*

 




Thơ Mỗi Ngày

Valentine's

Phương Tấn

Ở Huế nhớ Phương

Ơi mắt hiền đen mắt buồn dưới phố
không mắt nào buồn, buồn hơn mắt Phương
phố thả lầu cao phố trắng dị thường
gió hót véo von cười nghiêng ngửa áo.

Gót lẫn trong sương sầu bay ảo não
trời cũng trầm trầm thơm ngát da Phương
cánh trắng choai choai phơ phất trong trời
ơi Phương ơi Phương anh về nhóm lửa. 

Xin dấy cho cao hồn reo từng bữa
để lấy thơ hồng thắp sáng thân Phương
sương sẽ vàng phai chảy xuống êm đềm
mắt sẽ hiền vui nằm ve vuốt nắng.

Thơ thắp cho cao soi tay lụa trắng
Phương đứng bên trời chải tóc trong mai
nắng thả lầu cao nhỏ xuống hai vai
chim cũng chuyền vui reo đầy vạt áo.

Anh vuốt thân Phương ăn từng hạt bão
anh ăn sầu em cho hết cô đơn
yêu Phương của anh bằng nước mắt này
chăn con chiên anh chăn từng sợi tóc.

Những lúc Phương biếng ăn
                                              biếng ngủ
                                              biếng chơ
                                              hay Phương hờn khóc
anh đấm ngực mình đổ tội cho anh
e Phương gầy thêm mắt có còn xanh
mắt có còn xanh nằm ve vuốt nắng.

Ơi Huế buổi mai buổi chiều nhớ chi nhớ lạ
ngại quê mình trời trở lấy ai hôn
ai bồng Phương anh ngại má phai hồng
ai khẽ đậu cho mây trời xuống nhạc.

Ớt chi không cay muối chi không mặn
má lúm đồng tiền bảo chi không thương
mùa thu quê mình thường mưa không Phương
sao lệ anh rơi dù chưa kịp khóc.

Sao mây bay bay cho anh tưởng tóc
sao trời xanh xanh cho nhớ dáng Phương
a, người ngày xưa bảo có thiên đường
anh e thiên đường nằm trong mắt ngọc
ngọc những buồn buồn vì Phương hay khóc
công chúa khóc nhè là Phương của anh!

Phương nghe đó trời thu lên lành lạnh
lòng cũng vàng theo lá ở trong cây
vui cũng bay theo gió ở trong ngày
một chút lệ thêm chút buồn vừa chín.

Nhớ chi lạ biết môi còn mũm mĩm
cắn ô mai răng là lúa ở trên trời
tay cầm lược là lụa ở trên mây
mắt là ngọc ở trong thu vừa trổ.

Buồn chi lạ buồn không ai buồn hộ
hồn vi vu bay khuất ở trong trăng
ngậm chút gió chừng có hơi Phương thở
Phương là sương hay sóng vỗ trong anh?

(Huế- và Nắng mùa thu1964)


Jackstraws

My shadow and your shadow on the wall
Caught with arms raised
In display of exaggerated alarm,
Now that even a whisper, even a breath
Will upset the remaining straws
Still standing on the table 

In the circle of yellow lamplight,
These few roof-beams and columns
Of what could be a Mogul Emperor's palace.
The Prince chews his long nails,
The Princess lowers her green eyelids.
They both smoke too much,
Never go to bed before daybreak.

