|
Thơ mỗi ngày
READING
MILOSZ
I read your
poetry once more,
poems
written by a rich man, understanding all,
and by a
pauper, homeless, an emigrant, alone.
You always
want to say more
than we can,
to transcend poetry, take flight,
but also to
descend, to penetrate the place
where our
timid, modest realm begins.
Your voice
at times persuades us,
if only for
a moment,
that every
day is holy
and that
poetry, how to put it, rounds our life,
completes
it, makes it proud
and unafraid
of perfect form
I lay the
book aside
at night and
only then the city's normal tumult starts again,
somebody
coughs or cries, somebody curses.
-Adam
Zagajewski (Translated from the Polish by Clare Cavanagh)
The New York
Review, 1 March, 2007.
Đọc Milosz
Tôi đọc thơ
ông, thêm một lần nữa,
những bài
thơ viết bởi một người giầu có, thông tuệ,
và bởi một người
nghèo mạt hạng, không nhà cửa, di dân, cô độc.
Ông luôn muốn
nói nhiều hơn
chúng tôi có
thể nói,
để chuyển
hóa thơ, để cất cánh,
nhưng cũng để
hạ cánh, dấn sâu vào khoảng đất
nơi cõi đời
của chúng ta, dụt dè, chơn chất, bắt đầu.
Tiếng nói của
ông, nhiều lần, chỉ trong một khoảnh khắc,
khiến chúng
tôi ngộ ra một điều là,
mỗi ngày, một
ngày, mọi ngày, thì thiêng liêng.
và rằng,
thơ, thể hiện điều đó, bằng cách,
quanh quẩn bên đời ta,
hoàn tất nó,
làm cho nó tự hào, hãnh diện,
và, đâu cần
một dạng hoàn hảo nào, cho thơ.
Tôi để cuốn
sách qua một bên.
Đêm, và chỉ
tới lúc đó, cái xô bồ, thường lệ, của thành phố lại khởi động,
một người
nào đó ho, hay la, một người nào đó, nguyền rủa.
nqt chuyển dịch
Nguyên tác
tiếng Ba Lan Clare Cavanagh dịch qua tiếng Anh.
Coetzee nói
về Brodsky: Ông chẳng hề loay hoay hì hục
làm cho mình được yêu, thí dụ, như Pasternak, rất được yêu. Venclova
cho rằng,
người Nga tìm chẳng thấy, ở trong thơ của ông sự "ấm áp", "tha
thứ tất cả", "sướt mướt", "nức nở con tim", hay sự
"vui tươi, nhí nhảnh". Nhà thơ Viktor Krivulin nghi ngờ tính hài hước,
rất ư là không giống Nga, very un-Russian, vốn trở thành thói quen
trong thơ
Brodsky. Ông trau giồi hài hước, Krivulin nói, để bảo vệ mình, từ những
ý nghĩ,
tư tưởng, hay hoàn cảnh mà ông cảm thấy không thoải mái. "Một sự sợ hãi
phải
phơi lòng mình ra, hay có thể, chỉ là một ước muốn đừng phơi mở...".
*
Thực sự, trước
1975, TTT không phải là một nhà thơ được nhiều người yêu mến.
Chính vì vậy,
sự bàng hoàng, cơn chấn động ở hải ngoại, khi nghe tin ông mất, chỉ có
thể giải
thích: Chính sự tiết tháo, cương trực, không khoan nhượng với cả chính
mình
không kiếm cách làm cho mình được yêu mến... hay ngắn gọn, chính cái sự
quá sạch
của ông, lại trở thành niềm tin cho tất cả mọi người!
Và như thế,
ông lại giống... Solzhenitsyn, ông này
suốt một đời khổ hạnh, làm việc như trâu, không cho mình bất cứ một cơ
hội nào
bị sa ngã, bị dụ dỗ... bởi cái ác.
Solz cho rằng,
chỉ có cách đó, để không bao giờ phản bội những người bạn tù của ông.
*
Về câu hỏi,
tại sao đầy tù cải tạo lên phía Bắc, đã có một lần Gấu đưa ra một câu
trả lời,
khi đọc một số Granta.
