*






Văn họcVăn học nước ngoài

Loạt bài: Kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Graham Greene (02.10.1904-02.10.2004)

12.10.2004

Zadie Smith

Graham Greene còn toả bóng

Phạm Toàn dịch 

Tháng tới đây sẽ là sinh nhật lần thứ một trăm Graham Greene. Ông là một nhà tiểu thuyết viết về đạo đức phức tạp nhiều hơn ta tưởng, đó là lập luận của Zadie Smith. Người Mỹ trầm lặng, câu chuyện tình trong bối cảnh Việt Nam những năm 1950 cho thấy ông là nhà báo vĩ đại nhất hạng.

 Graham Greene nói "Mình phải kiếm một tôn giáo thôi, để xem chất ma quỷ trong con người mình đến đâu". Điều này đặt Greene, "nhà tiểu thuyết Ki tô giáo" (danh hiệu ông ghét bỏ) vào một phương đúng đắn: trước khi ông chọn chúa Ki tô làm giá trị cao nhất cho mình, thì ông là con người luôn luôn ám ảnh chuyện đánh giá mình cái đã. Không một nhà tiểu thuyết thế kỷ XX nào đầu óc lại tinh tế hơn ông khi làm công việc so sánh con người. Trong khi có nhiều nhà tiểu thuyết cỡ nhỏ hơn lại tung đòn mạnh hơn nhằm phân biệt kẻ tốt người xấu, thì Greene vẫn là bậc thầy của cách phân biệt đa chiều: những con đường mỏng manh ngăn chia cái độc địa với sự độc ác, với sự không tốt, với sự ngu xuẩn ác ý. Các nhân vật của ông tồn tại trong một hệ thống đạo đức cân bằng đến từng chi tiết. Họ thất bại theo nhiều tầng bậc khác nhau. Và vì vậy mà ở Greene không có con đường đến cái tốt thực sự, đơn giản chỉ là cả triệu cung cách để xấu hơn nữa hoặc bớt xấu đi mà thôi. 

Cái cách hiện thực đạo đức một cách chi tiết này ở Greene thường bị người đời coi nhẹ để chỉ chú trọng vào những khía cạnh ba rốc trong tác phẩm của ông – cách nói toạc vào dục tính, cái máu lang thang, lối viết kiểu báo chí - những nét dường như bảo đảm cho Greene một vị trí giữa những bạn giang hồ: Erskine Childers, Len Deighton, Alec Waugh, John Le Carré. Chắc chắn là Greene luôn luôn là nhà văn thích gây hồi hộp – ngay từ khi còn là chú thiếu niên thì ông đã chơi roulette Nga, đánh bạc thật sự ấy, không chơi chơi đâu. Song cũng là điều tốt thôi nếu ta nhớ rằng trên giá sách của Greene có sách của nhà văn Mỹ Henry James. Bất kể thế nào thì Greene cũng là một anh hai mang trong văn chương, và đó đây ở chốn thẳm sâu tác phẩm của ông đều có Henry James ở trung tâm như ta vừa nhắc nhớ lại (nói cho đúng hơn đó là H. Rider Haggard, người hùng thời thơ trẻ của Greene). Trong các tiểu thuyết của Greene, cũng như của James, mọi thăng trầm của con người đều được đưa ra mổ xẻ. 

Những chỗ phân biệt tính cách mà ta có thể dễ dàng hình dung cụ thể và qua đó ta lại thấy rõ được chính mình ("có điều là tôi thì tốt bụng, còn ông ta thì chỉ là người yếm thế thôi”) là những cái không phổ biến lắm nếu đem so với những điều trái ngược cùng cực của con người: chiến tranh, chết chóc, thất bại và yêu thương. "Bản chất con người không đen hoặc trắng, mà là đen và xám". Greene chẳng phải là nhà tiểu thuyết đầu tiên nói lên điều đó, có điều màu xám của ông đa dạng đến tuyệt vời.