Charles Simic: Jackstraws

jack·straw: Trò chơi rút 1 cọng rơm trong 1 bó, làm sao không đụng tới những cọng còn lại [a game in which a set of straws or thin strips is let fall in a heap with each player in turn trying to remove one at a time without disturbing the rest]

Rút cọng rơm

Bóng của GNV và của BHD thì ở trên tường
Xoắn vào nhau, bốn cánh tay dâng cao
Trong cái thế báo động hơi bị thái quá,
Và bây giờ, chỉ cần một lời thì thầm,
có khi chỉ một hơi thở thật nhẹ
Cũng đủ làm bực mình cả đám còn lại
Vẫn đứng trên mặt bàn 

Trong cái vòng tròn ánh sáng đèn màu vàng
Vài cây xà, cây cột
của cái có thể là Cung Ðiện của Hoàng Ðế Mogul.
GNV cắn móng tay dài thòng,
BHD rủ cặp mí mắt xanh.
Cả hai đều hút thuốc lá nhiều quá,
Chẳng bao giờ chịu đi ngủ trước khi đêm qua.

 *

Bí Mật của tôi
My Secret
Charles Simic

“Thơ thì làm ở trên giường, như Êu”
“Poetry is made in bed like love”

“For a lazy man I’m extremely industrious.”
—William Dean Howells

Như 1 tên đại lãn, tôi cực kỳ siêng năng.

 Nhà văn nào thì có cũng có bí quyết về cái cách mà họ làm việc. Với tôi, thì là viết ở trên giường. Bảnh quá nhỉ, bạn có thể nghĩ như vậy. Mark Twain, James Joyce, Marcel Proust, Truman Capote, và cả một đống những nhà văn khác, thì cũng vừa đo giường vừa viết như tôi. Vladimir Nabokov còn thủ cả một mớ thẻ văn ở dưới gối, phòng hờ những lần ngủ đếch được, thì bèn lôi ra, nào, bi giờ mình mần thịt em Lo, em Li, em Ta, mỗi em một cú. Tuy nhiên, tôi chưa từng nghe về những nhà thơ khác mần thơ trên giường – tuy nhiên, chuyện quá tự nhiên, “quá tình” nếu như mà bạn mượn cái lưng trần của em, và bèn đi một dòng thơ?
Thực, thì có Edith Sitwell, người mà theo như truyền thuyết, nằm trong quan tài, sửa soạn cho nỗi ghê rợn cực lớn lao đối diện với trang giấy trắng. Robert Lowell nằm dài trên sàn, và viết, và tôi thỉnh thoảng cũng làm như thế, nhưng thú thực, tôi thích một cái nệm, và lạ làm sao, tôi chưa hề bị cám dỗ bởi 1 cái trường kỷ, một cái võng, hay bất cứ 1 cái ghế dễ chịu, thoải mái nào khác.
Vì một lý do nào đó, tôi chưa hề thố lộ với ai, bí quyết sáng tạo của rôi, như ở trên vừa kể ra. Vợ tôi thì biết, tất nhiên, và tất cả những con mèo, con chó mà chúng tôi đã từng nuôi.

SEPARATION


I read almost with envy my contemporaries' verse:
divorces, partings, wrenching separations; anguish, new beginnings, minor deaths;
letters read and burned, burning, reading, fire, culture,
anger and despair-the very stuff of potent poems;
stern verdicts, mocking laughter of the lofty moralists,
then finally the triumph of the all-enduring self.

And for us? No elegies, no sonnets about parting,
a poem's screen won't rise between us,
apt metaphors can't sever us,
the only separation that we don't escape is sleep,
sleep's deep cave, where we descend alone
-and I must keep in mind that the hand
I'm clasping then is made of dreams.

Charles Simic

 Xa cách

Tôi đọc mà phát thèm thơ những người cùng thời:
Ly dị, bỏ đi, đau đớn mỗi người một ngả
Nhức nhối, khởi đầu mới, chết lãng xẹt;
Thư đọc, và đốt, cháy, đang đọc, lửa, văn hóa
giận dữ và chán chường - bảnh nhất thì cũng chỉ tới cỡ đó, thứ thơ ca mãnh liệt;
những lời tuyên án nghiêm khắc, cái cười chế nhạo của mấy đấng đạo đức kiêu căng
Và sau cùng là sự chiến thắng của cái tôi to tổ bố, vừa dai vừa dài vừa dở như hạch.

