Thứ Ba 11/10/2005
Con trai thi sĩ Tản Đà
-
Mỗi người một số phận, mỗi người một
tính cách nhưng 3 người
con của thi sĩ Tản Đà đều mang dòng máu ngông của ông.
Nhà thơ Tản Đà sinh con trai đầu lòng đặt tên là Nguyễn Khắc
Xương. Đứa bé ấy có nốt ruồi son ở đầu vật giống, nhà thơ tin sau này
nó sẽ nên
người nếu trời để sống. Nhưng sáu tháng sau đứa bé ấy qua đời. Vì quá
thương
tiếc nó nên khi vợ chồng sinh đứa thứ hai, nhà thơ vẫn đặt tên con là
Nguyễn
Khắc Xương.
Nguyễn Khắc Xương học
tú tài thì kháng chiến chống Pháp bùng
nổ. Ông được nhận vào ngành Công an, công tác ở Hải Phòng. Do nói tiếng
Pháp
thành thạo nên ông được cử hỏi cung một nữ gián điệp. Vì nữ gián điệp
mặt hoa
da phấn, chân trắng như ngó cần, thế là Nguyễn Khắc Xương không giữ
được vẻ mặt
nghiêm khắc nữa, ông quay ra... tán tỉnh kẻ thù. Về việc này ông bị
đồng đội
báo cáo với cấp trên và sau đó ông được điều lên khu X và cho ra vùng
tạm
chiếm.
Ở Phú Thọ ông gặp
được ông Trần Ngọc Lưu, Trưởng ty Thông
tin Tuyên truyền Phú Thọ kiêm Phó chủ tịch Hội Văn hóa Liên khu X. Ông
Lưu là
trí thức, quý hiền tài bèn xin con trai nhà thơ Tản Đà về cơ quan mình.
Giữa
cuộc kháng chiến chống Pháp gay go nhưng ông Trần Ngọc Lưu đến ông Đặng
Văn
Đăng (Bút Tre) đã thấy trước việc phát huy các giá trị văn hóa cổ
truyền trong
việc xây dựng phát triển nền văn hóa mới. Họ đã cử cán bộ, có ông
Nguyễn Khắc
Xương cùng với văn nghệ sĩ trung ương như Anh Thơ, Chu Minh, Nguyễn
Đình Nghi…
đi điền dã hàng năm trời khắp các vùng tự do trong tỉnh, cả vùng địch
giáp ranh
để sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian.
Ông Nguyễn Khắc Xương
có thời kỳ làm công tác thư viện, bảo
tàng nhưng việc chính vẫn là sưu tầm văn nghệ dân gian. Vì quen sống tự
do cộng
thêm chút máu ngông cha truyền, ông đi bạt chiêng, thỉnh thoảng mới về
cơ quan
lĩnh trợ cấp, sau này là lĩnh lương. Ông rất lười họp cơ quan và công
đoàn. Vì
thủ trưởng nào cũng “bao che” cho ông nên về sau anh em trong cơ quan
cũng
chẳng ai thắc mắc. Nhưng những công trình sưu tầm, nghiên cứu của ông
đã góp
phần sáng soi lịch sử văn hóa thời đại Hùng Vương ở trên vùng Đất Tổ.
Những sáng tác đầu
tay của nhà thơ Tản Đà được ra đời ở Phú
Thọ, rồi ông dạy học ở huyện Thanh Sơn. Sau này ông lại làm nhà ở Dốc
Láp, Vĩnh
Yên. Vì sợ tiếng tăm và ảnh hưởng của nhà thơ nên viên quan tuần phủ
Vĩnh Yên
Đào Trọng Vận đã sai tri huyện Tam Dương cùng hào lý địa phương đến
trục xuất
gia đình Tản Đà ra khỏi đất Vĩnh Yên.
Vì nhà thơ Tản Đà
từng có những kỷ niệm với Đất Tổ Vĩnh Phú
nên Hội Văn nghệ Vĩnh Phú mới có dịp tổ chức kỷ niệm ngày sinh của nhà
thơ. Tới
dự buổi kỷ niệm ấy có anh em văn nghệ sĩ địa phương và các vị lãnh đạo
chủ chốt
của tỉnh. Phần giới thiệu thân thế Tản Đà, người ta mời Nguyễn Khắc
Xương là
trưởng nam của nhà thơ phát biểu.
Ông Xương cho biết
thời phong kiến thực dân ấy cha ông chúa
ghét những hạng người sống khom lưng. Nhà thơ cấm các con làm ba nghề:
- Phu kéo xe tay.
- Ăn mày.
- Quan lại.
Khi ông Xương nói đến
đây, một anh nhà văn bèn giật áo vỗ
mông ra hiệu cho ông thôi nói kẻo chạm nọc các vị lãnh đạo tỉnh. Nhưng
ông
Xương không những không thôi mà còn nhấn mạnh thêm là cha ông còn xếp
quan lại
dưới bọn phu xe và ăn mày vì quan lại phải khom lưng nhiều nhất.
