MẬT GẤU VÀ SỰ TÀN ÁC TRONG XÃ HỘI
QUANH TA
Tiến Sĩ Võ Thanh Liêm
1. Lời Phật thuyết:
Đức Thích Ca Mâu Ni thương xót tất cả
chúng sanh. Dưới mắt
Phật tuy muôn loài có hình dạng khác nhau nhưng có cùng nguyên thủy
nguồn gốc
và chịu chi phối bởi luật luân hồi nhân quả. Chúng sanh tùy theo tạo
nghiệp ác
hoặc duyên lành mà luân hồi kiếp này sang kiếp khác trong sáu cõi khổ.
Cõi khổ
thì vô cùng. Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu lên một cảnh khổ vì
sự tàn
ác không đáng phải có và cần phải chấm dứt ngay tức khắc vì sự vô nhân
đạo cùng
cực của nó.
2. Mắt thấy tai nghe:
Sau đây là lời kể của nhân chứng tên
Youn Show Lee đăng trên
World Journal ngày 15 Tháng Tư năm 1998 nguyên văn tiếng Tàu: 'Vài
tháng trước
tôi có dịp đến thăm cầu Tiên kiều dưới chân núi Trường Nhật, Trung Hoa.
Chúng
tôi ghé thăm một trang trại nuôi gấu. Trang trại có núi non bao phủ,
phong cảnh
tráng lệ hữu tình, không khác chi cảnh thiên đường hạ giới. Bất thình
lình tôi
nhìn thấy mấy chục cái chuồng sắt chứa gấu đen. Những chiếc chuồng chỉ
vừa đủ
cho con vật nằm ngang và không thể đứng dậy hay xoay trở gì được. Ông
chủ nông
trại nói cho tôi biết là trại gấu của ông nuôi để lấy mật từ trong túi
mật của
những con gấu này. Vì có nhiều nhu cầu nên cơ sở làm ăn của ông sanh ra
rất
nhiều lợi nhuận.
Khi tôi đến những gấu trông hiền lành
và mọi sự yên tĩnh.
Bỗng nhiên xuất hiện bốn người to lớn, tất cả những con gấu kêu rống
lên thảm
thiết như trông thấy quỉ dữ. Người chủ trại cho tôi biết là mỗi ngày
đúng 8 giờ
sáng ông rút mật từ túi mật nằm sâu trong cơ thể của gấu. Tuy nhiên chỉ
khoảng
độ 7 giờ 45 là đàn gấu bắt đầu kêu khóc thảm thiết. Bốn người to lớn
mặc áo
trắng, gương mặt lầm lì không để lộ một xúc cảm nào. Họ tiến về phía
chuồng
gấu. Bốn người đàn ông bắt tay vào việc tóm cổ con vật bằng kềm sắt.
Con vật
nghiến răng kêu la thảm khóc, hai mắt lòi ra rồi ỉa vãi phân ra vì sợ
hãi.
Trong bụng con vật khốn khổ có một cái vòi sắt lúc nào cũng lòi ra
ngoài nhểu
nhảo mật tiết ra. Bốn người kéo bốn chân con vật ra xong đâm vào cái
ống sắt
một cây kim dài rồi rút mật ra bằng ống chích to lớn. Khi chất mật xanh
xanh được
rút ra con gấu mở to mồm ra như muốn toặc, hai mắt lòi ra và toàn thân
run lên
bần bật suốt thời gian bị tra tấn.
Cuộc tra tấn kéo dài khoảng 2 giờ đồng
hồ. Mấy chục con vật
khốn nạn kêu gào vang động cả một khu núi rừng. Cảnh tượng kinh khủng
quá làm
tôi hốt hoảng, đầu óc quay cuồng và tim tôi như bị ai bóp chặt.
Sau cuộc tra tấn đau đớn những con gấu
co lại ôm bụng mình
rên rỉ nho nhỏ. Chúng không thể co hơn được vì cái chuồng sắt quá hẹp
chỉ có
thể nhúc nhích một ít mà thôi. Tôi thấy nước mắt chúng bắt đầu tuôn ra
ràn rụa
chảy có dòng rơi xuống mặt đất.