 Chúng ta phải đặt trong miền xám này cái bộ ba u ám trong cuốn Người Mỹ trầm lặng: tính cách dễ bị mua chuộc mà vẫn ngay thật của Phượng, tính cách đứng ngoài cuộc của Fowler, và sự vô tội của Pyle. Đó có phải là một cuốn tiểu thuyết được xây dựng một cách cực kỳ thông minh? Nó giống như trò chơi rút cọng rơm, khi chơi ta phải rút sao cho được một chiếc mà không đụng tới những chiếc khác. Mẹo đánh lừa như vậy là bậc thầy vì nó làm ba nhân vật đó cân bằng với nhau - bằng cách so sánh tính chất hoài nghi chán đời của họ, những niềm hy vọng cùng những thất bại cá nhân của họ - song vẫn duy trì được tình hình sao cho không khi nào chúng ta có thể đến được một phán xét cuối cùng thỏa mãn tất cả, như một tín hiệu cho biết bạn đọc đã đọc xong cuốn sách. Greene không thích cho phép bạn đọc của mình có được sự thỏa mãn như thế: "Khi nào ta còn thấy cái gì chưa chắc chắn, vậy là ta còn đang sống."

 Trong trường hợp Người Mỹ trầm lặng, tính chất nước đôi về đạo đức được xây dựng thành nền tảng đích thực của cuốn tiểu thuyết. Trên kia tôi đã nói đến cái hệ thống đạo đức có mức độ và điều này khiến ta nhớ lại cách viết thận trọng và chừng mực, cái lối của James ở Châu Âu, nhưng đây là cả một sự khác biệt, thay vì đặt nhân vật của anh trên chiến trường thì lại đặt vào phòng khách! Trên chiến địa thì bạn chẳng thấy có gì là chắc chắn hết. Greene bị bắt buộc phải moi ra một số những xung đột xấu xa nhất của thế kỷ ông từng chứng kiến, những cuộc chiến tranh mọi người vẫn tiếp tục ngay cả khi những nguyên cớ chiến tranh đã ngày càng mờ tối đối với họ.

 Các nhân vật của ông tỏa ra tính cách vô định và hoang mang về đạo đức khi họ trải qua cuộc chiến tranh không biết khi nào kết thúc. Song mặc dù vậy, ở Việt Nam, Phượng và anh nhà báo ngoại quốc Fowler đã tìm thấy nhau và như thể là họ đã được ban phước, chí ít thì đó là đối với Fowler, trong chừng mực họ còn có chút hy vọng. Đối với họ, đó là một hòn đá ngầm con con cho họ đặt chân. "Tôi là người có niềm tin to lớn vào chốn luyện ngục", Greene trả lời vậy trong một cuộc phỏng vấn, "với tôi, lò luyện ngục có nghĩa... con người có khả năng thấy được cái gì chuyển động. Tôi không tin vào chốn thiên giới nơi chỉ có cảnh toàn phúc thụ động."

 Pyle, người chỉ tin vào thiên giới lại đã bước vào lò luyện ngục của Greene. Anh ta đến đó trang bị bằng vô vàn những câu chuyện về Việt Nam sai đúng bất biết. Thế nhưng trong cuốn tiểu thuyết này không chỉ riêng anh bám vào những câu chuyện làm lạc lối tự mình đơm đặt lấy. Pyle có câu chuyện anh biết về Fowler, nhưng Fowler cũng có câu chuyện anh biết về Pyle (mạch kể chuyện chính thống trong cuốn sách này), câu chuyện khiến anh đóng nhầm vai người Mỹ trầm lặng nhiều hơn chính anh biến thành con người như thế. Cả hai người đàn ông đều có câu chuyện mình biết hoàn toàn méo mó, vô cùng thực dân về cô gái tên Phượng.