Và cho chúng ta ư? Không bi khúc, ai điếu, không trường đình, đoản đình tiễn biệt
Màn hình bài thơ không hiện ra giữa chúng ta
ẩn dụ oách hay không oách chẳng thể phục vụ chúng ta.
Cú chia cách độc nhất mà chúng ta không thể trốn thoát là… ngủ.
Cái hang sâu hoắm của giấc ngủ, nơi chúng ta xuống, một mình -
Và luôn tỉnh táo, ghi vô trong đầu, cái bàn tay
[Ở trong rạp xi nê, bữa trước khi đi trình diện
Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, Quang Trung]
Cái bàn tay mà Gấu cầm bữa đó,
thì làm bằng những giấc mộng.

*

Fernando Pessoa

Note: Bài thơ trên TV đã dịch, nhưng không làm sao kiếm ra. Đành dịch một lần nữa vậy, vì bất ngờ, GCC nhớ ra cái điệu nhạc trên là của một bài nhạc sến.
1 giai thoại liên quan tới bản nhạc này. BHD lần ngân nga, thời gian bản nhạc thịnh hành, cuộc tình còn ngon cơm, khoẻ re,"đường vào tình yêu trăm lần vui vạn lần buồn"...,"đôi khi lầm lỡ, [đánh mất ân tình cũ] đánh chết nhân tình cũ…."
Và bèn cười!
Bi giờ thì hiểu ra rồi.
Em quả đánh chết thằng cha Gấu thiệt! Hà, hà!

Gấu nghe trong đêm,
chạy dài theo con phố 

Gấu nghe trong đêm,
chạy dài theo con phố,
từ một quán hầm lân cận,
một điệu nhạc xưa,
không rõ là bản nào.
Và nó làm Gấu bỗng nhiên nhớ
điều chưa từng nhớ. 

Điệu nhạc xưa? Cái đàn ghi ta cũ.
Gấu không thể nói về điệu nhạc, không thể nói….
Gấu cảm thấy nỗi đau nhỏ máu,
nhưng không thể nhìn thấy cái móng cào
Gấu cảm thấy - không khóc-
rằng thì là Gấu đã khóc rồi. 

Quá khứ nào điệu nhạc mang lại cho Gấu?
Chẳng phải của Gấu, hay của bất cứ ai, mà chỉ là quá khứ:
Mọi chuyện, mọi điều thì đều đã chết
Cho Gấu, hay cho mọi người,
trong thế giới qua đi, qua đi...

Tới giờ rồi. Giờ nghỉ chơi với cuộc đời
Nó khóc, và Gấu khóc, trong đêm buồn
Đó là nỗi sầu đau, là lời thở than mập mờ,
không làm sao định nghĩa được
Về mọi điều hiện hữu, bởi vì nó hiện hữu (1)

(1)

Khổ thơ chót, GCC dịch trật:

Chính là thời gian, cái thời gian đã lấy đi đời sống,
đang gào than, và tôi khóc giữa đêm buồn .
Chính là nỗi tiếc thương, một lời than vãn rất vu vơ,
về những gì hiện hữu, vì nó đang hiện hữu .

(Nói một cách hơi cải lương rằng thì là - nhưng không bảo đảm đúng- :
Đời sống đã mất, nỗi đau vẫn còn )
K.

Tks. Many Tks
NQT

Đời sống đã mất, nỗi đau vẫn còn. Đúng như thế.
GCC mấy ngày hôm nay đau nỗi đau, giả như mình… đi xa, thì có còn nhớ.... BHD nữa không?

ALL LOVE LETTERS ARE

All love letters are
Ridiculous.
They wouldn't be love letters
if they weren't
Ridiculous. 

In my time I also wrote love letters
Equally, inevitably
Ridiculous.

Love letters, if there's love,
Must be
Ridiculous.

But in fact
Only those who've never written
Love letters
Are
Ridiculous. 

