Viết Mỗi Ngày



Thuyền Viễn Xứ



Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....

* *

Cuốn sách Tựa, tiếng Tây, mua lần qua Paris, thăm Kiệt Tấn, tái ngộ HPA, cái hẹn cuối thiên niên kỷ, của hai tên bạn quí, thuộc băng đảng Tiểu Thuyết Mới ngày nào.
Cuốn Italo, mua lâu rồi, sống sót cuộc phần thư làm từ thiện của Cô Út.
Trong cuốn Sách Tựa, có nhiều cuốn đếch có, Borges phịa ra chúng, rồi viết lời Tựa.
Thú vị là, nhân đọc Calvino, "Những cấp bậc của thực tại trong văn chương", "Levels of Reality of Literature", ông viết, Borges có nhắc tới Đêm Ả Rập, [tức Ngàn Lẻ Một Đêm], và theo Borges, đêm thứ 602, là đêm thần kỳ nhất, theo most magical of all.... Trong bản dịch mà Calvio đang có trong tay, ông bèn vội kiếm, để thưởng thức: Làm đếch gì có cái đêm ấy là đêm gì!
Borges, trong lời Tựa của cuốn sách Tựa của mình, cảnh cáo độc giả, đừng nghĩ tôi viết cuốn này, trong cái dòng Nhã của Những Nhã, Cantique des Cantiques, Đêm của Những Đêm.... và, đừng coi Tựa là cái trò áo thụng vái nhau - cái này thì Mít bị cực nặng, và Gấu, sở dĩ bị chúng chửi, vì đếch chịu khen thằng chó nào cả, hà hà - Borges coi Tựa là 1 dạng phê bình.
Đúng như thế.
Lần Gấu viết bài Tựa cho cuốn Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi, NMG phán
, viết thế này, thì đếch tên nào dám viết về cuốn này nữa.
Còn KT, thì quê quá, phán, ở Cali này thiếu gì
người nhờ xoa đầu, xoa đít, nâng bi, đội dĩa..., mà phải vời đến 1 tên ở Canada.

Kỷ niệm, kỷ niệm

Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ ấu mãi?

Trăng ơi, cớ sao mà Mi cứ thơ ấu mãi?
Đây cũng là một vấn nạn mắc mớ đến Cái Ác.
NMG, khi đọc bài viết của Gấu, dùng làm bài tựa cho tập truyện ngắn của NCK, đã chú ý đến một đoạn ở trong đó, liên quan đến tính tình của tác giả của nó, là NCK, và cùng với NCK, là thứ văn chương giống như vầng trăng thơ ấu mãi của con người.
*
Khi đọc sơ mấy truyện anh đưa, (Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi], tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề nghị với anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề ngoài chẳng có chi liên hệ.

Ở đây, có quá nhiều liên hệ. Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa một cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến như thế. Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ không nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua những trại tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học trò này, ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt chước Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh: "Hãy ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những bước chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho cô giáo của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo nuôi con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu, như thế, trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một phép lạ của những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu không gặp một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ đó?

Trăng ơi thơ ấu mãi

Nhưng cái hồn của văn chương Miền Nam, mà Gấu có lần phán ẩu, nằm trong nhạc sến, liệu nó còn nằm ở trong cái vầng trăng thơ ấu mãi?
*
"Đó là một điều cô dậy em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em trong nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả em về thế gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên, trong trắng nhiệm mầu ở bên dưới .
"C'est une chose que tu m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as d'abord enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout, puis tu m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est: affreusement noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."

(Christian Bobin, L'inespérée).
Đen một cách ghê rợn, phải chăng là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?
Trong trắng nhiệm mầu, là vầng trăng thơ ấu mãi?
NQT
Christan Bobin, cũng là một phát giác tuyệt vời của Gấu, tại một thư viện Toronto, ở cái khu dành riêng cho sách Tiếng Tây của nó. Văn chương của tay này, thật ứng vào cái câu văn chương bèn cứ thơ ấu mãi, mà câu trên là một ví dụ.
Gấu khám phá Christian Bobin, đúng là cái cuốn Cô Bạn Không Làm Sao Mà Dám Ao Ước, L'Inesp
érée, và đúng cái câu trên.
Bèn bệ ngay cuốn sách về nhà!
Thú vị làm sao, là sau này, Gấu có một độc giả, rất quí trang Tin Văn, và cũng rất mê Bobin. 