Nay có câu
trả lời đơn giản hơn của Shalamov:
Nature
simplifies itself as it heads toward the poles (and we head north now
because
so many scores of thousands were doing so, as Stalin's rule developed,
and as
the camps crazily multiplied). Nature simplifies itself, and so does
human
discourse.
Thiên nhiên
tự giản tiện chính nó khi hướng về phía cực, (và chúng tôi, bây giờ
hướng bắc, ấy
là vì hàng hàng lớp lớp đã đang làm như thế, khi chế độ Stalin phát
triển, khi
nhà tù cứ khùng điên nở rộ, tăng trưởng lên mãi). Thiên nhiên tự giản
tiện, và
cũng vậy, cách ăn nói của con người cứ thế co lại.
Kolyma Tales [Chuyện trại tù
Kolyma]
Varlam
Chalamov
L'ancien Zek
rend visite à Pasternak dès sa sortie du Goulag en 1953.
"La porte
s'ouvrit aussitôt, Pasternak était sur le seuil. Des cheveux gris, un
teint
mat, de grands yeux brillants, une mâchoire lourde, des mouvements vifs
et
harmonieux. Un petit vestibule, un porte-manteau, à droite la porte de
son
cabinet de travail, et au fond, une pièce avec un piano jonché de
pommes, un
profond divan contre le mur, des chaises. Aux murs, des aquarelles de
son père.”
*
Coetzee
nói về Brodsky: Ông chẳng hề loay hoay hì hục làm cho mình được
yêu, thí
dụ, như Pasternak, rất được yêu. Venclova cho rằng, người Nga tìm chẳng
thấy, ở
trong thơ của ông sự "ấm áp", "tha thứ tất cả", "sướt
mướt", "nức nở con tim", hay sự "vui tươi, nhí nhảnh".
Nhà thơ Viktor Krivulin nghi ngờ tính hài hước, rất ư là không giống
Nga, very
un-Russian, vốn trở thành thói quen trong thơ Brodsky. Ông trau giồi
hài hước,
Krivulin nói, để bảo vệ mình, từ những ý nghĩ, tư tưởng, hay hoàn cảnh
mà ông cảm
thấy không thoải mái. "Một sự sợ hãi phải phơi lòng mình ra, hay có
thể,
chỉ là một ước muốn đừng phơi mở...".
Ui
chao, liệu có thể bệ cả đoạn trên sang bài tưởng niệm ông anh nhà thơ?
Why
not?
5 năm rồi
không gặp...
5 năm rồi
TTT đã ra đi, nhưng hẳn là ai cũng còn nhớ, khi ông sắp đi, ra lệnh cho
vợ con, đừng làm phiền bè bạn, đừng thông báo thông biếc, sống ta đã
chẳng làm cho họ vui, cớ sao ta chết, lại làm cho họ buồn?
Gấu
phải mãi sau này, mới hiểu ra tại làm sao mà Milosz thèm được cái số
phận bảnh
tỏng của Brodsky: được lọc ra giữa những thi sĩ của thời đại của ông,
của thành
phố của ông, để nhân dân ban cho cái án cải tạo, rồi được Đảng tha cho
về, được
Đảng bắt phải lưu vong, và sau đó, khăn đóng áo dài bước lên Đài cao
nhận
Nobel. Trong khi cái số phần của Milosz, chính là cái mà ông miêu tả
trong bài
viết Rửa, To Wash, 1 thi sĩ bửn của thời
đại của ông.
To Wash
At
the end of his life, a poet thinks: I have plunged into so many
of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It would be necessary
to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt was washed
away. And yet only because of that dirt could I be a poet of the
twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was
of use to Him.
Một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn
chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn
đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như
vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả"
đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.
Gấu tin là
trong bài thơ tự trào về mình, TTT cho biết, chưa từng bắn một phát
súng, bảo là tự hào, thì thật nhảm (1): thi sĩ cũng muốn có tí bùn dơ ở
trên
người, và sau 30 Tháng Tư, phải cám ơn VC đã cho ông đi tù, cùng bạn
bè,“cùng hội
cùng thuyền”, nhờ cú đi tù mà lại làm được thơ, như những ngày đầu đời,
“nụ hôn
đầu Ga Hàng Cỏ”, bẽn la bẽn lẽn giấu các bạn tù!
