|
GCC vs Thi Sĩ Mít
Trên Gió O, GCC mới đọc
bài của NY, viết về thơ, và những
người bình thơ. Thấy cũng nhột nhột, đành đi 1 đường.
Bữa trước GCC có nhắc đến
NY, nhưng 1 NY đọc và dịch
nhân vụ 1 nhà thơ được Nobel, ông dịch ẩu quá, thành ra từ đó Gấu suy
ra thơ của
ông dở, vì 1 người làm thơ thường rất cẩn trọng trong việc dùng chữ,
chữ Việt,
tất nhiên, cả khi làm thơ, lẫn dịch thơ/văn.
Xin post lại
đoạn liên quan.
Steiner, trong bài viết đã
đăng trên TV, phán, chỉ thi sĩ
mới là một thứ dịch giả số 1, theo nghĩa, chỉ mấy ông đó mới rành tiếng
của
nước ông ấy, và khi dịch, sẽ tìm ra được từ tương đương. Áp dụng câu
này, vô xứ
Mít, thì thấy, hoặc nhận định của Steiner hơi bị nhảm, hoặc những ông
thi sĩ
Mít không rành tiếng Mít và như thế, đếch phải là thi sĩ.
GCC
mới đọc bài viết của thi sĩ Ngu Yên về nhà thơ mới đợp Nobel. Xin trích
dẫn ở
đây, như là 1 minh họa ngược lại cái câu của Steiner:
Giải
thưởng văn chương Nobel 2011 trao cho ông [TT] với một lý do tóm gọn:
Vì những
hình tượng cô đọng, ý tứ đa nghĩa, ông đã cho chúng ta một con đường
mới đi vào
sự thật.
Ngu Yên: Nháp:
Tomas Tranströmer
Câu tiếng Anh:
The Nobel Prize in Literature 2011 was awarded to Tomas Tranströmer "because,
through his condensed, translucent images, he gives us fresh access to
reality".
Nobelprize.org
Nobel văn chương 2011 được trao
cho Tomas Tranströmer, ‘bởi vì,
qua những hình ảnh cô đọng, trong sáng của mình, ông mời chúng ta nhập
vô thực
tại, bằng một cái ngõ tươi mát, mới mẻ”.
[GCC dịch]
Hình ảnh,
image, thì NY dịch là hình
tượng, symbol, figure, rồi ông phịa thêm "ý tứ đa nghĩa", rồi
ông thay thực tại, reality, bằng sự thật, truth.
Những từ trên, đâu có khó,
nhưng ông dịch ẩu.
Dịch như thế làm sao làm thơ
của chính mình cho ra
hồn được?
GCC lại nhớ đến câu của Cioran,
tôi mơ 1 thế giới ở
đó người ta có thể chết vì 1 cái dấu phảy.
Thứ đến
trường hợp một nhà thơ khác, cũng, như
NY, rất cừ tiếng ngoại.
Nhà thơ PNH
v/v báo trong nước tự tiện lấy bài của
ông đăng, tuỳ tiện cắt xén cho vừa mũi nhà nước
VC.
Tôi rất bất
bình và phản đối việc làm tùy tiện này của báo Văn Nghệ.
PNH
Và GGC phán:
Một
lũ đồ tể văn nghệ, khơi khơi lấy tác phẩm của người khác, tha hồ đâm
chém, tùng
xẻo, móc mắt, cắt chim, sao cho vừa cái giường kiểm duyệt của VC, vậy
mà là
một… "việc làm tùy tiện" ư?
Sử dụng chữ nghĩa như thế thì làm sao mà làm thơ "hay" cho được?
GCC
đã nói rồi. Cái sự kiện văn chương Mít ở hải ngoại đi xuống, không phải
là do
dốt tiếng Anh tiếng U, mà là do sử dụng tiếng Mít đếch nên thân.
Ðám con nít mới lớn thì rành tiếng Anh tiếng U, nhưng không rành tiếng
Việt.
“Ðủ” và “Cần” coi như nhau. “Yếu điểm” thì cũng giống như “nhược điểm”.
