|
Introduction
In some
ways this was a
perfect book for me - even though its themes and concerns are very much
in the
realm of imperfection. I first read it as a young Catholic growing up
in Africa, at a time when leper
colonies were still common.
I can remember visiting one with my mother. It was run by nuns at
Ntakataka on Lake Malawi. 1 was
horrified by the sheer smoothness of
the attenuated limbs that the former lepers proffered, just as happens
in the
novel: 'Deo Gratias was knocking on the door. Querry heard the scrape
of his
stump as it attempted to raise the latch. A pail of water hung on his
wrist
like a coat on a cloakroom knob.'
For
me the book's power was amplified by the fact that five or six years
before I
read A Burnt-out Case my father had
lost most of one of his arms in a car accident in the bush. It left him
with a
rounded stump like those of the men and women I had seen in the
leprosarium. He
had an artificial arm with a socket for the stump and a hand that
grabbed, but
they were too hot to wear very often in the tropics. He had a hook that
clipped
into the arm, too, but we just kept that in a drawer.
At
the time I was struggling, as do young and old, and not just in Africa, with the exigencies of a faith that
seemed to be
of no help whatsoever in a place beset with disease and death. So
Greene's
story of Querry, the celebrated architect who comes to the Congo
simply to
escape and finds the world and, perhaps, God catching up with him, held
my
interest.
Yet
I had come to A Burnt-out Case (published
in I960) after reading The Heart of the
Matter (1948), and initially found the earlier book more enjoyable.
The
story of Scobie's fall seemed to offer so much more incident and
excitement. At
the level of novelistic satisfaction, if not psychological impact, I
felt
something was lacking from A Burnt-out
Case. Later I realized that was exactly the point. The thrust of
the novel
is, somewhat paradoxically, to express a sense of 'lack'; to make you
feel that
something you had expected is missing.
Greene
goes into the issue of what a reader might expect from a novel in A Burnt-out Case in some depth. 'A
writer doesn't write for his readers, does he?' says Querry at one
point,
adding that he has to take 'elementary precautions all the same to make
them comfortable'.
Querry tells Rycker - the factory manager who spreads news of the
architect's
arrival - that he dramatizes too much. Can we interpret this as
Greene's
self-reproach about The Heart of the
Matter and his still more reader-friendly 'entertainments'? In his
memoir, Ways of Escape, he describes The
Heart of the Matter as 'a success in
the great vulgar sense of that term', adding that there 'must have been
something
corrupt there, for the book appealed too often to weak elements in its
readers'.
In A Burnt-out Case, the
corrupting
presence is the yellow-press journalist Montagu Parkinson, who comes in
search
of Querry: 'There is a strong allurement in corruption and there was no
doubt
of Parkinson's; he carried it on the surface of his skin like
phosphorus,
impossible to mistake.' Like Rycker, Parkinson alters the truth to hype
things
up. This theme in the novel - the sense that both Rycker and Parkinson
appeal
to the market, to the fallen world - is one of the reasons for the
continuing
relevance of A Burnt-out Case. The
novel skirts the market-driven values of the adventure tale or romance
with some
distaste, integrating those worries into the piece in the characters of
Rycker
and Parkinson.
It
is not a friendly book, and, as he mentions in Ways of
Escape, Greene himself found it difficult to write. 'I
went to the Belgian Congo in January 1959 with a new novel already
beginning to
form in my head by way of a situation - a stranger who turns up in a
remote leper
settlement for no apparent reason ... Never had a novel proved more
recalcitrant or more depressing. The reader had only to endure the
company of
the burnt-out character called in the novel Querry for a few hours'
reading,
but the author had to live with him and in him for eighteen months.'
Reading A Burnt-out Case again, I am struck
by a strong sense of how it stands in relation to the colonial
literature that
preceded it. The Bishop's boat, in which Querry travels up the river,
that
'resembled a small battered Mississippi paddle-steamer with a high
nineteenth-century forestructure', is powerfully reminiscent of the
'tin-pot
steamer' in Conrad's Heart of Darkness.
One can draw many parallels between Querry and Marlow. Both have a
strong sense
of moral disgust, even if Marlow does not share Querry's degree of
(self-proclaimed) inner desolation. As an author, too, Conrad shared
Greene's
complex relation with genre fiction; both used adventure tropes in a
semi-parodic fashion.
We
know Greene read a lot of Conrad. He quotes Conrad's Congo
diary in his travel book Journey without
Maps (I936) to show what he calls the 'unexplained brutality' of Africa. Immediately afterwards comes a reference
to
Céline's Voyage au Bout de la Nuit.
Used to describe the sense of despair so often associated with the
continent,
it is reminiscent of passages in A
Burnt-out Case: 'Hidden away in all this flowering forest of
twisted
vegetation, a few decimated tribes of natives squatted among fleas and
flies,
crushed by taboos and eating nothing all the time but rotten tapioca.'
Perhaps
the most powerful literary figure whose legacy Querry inherits is that
of Heyst
in another novel by Conrad, namely Victory.
Like Querry, Heyst says he believes in 'nothing', and wants 'nothing' -
nothing
except to be left alone, which is why he retreats to his island, a
paradise
that is bound to be disturbed. Querry retreats instead to a kind of
hell (the
leprosarium), and finds a sort of peace there. But the lifebuoy thrown
him by
fate is only a temporary one, just as Heyst's idyll with Lena
in Victory is temporary. Respite must
come to an end like everything else.
Greene
is consumed with this idea of ending, in particular with the paradox of
what is
left after something has gone. This idea of the residual is
symbolically
rendered by the lepers' truncated arms and legs. When does a limb stop
being a
limb? Querry, in describing how he is finished with architecture and
womanizing
as well as religion, is constantly using such phrases as 'I have come
to an end
of all that'; but every time he says such things it is as if he is
emphasizing
their persistence. A cognate of the word for 'end' in Céline's tide, bout, seems useful here: Querry is
always at the 'butt' of faith, but it never quite burns down.