 Chẳng có câu chuyện nào trong số đó là đáng tin hết; từng người có nhu cầu gì thì tin vào chuyện ấy. Greene hiểu rõ những mạch chảy vị kỷ trong động cơ con người chúng ta (khi còn là chú nhỏ, ông từng được một bác sĩ tâm lý theo trường phái Jung nhiều lần tiến hành phân tích tâm lý cho) và ông là người duy nhất vạch ra được sự tiến triển của những ước vọng đó trong các thế giới vi mô thân tình được ông tạo dựng (hai con người yêu nhau) cho tới những hệ quả vĩ mô mang những quan hệ địa lý và chính trị. Ông biết rằng một quốc gia này có thể đem lòng yêu thương một quốc gia kia, tham gia dính líu vào, rồi phát chán và thất vọng. Trong Người Mỹ trầm lặng những động cơ cá nhân được nối với những tấm gương soi chính trị hai mặt của họ. Ta hãy nghe Fowler bình luận về bức thư của người vợ trước. Bất kỳ khi nào mà có nói đến một ai thì hãy nghĩ đến một quốc gia:

 Nào ai có thể trách cứ nàng khi nàng tìm ở tôi những vết sẹo? Khi chúng ta không hạnh phúc, chúng ta xúc phạm nhau. Xúc phạm là một hành vi chiếm đoạt: phần hồn và phần xác của ta quá nhỏ nhoi để có thể chiếm đoạt nhau mà không cần hãnh diện hoặc bị chiếm đoạt mà chẳng thấy bị làm nhục. Điều không may là kẻ vô tội thường lại hay bị dính líu vào các cuộc xung đột. Khắp nơi nơi luôn luôn có tiếng khóc thương từ một tòa tháp nào đó. Tôi nghĩ, "Anh thấy kiêu hãnh đến đâu khi thấy mình thoát được sự trói buộc, cái anh phóng viên ấy, chứ không phải anh nhà văn-lãnh tụ, và anh đã để lại sau vũ đài biết bao điều lộn xộn bẩn thỉu. Còn có một kiểu chiến tranh khác nữa vô tội hơn thế nhiều. Dùng súng cối con người gây ít thiệt hại hơn thế."

 Bề dày chính trị cá nhân của Greene tác động không theo cách san bằng tính phức tạp của các mối quan hệ mà bằng cách khéo léo thừa nhận những mối liên quan và moi chúng ra. Tình yêu một quốc gia và tình yêu một người đàn bà nước ấy được diễn đạt một cách chân thực như là những hiện tượng liên quan đến nhau (khi hỏi Greene vì sao ông sang Việt Nam, ông đáp rằng "Có phần nào là do đàn bà ở đây đẹp - đẹp đến lạ lùng.") Cùng lúc cũng có cái ước vọng bắt ta chiếm được cả hai, cả sự tự do của những người ta yêu và cả sự khuất phục của họ theo những gì ta thích, điều này được thấy cả trong trường hợp mối quan hệ mâu thuẫn của Pyle với Phượng và với cái đất nước nơi cô sinh ra. Ta thấy những điều đó diễn ra như trong tấm gương khi Greene tỏ ra không chỉ như một người khéo dùng dao để chặt mà còn tỏ ra tài khéo hơn vô khối nhà tiểu thuyết người Anh.

 Trong cuộc tình tay ba mang tính biểu trưng này, đương nhiên là trong chừng mực nào đó Phượng đại diện cho Việt Nam, nhưng con người cô cũng hiện diện theo cung cách rất riêng. Phượng là cô gái mặc đồ trắng nhảy đẹp hơn Pyle, cô nằm cuộn tròn trên giường đọc sách về công nương Anne. Cô cho anh những lời khuyên. Ta có cảm giác rằng khi nào Greene không hiểu hết về cuộc đời Phượng hoặc không thể tưởng tượng ra gì nữa thì ông đành không miêu tả gì hết. Kết quả là Phượng tự do bồng bềnh thoát xác; cô có cuộc đời riêng không gì chạm đến được ở phố Catinat - mua khăn lụa, uống kem sữa - Phượng nằm ngoài tầm con mắt Fowler muốn mô tả nàng, và thế là nàng cũng khước từ nốt cái yêu cầu thấp kém và tự nhiên của người đọc muốn cô tiêu biểu cho cả đất nước mình.

