How
To Read and Why
1
|
Đọc
2
Nếu tôi
không lầm, những mẩu đa dạng tôi vừa kể, giống Kafka; nếu tôi không
lầm, tất cả chúng, chẳng cái nào giống cái nào. Sự kiện thứ nhì này có
ý nghĩa hơn. Trong từng bản văn, chúng ta nhận thấy, hoặc nhiều hoặc
ít, phong cách riêng của Kafka, nhưng nếu Kafka chưa từng viết một
dòng, chúng ta sẽ không nhận ra tính chất này; nói một cách khác, chúng
chưa hề hiện hữu. Bài thơ "Fears and
Scruples" [Lo sợ
và Ngại ngùng]
của Browning tiên liệu
tác phẩm của Kafka, nhưng cái đọc Kafka của chúng ta rõ ràng làm sắc
bén, và làm sai lệch cái đọc bài thơ. Browning đã không đọc nó như bây
giờ chúng ta đọc
Tiền Thân
Kafka
Truyện ngắn
Dọc Đường, của TTT, trên đây, tôi đọc nó, khi nó vừa mới ra lò. Nghĩa
là khi đó, tôi chưa đọc Kafka, nói rõ hơn, chưa đọc Đứng Trước Pháp
Luật của ông. Và cũng chưa đọc Tiền
Thân Kafka, của Borges. Trước mặt
tôi lúc đó, là truyện ngắn TTT, và đằng sau nó, là cuộc chiến đang chờ
tới lượt [để được đọc].
Mô
phỏng Borges, có thể nói, do đọc Kafka, do đọc Borges, và do may mắn
"thoát chết", may mắn "ra được ngoài này", và, trong khi "type"
Cuối Đường và Dọc Đường, tôi thấy chúng khác hẳn, lần đầu đọc chúng.
Nhưng, về phần những truyện ngắn như trên, liệu vẫn còn đọc được?
Đây là câu hỏi tờ TLS [số đề ngày 22 Tháng Tư, 2005], đặt ra, nhân kỷ
niệm 400 năm Don Quixote.
Có thể nói, có tới hai cuốn Don
Quixote. Cuốn thứ nhất, "tiểu thuyết của
tiểu thuyết gia", "the novelist's novel", phần thứ nhất ra đời vào năm
1605, phần thứ nhì, 1615. Cuốn kia,"the complete novel", cuốn tiểu
thuyết đầy đủ, được viết bởi rất nhiều tác giả khác nhau, trong số đó,
có Flaubert, Dostoevsky, Bakhtin, Lukacs, và Foucault. Được dịch nhiều
nhất, chỉ thua Thánh Kinh, Sainte-Beuve gọi nó bằng cái tên
"Quijote" [thánh kinh của nhân loại, "the bible of humanity"].
Nhưng,TLS nêu câu hỏi, liệu Don Quixote vẫn còn đáng đọc,
và liệu
vẫn còn đọc được? Và quan trọng hơn nữa: Ai đọc?
"Vẫn còn đọc được, Still
Readable," là câu trả lời của tác giả Jeremy
Lawrance, trên TLS.
Gấu tôi sợ rằng, truyện của TTT "không đọc được", ít ra là với một số
người, và nhất là, đối với đa số độc giả miền bắc.
Lỗi này không phải của
ông, bởi vì, nói theo Phạm Thị Hoài, "đơn giản vì chúng - những nhà
văn, nền văn học miền nam trước 1975... - chưa bao giờ được
đưa vào danh sách các hậu quả cần khắc phục [cần phục hồi, cần xin lỗi,
cầu xin được tha thứ...?]".
[PTH: "Còn Lại Gì", hay "Cái Còn Lại, What
Remains", bản tiếng Anh].
Về bài viết "Chiều
nay..." của anh gửi, tôi nói
lên mấy cảm tưởng của mình, để chia sẻ với anh. Tôi đọc bài viết
2 lần, đều trên màn ảnh (chứ chưa in ra). Tôi
chỉ có thể nhớ mang máng rằng điểm chính là viết về truyện Bếp Lửa của
Thanh
Tâm Tuyền, còn lại là những ý kiến, phát biểu, quan niệm của hàng loạt
văn sĩ,
phê bình gia phương Tây. Tôi rất ít biết về Thanh Tâm Tuyền, cũng chưa
đọc
truyện Bếp Lửa..