Bà hất hàm hỏi, Gấu mà cũng đọc Bobin ư, tôi có đủ sách của ông ta, muốn đọc thì tôi gửi cho mà đọc.
Tks again both of U. NQT


Bản Nhạc "Thuyền viễn xứ" của Phạm Duy phổ từ bài thơ của một cô gái

 Bác sĩ Lê Trung Ngân

image1.jpeg

image2.jpeg

Tác giả “” nói đến tập thơ đầu tay của bà mang tựa đề ““, với 22 bài thơ ký bút hiệu Huyền Chi, do nhà in Sống Chung ấn hành. Bà kể lại: Sinh năm 1934 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, bà theo gia đình rời nguyên quán vào Nam khi còn là một nữ sinh trung học, thoạt đầu ở Đà Lạt với chị, sau đó về Sài Gòn ở với mẹ, vừa đi học vừa giúp mẹ trông nom sạp bán vải ở chợ Bến Thành. 

image3.jpeg

Huyền Chi và chồng - Ảnh: tư liệu gia đình

Lập gia đình năm 1954, bà theo chồng ra Phan Thiết, mở hiệu sách, dạy Anh ngữ, rồi làm việc cho cơ quan MAC-V, và sau biến cố 1975 bà cùng gia đình dời về lại Sài Gòn. Phu quân của bà, giáo sư Trần Phụng Tường đã tạ thế năm 2010. Trong 7 người con của ông bà, 4 người hiện ở ViệtNam, 3 người ở Hoa Kỳ.

Bà kể lại, cùng với những bài thơ khác trong tập “Cởi Mở“, bài “Thuyền Viễn Xứ” được sáng tác vào năm 1952, thời gian bà sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho tạp chí Phụ Nữ ở Sài Gòn. Tình cờ gặp gỡ tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo, cô nữ sinh 18 tuổi ký tặng một ấn bản của tập thơ đầu tay còn thơm màu mực mới cho một nhạc sĩ thành danh, lúc đó đang ở Sài Gòn để sắp xếp công việc cho gia đình vừa từ Bắc vô Nam. Đó là lần duy nhất tác giả bài thơ gặp tác giả bản nhạc.

Rồi thời gian tiếp tục trôi đi… Đất nước lại trải qua thêm một cuộc bể dâu… Những ấn bản của tập thơ “Cởi Mở” đã bị thất lạc từ năm 1975 lúc tác giả cùng gia đình di chuyển về Sài Gòn, và đến bây giờ thì chính nữ sĩ Huyền Chi cũng không còn nhớ trọn vẹn từng bài thơ trong đó nữa.

Bà hiện vẫn còn sống Sài Gòn, còn chồng bà – ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7 người con của hai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắc chắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơn nửa thế kỷ trước, khi: “Chiều nay gửi tới quê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết là bao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng ven sông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường…”


THUYỀN VIỄN XỨ - tiếng hát Ngọc Hạ

https://youtu.be/pMmfrmkqFWk

Tiếng hát Lệ Thu

https://youtu.be/MInJX7k-AXk

 My Old Saigon




tuoitre.vn|By Tuổi Trẻ

GCC đã kể, về lần được nghe bản này, ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà.
Để được nghe nó, là phải có được cây đàn Tây Bán Cầm, y hệt bữa nghe Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng:
Để được nghe nó, thì phải có bữa đại tiệc thịt chuột, phải có, phải có....
Bởi thế, về già Gấu mới thấu hiểu, phải có 1 Ông Trời, là vậy.
Sau cái Test Kafka, "Thằng Chả" cung phụng Gấu đủ thứ, chỉ để ra hải ngoại, nhận Gói Quà Lò Thiêu, từ Steiner!
Thời gian ở Đỗ Hoà, Gấu nghĩ mình không bao giờ có dịp trở lại thế giới bên ngoài.

V/v bài thơ Thuyền Viễn Xứ.

Theo Gấu, để hiểu từ “viễn xứ”, thì phải biết thêm 1 số dữ kiện liên quan tới từ “Đà Giang”, và nếu như thế, nó liên quan tới Tản Đà, tới Vũ Hoàng Chương, tới cái gì gì, nhớ đại khái:

Cắm thuyền sông lạ một đêm thơ,
Trăng thượng tuần cao sáng ngợp bờ....

Trước giờ, Gấu vẫn nghĩ, tác giả bài thơ phải là dân cùng quê với Tản Đà, và phải là 1 người rất rành thơ, và điển cố liên quan tới thơ, tới sông hồ, tới Tầm Dương, chẳng hạn.
Từ “viễn xứ” kéo theo với nó, từ “lưu vong”, và đây là cái ý mà Blanchot viết, khi giải thích, tại làm sao mà St John Perse đặt tên 1 bài thơ của ông là Lưu Vong
Ly kỳ, rắc rối, nhiêu khê lắm, không có đơn giản đâu.

http://www.tanvien.net/Poesie/to_thuy_yen.html

Trường Sa hành

Toujours il y eut cette clameur
toujours il y eut cette fureur...
                                      Saint-John Perse: Exil