In
some ways the novel can be read as an investigation of post-Christian
faith, an
attempt to see what can be raised from the ashes of a century notable
for its
cruelty. Yet it is dangerous to see A
Burnt-out Case in such totalizing terms. Its appeal to or against
ending
feels closer to Matthew Arnold's poem about ebbing Christian faith,
'Dover
Beach', than to works written in response to the Holocaust. Some
further
remarks in Greene's Ways of Escape
appear to recognize the way in which Arnold's
poem acts as a 'nineteenth-century forestructure' for the novel:
This
account may seem cynical
and unfeeling, but in the years between The
Heart of the Matter and The End of
the Affair I felt myself used and exhausted by the victims of
religion. The
vision of faith as untroubled sea was lost for ever; faith was more
like a
tempest in which the lucky were engulfed and lost, and the unfortunate
survived
to be flung battered and bleeding on the shore. A better man could have
found a
life's work on the margin of that cruel sea, but my own course of life
gave me no
confidence in any aid 1 might proffer. 1 had no apostolic mission, and
the
cries for spiritual assistance maddened me because of my impotence.
What was
the Church for but to aid these sufferers? What was the priesthood for?
1 was
like a man without medical knowledge in a village struck with plague.
It was in
those years, I think, that Querry was born and Father Thomas too.
But Arnold
is far too
well-adjusted and Anglican to be a father figure for Greene. His
greatest
intellectual debt is to the bastadised Jansenism of François Mauriac,
with his
fascination for le dieu caché, the
absent God of negative theology. There is something of this in the Superior's
sermon in the
course of the story: 'Bad things are not there - they are nothing. Hate
means
no love. Envy means no justice. They are just empty spaces where Yezu
ought to
be.'
This
kind of reverse feedback effect works through A Burn-out
Case at the level of individual psychology as well as
at the high pitch of the cosmogonic. Just as la Pharisienne in Greene's
I945
essay on Mauriac, 'under her layer of destructive egotism and false
pity is
disclosed sympathetic to the religious core,' so too Querry must show
himself
faithful, even if it is through gritted teeth. In this way revelation
of character
becomes akin to divine revelation: the process of insight is the
'reverse of
the obvious' as Greene puts it earlier in the essay.
For
all that, the obvious is very much with us. Nowhere is it more so than
in
Africa, where brutality and des pair show man's fallen state - show our
imperfections,
our lack of wholeness - so very plainly. History, human time, is the
operative
ground for this. Yet although such recent moral outrages as the
Sharpeville
massacre are referenced in the novel, Greene's response is a
theological one to
the human condition in general rather than to the particular cruelties
of the
age. Indeed the whole notion of 'the age' (and all ages) is brought
into question,
as the imponderable notion of what might lie beyond human time - beyond
the
sheer, sublunary idea of time itself - is considered.
For
it is not just a question of Querry himself becoming a burnt-out case,
like a leper
whose disease has run its course. Finality bestrides the novel like a
stone
colossus. When the cuckolded Greek trader whose story Doctor Colin
remembers
drives his car into his shop-front, the vehicle comes 'to the final
halt of all
time' against the cash-register. The lepers themselves, progressing
towards
'the limit of mutilation', stand in for all humanity - for the sense
that we
are all 'amputees of space', as the one-armed Swiss poet Blaise
Cendrars once
memorably put it.
God
knows, you do not have to be suffering from leprosy or have lost an arm
to feel
that something is missing from life. Cut off from divinity, these days,
coming
to our dusty end, any day soon, what hope can there be? Doctor Colin
raises the
possibility that evolution might save us, but Querry dismisses this as
the 'old
song of progress' (another Conradian reference), pointing out that it
is 'every
bit as superstitious as what the fathers believe'.
Colin,
in turn, dismisses Querry's dismissal, saying that one has to gamble on
one's
superstitions. In a sense this is what Querry does, placing his Faith
in the
mysterious utterance made by his African 'servant' and fellow burnt-out
case
Deo Gratias. 'Pendélé,' the word the man keeps repeating when Querry
finds him
half dead in a swamp, does not yield an exact meaning, but Colin
hazards a
guess that it 'means something the same as Bunkasi -
and that meant pride, arrogance, perhaps a kind of
dignity and
independence'.
Querry
thinks otherwise. 'I am certain he meant a place - somewhere in the
forest,
somewhere near water, where something of great importance was happening
to
him.' He uses the word 'strangled' to describe how Deo Gratias felt in
the leprosarium,
and this may be the clue to the meaning of 'Pendélé.' According to
David Ward
in his critical book on literature set in Africa, Chronicles
of Darkness (1989), the word seems to occupy a multiple,
'variable space in which psychological, cultural, political, religious,
even
mystical interpretations of independence, dignity, pride, may be
entertained
... It has something to do with the constricting relationship between
Deo
Gratias and the world of dependence which
the well-meaning missionary Fathers have set up in the interior.'
But
the puzzle may not be so easily enfolded in the colonial context that
Ward
gives it. 'Pendélé' seems French, or possibly creolized French, rather
than
African: otherwise why the accents? Through the root French verb pendre, to hang, it has many
connotations besides dependence. There is a glancing reference to
hanging in
the novel at one point, but the true suggestion of 'Pendélé' may be
something
closer to 'suspension' or 'support'. When Querry finds Deo Gratias it
is
beneath a rotten bridge made of tree trunks, and the reader immediately
thinks
of an earlier, extremely plangent passage:
In the
deep bush trees grew
unnoticeably old through centuries and here and there one presently
died, lying
half collapsed for a while in the ropy arms of the lianas until sooner
or later
they gently lowered the corpse into the only space large enough to
receive it,
and that was the road, narrow like a coffin or a grave.
