạnh giá rơi khỏi má anh.
-
Trời lạnh
đấy nhỉ. Anh sẽ ở đây đến tết à?
Anh nhìn quanh và thấy gương mặt quen
thuộc của người nuôi
chim đã đến lữ điếm này.
-
Không, tôi
tính vượt núi đi về phía Nam.
-
Phía Nam
đẹp lắm, chúng tôi đã ở phía Nam
của núi cho đến ba, bốn năm trước đây nên mỗi khi mùa đông tới, tôi lại
muốn
quay về phía Nam.
Người nuôi chim không muốn nhìn anh dù
hai người đang nói
chuyện. Anh lén nhìn hành động kỳ lạ của người nuôi chim. Nhấc đầu gối
khỏi
nước nóng và đứng dậy, người nuôi chim tắm ngực cho vợ mình đang dựa
lưng vào
thành bồn tắm.
Người vợ trẻ nâng ngực như phụng hiến,
nhìn vào đầu chồng
nàng. Nơi vầng ngực nhỏ nhắn, hai bầu vú nhỏ phơi ra như hai chén rượu
trắng. Đó
là dấu hiệu của trinh khiết trẻ thơ. Vì tật bệnh mà nàng giữ hình hài
thiếu nữ.
Thân thể nàng mỏng manh như lá cỏ. Gương mặt tuyệt đẹp của nàng gợi cho
ta hình
ảnh của tất cả các bông hoa.
-
Anh đến
phía Nam
của núi này lần đầu tiên ư?
-
Dạ không,
tôi đã từng đi cách đây năm, sáu năm về trước.
-
Vậy à?
Người nuôi chim vừa ôm vai gầy của vợ
vừa lau bọt xà phòng
trên ngực nàng.
-
Tôi có ông
chú bị liệt ở quán trà phía đèo trên kia. Có lẽ bây giờ ông vẫn còn
sống.
Anh nghĩ mình đã nói một cái gì không
ổn. Vợ của người nuôi
chim bị liệt cả tay chân.
-
Người đàn
ông già ở quán trà ư? Là ai vậy nhỉ?
Người nuôi chim hướng về phía anh. Bất
ngờ người vợ nói:
-
Người đàn
ông già đó đã chết ba, bốn năm trước rồi.
-
Thật vậy
sao?
Và lần đầu tiên anh nhìn thẳng vào mặt
người vợ. Ngay khi
nàng nhìn lại, anh ngoảnh đi và đắp khăn lên mặt.
Chính là nàng!
Anh muốn giấu mình trong hơi nước nóng
buổi hoàng hôn. Lương
tâm anh bị phơi trần một cách tủi nhục. Chính là người thiếu nữ bị
thương ở
phía Nam
dãy núi trong lần du lịch năm, sáu năm về trước. Chính vì nàng mà lương
tâm anh
đau đớn triền miên trong năm, sáu năm qua. Tình cảm của anh vẫn tiếp
tục hướng
về giấc mơ xa xưa. Dù vậy, việc gặp nàng trong suối nước nóng phải
chăng là sự
tình cờ tàn nhẫn. Nghẹt thở, anh lấy chiếc khăn ra khỏi mặt mình.
Người nuôi chim thôi không nói chuyện
với những người lạ như
anh nữa, ông bước ra khỏi bồn nước nóng và đứng sau vợ mình.
-
Này, chỉ
xuống nước một tí thôi.
Người vợ nâng hai khuỷu tay mảnh mai
một cách dịu dàng.
Người nuôi chim nhẹ nhàng ôm hai nách và xốc nàng dậy. Người vợ co rút
tay chân
lại như con mèo ngoan. Làn nước còn chìm trong người nàng vờn nhẹ vào
cắm anh.
Người nuôi chim quay về phía khác, ông
bắt đầu tắm. Ông dội
mạnh nước trên mái đầu hơi bị hói.