(1) Một chủ
nhật khác, một cách nào đó, là một bản văn giải thích hành động
không rút súng bắn
VC một lần nào!
Nên nhớ, TTT
đã từng nhập thân vào bạn của ông, là anh chàng sĩ quan VNCH, Đạo, anh
này đã từng
nằm suốt đêm ở bên ngoài, chờ cho tên VC nằm vùng, một “serial killer”,
chuyên
xử tử những tên Ngụy trong vùng, đêm đó lén về nhà, hú hí với vợ con,
sáng trở
về rừng, mới ra lệnh cho lính dưới quyền nổ súng!
TTT có mấy cuốn tiểu
thuyết viết bỏ dở, chưa kể Ung Thư,
hoàn tất nhưng
không cho xb. Trong mấy cuốn đó, cuốn nào cũng thật là tuyệt, ở những
đoạn mở.
Uổng
thật!
Tiếc quá!
Giấu mặt, viết về 1 em mới nhơn
nhớn, khung cảnh Đà Lạt.
Truyện anh chàng sĩ quan VCNH tên Đạo.
Một cú tự thuật, TTT vô
Quang Trung, giữa đám con nít mới lớn,
chúng gọi
ông là Cụ, hay Bố gì đó.
Còn ông, qua
nhân vật kể chuyện, xưng là Ông Già.
Nhân nói chuyện... Bố: Cả
trại tù Đỗ Hòa, đám học viên, không
chỉ Đội Ba,
mà Gấu là Y Tế Đội, đều gọi Gấu là Bố!
Bà Cụ Gấu tự
hào lắm, vì “chi tiết là Thượng Đế” thần sầu này!
Thủ Thiêm
Gấu có những
kỷ niệm khủng khiếp về cái đói, khi còn là 1 thằng bé nhà quê Bắc Kít.
Có những
kỷ niệm, là của ông bố của Gấu. Thí dụ cái chuyện bà nội của Gấu, chồng
chết sớm,
nuôi đàn con, có nồi thịt, bắt con ăn dè ăn xẻn thế nào không biết, nồi
thịt biến
thành nồi ròi.
Vô Nam, phải
đến sau 30 Tháng Tư, Gấu mới được tái ngộ với cái đói, những ngày đi tù
VC.
Thê lương nhất, và cũng
tiếu lâm nhất, có lẽ là lần Gấu Cái đi thăm nuôi, lần đầu,
sau mấy tháng mất tiêu mọi liên lạc với gia đình.
Cái tật viết
tí tí, không bao giờ dám viết ra hết, kỷ niệm, hồi nhớ, tình cảm… nhất
là thứ kỷ
niệm tuyệt vời, nhức nhối.... là do cái đói gây nên!
Nhân
Gió-O 10
năm
Sư Tử Hà
Đông
Charles Simic đọc Vợ Hổ, Tiger's Wife:
The Weird Beauty of
the Well-Told Tale
Cái đẹp thật
là kỳ cục của một câu chuyện được kể thật là ngon lành
Bữa trước
Blogger HH có vẻ ngạc nhiên, vì cái sự ghét đọc những bài điểm sách của
GNV. Sự
thực, Gấu chỉ ghét cái kiểu đọc sách của Mít ta, ở cả hai phía, người
điểm sách,
và độc giả, thường chỉ cần đọc bài điểm, là kể như biết về cuốn sách,
tha hồ
vung vít, nếu có ai hỏi tới, hoặc cũng chẳng cần có ai hỏi tới, thì
cũng giơ đôi
giầy mới lên khoe, tớ mới tậu nè. Ngưồi điểm sách Mít thường là không
học qua cái
nghề này, viết tuỳ hứng, hoặc tuỳ tác giả có phải phe ta hay không. Cả
1 dòng văn
học Miền Trung, trong thời kỳ chiến tranh, ở một số tác giả làng nhàng,
được in
ấn lại, chỉ dành cho những độc giả mê đoc sách, và được những nhà phê
bình phe ta đưa lên tận mây xanh!
Mớ sách quí
đó, phải được đọc đúng, hiểu đúng, về chúng, về những tác giả
viết ra
chúng, không thể viết “khơi khơi” như thế được.