Talking
to Deo Gratias about the incident later, Querry manages to wheedle out
of him
that the water associated with the putative place 'Pendélé' 'fell from
the
sky'; and it also seems reasonably clear that the African 'was a child
in those
days on your mother's back'. The only certainty is that in the time of
'Pendélé' - 'nous étions heureux,' as
Deo Gratias puts it. We were happy.
The
suspension that was there in those paradisal days has gone, but the
accumulative power of all the se vague gestures towards the idea of
suspension
is considerable. They seem to me to link to the idea of the God-shaped
hole
that Greene inherited from Mauriac. To have been suspended at all, one
needs a
kind of sky-hook. Even if we have fallen, the hook was
once there. Just as the
amputee or leper
can sense his phantom limb, so something - or Someone - once held it
up.
Maybe
this 'irreducible grain of faith', as Philip Stratford (one of Greene's
editors) has called it, is the best we can hope for. It is a laughable
idea of
course, but there it is. And anyway, laughter may be what cures Querry,
along
with that curious form of self-suspension which involves helping
others. As
Doctor Colin puts it: 'He'd learned to serve other people, you see, and
to
laugh. An odd laugh, but it was a laugh all the same.'
Giles
Foden, 2004
Ầm ầm sóng
vỗ chung quanh ghế
ngồi
Câu thơ
trên, của Nguyễn Du,
trong truyện Kiều, tả cảnh Kiều ở trung tâm một trận bão, lụt, làm Gấu
nhớ tới
cái truyện ngắn chỉ có được mỗi cái tên truyện của Gấu: Mắt Bão.
Nhớ, cả cái bữa ngồi Quán
Chùa, khoe cái tít với ông anh, ông biểu, còn nhiều từ như thế lắm, ở
trong môn
học địa lý.
Nhưng, "ầm ầm sóng vỗ chung
quanh ghế ngồi", còn là cái dáng ngồi như ông Bụt của Marlow, khi anh
kể lại câu
chuyện của Kurtz, trong Trái Tim Của
Bóng Đen.
Và đúng là cái tâm trạng của
NHT, kẻ "chẳng bao giờ đi xa và cứ ở mãi đây", ở cái xứ Bắc Kít. Ở
trung tâm của
Bóng Đen.
Ở Mắt Bão.
Bien
qu'il n'ait jamais
disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres
vers la
mer en nous emportant sur le fleuve Congo
est de retour. Et
avec lui
revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu,
ou s'il
l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester
ici ».
Thì, tất nhiên, nó chẳng bao
giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy
từ trái
tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào
lưu vong,
sau khi thoát hải tặc Thái lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết
Công Gô
xong, lại trở về.
Và cùng về với nó, là nhân
vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh
ta làm
như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.
Kurtz, như thế, họ hàng với
Colonel Sutpen, trong Absalom,
Absalom!
Cũng dòng Yankee mũi tẹt, gốc
gác Hải Dương [cùng quê PXA], hay Sơn Tây [cùng quê Tướng Râu Kẽm]?
Gấu bảnh hơn cả PXA & Râu
Kẽm: Sinh Hải Dương, nhưng gốc dân Sơn Tây!
Gấu về Bắc lần đầu, năm 2000,
là để tìm hỏi coi ông bố mình mất ngày nào, và đến chỗ ông mất, trên,
ngày xưa
chỉ là một bãi sông, thắp nén hương cho bố, rồi đi.
Mấy ông bạn văn VC nói, đi
làm cái quái gì nữa, anh mua cái nhà, khu Thanh Xuân chẳng hạn, vừa gần
Tướng
Về Hưu vừa gần tụi này!
Đi rất xa, chỉ để ở lại đây!
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng
lắm!
*
NHT
cũng một thứ
Kurtz, nhưng chẳng bao giờ rời xứ Bắc Kít!
Bảnh nhất trong những Trái Tim của
Bóng Đen!
Ông Trùm.
Chẳng cần đi rất xa, và cứ ở mãi đây!
Giles
Foden, đọc và giới thiệu A Burnt-out
Case
của Greene, cũng nhận ra, Trái Tim
Của Bóng Đen của Conrad phủ lên nó.
"Burnt-out", cháy
mất tiêu, cháy đến tàn lụi, ở đây, là để chỉ tình trạng bệnh cùi
ăn chân
tay của người bệnh, biến chúng thành một thứ bóng ma, có đó, nhưng
không có đó.
Cái
chuyện Gấu mê Faulkner,
có thể đã có trong tiềm thức, bởi vì vừa gặp Colonel Sutpen là đã nhận
ra họ
hàng [Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng] rồi, nhưng chuyện làm quen
Greene
chỉ để học tiếng Tây khi học trung học, vậy mà về già chỉ còn tâm sự
được với
những nhân vật của ông, thì đúng là.. có Trời!
Đành phải cám ơn ông ta một phát!
Có thể
nói, cuốn nào của
Greene cũng tuyệt. Cái tay Giles Foden giới thiệu "một trường hợp cánh
tay
cháy tàn đến thành tay ma" [A
Burnt-out Case] này, cũng đúng là tri kỷ
của
Greene!
*
V/v "Cánh tay ma" này, bữa trước Gấu có đọc một truyện ngắn của một anh
bộ đội MB, viết, cũng đề tài này. Truyện cũng được lắm. Hình như
có giới thiệu lại trên Tin Văn, để coi lại.
Đọc, Gấu nhớ tới lần, xém một tí là mất cánh tay, và khẩu súng,
của chính Gấu, tại nhà hàng Mỹ Cảnh!
Và nhớ luôn, cái cảm giác, vừa té xuống, là nghĩ ngay đến BHD, và câu
trách của Em, em đã nói rồi, anh đừng có ham ăn ham uống, mà khổ!