If only I could go back
To when I wrote love letters
Without thinking how
Ridiculous.

The truth is that today
My memories
Of those love letters
Are what is Ridiculous.
(All more-than-three-syllable words,
Along with uncountable feelings,
Are naturally
Ridiculous. ) 

21 OCTOBER 1935

Fernando Pessoa

Bao lá thư tình

Bao lá thư tình thì đều
Cà chớn
Chúng không thể là thư tình, nếu không
Cà chớn

Trong đời Gấu cũng viết thư tình
Thì đều
Cà chớn,
như nhau, không thể nào tránh được.

Thư tình, nếu có tình yêu
Phải
Cà chớn

Nhưng đúng ra,
Chỉ những kẻ chưa từng viết thư tình
Thì mới
Cà chớn

Giả như Gấu có thể
Trở lại cái  thời Gấu viết thư tình
Mà không nghĩ
Nó cà chớn như thế nào

Sự thực, là, bây giờ
Những hồi ức của Gấu
Về những lá thư tình
Là cái gọi là
Cà chớn

(Mọi từ quá ba con chữ
Cùng với chúng là những tình cảm không thể nào kiểm tra được
Thì đương nhiên
Cà chớn)

WANDERING

We were vacationing with friends: a writer from the States,
whose poems measure justice, and an actor
from Warsaw, his face open to both good and evil guests;
it was in a sheer, deep valley of the young Rodan,
a sweltering late August day, one of those days
when autumn wakens from its catnap in the forest's depths.
We tried to find the spot we remembered
so clearly from the photo-the proud tower, secluded,
full of solitude, elegies, and sonnets, poetry's tower,

but new suburbs surrounded us, white houses, and cars
as clean as a bureaucrat's conscience;
children walked their dogs,
dogs walked their adults,
in gardens roses awaited
the gardener's shears.

We were among friends, bees frantically
built frail walls for their winter homes,
on mild, musing hillsides wine was gathered
like a crimson mountain stream, embankments of wild dreams.
We made our pilgrimage to Rilke's tower,
which had become a strange cathedral,
and our journeying, seeking, wandering
seemed almost blissful, joyous uncertainty, bewilderment
revived us, was benign, even crucial,

and when at last, after a long while,
we found the tower
just as it had been in the photo,
uncertainty vanished,
and only stones remained,
wildflowers, friendship,
and the light ash of melancholy.

Adam Zagajewski: Unseen Hand

 

Lang thang

Chúng tôi nghỉ hè với bạn: một nhà văn từ Mẽo
những bài thơ của bạn ta cân đo, đong đếm công lý,
và một diễn viên từ Warsaw,
khuôn mặt của anh thì mở rộng với cả hai loại khách thiện và ác

Đó là 1 thung lũng thẳng đứng, sâu, của chàng Rodan trẻ
Một ngày cuối Tháng Tám oi ả,
một trong những ngày mà Mùa Thu thức dậy,
từ giấc ngủ ngắn của nó, ở nơi đáy rừng
Chúng tôi cố tìm ra cái điểm mà chúng tôi nhớ thật là rõ, từ bức hình –
một cái tháp cao ngạo, hẻo lánh,
đầy cô đơn, những bi khúc, những sonnets,
tháp thơ,
thì nó chứ còn cái gì nữa?

Nhưng những khu nhà, những xóm làng mới xây
vây quanh chúng tôi,
những ngôi nhà trắng, những chiếc xe hơi
sạch sẽ như là lương tâm của một ông quan VC
Trẻ con dẫn chó đi dạo
Chó dẫn người già
Trong vườn những bông hồng đợi
Cây kéo của người làm vườn

Chúng tôi thì ở giữa những bạn bè,
lũ ong hăm hở xây những bức tường mỏng manh
cho những căn nhà mùa đông của chúng
Rượu vang êm dịu, mơ màng nơi sườn đồi tụ tập
Như suối núi màu đỏ, những con đê của những giấc mộng hoang dại
Chúng tôi làm 1 chuyến hành hương tới ngọn tháp của Rilke
Đã trở thành một ngôi nhà thờ kỳ lạ
Và chuyến đi của chúng tôi, tìm kiếm, lang thang
Có vẻ thực là hạnh phúc, nỗi bất trắc vui vẻ, ngỡ ngàng
Làm chúng tôi sống lại, thật tốt lành, thật tới.