Hình như HH có 1 bài
viết về Lê
Văn Thiện, được lắm, theo cái nghĩa, lần đầu đọc nó, và ở cách xa cuộc
chiến...
Để check lại, rồi viết tiếp. NQT
Chúng ta chưa
có thói quen đọc những bài điểm sách đúng đắn, nghiêm túc, về một tác
giả.
G rất mê đọc
sách, để kiếm sách đọc!
Nhờ những bài điểm sách
trên Partisan
Review, thời mới
ra được hải ngoại mà G khám phá ra cái mỏ Đông Âu, và biết ơn tờ báo,
đúng cái
kiểu biết ơn mà Âu châu đang bày tỏ, trước một tác giả như Kundera, thí
dụ, qua
bài viết trên blog của tay PA [không phải Phan An, hay Phan Anh, nhe!]
Ce
que l’Europe centrale
doit à Kundera
(1) Bài trên
tờ Books, về K, đọc thú
hơn. NQT
Bài viết của
tay này chôm hình từ bài viết của Gấu, chôm từ một số báo Granta, có
bài
viết Cuộc Trở Về Vĩ Đại, của K.
Chàng về Hà
Nội [Prague], khóc ròng khi thấy dấu vết của tụi thực dân trên thân thể
1 em
Bắc
Kít, qua biểu tượng của nó là... Hà Lội!
Thằng khốn
kiếp để lại hai cú thật là nặng nề trên thân thể em!
Súng
lớn mà!
Dzui thôi
mà!
1968: Bạn tưởng tượng, con phố Lê Lợi, Mậu Thân, và
Cao Bồi, PXA,
bạn GNV, đứng trên terrace, phía bên dưới là tổng hành dinh của Tướng
Givral,
coi đồng hồ, ra lệnh Tổng Tấn Công!
Hơn 240.000
dân Thanh Hóa thiếu đói
Mấy anh Tẩy
mũi tẹt bợ đít VC này quả là giỏi tiếng Việt!
Thiếu đói, nghĩa là... dư no?
Quả là bợ
đít thực, cái tít là của tờ Tuổi Trẻ.
Đói đã sợ rồi, bây giờ lại sợ thiếu đói nữa, làm sao sống?
Notes About Brodsky
Milosz
Trong một tiểu
luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính
ông, cũng
là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với
dòng
sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống
người, khám
phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê
cung, chúng
ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân
biệt dựa
trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm
đồ ăn, [ui
chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng
hoại thoái
hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là
khoảnh khoắc
thần tiên còn hoài hoài
Bài viết Sự
quan trọng của Simone Weil cũng quá
tuyệt.
Bài nào đọc
cũng tuyệt, khiến Gấu tự hỏi, tại làm sao cũng CS, mà ở đó lại có những
bậc như
Brodsky, như Milosz, thí dụ.
Bắc Kít, chỉ
có thứ nhà văn nhà thơ viết dưới ánh sáng của Đảng!
Cái vụ Tố Hữu
khóc Stalin thảm thiết, phải mãi gần đây Gấu mới giải ra được, sau khi
đọc một
số bài viết của những Hoàng Cầm, Trần Dần, những tự thú, tự kiểm, sổ
ghi sổ ghiếc, hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh... Sự hèn nhát của sĩ phu Bắc Hà,
không phải là trước Đảng, mà là trước cá
nhân Tố
Hữu. Cả xứ Bắc Kít bao nhiêu đời Tổng Bí Thư không có một tay nào như
xứng với
Xì Ta Lin. Mà, Xì, như chúng ta biết, suốt đời mê văn chương, nhưng
không có
tài, tài văn cũng không, mà tài phê bình như Thầy Cuốc, lại càng không,
nên
đành đóng vai ngự sử văn đàn, ban phán giải thưởng, ra ơn mưa móc đối
với đám
nhà văn, nhà thơ. Ngay cả cái sự thù ghét của ông, đối với những thiên
tài văn
học Nga như Osip Mandelstam, Anna Akhmatova… bây giờ Gấu cũng giải ra
được, chỉ
là vì những người này dám đối đầu với Stalin, không hề chịu khuất phục,
hay "vấp ngã"!