Quái
đản thật, mất cánh tay, có thể mất mạng, không sợ, mà
chỉ sợ em giận, em dỗi, nghỉ chơi với Gấu!
*
In
some ways the novel can be read as an investigation of post-Christian
faith, an
attempt to see what can be raised from the ashes of a century notable
for its
cruelty. Yet it is dangerous to see A
Burnt-out Case in such totalizing terms. Its appeal to or against
ending
feels closer to Matthew Arnold's poem about ebbing Christian faith,
'Dover
Beach', than to works written in response to the Holocaust. Some
further
remarks in Greene's Ways of Escape
appear to recognize the way in which Arnold's
poem acts as a 'nineteenth-century forestructure' for the novel:
This
account may seem cynical
and unfeeling, but in the years between The
Heart of the Matter and The End of
the Affair I felt myself
used and
exhausted by the victims of
religion. The
vision of faith as untroubled sea was lost for ever; faith was more
like a
tempest in which the lucky were engulfed and lost, and the unfortunate
survived
to be flung battered and bleeding on the shore. A better man could have
found a
life's work on the margin of that cruel sea, but my own course of life
gave me no
confidence in any aid 1 might proffer. 1 had no apostolic mission, and
the
cries for spiritual assistance maddened me because of my impotence.
What was
the Church for but to aid these sufferers? What was the priesthood for?
1 was
like a man without medical knowledge in a village struck with plague.
It was in
those years, I think, that Querry was born and Father Thomas too.
Greene
Trong
một vài đường hướng,
cuốn tiểu thuyết có thể được đọc như một cuộc điều tra, về niềm tin
hậu-Ky tô,
một toan tính để nhìn coi xem, cái gì dấy lên từ tro than của thế kỷ
trứ danh về
cái sự độc ác của nó…
Ui
chao, bạn đọc có
thể mô phỏng đoạn trên, và đi một đường “bốc thúi” trang Tin Văn:
Trong một vài đường hướng,
trang Tin Văn có thể được đọc như là "… niềm tin hậu chiến Mít, một cái
gì
dấy lên từ
tro than của cuộc chiến trứ danh vì Cái Ác Bắc Kít của nó."!
Nhưng, biết đâu đấy, Ky Tô giáo đang lâm đại nạn tại nước Mít, là cũng
ứng vào cuộc "điều tra" này, của trang Tin Văn? (1)
(1) Nên
nhớ, bộ sách khổng lồ Gulag của
Solz. còn có một cái tiểu tít là 'một
cuộc điều tra có tính văn học...'.[ The Gulag Archipelago: An
Experiment in Literay Investigation, Một thử nghiệm trong điều tra văn
học…]. Biết đâu đấy, sau
khi Gấu đi rồi, một bạn
đọc Tin Văn download những
trang sách hổ lốn, chẳng biết đâu mà lần này, gỡ nó ra, sắp xếp lại,
thành một bộ sách khổng lồ có tên là Gulag
Mít hay cái gì đó tương tự?
Cái viễn ảnh của niềm tin
như là biển cả
bình yên không sóng gió thế là mất vĩnh viễn ... Tôi cảm thấy mệt
nhoài, nát bấy bởi những nạn nhân của tôn giáo....
Greene
Dzui thôi mà!
Trong một vài đường
hướng, đây là một cuốn sách tuyệt hảo đối với tôi - mặc dù đề tài và sự
quan tâm
của nó, thì rõ ràng thuộc về một cõi không tuyệt hảo. Tôi đọc nó, lần
đầu khi còn
trẻ, dân Ky tô, lớn lên ở Phi Châu, vào lúc mà trại cùi còn phổ thông.
Tôi còn
nhớ, lần viếng thăm cùng với mẹ tôi, một trại cùi như thế, được mấy bà
sơ chăm
sóc, tại Ntakataka, nơi hồ Lake Malawi.
Và tôi
sợ đến mất vía bởi cái sự cử động dịu dàng đến trở thành như không có,
của những
người cùi bị bịnh ăn mất hết cánh tay, y hệt như được miêu tả ở trong
cuốn tiểu
thuyết: “Deo Gratias gõ cửa. Querry nghe tiếng cào cào cánh cửa của cái
phần còn
lại của cánh tay. Một xô nước treo lủng lẳng ở cổ tay giống như một cái
áo khoác,
treo ở cái núm trong tủ áo”.
Vào cái lúc tôi đọc
nó, thì tôi đang phải chiến đấu, như những người trẻ, hay già, phải
chiến đấu,
và cũng không phải chỉ ở Phi Châu, với những đòi hỏi về một niềm tin,
khi
mà niềm
tin này thì thực là "vô ích, vô hại, vô dụng, vô can…", tại một nơi
chốn,
bất cứ một
nơi chốn, bị tai ương, bệnh tật, và cái chết nhòm nhỏ, đánh hơi, quấy
rầy,
không phút nào nhả ra.
Thành thử câu chuyện của Greene về một gã
Querry, một
tay kiến trúc sư bảnh tỏng, tới xứ Công Gô, chỉ để chạy trốn, và tìm ra
một thế
giới, và có thể, Chúa bắt kịp anh ta đúng ở đó, một câu chuyện như thế,
làm
tôi quan
tâm.
*
Ui chao, đọc một
phát, là Gấu bỗng nhớ đến Bếp Lửa,
đoạn Tâm, ở Hà Nội, không khứng ra bưng
theo VC,
cũng quá chán Hà Nội, bèn qua Bắc Ninh dậy học tại một trường của
mấy ông
cha; dậy học dậy hiệc ra sao chẳng rõ, nhưng rõ ràng là mất niềm tin,
bị mấy
ông thầy tu chê, đành trở về lại Hà Nội.