Luôn luôn tiếng la ó đó
Luôn luôn, cơn giận dữ đó
Saint-John Perse: Lưu Vong
When Saint-John Perse named one of his poems Exile, Blanchot says, "he named the poetic condition as well... The poem is exile and the poet who belongs to it belongs to the dissatisfaction of exile. He is always lost to himself, [hors de lui-même], outside, far from home [hors de son lieu natal]; he belongs to the foreign, the outside which knows no intimacy or limit, and to the separation which Holderlin names when in his madness he sees rythm's infinite space.
Khi Saint-John Perse đặt tên một trong những bài thơ của ông, là Lưu Vong, Blanchot giải thích, đó là ông còn đặt tên cho số phận thơ… Thơ là lưu vong và thi sĩ thuộc về sự bất bình lưu vong. Anh ta luôn luôn ở ngoài anh ta, ở ngoài nơi sinh, thuộc cõi lạ, cõi ngoài, một cõi không thân quen hay giới hạn, thuộc về sự chia lìa, phân ly, Hiu Quạnh Lớn như là Holderlin gọi, khi, trong cơn điên, nhà thơ nhìn thấy cõi vô cùng của nhịp điệu.
[Cái note này, thấy trong hồ sơ cũ, chỉ có vậy… Gõ Google, ra trang này]
Có vẻ như những dòng trên, viết về Thơ Ở Cõi Ngoài, Xứ Xở Của Kẻ Lang Thang Thi Sĩ, Đêm Khác, Other Night, là, để 'giải thích' bài thơ của TTY?

Nhưng, liệu ông có tiên tri ra được nỗi tù đầy, và lưu vong sau đó, khi đứng trước cơn la hét, giận dữ của biển, và chắc hẳn, còn là của ông?


http://www.tanvien.net/Diary_2/51.html

Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....
Đúng ra phải nói, anh ta moi bản nhạc từ đáy sông Đà, con sông khốn kiếp ám ảnh hoài thằng Gấu xứ Đoài mây trắng lắm, bỏ chạy nó, và bị nó hành, mỗi khi trái nắng trở trời, mỗi khi đời sống sang mùa, hệ thống tự bảo vệ của cơ thể oải theo, thế là con 'vai rớt' Bắc Kỳ làm ngụy!

Nhạc PD vs Tù VC






 
Bản Nhạc "Thuyền viễn xứ" của Phạm Duy phổ từ bài thơ của một cô gái

 Bác sĩ Lê Trung Ngân

image1.jpeg

image2.jpeg

Tác giả “” nói đến tập thơ đầu tay của bà mang tựa đề ““, với 22 bài thơ ký bút hiệu Huyền Chi, do nhà in Sống Chung ấn hành. Bà kể lại: Sinh năm 1934 tại Từ Sơn, Bắc Ninh, bà theo gia đình rời nguyên quán vào Nam khi còn là một nữ sinh trung học, thoạt đầu ở Đà Lạt với chị, sau đó về Sài Gòn ở với mẹ, vừa đi học vừa giúp mẹ trông nom sạp bán vải ở chợ Bến Thành. 

image3.jpeg

Huyền Chi và chồng - Ảnh: tư liệu gia đình

Lập gia đình năm 1954, bà theo chồng ra Phan Thiết, mở hiệu sách, dạy Anh ngữ, rồi làm việc cho cơ quan MAC-V, và sau biến cố 1975 bà cùng gia đình dời về lại Sài Gòn. Phu quân của bà, giáo sư Trần Phụng Tường đã tạ thế năm 2010. Trong 7 người con của ông bà, 4 người hiện ở ViệtNam, 3 người ở Hoa Kỳ.

Bà kể lại, cùng với những bài thơ khác trong tập “Cởi Mở“, bài “Thuyền Viễn Xứ” được sáng tác vào năm 1952, thời gian bà sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho tạp chí Phụ Nữ ở Sài Gòn. Tình cờ gặp gỡ tại nhà in Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo, cô nữ sinh 18 tuổi ký tặng một ấn bản của tập thơ đầu tay còn thơm màu mực mới cho một nhạc sĩ thành danh, lúc đó đang ở Sài Gòn để sắp xếp công việc cho gia đình vừa từ Bắc vô Nam. Đó là lần duy nhất tác giả bài thơ gặp tác giả bản nhạc.

Rồi thời gian tiếp tục trôi đi… Đất nước lại trải qua thêm một cuộc bể dâu… Những ấn bản của tập thơ “Cởi Mở” đã bị thất lạc từ năm 1975 lúc tác giả cùng gia đình di chuyển về Sài Gòn, và đến bây giờ thì chính nữ sĩ Huyền Chi cũng không còn nhớ trọn vẹn từng bài thơ trong đó nữa.

Bà hiện vẫn còn sống Sài Gòn, còn chồng bà – ông Trần Phụng Tường mất năm 2010. Trong 7 người con của hai ông bà có 4 người hiện ở Việt Nam, 3 người ở nước ngoài. Chắc chắn những người con ở xa quê này cũng sẽ có tâm trạng như mẹ của mình vào hơn nửa thế kỷ trước, khi: “Chiều nay gửi tới quê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa. Trời cao chìm rơi xuống đời. Biết là bao sầu trên xứ người. Mịt mờ sương khói lên hương. Lũ thùy dương rủ bóng ven sông. Chiều nay trên bến muôn phương. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường…”


THUYỀN VIỄN XỨ - tiếng hát Ngọc Hạ

https://youtu.be/pMmfrmkqFWk

Tiếng hát Lệ Thu

https://youtu.be/MInJX7k-AXk



__._,_.___
 









 


__,_._,___