Gấu tin là,
Tố Hữu tự coi ông như là Xì của xứ Bắc Kít. Ông còn bảnh hơn cả Xì, vì
là một
thi sĩ thứ thực, nếu chúng ta đọc dòng thơ cách mạng hồi ông còn trẻ.
Tất cả
các văn nghệ sĩ Bắc Kít sở dĩ sợ Tố Hữu đến như thế, chính là vì với
họ, Tố Hữu
là…. Xì Ta Lin mũi tẹt, Bắc Kít!
ON PASTERNAK
SOBERLY
Boris
Pasternak
Pasternak's
poems are like the flash of a strobe light-for an instant they reveal a
corner
of the universe not visible to the naked eye. I fell in love with these
poems
as a child. They were magical, fragments of the natural world captured
in words
that I did not always understand. Pasternak was my father's favorite
poet. In
the evenings he often recited his poems aloud, as did Marina
Tsvetayeva, a
friend of the family who often came to our house in those years before
the war.
Long
afterwards, George Plimpton and Harold Humes brought the live Pasternak
into my
life. A year or so after the resounding success of Doctor Zhivago, when
the
dust had begun to settle on the scandal of his being forced to give up
the
Nobel Prize, they sent me on a mission to Moscow to interview the poet
for The
Paris Review.
I'll never
forget that sunny day at Peredelkino in the winter of 1959-1960, a few
months
before Pasternak died. The sparkling snow, the fir trees, the half torn
note
pinned to the door on the veranda at the side of the house: "I am
working
now. I cannot receive anybody. Please go away." On an impulse, thinking
of
the small gifts I was bringing the poet from admirers in the West, I
did knock.
The door opened.
Pasternak
stood there, wearing an astrakhan hat. When I introduced myself he
welcomed me
cordially as my father's daughter- they had met in Berlin in the
twenties.
Pasternak's intonations were those of his poems. In an instant the
warm,
slightly nasal singsong voice assured me that my parents' country still
existed
and that it had a future as real as that sunny day. Today, no matter
how harsh
life in Russia is, that flash of feeling is proven true. Russia has
survived,
and the natural world around us which Pasternak celebrated is as
wondrous as
ever.
- Olga
Carlisle
16-17 mai
[1933]. Ossip Mandelstam est arrêté dans la nuit pour avoir écrit en
novembre
1933 un
poème sur Staline: «Ses doigts épais sont gras comme des asticots / Et
ses mots
tombent comme des poids de cent kilos. / Il rit dans sa moustache
énorme de
cafard, / Et ses bottes luisent, accrochant le regard. / [ ... ] Et
chaque
exécution est un régal, / Dont se pourlèche l'Ossète au large
poitrail."
Il avait lu son poème à Pasternak dans la rue au début de l'année.
Mandelstam
est envoyé en relégation à Voronej. Il pourra regagner Moscou le 16 mai
1937.
Nadejda
Mandelstam racontera: Il [Pasternak] vint chez nous avec Akhmatova et
me
demanda où il fallait s'adresser. Je lui conseillai d'aller chez
Nikolaï
Ivanovitch Boukharine - car je savais déjà ce qu'il pensait de
l'arrestation de
Mandelstam - et chez Demian Biedny. [ ]
Boris
Leonidovitch lui [Biedny] téléphona le jour-même .
- "Ni
vous ni moi ne devons nous mêler de cette affaire ... ", dit-il à
Pasternak ... "
22 mai.
Pasternak est admis à l'Union des écrivains. Juin. Pasternak reçoit un
appel
téléphonique de Staline qui lui annonce que l'affaire Mandelstam est en
cours
de révision ... Nadejda Mandelstam, dans ses Mémoires,
raconte que Staline reprocha à Pasternak de ne pas s'être
adressé à lui, puis demanda si Mandelstam était « un maître".
«Pasternak
répondit: "Là n'est pas la question". - "Mais quelle est la
question?" demanda Staline.
Pasternak
répondit qu'il aimerait rencontrer Staline pour parler. "Parler de
quoi?" - "De la vie et de la mort", répondit Pasternak. Staline
raccrocha.»
Plus de
vingt ans plus tard, Anna Akhmatova précisera que cette conversation
téléphonique «a suscité une multitude de légendes. Une minable Triolet,
même,
eut l'audace d'écrire (au moment où Pasternak était attaqué évidemment)
que
Boris avait causé la perte d'Ossip Mandelstam. Nadia et moi considérons
que
Pasternak s'est conduit honorahlement».
