BRODSKY
THROUGH THE EYES OF HIS CONTEMPORARIES
Brodsky qua mắt những người cùng thời với ông
Ông thi sỡi có yêu Đất Mẹ?
Ông tình nguyện đi hay ông là một gã lưu vong? Tại sao ông chẳng bao
giờ trở về, ngay cả để viếng thăm? Ông là một tín hữu Ky tô, theo bất
cứ nghĩa nào của từ này? Là một tên Do Thái có nghĩa gì không, đối với
ông? Ông vẫn là và luôn là một nhà thơ Nga, hay thực sự, là một người
Nga, trong bất cứ một ý nghĩa nào có thể chấp nhận được của từ này? Tại
sao ông rao giảng chuyện thờ phụng ngôn ngữ, và theo đường hướng nào
ông thờ phụng nó? Tại sao ông lèm bèm hoài về ‘đế quốc’? Tại sao ông cứ
cố tình tự mình dịch thơ mình qua tiếng Anh, và kết quả của cái việc
dịch đó có khá không?
Cùng với sự sợ hãi, sự
kính trọng, và một tình yêu chân thực, những cuốn sách này còn chứa
đựng một số những nhận xét thật tới, chưa từng có, về Brodsky, về cả
hai, con người và nhà thơ. Về nhà thơ, có nhận xét của Pyotr Vail:
“Pushkin là tất cả về, như thế nào, chúng ta muốn là; Brodsky là tất cả
về, như thế nào, chúng ta thực sự là”. "Pushkin was all about how we wanted to be;
Brodsky was all about how we really are".
Về con
người, Annelisa Allleva đưa ra những nhận xét ‘gay gắt, nhức nhối’, thí
dụ, “Ông ta ăn cắp tình yêu của nhân dân để giấu diếm sự bất an của
mình”. "He stole other people's
love in order to hide his insecurity".
Derek
Walcott nhào lộn cả hai nhận xét trên, thành:
Joseph [Huỳnh Văn] Brodsky đếch thèm để ý đến sự tách biệt giữa thiên
hướng nhà thơ và đời của ông. Ông là thí dụ đẹp nhất mà tôi biết về một
người, là một nhà thơ, theo một cái nghĩa nhà nghề của từ này.
"I was only too glad to be the handmaid of genius, and to be taken for
granted": Tớ thật hạnh phúc được là người hầu của thiên tài, và được
đảm bảo như vậy. Brodsky phán.
CHESS
Jorge Luis Borges
I
In their serious corner,
the players
move the gradual pieces. The board
detains them until dawn in its hard
compass: the hatred of two colors.
In the game, the forms
give off a severe
magic: Homeric castle, gay
knight, warlike queen, king solitary,
oblique bishop, and pawns at war.
Finally, when the players
have gone in,
and when time has eventually consumed them,
surely the rites then will not be done.
In the east, this war has
taken fire.
Today, the whole earth is its provenance.
Like that other, this game is for ever.
II
Tenuous king, slant
bishop, bitter queen,
straightforward castle and the crafty pawn –
over the checkered black and white terrain
they seek out and enjoin their armed campaign.
They do not realize the
dominant
hand of the player rules their destiny.
They do not know an adamantine fate
governs their choices and controls their journey.
The player, too, is
captive of caprice
(the sentence is Omar's) on another ground
crisscrossed with black nights and white days.
God moves the player, he,
in turn, the piece.
But what god beyond God begins the round
of dust and time and dream and agonies?
-Translated
by ALASTAIR REID
Ở cái góc nghiêm trọng của
họ,
Những kỳ thủ di chuyển những quân cờ.
Cái bàn cờ cầm giữ họ tới sáng
Bằng cái la bàn cứng cỏi của nó:
Lòng thù hận giữa hai màu cờ,
Một, cờ máu,
Và một, cờ ba que.
Trong cuộc chơi, là luật
chơi,
Một ma thuật nghiêm ngặt:
Lâu đài Hô me, kỵ sĩ xám, nữ hoàng thiện chiến, hoàng đế cô đơn,
giám mục xiên xẹo, và những con tốt lao vào cuộc chiến
Sau cùng, khi những kỳ thủ
đã nhập cuộc,
Và khi thời gian đã thiêu đốt cả đám
Rõ ràng là chẳng cần gì đến những nghi thức
[Bàn giao cái con khỉ, chúng ông lấy hết rồi,
Minh gà tồ còn gì mà bàn giao?]