 Chúng ta cảm nhận được một người đàn bà có thực đang thở, chứ không phải một ý niệm về người đàn bà Pyle định bụng cướp mất khỏi tay Fowler. Một phần cuộc chiến của Fowler là để bảo vệ cái chất em Phượng kia cho khỏi thành cô Phượng cứng quèo vì những lời hoa mỹ của Pyle. Phần nào thì Fowler thành công trong việc đó. Có những lúc Fowler có đủ ý thức để chợt thấy rằng việc anh bênh vực Phượng chống lại những điều Pyle nghĩ về nàng khiến anh thấy chính mình lố bịch. Thực ra thì những lời anh tự bình luận theo ngôi thứ nhất thường khi giúp anh tránh được nguy cơ thực dân lố bịch hơn là những lời bình của chính Greene khi cuốn tiểu thuyết dường như tụt xuống cách kể chung chung hơn bằng ngôi thứ ba: "Vì tiếng nói cũng có sắc màu đấy, tiếng nói màu vàng cất tiếng hát, còn tiếng nói màu đen òng ọc súc miệng trong khi tiếng nói màu trắng thì chỉ biết nói thôi."

 Cần lưu ý rằng những chấm đen ý thức hệ kiểu đó trước hết là những thất bại trong sáng tạo nghệ thuật. Hẳn là ta cần một bước nhảy tưởng tượng xa hơn và đầy đủ hơn về phía Greene để nhận rõ Fowler giống Phượng ra sao. Song những sai sót như vậy không nhiều. Bất kể Fowler ra sao, đây vẫn là một tác phẩm dấn thân cao độ về chính trị. Sự mổ xẻ tính chất ngây thơ chính trị trong con người Pyle dường như mỗi năm qua đi kể từ khi sách xuất bản lại có tiếng vang mạnh hơn:

 Ơn Chúa, tôi hy vọng rằng anh biết rõ anh đang làm gì ở đây. Chao ôi, tôi biết động cơ của anh là tốt, bao giờ cũng ... Đôi lúc tôi mong sao anh có đôi chút động cơ xấu, khi ấy anh có thể sẽ hiểu thêm chút gì về con người. Và điều đó cũng áp dụng cho cả cái đất nước nhà anh nữa đấy Pyle ạ.

 Nhưng người Mỹ trầm lặng chẳng học được gì. Đến kỳ cùng thì anh vẫn cả quyết rằng niềm tin quan trọng hơn hòa bình, ý tưởng có sức sống mạnh mẽ hơn con người. Sự ngây thơ của anh ta đối với cái thế giới này là một kiểu cực đoan tín ngưỡng: anh ta tin tưởng rằng thế nào cũng phải có niềm tin. Bất biết niềm tin gì. Bất biết đúng sai.

 Đọc lại cuốn tiểu thuyết càng củng cố cho nỗi lo của tôi đối với những kiểu người như Pyle trên thế giới. Bọn họ không định hại chúng ta, nhưng họ đã làm. Bằng cách nhấn mạnh vào tính chất chân xác của những cái chết được Pyle coi như thuần túy mang tính tượng trưng, Greene đã cho phép một con người yếm thế kiểu như Fowler trở thành kẻ vô địch tuyên ngôn ý nghĩa sự sống, và đó là thành tựu lớn của tác giả. Chí ít thì Fowler cũng đủ lý tưởng để tin rằng trên trái đất này chẳng có một ý tưởng nào đáng để anh chết vì nó. Khi Pyle tra hỏi Fowler rằng anh có niềm tin không và anh tin vào cái gì, thì anh ta nói "Ôi, tôi đâu có là người (duy tâm chủ quan - ND) như Berkeley. Tôi tin rằng tôi đang tựa lưng vào bức tường này. Tôi tin rằng có khẩu tiểu liên nhăm nhăm đâu đó." Pyle nói lại, "Tôi không định hỏi điều đó."