Pasternak,
ed Quarto, Galliamard
Trong The
Noise of Time, Tiếng động của thời gian, lời giới thiệu, có một
giai thoại thật
thú vị liên quan tới Pasternak, vụ bắt nhà thơ Osip Mandelstam và một
cú phôn của
Bác Xì, từ Điện Cẩm Linh.
Liền sau khi
Osip bị bắt, nhà thơ được Stalin đích thân hỏi tội. Đây là một đặc ân
chưa từng
một nhà thơ nào được hưởng, do quyền uy của nhà thơ [perhaps the
profoundest
tribute ever paid by the Soviet regime to the power of Mandelstam’s
pen]. Do
chính Boris Parternak kể lại.
Một bữa bà vợ
Mandelstam đến gặp ông năn nỉ xin can thiệp để Osip được thả. Đó là lần
đầu
tiên ông biết Osip bị bắt. Cả hai không hề là bạn thân. [Ngay cả về
thơ, thì
hai ông cũng đếch chịu nhau, theo như Pasternak nhận xét, thơ Osip từ
trong
sáng qua hũ nút, còn Pasternak, từ rắc rối qua giản dị]. Tuy nhiên, do
bà vợ M.
năn nỉ quá, P. hứa sẽ làm hết sức mình. Đúng vào thời gian đó, có một
ông to lắm
ở trong BCT lăn cổ ra chết, và theo đúng nghi thức, xác của ông ta phải
chường
ra tại Nhà Hội [the Columned Hall of the House of Unions], cho những
quan Xô Viết
đến thăm lần chót. P. đến, và nhận thấy trong đám này có Bukharin, và
bèn tới
năn nỉ giùm bà vợ Osip. B. nói, khó đấy, nhưng sẽ cố. Vài đêm sau đó,
một đêm,
trong bữa tụ tập tại nhà P. giữa đám Bọ L., Bọ
PXN… [?], thì điện thoại reo. Giọng người bên đầu
kia hỏi, có đồng
chí Pạt tẹc nặc đó không; đồng chí Xì muốn nói chuyện, từ điện Cảm
Linh. Một
lát sau, có giọng nhừa nhựa nghe ra dân Georgian:
-Phải Pạt đó
không? Đây là Xì ta lìn.
-Good
Evening, Comrade Stalin. By the way, this is not a leg-pull, is it?
[Này đừng
có bịp tụi này nhé]
-No, no,
this is Stalin, all right.
Nghe tên
Stalin cả phòng im ắng. Pạt nói:
-Hiện trong
phòng có 26 người. và họ đều đang nghe. Có được không? [Does that make
any
difference?]
Xì nói, OK,
này, về Mandelstam, thì sao?
-Tôi muốn
làm điều gì đề giúp anh ấy.
-Anh có
nghĩ, anh ta là một nhà thơ bảnh, a very good poet?
-Đồng chí
Xì. Đồng chí cũng biết là chẳng nên hỏi một nhà thơ, anh ta nghĩ gì, về
một nhà
thơ khác. Cũng như chẳng ai hỏi một người đàn bà đẹp, về một người đàn
bà đẹp
khác.
-Đồng chí
nói như vậy, có nghĩa là, đồng chí không khoái thằng chả đó? [Then am I
to take
it you don’t think much of him?]
-Không,
không, đồng chí lầm rồi. Tôi là một nhà thơ thật khác ông ta. Chỉ có
vậy. Tôi
nghĩ, ông ta là người viết bảnh, a good writer.
-“Tốt lắm,
cám ơn”. Ngưng. “Tại sao không ghé tôi chơi?”
-Cái này thì
hơi bị kẹt. Đúng ra, ở địa vị đồng chí, thì đồng chí phải mời, thì tôi
mới dám
tới.
Xì cười lớn
và chúc Pạt một buổi tối ra trò. Ngày hôm sau Mandelstam được thả.
[Nhưng chẳng
được lâu].
*
Chói lọi mới
chẳng trói lại!
Này đừng có
bịp tụi này đấy nhé!
