*




Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức 

15-20 nămtrước, chuyện đạo văn quả là hy hữu trong đời sống văn nghệ. Nhưng hiện nay, đạo văn đã và đang là một căn bệnh quá phổ biến, lây lan sang cả địa hạt khoa học tự nhiên. Những người đạo văn ung dung ăn cắp của người trong nước, người nước ngoài với một thái độ tự tin trắng trợn. Vì sao vậy?

 Người làm cái bóng

 Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu kể: "Tôi sang trường bạn, có người hỏi: "Giáo trình của anh sao giống của một vị TS-PGS ở đây quá?". Mà vị PGS-TS ấy khi mới vào TP.HCM tìm đến tôi học hàng ngày. Tôi bị mang tiếng là phải, bởi mười mấy năm nay cô ấy rập theo tôi. Nhưng giớ cô ấy là TS-PGS, mà tôi chỉ là giảng viên, nên đương nhiên người ta nghĩ kẻ có học vị thấp hơn "đạo" lại của người có học vị cao hơn".

 Chưa hết, gần đây khi Nhật Chiêu lên lớp giảng thì có học trò thắc mắc: "Sao thơ thầy dịch lại giống của KTNN thế? Thầy rập thơ của Nguyễn Thánh Ngã đăng trên KTNN à?". Ông buồn bã: "trò nói như thế nghĩa là thầy ăn cắp. Tôi về lật lại KTNN số 482 ngày 1-1-2004 quả là có bài Thoáng Xuân trong thơ Basho của anh Ngã thật. Xem kỹ mới thấy 9 bài thơ Basho đăng ở đấy thì có 8 bài của tôi dịch, đã được in trong cuốn Basho và thơ Haiku (Nhật Chiêu, NXB Văn học, 1994). Đấy là chưa kể anh ây lấy cả một số lời bình của tôi".

 "Hiện nay tình trạng đạo văn nhiều là vì họ thấy nhiều trường hợp đạo văn trước đó không bị trừng trị.

 Đối vối tôi thì đạo văn hơn là tội ăn cắp tài sản bình thường. Bởi người ăn cắp bình thường có thể do họ nghèo khốn...Nhưng một TS mà đạo văn thì không có lý do gì biện minh được. Tiền thì anh ta có rồi, danh cũng có, thậm chí địa vị cũng có, vậy tại sao vẫn ăn cắp? Rõ ràng là sự thiếu liêm sỉ, thái độ thờ ơ của xã hội và cộng thêm sư không nghiêm minh của luật pháp trước vấn đề này khiến họ làm tới.

 Nếu xã hội phản ứng gay gắt trước sự xuống cấp về đạo đức này, rồi TS bị tước bằng TS khi đạo văn thì tôi tin rằng mọi chuyện sẽ khác".

 Dịch giả, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu

 "Cái bóng Nhật Chiêu" còn thấp thoáng ẩn hiện trong nhiều  vụ đạo văn nữa. Nhưng không phải đoạn kết nào cũng buồn. Nhà nghiên cứu Hoài Anh in cuốn tiểu luận phê bình Tìm hoa quá bước (NXB Văn học, 2001), sử dụng nguyên vẹn nhiều bài thơ dịch của Nhật Chiêu, như Tặng vật của Miltos Shatouris (Hy Lạp), Chùm hoa của Robert Frost (Mỹ)...không một lời chú giải. Nhưng sau khi sách ra, tác giả đã lặn lội đến đến nhà dịch giả tặng cuốn sách với bút ghi: "Thân tặng Nhật Chiêu với lời cảm ơn về một số bài thơ dịch trong sách này". Như vậy, trong 1000 cuốn sách in ra, thì có đến 998 người đọc nghĩ rằng thơ đấy là do Hoài Anh dịch.

 Người bị coi như côn đồ

 Đạo văn thì nhiều, nhưng khiếu kiện thì ít. Nguyên nhân không nói ra thì ai cũng biết: mất thời gian, tốn công sức, mà có khi lại chẳng được gì. Bài học năm năm hầu tòa của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn trong vụ án tác quyền kịch bản phim Hải đường trắng từ năm 1999 là lời cảnh tỉnh cho những ai muốn dấn thân vào con đường này. Thắng kiện nhưng nói như ông Tuấn: "Không, tôi không phải là người thắng. Bời vì tôi trở lại như những gì tôi vốn có. Người thắng cuộc chính là kẻ lừa đảo". Còn tiền thì sao: "không đủ đãi bè bạn chầu bia!".

 Nhà văn Thế Phong là một "đầu nậu sách" từ vài chục năm nay. Ông là người tích cực nhất khi trong vòng một vài năm qua liên tục khiếu kiện các nhà xuất bản ăn cắp bản quyền 50 các tác phẩm của ông đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận. Mới đây nhât, ngày 13-3 vừa qua, Thế Phong khiếu nại NXB Văn hóa - thông tin vì trong cuốn Văn học miền nam (tập II) của Nguyễn Q. Thắng của NXB này có hai phần Bảo Lương Nữ Sĩ và Nguyễn Đức Quỳnh là của ông đã được in trong một phần Lược sử văn nghệ miền Nam - 4 cuốn (1930-1956) với lời ghi ở trang 4: bản quyền thuộc tác giả, cấm phóng tác, trích dịch.

 Tìm đến nhà ông Q. Thắng, để hỏi về vụ việc trên, ông Thắng trả lời: "Anh chưa biết Thế Phong, ông ta là con người côn đồ, con người không có lương tâm, nên tôi chẳng sợ cái anh Thế Phong này. Ông ấy thích thì cứ mà đi kiện". Ông Q. Thắng nói thêm: "Tôi là người lịch sự nên tôi mới để tên ảnh. Nếu của ông ta giống như của người khác thì sao?". (!?)

 Vẫn vụ việc liên quan đến Thế phong, giám đốc của một NXB ăn cắp bản quyền của ông "phẫn nộ" khi trao đổi với chúng tôi: "NXB chúng tôi nghèo lắm, cuốn này là tác phẩm dịch đã in lại nhiều lần rồi, ông Phong còn kiện cái gì? Nhờ báo chí lên tiếng hộ cho, nếu không sẽ trở thành vấn nạn, các NXB đang khó khăn mà  lại cứ bị kiện tụng.