Và sau cùng, sau một hồi lâu
Chúng tôi kiếm thấy ngọn tháp
Đúng như trong hình
sự bất trắc tan biến
chỉ những hòn đá thì còn lại,
hoa dại, tình bạn
và lớp tro nhẹ của nỗi buồn

*

Fernando Pessoa

Note: Bài thơ trên TV đã dịch, nhưng không làm sao kiếm ra. Đành dịch một lần nữa vậy, vì bất ngờ, GCC nhớ ra cái điệu nhạc trên là của một bài nhạc sến.
1 giai thoại liên quan tới bản nhạc này. BHD lần ngân nga, thời gian bản nhạc thịnh hành, cuộc tình còn ngon cơm, khoẻ re,"đường vào tình yêu trăm lần vui vạn lần buồn"...,"đôi khi lầm lỡ, [đánh mất ân tình cũ] đánh chết nhân tình cũ…."
Và bèn cười!
Bi giờ thì hiểu ra rồi.
Em quả đánh chết thằng cha Gấu thiệt! Hà, hà!

I HEAR IN THE NIGHT
ACROSS THE STREET

I hear in the night across the street
From a faraway neighboring tavern
An old and uncertain tune that makes
Me suddenly miss what I'd never missed.

Is the tune old? The guitar is old.
I can't say about the tune, can't say ...
I feel the blood-pain but can't see the claw.
I feel, without crying, that I've cried already.

Whose past has this music brought to me?
Not mine or anyone's, it's just the past:
All the things that have already died
To me and to everyone, in the world gone by.

It's time, time that takes the life
Which cries, and I cry in the sad night.
It's grief, the ill-defined complaint
Of all that exists, because it exists.

14 AUGUST 1932

Gấu nghe trong đêm,
chạy dài theo con phố 

Gấu nghe trong đêm,
chạy dài theo con phố,
từ một quán hầm lân cận,
một điệu nhạc xưa,
không rõ là bản nào.
Và nó làm Gấu bỗng nhiên nhớ
điều chưa từng nhớ. 

Điệu nhạc xưa? Cái đàn ghi ta cũ.
Gấu không thể nói về điệu nhạc, không thể nói….
Gấu cảm thấy nỗi đau nhỏ máu,
nhưng không thể nhìn thấy cái móng cào
Gấu cảm thấy - không khóc-
rằng thì là Gấu đã khóc rồi. 

Quá khứ nào điệu nhạc mang lại cho Gấu?
Chẳng phải của Gấu, hay của bất cứ ai, mà chỉ là quá khứ:
Mọi chuyện, mọi điều thì đều đã chết
Cho Gấu, hay cho mọi người,
trong thế giới qua đi, qua đi...

Tới giờ rồi. Giờ nghỉ chơi với cuộc đời
Nó khóc, và Gấu khóc, trong đêm buồn
Đó là nỗi sầu đau, là lời thở than mập mờ,
không làm sao định nghĩa được
Về mọi điều hiện hữu, bởi vì nó hiện hữu
 

ALMOST ANONYMOUS
YOU SMILE

Almost anonymous you smile,
And the sun gilds your hair.
Why is it that, to be happy,
We cannot know we are?

23 SEPTEMBER 1932

Cũng theo hư không mà đi,
Em mỉm cười 

Cũng theo hư không mà đi
Em mỉm cười,
Mặt trời vàng lên tóc.
Tại sao nhỉ,
Để được hạnh phúc,
Thì đừng bao giờ lèm bèm về…
cũng theo hư không mà đi!
[Note: Bài này dịch ‘thoát’]

WITH A SMILE AND
WITHOUT HASTE

With a smile and without haste
She gracefully breezed down the road,
And I, who feel with my head,
Immediately wrote the right poem.