 Đó chính là tinh thần Graham Greene trong Người Mỹ trầm lặng. Cái niềm hy vọng ông đem lại cho ta là kiểu hy vọng mà chỉ những ai quan sát cận cảnh mới có. Ông bảo vệ chúng ta bằng những chi tiết, và các chi tiết tiến hành cuộc chiến tử tế chống lại những ý tưởng to tát, mơ hồ, vô nhân tựa như những ý tưởng của Pyle. Đã có quá nhiều thời gian trôi qua để bảo vệ Greene khỏi cái vị báo chí trong tác phẩm của ông, chúng ta nên nghĩ về ông rằng ông chính là nhà báo vĩ đại nhất ta chưa từng gặp. Nếu như có nhiều hơn nữa các nhà báo có tài kể chuyện như Greene đem được lại cho chúng ta những vụ nổ ngoài quảng trường, thì liệu chúng ta còn có thể tha thứ bao lâu nữa những cuộc chiến tranh chúng ta đang tiến hành?

 Với Greene, cái Ác nằm trong những chi tiết, nhưng sự cứu rỗi cũng ở đó. Sự bồi đắp dần cái chi tiết thường nhật được diễn đạt hết sức khéo léo khiến cho chúng ta cảm thấy mình người hơn, đẩy lùi những chất thống kê đi, rung chuông kéo chúng ta về với chính mình. Có bao nhiêu nhà báo đủ sức viết phóng sự - hoặc cái gì khác nữa - như vậy?

 ... anh ta mỉm cười rạng rỡ, dễ thương, nụ cười đầy hiệu quả, một nụ cười mỉm ngắn gọn nhà binh ... tiếng súng vang vọng đi như kim đồng hồ chạy quanh phía chân trời. "Anh dùng một chén trà nhé?". "Cám ơn, tôi đã uống ba chén rồi." Tưởng chừng như thể câu hỏi và câu đáp trong một cuốn sách dạy nói thành câu. Tôi thường được đọc về những ý nghĩ của con người khi họ sợ hãi: nghĩ về Chúa, về gia đình hoặc về một người đàn bà. Tôi cảm phục sự điềm tĩnh của họ. Còn tôi thì chẳng nghĩ ngợi gì, ngay cả cái cửa sập trên đầu mình, trong mấy giây đó, tôi ngừng tồn tại, một nỗi sợ hoàn toàn. Lên đến đầu bậc thang tôi bị cộc đầu, vì sợ nên không đếm được các bước, không nghe thấy gì, hoặc không nhìn thấy gì. Sau đó đầu tôi nhô lên khỏi mặt đất và chẳng một ai bắn vào tôi hết, và nỗi sợ tan biến dần.

 Khi Greene mất vào năm 1991, Kingsley Amis - một con người không sinh ra để có những đánh giá rộng bụng đối với các bạn cùng trang lứa - đã viết cho nhà tiểu thuyết mấy lời cáo phó ngắn gọn, vừa đủ: "Ông sẽ được toàn cầu tưởng nhớ. Cho đến tận hôm nay, ông vẫn là nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất của chúng ta." Cách nhìn của Amis và của Greene về một nhà tiểu thuyết vĩ đại khác nhau theo quan niệm này: đó là công việc của một con người với cây bút. Một con người không kiêu căng sống trên đời này và thuộc về cuộc đời này, người đó viết cho bạn đọc chứ không viết cho các nhà phê bình và mỗi ngày viết ra vô vàn từ hệt như một nhà báo vậy. Các nhà văn Anh ngày nay lao động theo những cơn co giật cả về lượng lẫn về chất, và họ mải mê phân biệt "viết mua vui" với "viết văn chương" đến mức là cuối cùng thì họ chẳng viết gì nữa. Đây là một trong vài ba cách phân biệt Greene không bó mình vào. Phóng sự biến thành tiểu thuyết biến thành phim; từ các tư liệu riêng như cuốn nhật ký mộng mơ, ông có được vô vàn truyện ngắn. Đôi khi thậm chí ông còn mơ tưởng đến trật tự này: bữa kia giữa chừng một tiểu thuyết thì ông bí, ông đi nằm và ngủ mơ đến chuyện kia, rồi sáng hôm sau ông thức dậy với đầy đủ mọi điều cho công việc trôi chảy. "Cuốn sách ngập ngừng không chịu ra... giấc mơ đến và hình như vừa khớp."