Lúc 10 giờ 30 sáng có người kêu lên
'chuồng số 5 có tai nạn
!!'. Tôi chạy vội theo ông chủ đến chuồng số 5 và sửng sốt trước cảnh
tượng
kinh hoàng. Một con gấu màu nâu tự móc ruột nó ra. Tay cầm chùm ruột
vướng theo
bao tử lòng thòng trên tay đầy máu nó dơ lên kêu rống như để phản đối
cách đối
xử tàn ác của con người. Tôi nhìn cảnh tự sát của con vật khốn khổ toàn
thân
tôi tê tái. Trong cuộc đời tôi chưa hề chứng kiến cảnh đau thương tuyệt
vọng
đến như thế này. Rồi không biết từ đâu chạy lại những người đàn ông
mang trên
tay búa, kềm và dao to. Người chủ hạ lịnh: 'phải chặt ngay chân tay nó
trước
khi nó chết!. Chỉ có cách đó mới bán được chân tay tươi! Cửa chuồng mở
ra và
trong phút chốc tứ chi con vật bị chặt lìa. Những con gấu khác kêu gào
thảm
thiết tuyệt vọng. Người ta chích morphine cho chúng để chúng bình tĩnh
lại.
Sau khi trông thấy cảnh tượng kinh
hoàng này tôi bị ám ảnh
ngày đêm bởi gương mặt hốt hoảng nhưng vô tội của những con vật khốn
khổ. Nỗi
ám ảnh sẽ đeo theo tôi cho đến khi tôi lìa đời. Hãy giúp những con vật
vô tội
này bằng cách chấm dứt những hoạt động thương mại tàn nhẫn này'.
3. Mật gấu dùng để
làm gì?
Tại sao người ta dùng
mật gấu? Từ hàng ngàn năm người Trung
Hoa coi mật gấu như một loại thuốc trị bệnh gan (liver disease), trĩ
(haemorrhoid), và giải nhiệt (lower body temperature). Có nhiều người
tin rằng
mật gấu kích thích dâm dục, cường dương nhưng chuyện này hoàn toàn vô
căn cứ.
Dược chất chính của mật gấu là Ursodeoxycholic acid (UDCA). Từ năm 1954
Nhật
Bản đã sản xuất UDCA từ xác gà chết và vẫn liên tục sản xuất tối đa để
cung ứng
cho thị trường. Dược tính của UDCA nhân tạo rất tốt không thua mật gấu
chút
nào. Thêm vào đó có tối thiểu 54 loại cây cỏ dược thảo có thể thay thế
cho mật
gấu trong đó có loại cỏ hoa vàng (Dandelion) mọc khắp nơi ở sân cỏ
Australia và
loại cỏ gai Milk Thistle hoa tím cũng có thể tìm thấy nhiều nơi trên
thế giới.
Giải nhiệt thì ta có thể dùng mía lau, rễ Tranh, củ năng v.v. Bịnh trĩ
thì có
nhiều loại thuốc, kem thoa rất hữu hiệu trên thị trường như là Rectinol
chẳng
hạn có bán khắp nơi và rất rẻ tiền. Thế nhưng tình trạng sinh tồn của
giống gấu
hôm nay có thể coi như vô cùng tuyệt vọng.
Tại Trung Hoa hiện có
7002 con gấu bị giam cầm để lấy mật.
Nhiều con gấu đã bị giam cầm và tra tấn dã man, chôn thân trong chiếc
chuồng
nhỏ hẹp như một cỗ quan tài suốt 21 năm trường. Đó là trường hợp con
gấu tên
Snoopy đã đui mù. Nó được giải thoát nhờ sự can thiệp của hội bảo vệ
súc vật
Animals Asia Foundation.
Tại Việt Nam có
khoảng 4900 con gấu bị chung thảm cảnh.
Riêng Thủ Đô Hà Nội có 700 con gấu bị nhốt trong những cái chuồng nhỏ
hẹp trong
nhà tối âm u bẩn thỉu. Tỉnh Bình Dương miền nam có tối thiểu 4 trại
nuôi gấu mà
chủ nhân là những người giàu có. Những con gấu Việt nam đặc biệt hơn là
đều bị
chặt đứt một bàn tay để bán trước. Tiếng kêu gào đau thương của gấu
vang đi rất
xa, khu gia đình tôi ở gần đó vẫn nghe được. Mỗi bàn tay gấu có giá
800-1000 mỹ
kim. Mỗi năm Trung Quốc sản xuất 7 tấn mật gấu. Thị trường chỉ có thể
tiêu thụ
3 tấn. Mật gấu thặng dư người ta bỏ vào xà bông, dầu gội đầu, rượu kích
dâm,
trà kích dục, kem thoa môi, thoa hậu môn, âm đạo v.v. toàn là gian dối
xảo trá
vì mật gấu không có tác dụng gì trong xà bông hay trà rượu, kem thoa.