Source
*
Contemporary
trends conceived art as a fountain, though it is a sponge. They decided
it
should spring forth, though it should absorb and become saturated. In
their
estimation it can be decomposed into inventive procedures, though it is
made of
the organs of reception. Art should always be among the spectators and
should
look in a purer, more receptive, truer way than any spectator does; yet
in our
days art got acquainted with powder and the dressing room; it showed
itself
upon the stage as if there were in the world two arts, and one of them,
since
the other was always in reserve, could afford the luxury of self
distortion,
equal to a suicide. It shows itself off, though it should hide itself
up in the
gallery, in anonymity.
Pasternak
Milosz trích dẫn, trong bài viết về Pasternak, trên.
Đương
thời coi thơ như dòng suối. Không
phải vậy, thơ là miếng bọt biển.
Đương thời cho vọt thơ ra như vãi linh
hồn.
Đúng ra, phải thẩm thấu, hút sạch, nuốt sạch... và trở nên bão
hòa..
Bùi Giáng
(hay Nguyễn Đức Sơn ?): Em chưa vãi
mà hồn anh đã ướt, là cũng ý đó.
Người trong
chốn giang
hồ, thân không làm chủ.
Ôi chao, Gấu
lại nghe ông bạn văn VC than, tại sao anh cứ nhắc mãi đến
Lò
Thiêu?
Nó liên can
gì tới Việt Nam?
*
"Tại sao anh
cứ cay đắng mãi như thế?"
SCN
*
D. M.
Thomas, trong “Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta”, chương “Cái
chết
của một thi sĩ”, đã nhận xét, về cuốn Dr. Zhivago:
Bác sĩ Zhivago không chính trị một cách lộ
liễu, như nhiều người tại
Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng
nhà cầm
quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế
độ. Bất cứ
một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn
lao, thực
hơn nhiều, so với bất cứ một chế độ chính trị nào, đâu
phải chỉ
cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao
động khổ
sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and
more
truthful than any political system, let alone a creed built on
millions
of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].
Giả như áp
dụng nhận định trên cho Thơ Ở Đâu Xa, những vần thơ làm ở một
nơi chốn không thể làm thơ, liệu có khiêm cưỡng chăng?
Không! Chúng còn bảnh hơn cả Dr. Zhivago, theo nghĩa, thơ
bảnh hơn
văn, càng bảnh hơn tiểu thuyết, thứ văn chương bình dân. Người ta chẳng
kể, về
một nhà văn nữ hàng đầu thế giới, vừa nhặt gạo, vừa trông ông bố nằm
bệnh, vừa
viết tiểu thuyết, khi được in ra, mấy dấu chấm trên mấy chữ i, toàn là
sạn gạo!
Nhà văn nữ Tuý Hồng chẳng đã, vừa nấu cơm, vừa [Tôi] nhìn tôi trên
vách
[bếp]?
Nên nhớ, khi
Pasternak được tin, Nobel trao cho ông vì Dr. Zhivago, ông
rất bực. Ông nghĩ ông phải được Nobel như là nhà thơ.
Pasternak mất ngày 30 Tháng Năm 1960 [sau 30 Tháng Tư một ngày!] Đám
tang của
ông là một sự kiện khác thường, và, hầu như bí ẩn: Có lẽ đây là dấu báo
đầu
tiên, chỉ cho thấy, cái nhà nước uy quyền tột bực, hiển hiện ở khắp mọi
nơi như
thế đó vậy mà không thể lấn lướt thơ ca, … simply could not overcome
poetry.
Thông báo giải
thưởng Nobel, tháng 10, 1958, tiếp theo sự ra mắt Dr. Zhivago tại Tây
Phương đã
bùng ra chiến dịch tố cáo, bôi nhọ Pasternak, bắt đầu từ tờ Sự Thật.
Tiếp theo,
Hội Nhà Văn trục xuất ông. Bí thư Thành Đoàn gọi Pasternak là một con
heo ỉa
đái vào cái máng ăn của nó. Pasternak từ chối giải thưởng, nhưng cũng
không yên
thân. Ông gần 70, sức khỏe tồi tệ, chiến dịch làm nhục làm ông hoàn
toàn suy sụp.