 Nhà văn nào thì cũng mong tưởng tượng ra một lực hút đẩy không cưỡng nổi - Greene thì không khi nào để tuột một câu chuyện, ông bị chết đuối trong mớ chuyện ấy. Ông đã nói câu nổi tiếng rằng thời thơ ấu là lúc cân bằng thu chi cho nhà tiểu thuyết, và thời thơ ấu của Greene - cảnh khốn cùng của trường công lập, những cuộc tranh giành quyền lực với người cha làm hiệu trưởng, sự cám dỗ thời thiếu niên của bà vợ chính ông thầy thuốc tâm thần của mình, những lần ve vãn với chứng điên và với Chúa - song ông không khi nào, không bao giờ mang công mắc nợ. Có vô số người kể chuyện trong nền văn học Anh, nhưng điều hiếm có ở Greene ấy là cách ông dùng một cách kiềm chế vô vàn tài liệu phong phú trong tay. Chắc chắn ta có thể hình dung rằng không một ai đủ sức dệt những sợi rắc rối của xứ Đông Dương bị chiến tranh tàn phá thành một cuốn tiểu thuyết đọc một mạch, thành một khối có chủ đề rõ rệt và thú vị hấp dẫn như cuốn Người Mỹ trầm lặng.

 Tiểu luận này của Zadie Smith được bà dùng làm lời giới thiệu tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng xuất bản nhân dịp một trăm năm sinh Graham Greene, sẽ do nhà Vintage cho ra mắt ngày 7 tháng Mười.

 © 2004 talawas

 Nguồn: Báo The Guardian, thứ bảy 18 tháng Chín 2004, http://books.guardian.co.uk/review/story/0,12084,1306236,00.html
Shades of Greene 

Graham Greene, whose centenary is next month, was a more ethically complex novelist than is usually remembered, argues Zadie Smith. The Quiet American, his love story set in the chaos of 1950s Vietnam, shows him to be the greatest journalist there ever was

Saturday September 18, 2004

The Guardian

 "I had to find a religion," said Graham Greene, "to measure my evil against." This puts Greene the "Catholic novelist" (a description he detested) into correct perspective: before he chose Christ as his highest value, he was first a man obsessed with scale itself. No 20th-century writer had a subtler mind for human comparison. Where lesser novelists deploy broad strokes to separate good guy from bad, Greene was the master of the multiple distinction: the thin lines that separate evil from cruelty from unkindness from malevolent stupidity. His people exist within a meticulously calibrated moral system. They fail by degrees. And so there is no real way to be good in Greene, there are simply a million ways to be more or less bad.

 This detailed ethical realism is an aspect of Greene often neglected in favour of the more baroque aspects of his oeuvre - the forthright sexuality, the wanderlust, the journalistic reportage - traits which seem to place him securely amongst the company of his fellow adventurers: Erskine Childers, Len Deighton, Alec Waugh, John Le Carré. Certainly Greene was always a writer interested in thrill - as a teenager he played Russian roulette of the deadly, non-metaphorical kind. Still, it's sometimes good to remind oneself of the fact that upon Greene's own book shelves Henry James reigned. Whatever else he was, Greene was a literary double agent, and some of the depth of his work is revealed when we reinscribe Henry James (rather than, say, his childhood hero H Rider Haggard) as his central antecedent. In Greene's novels, as with James's, all the vicissitudes of human personality are brought to the table for dissection.

Distinctions of character that we fondly imagine concrete, upon which we define ourselves ("But I am kind, where he is only cynical"), are revealed to hold little currency in the face of the human extremities: war, death, loss and love. "Human nature is not black and white but black and grey." Greene is not the first novelist to note it, but his grey was marvellously various.

 Into this grey area we must place the shady triad of The Quiet American: the honest venality of Phuong, the disengagement of Fowler, and the innocence of Pyle. Isn't it a brilliantly constructed novel? It reminds one of the game jack straws, in which the aim is to take each stick in turn without disturbing the others. It is a masterful trick to balance these three people against each other - comparing and contrasting their cynicisms, their hopes, their personal failures - and yet weighting the situation in such a way as to never allow us to make that final, satisfying judgement upon their characters which would signal that the reader's work is done. Greene did not like to permit his readers this satisfaction: "When we are not sure, we are alive."