Tất cả
chỉ vì người ta muốn tiêu thụ số sản phẩm dư thừa mà thôi.
Câu chuyện đau thương
bắt đầu từ 22 năm trước. Nước Cộng sản
Bắc Triều Tiên sáng chế ra phương cách lấy mật gấu mỗi ngày mà không
phải giết
con vật. Tiếp theo Cộng Sản Trung Hoa noi theo vào năm 1985. Thế rồi
Cộng Sản
Việt Nam lại nhập cuộc vào khoảng 10 năm trước đây. Hiện nay tại Việt
Nam còn
khoảng 300 con gấu sót lại trong rừng và trên đà tuyệt chủng. Tại Trung
Hoa còn
lại khoảng 10,000 con gấu sót lại trong những khu rừng thưa và cơ hội
sinh tồn
của chúng rất bấp bênh.
Tệ nạn đối xử tàn
nhẫn với súc vật vẫn được xã hội Việt Nam
và Trung Hoa chấp nhận. Người ta ăn thịt chó không phải vì thiếu thịt
hay nghèo
mà vì sở thích. Trước khi giết con chó, mèo, người ta tra tấn nó, lột
da sống,
đốt phỏng, đánh đập để rồi sau đó, họ tin rằng thịt con vật khốn nạn sẽ
ngon
hơn. Đã có lần tôi van xin kẻ tra tấn con vật và tình nguyện bồi thường
tiền để
người ấy ngưng hành động tàn ác nhưng không được. Tôi không thích nhưng
không
chống lại thói quen ăn thịt chó của người Việt Nam. Lý do là tôi không
có một
lý luận thích đáng mà tôi có thể đưa ra để biện minh tại sao chỉ nên ăn
thịt
gà, vịt, heo, bò mà lại không ăn thịt chó. Một lý do không mấy thuyết
phục có
thể đưa ra là khi ra khỏi nước bị người ngoại quốc cười chê là dân ăn
thịt chó.
Tuy nhiên lý luận này cũng không thuyết phục vì đa số người Việt - Hoa
không có
cơ hội xuất ngoại. Bị ăn thịt đã đành phận chó nhưng tra tấn trước khi
giết
thật vô cùng tàn nhẫn không hợp với đạo nhân từ của cả Ki Tô giáo và
Phật Giáo.
4. Mối liên quan giữa
sự tàn ác với súc vật và bạo động sa
đọa trong xã hội loài người.
Những khi vì lòng
trắc ẩn, tôi lên tiếng nêu lên vấn đề này
với những bạn bè đồng hương thì câu trả lời thường gặp nhất là: 'Ở Á
châu, con
người còn không có chút tôn trọng nào huống chi là thú vật!' Đành rằng
vậy. Thế
nhưng có nhiều bằng chứng do những công trình nghiên cứu khoa học của
những nhà
Phân Tâm Học (Psychologists) và Tội Phạm Học (Criminologists) cho thấy
có mối
liên quan mật thiết giữa sự bạo động và quá khứ hành hạ súc vật của tội
phạm.
Công trình nghiên cứu năm 1997 của Đại Học Northeastern University Hoa
Kỳ cho
thấy 70% những người phạm tội tàn ác với súc vật khi thiếu niên đồng
thời trở
nên bạo động và phạm thêm tội nghiêm trọng hơn với con người sau này.
Trong một
cuộc nghiên cứu khác, 152 tội nhân bạo động có hơn 60% đã có hành vi
tàn nhẫn
với súc vật lúc nhỏ, 25 % khác lúc nào cũng tàn nhẫn với súc vật khi có
cơ hội.
Trong khi những tội nhân phạm tội nhẹ không liên quan đến bạo động chỉ
có 6% đã
từng có hành vi tàn nhẫn với súc vật lúc thiếu thời. (Kellert and
Felthous
"Childhood Cruelty Toward Animals Among Criminals and Non-Criminals",
Human Relations Volume 38, No. 12, PP. 1113 - 1129).