Bạn, đọc lại khúc
đối đáp nẩy lửa liên quan, mà chẳng... thú sao!
*
Về Bắc Ninh tôi bị
cảm khản tiếng mất một tuần phải nghỉ làm việc. Nhưng buổi sáng mùa
đông buồn
rầu thêm. Tôi nằm lỳ trên giường không buồn trở dậy. Những tiếng ồn ào
từ trong
lớp giờ làm việc, ngoài sân giờ ra chơi, bay lên qua một khoảng xa cách
lắm,
tôi đợi từng bước chân người ngoài hành lang.
Mỗi buổi trưa ông già gác mang lại phòng cho tôi một bát cháo nóng -
buổi trưa
kèm theo một tờ báo hàng ngày. Tôi lười, thoái thác không xuống phòng
ăn. Tôi
đọc báo, nhìn cuộc đời bình thản qua như những cuộn mây xám thường
ngoài cửa sổ
buổi chiều. Và tôi ngủ những giấc ngủ đầy hơi thở nóng và mồ hôi cùng
trống
ngực.
Linh mục Tân đến thăm tôi hàng ngày khoảng 4 giờ chiều và ở lại phòng
tôi chừng
mười lăm phút. Nhiên săn sóc tôi vào buổi tối khi những tiê!ng chuông
khóa lễ
chiều đã im. Nhiên thuờng ngồi nói chuyện. Anh kể về gia đình, về thời
thơ ấu,
và ơn trên đã kêu gọi anh để được dâng mình cho Chúa, bằng giọng bình
thản như
đọc một đoạn sách thánh kinh. Bà nội anh muốn có một người con dâng cho
Chúa
nhưng cha anh là con một. Tiếp theo Nhiên là đứa cháu độc nhất. Đứa
cháu độc
nhất ấy nghe ở linh hồn mình từ nhỏ âm vang lời kêu gọi của Thiên Chúa
và Nhiên
mong rằng sẽ làm thỏa mãn khát vọng của những người sinh thành. Trong
những lúc
ấy tôi ngó lên ngọn điện yếu mỏng chập chờn như muốn tắt.
Đại không sang, những thư từ của tôi được cho vào phong bì lớn dán kín
gởi sang
trường. Tôi nhận được thư của Francoise trách tôi lười viết, nàng hỏi
tôi có
nhận được thư của nàng không. Nàng cho biết hiện đang công tác vận động
những
gia đình có con em chiến đấu ở Đông Dương để làm kiến nghị yêu cầu chấm
dứt
chiến tranh ở đây. Đồng thời cùng với một nhóm bạn hữu thanh niên, nàng
đã được
gặp Sartre, chất vấn về vấn đề cộng sản và cách mạng. Nàng bảo nàng hơi
đen và
gầy hơn nhưng cũng cao hơn. Nàng vừa kỷ niệm sinh nhật thứ muời chín
của nàng.
“Pauvre Francoise!”
Hòa tả những trận mưa ở đồn điền dài ba trang giấy mỏng. Và Ngọc:
“Mày ơi!
Mày còn thì giờ để ý đến tao ư? Tao tưởng mày nghĩ đến thân phận mày
cũng đã đủ
lắm rồi. Thằng Bảo cho tao lãng mạn và chắc rằng chúng mày cũng đồng ý
với
nhau. Nhưng hỡi ôi! Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho
nhiều vào,
đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người…
để mơ
mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng! Cách mạng để làm gì? Những con ngựa
bị hành
hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng
dô kề
nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại sỏ cương trèo lên.
“Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở
chỗ khác
yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực,
mà vẫn
còn cố gắng giả tin.
“Bằng chứng là mày có tự do đâu, thằng Bảo vợ con và cái be nước mắm,
mày bỏ
trường này rồi cũng đến trường khác. A-men, mày đang tìm về với Chúa
đấy.
Cầu Chúa che chở cho cái thằng sâu kiến lúc nào cũng tưởng mình lớn
ngang Đức
Chúa. Làm dấu Thánh Giá và quì xuống.”
Ngọc
Tôi quên lá thư của Ngọc mở ở bàn đêm đầu giường. Buổi chiều tôi ngủ
chập chờn,
khi mở mắt Nhiên ngồi cạnh và đã bật đèn. Nhiên hỏi:
“Anh không ăn cháo? Để tôi bổ cam cho anh xơi.”
Tôi ngồi dạy nói:
“Cám ơn anh, tôi có thể làm lấy được.”
Tôi bổ cam ở bàn, nhìn ra cửa sổ, gió khoan khoái một chút.
Nhiên hỏi:
“Anh cho là có Thượng Đế hay không?”
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
“Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.”
Tôi không nghĩ đến nó.
Nhiên lại hỏi:
“Anh có nhận rằng ở đời có một cái gọi là Thiện, một cái gọi là Ác, có
công
bằng, có tự do, bác ái…"
Tôi trông thẳng vào mặt Nhiên đáp:
“Có chứ tại sao không?”
“Vậy mà anh lại không tin Thượng Đế thì lạ thật.”
“Tôi tưởng những ý niệm ấy họp nhau thành một ý niệm hoàn hảo hơn tất
cả là
Thượng Đế. Thường thường người ta nghĩ một vài ý niệm khó thỏa hiệp vớ
nhau như
bình đẳng và tự do, nhưng đạt đến sự hòa hiệp chính là tìm về Thượng Đế
rồi còn
gì.”
Tôi bước vài bước đắn đo:
“Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có
những lúc
người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có
mặt ở
lúc ấy. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có
thể bị
mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài
người biết
tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt
của nhân
loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì
chính ở
những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của
loài
người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
Những buổi tối tiếp theo, Nhiên thưa sang thăm tôi - Tôi nằm nghe tiếng
động
ngoài hành lang và lòng mình.