The poem doesn't speak of her
Or of how, grown-up but girlish,
She vanished around the corner
Of a street whose corner is eternal. 

The poem speaks of the sea;
It describes the surf, and sorrow.
Rereading it makes me remember
The implacable corner, or the water.

14 AUGUST 1932

Với nụ cười và
không vội vã

Với nụ cười và không vội vã
BHD thanh thoát thả mình theo con phố
Và Gấu, sướng đến điên cái đầu
Bèn đi liền một bài thơ,
thứ thiệt, một trăm phần dầu,
chính cống Bà Lang Trọc.

Bài thơ không nói về BHD
Hay về thế nào,
BHD không còn là đứa con nít 11 tuổi,
Mà là một cô gái
Biến mất ở góc đường Nguyễn Du,
Lối đi vô vườn Tao Đàn
Cái góc phố trở thành bất tử 

Bài thơ nói về biển
Nó tả ngọn sóng, và nỗi buồn
Đọc lại Gấu nhớ ra
Cái góc phố thần sầu, hay là nước.

*

Bạn đang nhìn bức hình, thì đây là con đường băng qua vườn Bờ Rô, sau lưng bạn là đường Nguyễn Du,
Gấu đang chạy xe solex có em BHD ngồi phía sau, tới trường Gia Long, phía trước mặt.
Hà, hà!
Bức hình này, đúng là thời gian đó, cỡ 1966-7.


THE WIND IN THE
DARKNESS HOWLS

 
The wind in the darkness howls,
Its sound reaching ever farther.
The substance of my thought
Is that it cannot cease.

It seems the soul has a darkness
In which blows ever harder
A madness that derives
From wanting to understand. 

The wind in the darkness rages,
Unable to free itself.
I'm a prisoner to my thought
As the wind is a prisoner to air.

23 May 1932

Fernando Pessoa
[Chùm thơ Valentine’s Day]

Gió trong
bóng đen hú

Gió trong bóng đen hú
Tiếng hú của nó đi xa cực xa
Cái đầu của tôi xoáy vào ý nghĩ
Tiếng hú đó không thể ngưng, nghỉ

Hình như là linh hồn có 1 bóng đen
Nó thổi thật là mạnh
Một cơn điên khùng bật ra từ cái muốn hiểu, muốn biết

Gió trong bóng đen điên khùng, giận dữ
Không làm sao cởi trói cho chính nó
Tôi là tù nhân của ý nghĩ của tôi
Như gió là tù nhân đối với khí trời


Szymborska


Cuộc Tình Thực: Real Romance
[Bài viết cho Valentine's Day]

Trên tờ Người Nữu Ước, 22 Tháng Sáu, 2009, có bài viết về nhà văn nữ được ưa nhất, America’s favorite writer, Nora Robert.
Tác giả bài viết nhắc tới 1 cuộc thăm dò dư luận, vào mùa hè năm trước đó, của một website, Smart Bitches, Bướm Khôn, với câu hỏi, cái dòng nào sến nhất [tình nhất, nhức nhối nhất….] nó “cắm” vào bạn, như “thịt chích vô thịt nhớ nhau trọn đời”, như ca dao Mít phán, là dòng nào, của tác giả nào…

Nữ văn sĩ Anh, Jane Austen được vài phiếu:
Mi chích hồn [“hồn” nhe!] ta. Khiến ta nửa hấp hối, nửa hy vọng.
"You pierce my soul. I am half agony, half hope".