Đây chỉ là vài thí dụ
điển hình trong số nhiều công trình
nghiên cứu giá trị khác. Những cá nhân có khuynh hướng tàn nhẫn với súc
vật và
rồi bạo động với con người ở xã hội nào cũng có. Sự khác biệt đáng nói
là ở xã
hội Á Châu và nhất là Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam nói riêng có một
sự chấp
nhận nghiễm nhiên truyền thống. Từ những thành phần cá nhân có khuynh
hướng tàn
ác vô tâm có sở thích giết một hai con chó để thỏa mãn cá nhân đi đến
một xã
hội và chính quyền cấp giấy phép hành nghề cho những cá nhân này để
biến sự tàn
nhẫn cá nhân thành một kỹ nghệ tàn ác. Thế rồi sự tàn ác được hệ thống
hóa đưa
đến sự mặc nhiên chấp nhận của toàn xã hội. Một xã hội chấp nhận và bao
dung
tội ác cũng đồng thời coi rẻ nhân phẩm, coi rẻ sự đau đớn khổ đau của
mọi sinh
vật trong đó có chính loài người. Con người thường có những sự so sánh
để biện
minh cho hành động không hay của mình. Thí dụ như là nhà anh hàng xóm
làm như
thế kia, mình làm thế này cũng chẳng có chi là quá đáng!
Ngày hôm nay tại Việt
Nam nói riêng chúng ta có một xã hội
bao dung cho hành động bán trẻ em vô động mãi dâm mà người bán không ít
trường
hợp lại chính là cha mẹ, người thân của đứa trẻ. Xã hội đó cũng bao
dung cho
bóc lột, bất công và bạo lực. Chúng ta không thể đổ thừa cho nạn nghèo
khổ.
Nghèo khổ không phải là nguyên nhân của tất cả. Mười lăm năm qua kinh
tế của cả
hai nước Việt Nam và Trung Hoa đang phát triển sau khi từ bỏ cộng sản
chủ nghĩa
kinh tế bao cấp. Sự suy đồi đạo đức, hậu quả của nhiều thập niên đập
phá, hủy
bỏ những nền tảng giáo lý cổ truyền kéo theo sự cố tình làm suy yếu các
tôn
giáo chánh của những tay phù thủy chính trị đã góp phần gia tăng sự
táng tận
lương tâm và lòng tham vô bờ bến của con người.
Theo Kinh Pháp Bảo
Đàn, lời của Đinh Sĩ Trang (trang 55,
phần mở đầu) thì 'Những cơn sóng ngầm của xúc động và của tình cảm mà
chúng ta
không thấy được và thường không lưu ý đến, lại là những động cơ thúc
đẩy để
điều khiển Tâm, điều khiển tư tưởng và hành động của con người. Người
ta không
cần phải tìm đến địa ngục hoặc phải chờ đến kiếp sau mới gặp được quỉ
dữ, mà
chính cái Tâm của mình, nếu không được kềm chế, không được hướng dẫn
theo con
đường chánh đạo, thì nó sẽ trở thành quỉ dữ đồng lõa với ma vương vì nó
rất dễ
động, luôn luôn biến đổi, rất nhanh nhẹn, lại sẵn sàng chạy theo dục
vọng và
lòng tham của con người.' Nếu như những hành động cá nhân, theo luật
nhân quả
của Phật giáo sẽ mang lại những hậu quả xấu hoặc tốt cho cá nhân ở cuộc
sống
hiện tại và nhiều kiếp sau thì xã hội cũng sẽ có những nhân quả chung
của một
xã hội. Cây phúc đức phải được vun trồng từ muôn thuở trước. Cả hai dân
tộc
Việt Nam và Trung Hoa đã gánh chịu nhiều tang tóc đau thương trong quá
khứ và
hiện vẫn gieo thêm những mầm đắng cay cho một tương lai đau đớn hơn xưa
nữa!
5. Tia Hy vọng ở cuối
đường hầm
Tôi xin được giới
thiệu một người bạn, một người chị mà tôi
vẫn ngưỡng mộ. Người phụ nữ này được thế giới kính nể và Nữ Hoàng
Elizabeth đệ
Nhị đã vinh phong cho chị huân chương MBE (Member of the British Empire
medal).