 In the case of The Quiet American ethical ambivalence is built into the very foundation of the novel. I spoke earlier of a calibrated moral system, and this reminds us of the careful, judicious James of The Europeans, but what a different job it is to place your people in a battlefield instead of a drawing room! You cannot be sure about anything on a battlefield. Greene was compulsively drawn to some of the messiest conflicts his century had seen, wars that people continued to fight long after the reasons to fight them had grown obscure.

 His characters radiate the ethical uncertainty and confusion that comes from living a war-without-end. But despite this, in Vietnam Phuong and the foreign correspondent Fowler have found each other, a blessing which seems, to Fowler at least, as much as can be hoped for. Theirs is a small ledge between a rock and a hard place. "I'm a great believer in purgatory," said Greene in an interview, "Purgatory, to me, makes sense ... one would have a sense of movement. I can't believe in a heaven which is just passive bliss."

 Into Fowler's purgatory comes Pyle, who believes in Heaven. He arrives armed with his grand narrative about Vietnam, which he will force Vietnam to fit, by hook or by crook. But he is not alone in clinging to misleading, self-serving stories in this novel. Pyle has his story about Fowler, but Fowler also has his own about Pyle (the dominant narrative of the book), a story that mistakenly casts him as more of a quiet American than he turns out to be. Both men have their equally distorting, unavoidably colonial, story about Phuong.

 None of these tales is to be trusted; they are shot through with personal need. Greene understood the selfish currents that run through our deepest motivations (he had been extensively psychoanalysed by a Jungian when he was still a young teenager) and he was unique in tracing the progress of these desires from their intimate microcosm (two people in love) to their geopolitical macrocosmic consequences. He knew one country could fall for another, get involved with it, grow tired of it and break its heart. In The Quiet American personal motivations are linked with their political mirror twins. Listen to Fowler's running commentary on his ex-wife's letter. Wherever there is a person mentioned, think of a country:

 Who could blame her for seeking my own scars in return? When we are unhappy we hurt.The hurt is in the act of possession: we are too small in mind and body to possess another person without pride or to be possessed without humiliation. Unfortunately the innocent are always involved in any conflict. Always, everywhere, there is some voice crying from a tower. I thought, "How much you pride yourself on being dégagé, the reporter, not the leader-writer, and what a mess you make behind the scenes. The other kind of war is more innocent than this. One does less damage with a mortar."

 Greene's personal-political layers work not by flattening the complexity of the relationships but by artfully recognising the connections and drawing them out. Love of a foreign country and love of its women are honestly expressed as related phenomena (when Greene was asked why he came to Vietnam he answered "It was partly the beauty of the women - it was extraordinary.") The simultaneous desire we all possess for both the liberty of our lovers, and their submission to our will, applies equally to Pyle's contradictory relationship with Phuong and the country she was born in. These mirrored applications are where Greene showed himself not only more than a hack but also more skilled than many English novelists.

 In this emblematic love triangle Phuong is of course representing Vietnam to some extent, but she is still everywhere her idiosyncratic self. She is the girl in white dancing better than Pyle, she is curled up in bed reading about Princess Anne. She keeps her counsel. One feels that where Greene did not know enough of her life, or could not imagine, he resolved not to describe. As a result Phuong floats free of her symbolic weights; she has her own inviolate life in the rue Catinat - buying silk scarves, drinking milkshakes - outside the reach of Fowler's narrative eye, and thus denying the reader's base and natural request that she embody her entire country.

 We sense a real, breathing woman, not just the idea of a woman that Pyle is trying to steal from Fowler. Part of Fowler's battle is to defend her essential Phuong-ness from Pyle's ossifying rhetoric. He is only partially successful at this. There are moments in which Fowler is self-conscious enough to glimpse the fact that his protection of Phuong against Pyle's idea of her leads him into new caricatures of his own. In fact, his first-person commentary is often more alert to the dangers of colonial caricature than Greene's own when the novel seems to fall into a more generalised third person: '"For voices have a colour too, yellow voices sing and black voices gargle, while ours just speak."