Tôi trả lời Ngọc:
“Ngọc,
Con sâu ở giữa tim giữa hồn, giữa não, mày nhớ không? Đi đâu cũng chỉ
là mày –
đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất nước này hổ nhục thôi đâu, mọi
nơi mắt
mày cũng chỉ nhìn thấy như đây. Không trốn được đâu trừ khi mày trốn
được lòng
này.
Nhưng thôi tao vẫn cầu chúc cho mày đi cho thỏa dồn nén, để ngó thấy ở
bất cứ
một góc địa cầu nào những điều ghê tởm không muốn ngó, rồi mày sẽ trở
lại, tao
tin như vậy, nhất định sẽ trở lại. Tất nhiên chán chường hơn nữa, nhưng
từ chỗ
chán chường cuối cùng ấy tao còn mày hay mất mày vĩnh viễn.
Ngọc ơi! Mày có nhẩy xuống biển ngủ ở dưới ấy không? Con sâu ở giữa
tim, giữa
hồn, giữa não.
Trước khi đi hãy thư cho bạn mày.
Tâm.”
Lễ Chúa Giáng Sinh đến gần với những ngày rét cóng hơn. Nhà trường vắng
ngắt,
những giáo sư ngoài như tôi đã về Hà Nội cả. Mặt sân cứng ướt hiu quạnh
không
cây cối, tôi bước trên sạn vụn theo một cửa ngách sang nhà thờ. Màu đá
xám cao
và lạnh lẽo thêm.
Những chiếc đen mầu hình ngôi sao, những dây hoa giấy sặc sỡ buồn cười.
Vòm nhà thờ sâu, ánh sáng mờ ảo.
Tôi đi bên những hàng ghế mộc, đến máng cỏ Chúa Hài Đồng. Tôi đứng cách
xa ngắm
những hình tượng được xếp đặt khéo léo. Vài người đàn bà nhà quê hình
như ở chợ
rẽ vào, quỳ gối kính cẩn.
Rồi tôi xuống Đáp Cầu cho đến hết buổi sáng.
Tôi vẫn chưa biết nên về Hà Nội hay nên giam mình một tuần lễ trong
chuỗi ngày
rét mướt ở tỉnh lỵ. Con đường dốc, những sườn núi trơ đất và đá đỏ, gió
và hơi
nước quyến lấy nhau ở không trung làm khói đặc nặng nề, không một tiếng
động
ngoài tiếng nổ của động cơ. Chiếc xe hàng đã đổ hết khách ở Bắc Ninh
chỉ còn
lại vài người. Thị xã tiêu điều những mặt nhà méo lệch. Quán chợ lụp
xụp nhớp
nháp; chợ còn lại dẫy tường trắng loang lỗ vết tích cũ.
Bữa ăn với vợ chồng Long trong một gian buồng hẹp ấm, mâm bằng gỗ.
Tôi trở về Bắc Ninh gần ba giờ chiều.
Tôi ngồi trong quán nước ở bến xe trong sự náo nhiệt ấm áp của những
người xuôi
ngược và những người làm xe. Ở đây có những bát nước chè tươi nóng,
điếu thuốc
lào. Trời mưa bay. Bỗng tôi trông thấy Hạnh, nàng mặc tấm áo dài thâm
đi ở
ngoài. Nàng chào tôi và ghé vào quán.
Tôi hỏi:
“Cô đi Hà Nội?”
“Vâng.” Hạnh đáp.
Tôi mời nàng uống nước và chúng tôi uống những bát nước chè tươi xanh
nóng rộp
lưỡi. Hạnh hỏi tôi:
“Anh cũng về Hà Nội?”
Tôi chưa biết trả lời thế nào Hạnh đã tiếp:
“Nếu tiện anh đi xe của em cùng về.”
Nàng nói tự nhiên còn tôi lúng túng. Hạnh lại nói:
“Chỉ sợ anh chê đi xe chở hàng thôi.”
Hạnh đưa tôi ra xe, chiếc xe cam nhông chuyên chở hàng hóa. Sau xe
trống, ngoài
một thùng đựng ét xăng của nhà binh bỏ không và mấy tấm bao vải.
Tôi và Hạnh ngồi phía trên cùng người tài xế và người phụ xe ở đằng
sau. Xe ra
khỏi thị xã cùng với hạt mưa dầy hơn. Người tài xế đứng tuổi hai bàn
tay khô
khan gân guốc chụp trên đầu chiếc mũ cát két dạ. Anh phụ xe trẻ tuổi
nói qua lỗ
hổng lên với bác tài một câu gì. Hạnh ngồi sát vào tôi và tôi nhận hơi
ấm của
nàng.
Nhìn thấy ở ngực Hạnh đeo hình thánh giá, tôi hỏi:
“Em theo đạo?”
Hạnh gật đầu trả lời:
“Khi còn ở hậu phương, bây giờ thì thôi rồi.”
Một lát sau, xe chạy đều tốc lực, màu trắng phủ những cánh đồng hai bên
đường.
Tôi hỏi Hạnh:
“Em còn nhớ về anh xưa hay không?”
Hạnh ngước mắt nhìn tôi rồi trả lời:
“Em nhớ những ngày nghỉ học anh thường đi theo em. Hồi ấy nhà em ở hai
nơi, Thị
Cầu và Đáp Cầu, nhà anh ở khoảng giữa con đường ấy. Đi về em phải qua
nhà anh.
Em mặc áo trắng và cặp tóc và em đã được nghe anh nói là em đẹp nhất
Thị Cầu.”
Tôi nắm bàn tay nhỏ bé của Hạnh và để vào lòng bàn tay tôi từ lúc nào,
rất cảm
động.