Khi anh ngắm nàng, nàng chớp hai mi và
nhắm mắt lại. Có lẽ
tại nước nóng thấm qua thân thể nàng. Mái tóc dày của nàng thời con gái
đã từng
làm anh kinh ngạc giờ rủ xuống, mất hình sắc như một món đồ trang sức
quá nặng.
Bồn tắm rộng đến độ người ta có thể
bơi. Người con gái dường
như không phát hiện ra anh, người đang lặn ở một góc bồn tắm. Anh đã
từng tìm
kiếm sự tha thứ của nàng bằng lời cầu nguyện. Tật bệnh của nàng có lẽ
do lỗi
của anh. Thân thể nàng như nỗi buồn màu trắng hiển hiện ra trước mắt
như nói
nàng đã chịu đựng sự bất hạnh này vì anh.
Tình yêu có một không hai của người
nuôi chim đối với bà vợ
trẻ là đề tài đàm tiếu của suối nước nóng này. Mỗi ngày người đàn ông
bốn mươi
tuổi này cõng vợ lên vai đi đến suối nước nóng. Người ta chú tâm nhìn
và xem
đây là bài thơ được mặc khải từ thân thể tật nguyền của người con gái.
Nhưng
người nuôi chim chỉ đi vào khu tắm công cộng của làng mà không đến khu
lữ điếm
lần nào nên có lẽ ông không biết vợ mình chính là người con gái ấy.
Chẳng bao lâu sau, người nuôi chim
dường như đã quên có
người lạ ở bồn tắm, ông bước ra khỏi bồn trước vợ, ông trải áo quần của
nàng ra
trên bậc thang bồn tắm. Khi xếp xong thứ tự từ áo dạ đến áo lót, ông
nâng vợ
dậy khỏi bồn nước. Ông nâng từ phía sau, người vợ co rút chân tay lại
như chú
mèo ngoan.
Đầu gối tròn của nàng như mặt đá pha
lê trên chiếc nhẫn. Đặt
nàng ngồi trên chiếc áo kimono ở bậc thang, ông dùng ngón tay giữa nâng
cằm
nàng lên, dùng lược chãi đầu và hong khô tóc. Như ôm ấp những nhụy hoa
trần
trong cánh hoa, ông lấy áo quần gói nàng lại.
Sau khi quàng lại khăn, ông nhẹ nhàng
cõng nàng trên vai.
Ông quay về, lần dọc theo bờ sông hiu hắt ánh trăng mờ nhạt. Phía dưới,
chân
nàng bé nhỏ đang run rẩy. Chân nàng nhỏ hơn cả cánh tay vòng cung của
người
chồng đang cõng mình trên vai.
Ngoái nhìn bóng dáng phía sau của
người nuôi chim, một giọt
nước mắt mềm mại của anh rơi xuống mặt nước. Chẳng biết lúc nào anh
chợt nói
bằng cái tâm trong sáng:
-
Đúng là
hiện hữu của thần linh.
Anh hiểu mặc cảm mình làm nàng bất
hạnh là tội lỗi. Anh hiểu
đó chính là suy nghĩ không tự biết mình. Anh hiểu con người không thể
gây bất
hạnh cho con người. Anh hiểu việc cầu xin sự tha thứ của nàng là sai
lầm. Anh
hiểu rằng thật là kiêu mạn khi tự nâng mình lên bằng tội lỗi gây cho
người khác
để tìm kiếm sự tha thứ từ người được an định để chịu đựng tội lỗi đó.
Anh hiểu
rằng con người không thể gây tổn thương cho con người.
-
Hỡi Thần
Linh, con đã thua Người.
Anh nghe thấy tiếng suối đang chảy rì
rầm trong thung lũng
với tâm trạng như thể chính anh đang nổi bập bềnh và chảy trên âm thanh
đó vậy.
Hoàng Long dịch
Ghi chú
Nguồn:
Truyện Dịch Đông Tây, nhà xb Lao Động, Đoàn Tử Huyến biên tập.
Giá mà có nguyên tác thì hay hơn, vì bản dịch chưa tới. Sợ người dịch
chưa nắm được hết ý của Kawabata.
NA