 It is to be noted that ideological blind spots like these are first creative failures. It would have taken a further, fulfilling, imaginative leap on Greene's part to conceive of what Fowler sounds like to Phuong. Such lapses are unusual, however. Despite Fowler, this is a fiercely politically engaged work. The dissection of political naiveté in the person of Pyle seems to gain in resonance with each year that has passed since publication:

 I hope to God you know what you are doing here. Oh I know your motives are good, they always are ... I wish sometimes you had a few bad motives, you might understand a little more about human beings. And that applies to your country too, Pyle.

 But the quiet American does not learn. To the end he remains determined that belief is more important than peace, ideas more vital than people. His worldly innocence is a kind of fundamentalism: he believes that there must be belief. By hook. By crook.

 Reading the novel again reinforced my fear of all the Pyles around the world. They do not mean to hurt us, but they do. Greene's great achievement is to allow a cynic like Fowler to champion the cause of life by insisting on the authenticity of those deaths Pyle considers to be merely symbolic. Fowler is at least idealistic enough to believe that there is not an idea on this earth worth killing for. When Pyle interrogates Fowler as to what, if anything he believes, he says "Oh, I'm not a Berkeleian. I believe my back's against this wall. I believe there's a Sten gun over there." Pyle replies, "I didn't mean that."

 Greene's work does mean exactly that. The hope he offers us is of the kind that only close observers can give. He defends us with details, and the details fight the good fight against big, featureless, impersonal ideas like Pyle's. Too much time has been spent defending Greene against the taint of journalism; we should think of him instead as the greatest journalist there ever was. If more journalists could report as well as Greene bringing us the explosion in the square, how long could we retain the stomach to fight the wars we do?

 The devil is in the details for Greene, but redemption is also there. The accretion of perfectly rendered, everyday detail makes us feel human, beats away the statisticians, tolls us back to ourselves. How many journalists can write reportage - or anything else - like this?

 ... he smiled brightly, neatly, efficiently, a military abbreviation of a smile ... the gunfire travelling like a clock-hand around the horizon. "Will you have a cup of tea?" "Thank you, I have had three cups already." It sounded like a question and answer in a phrase book. I have read so often of people's thoughts in the moment of fear: of God, or family, or a woman. I admire their control. I thought of nothing, not even of the trap-door above me: I ceased, for those seconds, to exist: I was fear taken neat. At the top of the ladder I banged my head because fear couldn't count steps, hear, or see. Then my head came over the earth floor and nobody shot at me and fear seeped away.

 When Greene died in 1991, Kingsley Amis - a man not given to generous estimations of his peers - gave him a neat, fitting obituary: "He will be missed all over the world. Until today, he was our greatest living novelist." Amis's and Greene's vision of a great novelist was different from the present conception: it was of a working man with a pen. An unpretentious man, in and of the world, who wrote for readers and not critics, and produced as many words per day as a journalist. English writers these days work in spasms, both in quantity and quality, and so keen are they to separate "entertainments" from "literature" that they end up writing neither. This was one of the few distinctions Greene did not concern himself with. Reportage turned to novel turned to film; he got several short stories from the material he found in his own dream diary. He even occasionally dreamt to order: finding himself stuck in the middle of a novel one day, he went to bed and slept on the problem, waking up in the morning fully furnished with the solution. "The book was hesitating ... the dream came and seemed to fit."

 Any writer would envy an imagination of such irresistible contrapuntal thrust - he never lacked a story, he was drowning in them. He famously said that childhood is the credit balance of the novelist, and Greene's childhood - the misery of his public school, the power struggles with his headmaster father, the teenage seduction of his own psychiatrist's wife, the flirtations with madness and God - well, he was never, ever going to be in the red. There are many natural storytellers in English literature, but what was rare about Greene was the control he wielded over his abundant material. Certainly one can imagine nobody who could better weave the complicated threads of war-torn Indochina into a novel as linear, as thematically compact and as enjoyable as The Quiet American.

 © Zadie Smith, 2004

 · This essay by Zadie Smith is her introduction to a new centenary edition of The Quiet American by Graham Greene which will be published by Vintage on October 7. To order a copy for £6.99 with free p&p call Guardian book service on 0870 836 0875.