Ở phía Ðông, lửa chiến
tranh bừng bừng
Ngày hôm nay, trọn trái đất thuộc về nó,
Như cái khác, trò chơi này là thiên thu, bất tận.
II
Hoàng đế tế nhị, giám mục
xiên xiên, nữ hoàng cay đắng,
Lâu đài thẳng thắn, và anh cu Sài láu cá –
Trên mảnh đất đen trắng của cái bàn cờ
Tất cả hăm hở tìm tòi, và sung sướng tận hưởng những chiến dịch…
Ðiện Biên, Mùa Hè Ðỏ Lửa, thí dụ.
Họ đâu có nhận ra,
Cái bàn tay thống trị của những thế lực quốc tế bửn thỉu,
Và hơn cả thế nữa,
Là những luật chơi của định mệnh.
Họ đâu có biết cái số phần cứng như gang thép,
Trấn ngự, cai quản những lựa chọn và kiểm tra những hành trình của họ
Kỳ thủ kia ơi, mi thì cũng
bị cầm giữ bởi tính bất thường
(Câu này thuổng Omar) trên một mảnh đất khác,
Ðan chéo nhau bằng những đêm đen, và ngày trắng.
Ông Giời di chuyển những
kỳ thủ, và tới luợt họ,
Di chuyển quân cờ
Nhưng Giời nào, ngoài Giời lại có Giời?
Thứ Ông Giời bắt đầu vòng luân hồi
Của bụi, thời gian, và những cơn hấp hối?
*
ECHECS
Ils sont
seuls à leur table austere. Le tournoi
Alterne ses
dangers; lentes, les pieces glissent.
Tout au long
de la nuit deux couleurs se haissent
Dans le
champ agencé qui les tient sous sa loi.
Radieuse
magie où joue un vieil effroi,
Des destins
rigoureux et parés s'accomplissent :
Reine en
armes, brefs pions qui soudain s'anoblissent,
Fou qui
biaise, tour carrée, ultime roi.
Le rite se
poursuit. Il reste ; il faut qu'il reste
Même si le
pied branle à la table déserte,
Même quand
les joueurs seront cherchés en vain.
Le profond
Orient nous légua cette guerre
Dont la
flamme aujourd'hui fait le tour de la terre;
Et comme
l'autre jeu, ce jeu n'a pas de fin.
II
Tour droite,
fou diagonal, reine acharnée,
Roi
vulnérable, pions qu'achemine l'espoir,
Par les
détours fixés d'un ordre blanc et noir
Vous
cherchez, vous livrez la bataille obstinée.
Mais qui de
vous sent sa démarche gouvernée ?
La main ni
le joueur, vous ne sauriez les voir;
Vous ne
sauriez penser qu'un rigoureux pouvoir
Dicte votre
dessein, règle votre journée.
Le joueur, ô
Khayam ! est lui-même en prison,
Et c'est un
échiquier que l'humain horizon:
Jours blancs
et noires nuits, route stricte et finie.
La piece se
soumet à l'homme, et l'homme à Dieu.
Derriere
Dieu, qui d'autre a commencé ce jeu
De
poussière, de temps, de rêve, d'agonie?
J.L. Borges.
[Bản tiếng
Tây của IBARRA, Gallimard, 1970]
Thời gian quen Joseph
Huỳnh Văn, Gấu tình cờ vớ được 1 bài thơ, bản tiếng Tây, của Borges;
một bài thơ nói về hạnh phúc. Ðọc thích quá, Gấu bèn dịch, đưa cho anh
đọc, và 1 tay nữa, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giàu, tình cờ gặp lần đầu ở quán cà
phê Bà Lê Chân, của Huy Tưởng.
Ðó có lẽ là lần đầu tiên Gấu biết tới Borges.
Sau này, ra hải ngoại, đọc Borges, Gấu cố kiếm bài thơ cũ, mà không làm
sao kiếm ra. Khi biết tin anh mất, và có số điện thoại của gia đình,
Gấu có gọi về hỏi thăm, và chia buồn, bà xã của anh có nhắc tới đám bạn
quen từ trước 1975 mà chị còn nhớ, và nhân đó, chị nhắc tới bài thơ về
Hà Nội, mà ông chồng đang làm, chưa xong, cho tới khi anh đi, và chẳng
ai còn biết được nó ra làm sao, dù ai cũng gật gù, hay, hay lắm.
Trong một bài viết về anh,
Gấu có nhắc tới câu chuyện này, Hà Nội anh chưa từng nhìn thấy [vì có
bao giờ tính ra thăm đâu, chắc thế], và bài thơ dang dở về nó.