*
 





L'INTOUCHABLE SOLITUDE D'UN ÉTRANGER (Oscar Milosz)

 1
La première fois que j'ai vu le nom d'Oscar Milosz, c'est au-dessus du titre de sa Symphonie de Novembre traduite en tchèque et publiée quelques mois après la guerre dans une revue d'avant-garde dont j'ai été, à dix-sept ans, un lecteur assidu. À quel point cette poésie m'avait envoûté, je l'ai constaté quelque trente ans plus tard, en France, où pour la première fois j'ai pu ouvrir le livre de poésie de Milosz dans l'original français. J'ai vite trouvé la Symphonie de Novembre, et en la lisant j'ai entendu dans ma mémoire toute la traduction tchèque (superbe) de ce poème dont je n'ai pas perdu un seul mot. Dans cette version tchèque, le poème de Milosz avait laissé en moi une trace plus profonde, peut-être, que la poésie que j'avais dévorée à la même époque, celle d'Apollinaire ou de Rimbaud ou de Nezval ou de Desnos. Indubitablement, ces poètes m'avaient émerveillé non seulement par la beauté de leurs vers mais aussi par le mythe entourant leurs noms sacrés, qui me servaient de mots de passe pour me faire reconnaître par les miens, les modernes, les initiés. Mais il n'y avait aucun mythe autour de Milosz: son nom totalement inconnu ne me disait rien et ne disait rien à personne autour de moi. Dans son cas, j'ai été envoûté non pas par un mythe, mais par une beauté agissant d'elle-même, seule, nue, sans aucun soutien extérieur. Soyons sinncères : cela arrive rarement.
2

Mais pourquoi justement ce poème? L'essentiel, je pense, résidait dans la découverte de quelque chose que jamais nulle part ailleurs je n'ai rencontré: la découverte de l'archétype d'une forme de la nostalgie qui s'exprime, grammaticalement, non pas par le passé mais par le futur. Le futur grammatical de la nostalgie. La forme grammaticale qui projette un passé éploré dans un loinntain avenir; qui transforme l'évocation mélancolique de ce qui n'est plus en la tristesse déchirante d'une promesse irréalisable.

Tu seras vêtu de violet pâle, beau chagrin!
Et les fleurs de ton chapeau seront tristes et petites

3

Je me rappelle une représentation de Racine à la Comédie-Française. Pour rendre les répliques naturelles, les acteurs les prononçaient comme si c'était de la prose; ils effaçaient systématiquement la pause à la fin des vers; impossible de reconnaître le rythme de l'alexandrin ni d'entendre les rimes. Peut-être pensaient-ils agir en harmonie avec l'esprit de la poésie moderne qui a abandonné depuis longtemps et le mètre et la rime. Mais le vers libre, au moment de sa naissance, ne voulait pas prosaiser la poésie! Il voulait la débarrasser des cuirasses métriques pour découvrir une autre musicalité, plus naturelle, plus riche. Je garderai à jamais dans mes oreilles la voix chantante des grands poètes surréalistes (tchèques aussi bien que français) récitant leurs vers! De même qu'un alexandrin, un vers libre était lui aussi une unité musicale ininterrompue, terminée par une pause. Cette pause, il faut la faire entendre, dans un alexandrin aussi bien que dans un vers libre, même si cela peut contredire la logique grammaticale de la phrase. C'est précisément dans cette pause cassant la syntaxe que consiste le raffinement mélodique (la provocation mélodique) de l'enjambement. La douloureuse mélodie des Symphonies de Milosz est fondée sur l'enchaînement des enjambements. Un enjambement chez Milosz, c'est un bref silence étonné devant le mot qui arrivera au début de la ligne suivante:

Et le sentier obscur sera là, tout humide
D'un écho de cascades. Et je te parlerai
De la cité sur l'eau et du Rabbi de Bacharach
Et des Nuits de Florence. Il y aura aussi

4

En 1949, André Gide a établi pour les éditions Gallimard une anthologie de la poésie française. Il écrit dans la préface: «X. me reproche de n'avoir rien donné de Milosz. [ ... ] Est-ce un oubli? Non pas. C'est que je n'ai trouvé rien qui me parût particulièrement valoir d'être cité. Je le répète: mon choix n'a rien d'historique et seule la qualité me détermine. » Il y avait, dans l'arrogance de Gide, une part de bon sens: Oscar Milosz n'avait rien à faire dans cette anthologie; sa poésie n'est pas française; gardant toutes ses racines polono-lituaniennes, il s'était réfugié dans la langue des Français comme dans une chartreuse. Considérons donc le refus de Gide comme une noble façon de protéger l'intouchable solitude d'un étranger; d'un Étranger. 