Fail,
thất bại, không thành công [Không thành công thì thành nhân, Nguyễn
Thái Học],
như trong trường hợp chửi, ỉa vào mặt nhà nước VC và bị chúng bắt bớ,
bỏ tù..
thì là... "vấp ngã".
Vậy mà bày đặt làm thơ, làm nhà biên khảo, làm nhà hiệu đính!
Làm
cớm thì OK.
Chúng
ta phải biết cám ơn những người đi đứng không nên thân và bị “vấp ngã”!
Tớ
phản đối mấy ông VC về cái việc làm tùy tiện là lấy bài của tớ cắt xén
đăng báo
VC, nhưng tớ cám ơn, nhờ vậy, nhiều người trong nước biết đến tớ, đọc
tớ!
Trường
hợp nhà thơ TQ, cũng rất xịn tiếng ngoại:
Thơ
ông là những thám dò vào thế giới nội tại và những tương quan của thế
giới đó
với phong cảnh của quê hương Thụy Điển.
TQ dịch
Nguyên
tác:
Tranströmer's surreal explorations
of the
inner world and its relation to the jagged landscape of his
native
country have been translated into over 50 languages.
Những thám hiểm siêu thực
[TQ bỏ từ này] thế giới nội tại,
và sự tương quan của nó [số ít, không phải những tương quan] với
những
phong cảnh lởm chởm [TQ bỏ từ này luôn] của quê hương của ông
được dịch
ra trên 50 thứ tiếng.
Mấy từ quan trọng, TQ đều bỏ,
chán thế.
Chỉ
nội 1 từ “lởm chởm” bỏ đi, là mất mẹ 1 nửa cõi thơ của ông này rồi.
Chứng
cớ:
The
landscape of Tranströmer's poetry has remained constant during his
50-year
career: the jagged coastland of his native Sweden, with its dark spruce
and
pine forests, sudden light and sudden storm, restless seas and endless
winters,
is mirrored by his direct, plain-speaking style and arresting,
unforgettable
images. Sometimes referred to as a "buzzard poet", Tranströmer seems
to hang over this landscape with a gimlet eye that sees the world with
an
almost mystical precision. A view that first appeared open and
featureless now
holds an anxiety of detail; the voice that first sounded spare and
simple now
seems subtle, shrewd and thrillingly intimate.
[Phong
cảnh thơ TT thì thường hằng trong 50 năm hành nghề thơ: miền đất ven
biển lởm
chởm của quê hương Thụy Ðiển với những rừng cây thông, vân sam u tối,
chớp bão
bất thần, biển không ngừng cựa quậy và những mùa đông dài lê thê, chẳng
chịu
chấm dứt, phong cảnh đó được phản chiếu vào thơ của ông, bằng 1 thứ văn
phong
thẳng tuột và những hình ảnh lôi cuốn, không thể nào quên được. Thường
được
nhắc tới qua cái nick “nhà thơ buzzard, chim ó”, Transtromer như treo
lơ lửng
bên trên phong cảnh đó với con mắt gimlet [dây câu bện thép], nhìn thế
giới với
1 sự chính xác hầu như huyền bí, thần kỳ. Một cái nhìn thoạt đầu có vẻ
phơi mở,
không nét đặc biệt, và rồi thì nắm giữ một cách âu lo sao xuyến chi
tiết sự
kiện, tiếng thơ lúc đầu có vẻ thanh đạm, sơ sài, và rồi thì thật chi
li, tế
nhị, sắc sảo, và rất ư là riêng tư, thân mật đến ngỡ ngàng, đến sững
sờ, đến
nghẹt thở.]
Từ
những sự kiện như trên GCC mới phán ẩu, thi sĩ Mít tuyệt giống!
Thơ
của mấy ông được nhắc tới, Gấu đều chưa từng đọc, không phải hay hay
dở, mà là
vì không hợp với Gấu.
Chỉ có vậy.
Nói rõ hơn, Gấu này chưa hề khen thơ của NY, PNH, TQ dở.
Nhưng Gấu này phán, mấy ông này sử dụng chữ Mít rất tệ.
NQT
|