[Trích thư bạn]
Với một số
người - mà Gấu tôi đã từng nghe họ phát biểu, "Ông này tôi
chưa hề nghe tới, chưa từng đọc" - ở miền nam, lý do theo tôi cũng dễ
hiểu: Họ, hoặc không muốn đọc, hoặc không thể đọc, hoặc chính những bản
văn như Cuối Đường, Dọc Đường... như thế đó, từ chối họ.
Hay, vẫn có
thể mượn ý của PTH để giải thích, "đơn giản vì một số độc giả đó đã
không coi sự khiếm khuyết [không đọc TTT] như là một hậu quả cần khắc
phục!
Bạn đọc
Dọc Đưòng sau khi đọc Trước Pháp Luật, thì thật là tuyệt vời. Cái nọ bổ
túc cho cái kia. Có vẻ như, khi Kafka chấm dứt câu chuyện của ông, là
bởi vì biết rằng, sau này, sẽ có một người viết tiếp nó.
Theo nghĩa, cái thằng người nhà quê của ông, sau đó, vô được bên trong,
nhưng, tới lúc đó, mới ngã ngửa ra là:
-Không phải đây…
-Vậy tía quên
hay tía lầm đường rồi. Tiá ráng đợi đây đón xe sau mà về.
Hình như, có lần Phạm Thị Hoài,
[vẫn hình như], khi phải giải thích, truyện của bà có hơi hướng Kafka,
đã trả lời:
-Kafka là
người Việt Nam!
Nhà văn
Nobel gốc Do Thái, Isaac Bashevis Singer nhớ lại, khi còn là một đứa
nhỏ, ở Warsaw, đọc bản dịch cuốn Tội Ác và Trừng Phạt, và đi tới kết
luận, Dostoevsky là nhà văn Do Thái, cũng là theo nghĩa đó.
Trong chiến
tranh Việt Nam, có tới hai ấn bản, coi như là
"tiếp theo" "Trước Pháp Luật" của Kafka.
Một, Dọc
Đường, của TTT, viết trong chiến tranh, và một, Biển, của Miêng,
viết, sau đó, ở trên biển cả. (1)
*
Camus có truyện ngắn "Người đàn
bà ngoại tình", câu chuyện về một người đàn bà, đêm đêm, sau khi làm
xong hết bổn phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đã
len lén thoát ra ngoài, để ngắm trời ngắm sao... Đây là một đề tài lớn
của dòng văn chương hiện sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn
"Before the Law", của Kafka.
Đây là câu chuyện một người nhà
quê ra tỉnh, tới trước "Pháp Luật", tính vô coi cho biết, nhưng bị
người lính gác cản lại. "Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi".
Chờ hoài chở hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi
chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một mình anh tính vô
chơi, coi cho biết; người lính gác nói: cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi
đứng đây, cũng chỉ vì anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi
cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ đi.
Trong truyện
ngắn Evelyne của James Joyce, trong tập "Những người dân thành phố
Dublin", người lính của Kafka xuất hiện qua anh chàng thuỷ thủ tầu viễn
dương. Một người yêu thương, và có đủ điều kiện để đưa cô gái Evelyne
tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng tới giờ phút chót, cô gái
quyết định "ở lại".
Truyện ngắn Biển, của Miêng,
bằng những tình cảm độ lượng thoát thai từ tinh thần Phật giáo, theo
tôi, đã đưa ra một đề nghị chót cho vấn nạn người đàn bà ngoại tình.
Bằng hành động "trong tay em", người đàn bà đã vượt quá "Luật Pháp", ôm
cả hai cuộc đời, bên trong và bên ngoài cánh cửa (lưu đầy và quê nhà?),
nhập làm một.
Linh
Hồn Của Biển
(1) Liệu,có
thể coi đây là hiện tượng khôi phục nguyên bản, recovering the
original? Tuy nhiên, nhà văn Phi Châu, Nguigi wa Thiong'o, trong tuyển
tập tiểu luận "The Genius of Language, fifteen writers reflect on their
mother tongues", [nhà xb Pantheon NY, 2004], đã dùng thuật ngữ "khôi
phục nguyên bản" để nói về việc tìm lại tiếng mẹ đẻ.
|
|