Người tình, Olga Ivinskaya, sợ ông bị tim quật chết, và căng hơn, có
thể tự
sát, bèn năn nỉ ông viết thư cho Khrushchev, xin cho ở lại nước Nga, vì
nếu rời
nước Nga, là chết.
Ông mất ngày
30 Tháng Năm 1960. Thông báo chính thức, nhỏ nhoi, và, cáo thị độc nhất
về đám
tang, là một bản viết tay, dán ở kế bên quầy bán vé đi Kiev Station, ở
Moscow,
từ đó đi tới Peredelkino, một 'colony' ở ngoại vi thành phố Moscow, là
nơi nhà
văn cư ngụ:
“Vào 4 giờ
chiều ngày Thứ Năm, 2 Tháng Sáu, linh cữu Boris Leonidovich Pasternak,
nhà thơ
vĩ đại nhất của Liên Xô hiện nay, sẽ được đưa về lòng đất”.
Cáo thị bị
bóc, lại dán tiếp, nhiều lần, bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ
Chính Thống giáo đã được cử hành tại nhà riêng, một cách êm ả, vào buổi
chiều
hôm trước đám tang.
Sáng hôm
sau, bốn danh thủ dương cầm – Stanislav Neigauz, Andrei Volkosky, Marya
Yudia
[bà đã từng nói với Stalin, ông là một kẻ tội lỗi lớn lao, a great
sinner] và
Sviatoslav Richter đã chơi nhạc vài tiếng đồng hồ tại nhà.
Trong số những
người khiêng quan tài, có Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel [sau bị truy
bức,
bách hại vì những bài viết chống đối, ly khai của họ], và Lev Koplev
[Solz đưa
ông này vô, làm một nhân vật trong Tầng Đầu]. Họ nhập vô một biển cả,
những
khuôn mặt rầu rĩ, tiếc thương: bạn bè, sinh viên, học sinh, công nhân,
và dân
quê. Một viên chức Hội Nhà Văn bước ra từ một chiếc limousine lớn, mầu
đen,
tính ké tí vai, khiêng quan tài nhà thơ, nhưng đám sinh viên la to, đi
chỗ khác
chơi.
Giỗ đầu
Gấu đọc Dr.
Zhivago thời mới lớn, thời gian thường
qua nhà ông anh nhà thơ, đói ăn đói cả đọc. Cùng đọc với bà cụ. Hai bà
cháu
cùng mê đọc. Và cùng mê Dr Zhivago.
Em Lara ở trong truyện đẹp hơn nhiều so với Lara khi được chuyển thể
thành phim,
nhưng bắt
buộc phải như vậy thôi.
Trên VN thư quán có cuốn
này.
on
Sister Benedicta &
Anna
Akhmatova & Simone Weil
Triết gia Đức
gốc Do Thái Simone Weil là đệ tử của Alain. Và lời phán của ông thầy
xuống đệ tử,
là suy đi nghĩ lại mọi điều, dựa vào việc đọc, mỗi năm, một triết gia
hay một
nhà thơ, như Plato và Homer. Alain không nghĩ ông là Cộng Sản hay xã
hội. “Tôi
thuộc phe Tả đời đời, một phe Tả chẳng bao giờ hành xử quyền lực, như
bản chất
của nó, thể nào cũng đưa đến lạm dụng.”
Simone Weil chẳng
những suy đi nghĩ lại mọi chuyện mà còn quyết định biến tư tưởng của bà
thành hành
động, đưa chúng vào thử nghiệm ở trên đường phố, ở xưởng thợ, ở mặt
trận. Khi còn
là sinh viên, bà có biệt danh là “Thánh Nữ Đỏ”, và bà biểu lộ khuynh
hướng tả
phái của bà bằng cách đi tới nhà máy, xưởng thợ cùng làm việc với công
nhân,
chiến đấu chống phát xít tại Tây Ban Nha, và sau đó, dục bỏ “chủ nghĩa
ái quốc
của Nhà Thờ”, và luôn cả những tiếng nói của Ky Tô Giáo Pháp, hô hào:
“Thà
Hitler còn hơn là Mặt Trận Bình Dân”. Nhưng Simone Weil cũng dục bỏ
Liên Xô Cộng
Sản, khi bà biết về những vụ thanh trừng của Stalin.
|
|