Vào năm 1993 Jill Robinson đã mục kích cảnh thương tâm trong một trại
nuôi gấu
tại Trung Hoa. Từ đó đến nay bà đã tranh đấu không ngừng để chấm dứt sự
tàn ác
không cần thiết này. Năm 2000 Tổ chức Animals Asia Foundation của bà
với sự ủng
hộ của nhiều người Hoa và thế giới đã ký một bản văn với chính quyền
Bắc Kinh
đồng ý chấm dứt tình trạng lấy mật gấu tàn ác trong tương lai. Bắc Kinh
đã cho
phép tổ chức Animals Asia Foundation mua lại 500 con gấu đã tàn phế về
nuôi
dưỡng tử tế cho đến ngày chúng chết trong an lành. Tuy thế vẫn còn 6500
con khác
mà tổ chức Animals Asia Foundation vẫn chưa có tài chánh cũng như khả
năng mua
lại. Một điều đáng buồn là tất cả những con gấu này đều bị chặt tay, bẻ
răng,
rút móng nên không thể trả về thiên nhiên được vì chúng không còn khả
năng kiếm
mồi.
Tại Việt Nam, hội
Animals Asia Foundation cũng đã hoạt động
gian lao từ nhiều năm để thuyết phục nhà cầm quyền cộng sản có hành
động ngăn
cấm tội ác tàn nhẫn với súc vật. Mãi đến tháng 10 năm 2002 tổ chức
Animals Asia
Foundation mới có được cuộc hội kiến với Tỉnh Ủy Quảng Ninh và Thành Ủy
Hà Nội.
Sau cuộc hội kiến này ông Thủ Tướng Phan Văn Khải đã ra luật đặt loài
gấu vào
loại quí hiếm sắp tuyệt chủng cần được luật pháp bảo vệ gắt gao. Như
vậy có
nghĩa là những trại nuôi gấu lấy mật tàn ác tại Việt Nam và Trung Hoa
trở nên
phi pháp kể từ ngày ra luật mới của hai nước ở thời điểm năm 2002. Thế
nhưng
than ôi, luật là luật và sự thật là một chuyện hoàn toàn khác. Cho tới
hôm nay
nạn nuôi gấu, giết gấu mẹ, gấu con tại Việt nam vẫn xảy ra không giảm.
Như vậy chúng ta có
thể làm gì? Chúng ta có thể viết thư cho
tòa Đại Sứ Trung Hoa, tòa Đại sứ Việt Nam, Bí Thư Chủ Tịch địa phương
quê hương
của từng cá nhân yêu cầu thực thi nghiêm chỉnh luật chính phủ nêu ra
cấm tàn
hại sinh vật quí hiếm. Chúng ta có thể gửi tiền ủng hộ tổ chức Animals
Asia
Foundation và sponsor bảo trợ 1 sinh vật đau khổ. Chúng ta có thể
khuyên nhủ
bạn bè người thân nên nhân từ hơn với vạn vật biết đau đớn trong đó có
cả con
người cũng là một sinh vật. Cuộc đời vốn dĩ đã khổ, vậy đừng nên làm
khổ ải tăng
lên hơn. Những sự tàn nhẫn vô nhân đạo đó hoàn toàn không cần thiết và
cần phải
được hạn chế bằng luật pháp ngay tức khắc.
Animals Asia
Foundation:
http://www.animalsasia.org
HongKong: PO. Box 374, GPO Hong Kong
Tel: (852) 2791 2225
Australia: PO Box 1,
Woodside
SA 5244 Tel: 1800 666 004
USA: 584 Castro Street San Francisco
CA 94114-2594
Tel: 1888 420 1610
Chinese Embassy in
Australia:
15 Coronation Drive Yarralumla ACT
2600
Tel 61 2 6273 4780
(T.S. Võ Thanh Liêm
B.A., B.Sc. (Hons.), Ph.D.
Viện sĩ Hàn Lâm Viên Khoa Học Nữu Ước,
Hàn Lâm Viện Khoa Học
Nhân Văn Hoàng Gia Việt Nam, Chuyên gia Nghiên cứu Tế bào Phôi Viện
Nghiên Cứu
Douglas Hocking Research Institute, Honourary Research Associate Monash
University, Australia.)
[Trích Hoa Sen]
|