Hạnh nói tiếp:
“Một lần anh Long và một người bạn nữa đã thách anh đến vuốt tóc em và
anh đã
làm thật. Ở con đường ra đồng trước cửa nhà một người Pháp có nuôi một
đàn
ngỗng dữ và em đã về mách nhà anh cái tội trêu trọc em và tội đứng đó
ăn cắp trứng
ngỗng.”
Tôi nắm chặt hơn tay Hạnh, có cảm giác hổ thẹn về những hành động ngây
thơ táo
bạo và tôi đáp:
“Nhưng em cũng biết là bà ngoại anh chẳng bao giờ trị tội anh cả.”
Hạnh gật đầu và cái búi tóc nghiêng xuống vai về phiá tôi. Hạnh hỏi lại
tôi:
“Học hết lớp nhất anh đi Sài Gòn? Anh làm gì?”
Tôi nói điềm nhiên và thành thật, ngoài ý muốn:
“Anh đã bán báo, làm thợ, và học nghể chữa ô tô.”
Đến Hà Nội, mưa lớn hơn. Chúng tôi cùng đi ăn cơm với nhau.
Và đêm ấy tôi ngủ với Hạnh ở khách sạn
*
Thời trung học, Gấu có một anh bạn, học tiếng Tây với một ông giáo sư,
tên D.
Ông này mê TTT, mê đoạn trên quá, bèn bắt học sinh dịch qua tiếng Tây,
nhất là
cái đoạn đối đáp nẩy lửa:
“Tôi nhắc lại với
anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta cần
giải quyết
giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Có mặt khi
không
cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi
Thượng
Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài
người biết
tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt
của nhân
loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì
chính ở
những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của
loài
người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
*
Nguyễn Đông Ngạc & NQT
@ Montreal cc 1995
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên
nhận định
về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu
đựng,
như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện
sinh gọi
là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng
này có
thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát
biểu mỗi
người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải
tưởng tượng
Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội
vần đá
lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá
tiếp.)
Như
lính giữa rừng
*
Lần gặp bạn
C, ở San Jose,
khi ông anh mất, Gấu hỏi, bạn cho biết:
-Đàn ngỗng có thực. Hồi nhỏ tớ cũng sợ mấy con ngỗng đó lắm. Nhân vật
trong Bếp
Lửa, hầu như tất cả đều có thực ở ngoài đời.
Bếp Lửa
A
Burnt-out Case
Tuy
nhiên khi tôi đọc A Burnt-out
Case , 1960, sau khi đọc The
Heart of the Matter, 1948, thì tôi nhận ra cuốn trước, The Heart
of the Matter, Trái tim
của Vấn đề, thú hơn. Câu chuyện sa ngã của Scobie xem ra có
nhiều lớp
lang, gay cấn. Ở mức độ tiểu thuyết là phải làm hài lòng người đọc, tôi
cảm
thấy A
Burnt-out Case thiếu một cái gì đó. Sau này, tôi nhận ra, đây
đúng là vấn đề của
nó: Cuốn tiểu thuyết được viết ra, để diễn tả một cái gì thiếu vắng;
để làm
cho bạn cảm thấy một điều gì đó, đúng điều bạn
mong mỏi, thì thiếu, vắng!
Bài
giới thiệu của James Wood
cũng thú lắm. Tay này nhắc một câu
của
Kierkegaard: Lũ man rợ, vô thần phạm tội, tất nhiên, nhưng khác dân Ky
tô: phạm
tội "trước Chúa". Và chỉ dân Ky tô thì mới phải còng lưng gánh gánh
nặng tội lỗi, thứ tội lỗi không làm sao trốn thoát: Tội nguyên thuỷ,
tội tổ
tông. Tội của Adam.
Từ đó, chỉ có những người
thực sự có niềm tin Ky tô thì mới tới được "điểm lạnh của tri thức về
cái
sự thất bại tuyệt đối", "the freezing point of knowing absolute
failure".
Sai.
Bởi vì không phải dân Ky tô, Gấu cũng đã từng kinh nghiệm "thất bại
tuyệt đối", khi BHD cứ thế mà đi, chẳng thèm quay nhìn lại, như những
ngày nào nơi cổng trường Gia Long:
“Khi em
đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ
biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh, lũ bạn vô
lớp lại có
chuyện để nói..."
Sealed by the war - letters
are
censored, shipping routes limited, and borders closed - Greene's colony
resembles
the rat-infested closed town of Oran that Albert Camus allegorized in
The
Plague, a novel that appeared in I947, a year before The Heart of the
Matter.
Camus' town becomes a kind of hell, whose inhabitants, punished by
plague, must
work out their own theodicy’s, their own metaphysical and political
explanations for what has unfairly visited them. Greene's African
colony shares
with Camus' town something of the hellish, and something of the
allegorical.
Bị phong tỏa bởi chiến tranh - thư từ bị kiểm duyệt, tầu bè hạn chế,
biên giới đóng cửa - thuộc địa của Greene giống như thành phố bị vây
hãm của Camus trong Dịch Hạch,
xuất bản năm 1947, một năm trước Trái
Tim của Vấn Đề. Thành phố của Camus trở thành một thứ địa ngục,
những cư dân của nó, bị trừng phạt bởi bệnh dịch hạch, phải tự tìm cho
ra những lời giải thích cho số phận của họ, chúng ta đã làm những điều
gì đại gian đại ác, để phải chịu số phận khốn khổ khốn nạn như thế này?
James Wood: The Heart of the Matter. Introduction
Người Thứ Ba
Dẫn nhập
"Người
thứ ba", là
nickname của Kim Philby, sư phụ Greene, gián điệp nhị trùng, đã từng
dùng hệ
thống cống rãnh Vienna cho những người Cộng Sản trốn thoát vào năm 1934.
'But if we are incapable of
love?'