GCC bỗng nhớ đến những câu, như dấu ấn một thời, thời Gấu còn trẻ măng, của những em nữ văn sĩ Mít thời danh thời đó, thí dụ “Mưa không ướt đất”, “Em lên anh nhé”, hay “Mèo Đêm”, “Lao Vào Lửa”, hay, hay…

Nhưng phải đến già, sắp di xa, thì mới nhận ra, cái câu đau thương nhất, là của 1 cô em gái, trong cái truyện ngắn Trăng Huyết, của Ngọc Minh:
Hãy tha thứ cho tôi. Hãy tha thứ cho anh em tôi...

DEFENSELESS

IN MEMORIAM PAOLA MALAVASI

September 2005, we came back from vacation,
sat down at the kitchen table
covered in green oilcloth.
Suddenly Nicola calls, asking, do you know
that Paola Malavasi died
suddenly, in the morning,
on Sunday, at a hotel in Venice.
No, I hadn't heard-those two words,

died and Paola, met then
for the first time.
              Paola had
just turned forty,
a pretty, smiling woman.
She taught Greek and Latin at the high school,
she wrote and translated poems.
The word died is much older
and never smiles.
Some months have passed,
and I still don't believe in her death.
Paola studied life and poetry,
antiquity and today.
Nothing speaks to her death.
She seems serene in the photographs,
her face is defenseless and open.
Her face still summons the future,
but the future, distracted,
now looks the other way.

Adam Zagajewski

Vô phương chống trả

Tưởng nhớ BHD
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant.
Apollinaire
[Mở giùm tôi cánh cửa này, tôi đập, và khóc ròng]. 

Tháng Chín 2005, chúng tôi về nhà sau chuyến nghỉ hè
ngồi ở bàn bếp
phủ bằng miếng vải dầu màu xanh
Bất thình lình Nicola gọi, hỏi, này có biết tin
Paola Malavasi bất thình lình mất
sáng Chủ Nhật ở khách sạn ở Venice
Không, tôi chưa biết – hai cái từ

chếtPaolo, gặp nhau là như vậy, lần đầu tiên
Paola mới bốn mươi, chưa quá nửa đời người
Một người đàn bà xinh đẹp, tươi cười
Nàng dạy tiếng Hy Lạp và La Tinh tại trường trung học
Nàng làm thơ và dịch thơ.
Cái từ chết coi bộ già hơn nhiều
và chẳng bao giờ mỉm cười.
Vài tháng qua đi
Và tôi vẫn không làm sao tin về cái chết của nàng
Paola nghiên cứu về đời sống và thơ
Cổ đại và Bây giờ.
Chẳng cái gì nói về cái chết của nàng
Nàng coi bộ thanh thản trong những bức hình
mặt nàng thì chịu trận, và phơi mở.
Mặt nàng vẫn vời gọi tương lai
Nhưng tương lai, cà chớn, lơ đãng,
Ngó chỗ khác


*

Bí Mật của tôi
My Secret
Charles Simic

“Thơ làm ở trên giường, như Êu”
“Poetry is made in bed like love”

TEACHING THE APE TO WRITE POEMS

They didn’t have much trouble
teaching the ape to write poems:
first they strapped him into the chair,
then tied the pencil around his hand
(the paper had already been nailed down).
Then Dr. Bluespire leaned over his shoulder
and whispered into his ear:
“You look like a god sitting there.
Why don’t you try writing something?”

Dạy Khỉ Mần Thơ

Cũng chẳng hơi bị khó
Trước tiên trói chú vô cái ghế nhà thơ vưỡn thường ngồi
Rồi buộc cây viết chì vô tay chú
(tờ giấy thì cũng đã đóng đinh lên... thập tự rùi)  (1)
Và ông đốc tưa, kiêm nhà văn, kiêm nhà thơ Mít bèn ghé tai chú, thì thầm:
Y chang Chúa đang ngồi
Sao không thử viết 1 cái chó gì như là… thơ?

(1) Cái này Mít gọi là "đóng đinh thập tự thơ"!
Hoặc "thơ viết dưới giá treo cổ"!