Cũng may vì ông “trọc
đầu” lại có tuổi nên không bị ai
“chấp”.
Còn Nguyễn Khắc Phục,
người con thứ của Tản Đà hồi bé học ở
Huế cũng một thời dọc ngang, không biết sợ ai. Một đêm đưa anh trai
Nguyễn Khắc
Xương mới vào thăm đi chơi phố, cậu gào thét ầm ĩ. Cảnh sát bắt cậu vào
đồn.
Cậu chỉ tay xuống bàn thét viên đồn trưởng:
- Nước!
Viên đồn trưởng xuống
giọng, hỏi:
- Cậu là ai ạ?
Phục bèn vỗ ngực, nói:
- Nguyễn Khắc Phục ở
trong dinh quan án.
Biết là người nhà
quan án sát đô thành Huế là con rể ông
Phạm Quỳnh quan thượng thư, viên đồn trưởng xanh mắt thét cấp dưới:
- Chúng bay mau pha
nước mời cậu đi.
Vì đẹp trai, học
giỏi, con nhà thơ Tản Đà nổi tiếng lại ở
trong dinh quan án bữa ăn nào cũng có lính lệ đứng khoanh tay chờ cậu
sai bảo,
Nguyễn Khắc Phục được nhiều em tiểu thư xinh đẹp con nhà khuê các ở
kinh đô Huế
đem lòng yêu mến. Khi rời Huế ra Hà Nội thăm nhà, chàng công tử bỏ lại
tất, từ
vali, catáp, túi xách… Cậu chỉ ôm theo cái cháp đựng đầy thư tình và kỷ
vật của
các người yêu.
Khi vào bộ đội Nguyễn
Khắc Phục đã in rất nhiều thơ. Nhà thơ
Xuân Diệu đã có những buổi bình thơ của Chiến Bồng (bút danh của Nguyễn
Khắc
Phục). Nhưng giải ngũ ông về quê vợ, sống với hai cô thôn nữ là chị em
gái.
Ông, từ một trí thức trở thành chiến binh kiêm thi sĩ để rồi trở thành
lão nông
tri điền (nông dân thuần túy) là do ông sống tốt quá, chung thủy quá,
thương
người quá và cũng vì ông có dòng máu ngông của người cha thi sĩ Tản Đà
di
truyền sang.
Đến người con trai út
của Tản Đà là Nguyễn Khắc Đại thì được
bố “bấm số” biết trước là sẽ học hành thông minh nhất nhà, tài ba nhưng
đoạn
trường lận đận. Để đời con đỡ bị “khắc” nhà thơ đã nhờ lý trưởng sở tại
chữa
trong khai sinh từ Nguyễn Khắc Đại thành Nguyễn Tất Đại. Lớn lên đi
kháng
chiến, Nguyễn Khắc Đại đã không hiểu thâm ý ấy của cha vẫn khai lý lịch
theo họ
cha Nguyễn Khắc.
Đầu kháng chiến ông
Đại từng hoạt động trong nhóm kịch ở Khu
III cùng với Trần Hoàn và Đào Mộng Long. Ông học thiếu sinh quân cùng
với Phùng
Quán. Ông học văn rất giỏi, luôn được thầy sai chấm bài hộ. Khi Phùng
Quán viết
“Vượt Côn Đảo” ông cũng viết cuốn tiểu thuyết về Sầm Sơn đánh Pháp.
Sau hòa bình, nhà
xuất bản Minh Đức mời ông đến ký hợp đồng
tái bản thơ Tản Đà. Khi sách ra, Bộ Văn hóa sẽ long trọng tổ chức kỷ
niệm ngày
sinh Tản Đà. Nhiều nhà văn nhà thơ đã viết bài ca ngợi thơ yêu nước của
Tản Đà.
Nhưng Hà Nội chưa kịp kỷ niệm Tản Đà thì ở Sài Gòn, Ngô Đình Diệm đã tổ
chức kỷ
niệm Tản Đà rất om sòm.
Một số ông ca ngợi
Tản Đà nay thấy chính quyền Sài Gòn ca
ngợi Tản Đà lại quay sang viết bài đả kích thơ Tản Đà thế nọ thế kia.
Dịp ấy,
một số bạn bè văn sĩ và người thân của ông Đại lại bị vu oan, thế là
ông tức,
xé bỏ bản thảo và thề sẽ không bao giờ dây vào văn chương thơ phú. Sau
này ông
là một chuyên viên kinh tế, có tài chuyên môn, thuần túy làm chuyên
môn, không
dây (và cũng không được dây) vào chuyện chức sắc của cơ quan. Có lẽ ông
nhiễm
nặng nhất máu ngông của cha mình là thi sĩ Tản Đà.
Ảnh: Nhà nghiên cứu
Nguyễn Khắc Xương cùng vợ.
Nguồn: Công an Nhân dân
[Trích e_văn]