'I'm not sure such a man
exists. Love is planted in man now, even uselessly in some cases, like
an
appendix. Sometimes of course people call it hate.'
'I haven't found any trace of
it in myself.'
'Perhaps you are looking for
something too big and too important. Or too active.'
'What you are saying seems to
me every bit as superstitious as what the fathers believe.'
'Who cares? It's the
superstition I live by. There was another superstition - quite unproven
-
Copernicus had it - that the earth went round the sun. Without that
superstition we shouldn't be in a position now to shoot rockets at the
moon.
One has to gamble on one's superstitions. Like Pascal gambled on his.'
He drank
his whisky down.
'Are you a happy man?' Querry
asked.
'I suppose 1 am. It's not a
question that I've ever asked myself. Does a happy man ever ask it? I
go on
from day to day.'
'Swimming on your wave,'
Querry said with envy. 'Do you never need a woman?'
'The only one I ever needed,'
the doctor said, 'is dead.' 'So that's why you came out here.'
'You are wrong,' Colin said.
'She's buried a hundred yards away. She was my wife.'
A
burnt-out case p.117
Nhưng nếu đàn ông chúng ta không
có khả năng, không thể… iêu?
Tôi không tin có thứ đàn ông đó.
‘Yêu’ cắm vào một người đàn ông, ngay cả khi vô dụng, trong vài trường
hợp, giống
như cục thịt dư. Đôi khi, có vài người gọi là ‘thù’
Tôi đếch thấy một tí dấu vết
nào của cái thứ đó trong người tôi.
Có thể, ông tìm một cục gì lớn
hơn, quan trọng hơn. Hay cựa quậy dữ dằn hơn.
Điều ông nói sao nghe như trò
mê tín của mấy ông thầy chùa.
Ai cần? Chính là trò mê tín mà
tôi đang sống với nó. Có một thứ mê tín khác, gần như không thể nào
chứng minh –
Copernicus có thứ này – trái đất quay quanh mặt trời….
*
'A superb storyteller'
New York Times
When Querry, a world-famous
architect, finds he no longer enjoys life or
takes pleasure in art he sets off
on a voyage.
Arriving anonymously at a leper colony in the Congo,
he is diagnosed as the
mental equivalent of a 'burnt-out case', a leper mutilated by disease
and
amputation. Querry slowly moves towards a cure, his mind getting
clearer as he
works for the colony. However, in the heat of the tropics, no
relationship with
a married woman, however blameless, will ever be taken as innocent ...
'In a class by himself ...
the ultimate chronicler of twentieth-century man's consciousness and
anxiety'
William Golding
Khi
Querry, một kiến trúc sư
nổi tiếng thế giới, chán đời, hết còn say mê ‘viết phê bình’, anh bèn
làm một
chuyến đi xa, và ‘len lén, chẳng dám cho ai biết, như một gã vô danh’,
anh tới xứ
cùi ở Congo, được chẩn đoán, và khám phá ra, bịnh của mình, về mặt tinh
thần,
chẳng khác gì một trường hợp ‘cháy cho đến lụi tàn’, một ca cùi, cơ thể
cứ thế
mà trụi đi dần, bằng rơi rụng, bằng tùng xẻo.
Querry được lần hồi chữa trị,
và lần hồi cái đầu của anh trở nên trong sáng hơn, khi anh làm việc cho
xứ cùi.
Tuy nhiên, giữa cái nóng của vùng xích đạo, không một liên hệ với một
người đàn
bà có chồng, dù bảnh tỏng cỡ nào, thì cũng đếch được coi là ngây thơ,
vô tội…
‘Một
mình một cõi của riêng mình,
bởi riêng mình… đúng là một ký sự gia tối hậu của ý thức và cơn xao
xuyến của con người của thế kỷ 20’.
William Golding
Ui
chao, đọc câu trên, bèn ‘cầm
nhầm’, ‘tưởng’ là tay Golding này nói về… Gấu: Ký sự gia tối hậu, về
cái luơng
tâm và niềm xao xuyến của Mít, sau Anus
Mundi [Hậu môn của Thế giới]!
*
Trong một vài
đường hướng, cuốn tiểu thuyết có thể được đọc như một cuộc điều tra, về
niềm
tin hậu-Ky tô, một toan tính để nhìn coi xem, cái gì dấy lên từ tro
than của
thế kỷ trứ danh về cái sự độc ác của nó…
Ui chao, bạn đọc có thể mô phỏng đoạn trên, và đi một đường “bốc thúi”
trang
Tin Văn:
Trong một vài đường hướng, trang Tin Văn có thể được đọc như là "… niềm
tin hậu chiến Mít, một cái gì dấy lên từ tro than của cuộc chiến trứ
danh vì
Cái Ác Bắc Kít của nó."!
Nhưng, biết đâu đấy, Ky Tô giáo đang lâm đại nạn tại nước Mít, là cũng
ứng vào
cuộc "điều tra" này, của trang Tin Văn? (1)
(1) Nên nhớ, bộ sách khổng lồ Gulag của Solz. còn có một cái tiểu tít
là 'một
cuộc điều tra có tính văn học...'.[ The Gulag Archipelago: An
Experiment in Literay
Investigation, Một thử nghiệm trong điều tra văn học…]. Biết đâu đấy,
sau khi
Gấu đi rồi, một bạn đọc Tin Văn download những trang sách hổ lốn, chẳng
biết
đâu mà lần này, gỡ nó ra, sắp xếp lại, thành một bộ sách khổng lồ có
tên là
Gulag Mít hay cái gì đó tương tự?
Cái viễn ảnh của niềm tin như là biển cả bình yên không
sóng gió thế là mất
vĩnh viễn ... Tôi cảm thấy mệt nhoài, nát bấy bởi những nạn nhân của
tôn
giáo....
Greene
Dzui thôi mà!
|