Kundera: Une Rencontre

Không chạm tới được nỗi cô đơn của người lạ

 

1

Lần đầu tiên tôi thấy tên Oscar Milosz là trên cái tựa Bản Giao Hưởng tháng Mười Một, được dịch ra tiếng Tiệp, được xuất bản vài tháng sau chiến tranh trong một tạp chí thời thượng mà ở tuổi mười bảy, tôi là một độc giả chuyên cần. Bài thơ này đưa tôi lên tận mây xanh, ba mươi năm sau ở Pháp, tôi đã ghi nhận điều này khi lần đầu tiên tôi mở quyển thơ của Milosz trong ấn bản nguyên thủy tiếng pháp. Tôi nhanh chóng tìm thấy bài thơ Bản Giao Hưởng tháng Mười Một, khi đọc lại tôi còn nhớ như in không sót một chữ bài dịch tiếng Tiệp tuyệt vời ngày xưa. Trong bản tiếng Tiệp, bài thơ này đã để dấu ấn sâu đậm trong lòng tôi, có thể, còn hơn cả các bài thơ tôi đọc hồi đó của Apollinaire, Rimbaud, Nezval hay Desnos. Rõ ràng không chối cãi, các bài thơ này huyễn hoặc tôi không những vì nó hay mà còn do huyền thoại tạo ra chung quanh tên tuổi thiêng liêng của họ, làm từ khóa để qua các văn sĩ của tôi, tôi biết ai là người hiện đại, ai là người tiên phong. Nhưng chẳng có huyền thoại nào chung quanh cái tên Milosz, một cái tên lạ hoắc, không làm cho tôi liên tưởng đến ai, và cũng không nhắc tôi nhớ đến ai chung quanh tôi. Trong trường hợp của ông, tôi ngẩn ngơ không phải vì một huyền thoại mà vì chính cái đẹp của nó, một mình, trần trụi, không trụ chống bên ngoài. Chúng ta hãy trung thực với mình chuyện này : chuyện này rất hiếm khi xảy ra.

2

Nhưng tại sao lại chỉ chính bài thơ này ? Tôi nghĩ, chính yếu, là nó nằm trong cái mà tôi chưa bao giờ thấy ở đâu hết : sự khám phá mẫu lý tưởng của một hình thức nhớ nhung mà nó diễn tả, theo ngữ pháp, một loại nhớ nhung không phải qua quá khứ mà qua vị lai. Thời vị lai ngữ pháp của nhớ nhung. Hình thức ngữ pháp phóng chiếu một quá khứ đau buồn lên một tương lai xa xăm ; chuyển tải cái gợi nhớ buồn bã không còn nữa lên nỗi buồn tan nát của một lời hứa không thể nào thực hiện được.

Nỗi buồn xinh xắn ơi, em sẽ khoác chiếc áo màu tìm nhạt,
Và các nụ hoa trên mũ của em sẽ nho nhỏ và buồn buồn.

3

Tôi còn nhớ buổi trình diễn kịch của Racine ở nhà Kịch Comédie-Française. Để làm cho lời đối đáp được tự nhiên, các diễn viên đọc thơ như đọc văn vần; họ xóa một cách có hệ thống phần nghĩ đàng sau mỗi câu thơ; không thể nào nhận ra nhịp điệu alexandrin, cũng không nghe lối họa vần. Có thể họ nghĩ làm như vậy sẽ hài hòa với tinh thần thơ văn hiện đại, loại bỏ từ lâu vừa vần vừa âm luật. Nhưng vần thơ tự do, từ khi sinh ra đã không muốn làm thơ văn tầm thường ! nó muốn loại cái vỏ ngoài kích thước để thấy tính âm nhạc, tự nhiên hơn, phong phú hơn. Tôi lúc nào cũng giữ trong tai tôi giọng nói như hát của các thi sĩ lớn siêu hiện thực đọc thơ (tiệp cũng như pháp) !

4

Năm 1949, André Gide làm một quyển hợp tuyển thơ Pháp cho nhà xuất bản Gallimard. Ông viết trong lời mở đầu: «X. trách tôi đã không dành một chỗ nào cho Milosz. [ ... ] Quên sao? Không. Là vì tôi không thấy một cái gì đặc biệt để đáng đưa ra. Tôi lặp lại: lựa chọn của tôi không có tính cách lịch sử gì hết, chỉ có phẩm chất mới làm tôi quyết định.» Câu nói phách lối của Gide có lý một phần: Oscar Milosz chẳng dính gì trong hợp tuyển này ; thơ của ông không phải là thơ tiếng Pháp; vì ông giữ tất cả nguồn cội gốc rễ Ba Lan-Li-tu-a-ni, ông núp trong ngôn ngữ Pháp như trốn trong tu viện. Chúng ta hãy xem lời từ chối của Gide như một cách quý phái để gìn giữ cái cô đơn không chạm tới được của một người lạ ; một Người Xa Lạ.

[LN dịch]