|
Thơ là để trao
cho thi sĩ. Borges phán.
GCC thêm vô, nhưng có những bài thơ, được trao cho, chỉ 1
thi sĩ.
Thí dụ bài “Vietnam”, của Szymborksa.
Thi sĩ Mít không thể làm được bài này.
Bởi vì phải đau cuộc chiến Mít tới cỡ nào thì mới làm nổi
bài thơ trên.
Cũng thế, là bài sau đây, cũng của Bà:
Vermeer
So long as that
woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.
Một khi
mà người đàn bà ở
trong bức tranh ở viện bảo tàng
Rijksmuseum
vẫn trầm
lắng và chú tâm
rót sữa
mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế
Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.
Bài thơ này,
GCC đọc trên NYRB, 11.11.2010, bèn chôm
liền.
Tình cờ
sao, tay Prospero, cũng đọc, nhưng trên lưới, và cũng chôm liền, và đi
một đường
vinh danh thực là tuyệt vời: Bài thơ chống lại Tận Thế
Bạn
phải đau nỗi đau Việt Nam tới cỡ nào thì mới làm nổi bài thơ “Vietnam”,
và
chính vì đau nỗi đau VN như thế, thì mới lại làm nổi bài thơ
chống lại Tận Thế như thế!
"God
reveals in utter clarity that which we can't understand; that which we
can understand
He lays out in riddles."
Tạm dịch: Ông Giời bày ra cái thật rõ ràng để chúng ta đếch hiểu nổi.
Còn cái chúng ta hiểu được, thì ông bày ra qua thai đố.
Liệu hai bài
thơ trên, minh họa, câu trên?
I love the
shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I
also
love the tension she sets up between the "W" and the "w",
which appears hierarchical but is also slippery.
Prospero
Tôi mê cái
dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai.
Tôi cũng
mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng
cũng còn
làm lộ ra sự trơn trượt.
Ui chao,
phán như thế mới là phán chứ, nhỉ?
Nhưng bạn đã
nhận ra sức căng của thời tiết, vào lúc trời đất rơi vào thu phân?
… tóc em
rối giữa hai đầu ngọn gió
hình như
rừng rơi vào thu phân.
TMT
Giọt mưa trời khóc
CHINESE POEM
I read a
Chinese poem
written a
thousand years ago.
The author
talks about the rain
that fell
all night
on the
bamboo roof of his boat
and the
peace that finally
settled in
his heart.
Is it just
coincidence
that it's
November again, with fog
and a leaden
twilight?
Is it just
chance
that someone
else is living?
Poets attach
great importance
to prizes
and success
but autumn
after autumn
tears leaves
from the proud trees
and if
anything remains
it's only
the soft murmur of the rain
in poems
neither
happy nor sad.
Only purity
can't be seen,
and evening,
when both light and shadow
forget us
for a moment,
busily
shuffling mysteries.
ADAM
ZAGAJEWSKI
Thơ Tầu
Tôi đọc
thơ
Tầu,
viết từ một
ngàn năm trước.
Thi sĩ nói về
những giọt mưa đêm,
rơi trên mái
thuyền tre,
và sau cùng
đem đến sự bình an cho trái tim của mình.
Liệu chỉ là
tình cờ,
Tháng Chạp lại
tới,
với sương
mù,
và hoàng hôn
nặng nề?
Liệu chỉ là
nhân duyên
Một người
nào đang sống, ở đâu đó?
Thi sĩ đặt nặng
vào giải thưởng, thành công
nhưng thu
này, thu tới
vặt lá ra khỏi
đám cây cao ngạo
và nếu có gì
còn lại,
thì chỉ là
tiếng thầm thì của mưa
trong những
bài thơ
chẳng hạnh
phúc, mà cũng chẳng buồn bã.
Chỉ có sự
tinh khiết là không thể nhìn thấy
Và buổi chiều,
khi cả hai, ánh sáng và bóng tối,
đều quên
chúng ta trong thoáng chốc
vì bận bịu
trao đổi những điều bí ẩn
Liệu chỉ là
nhân duyên
Một người
nào đang sống, ở đâu đó?
Tuyệt!
Đúng ‘air’
Lý Thương Ẩn:
Gặp đã khó,
xa nhau càng khó;
Có nhau trên
đời, chưa từng gặp nhau,
Lại càng cực
khó!
Thôi thì cứ
hẹn, kiếp sau, kiếp khác, mình gặp nhau,
Thì Gấu này
sẽ kể cho nghe,
Về cái đêm
mưa ao thu dâng đầy, nhé? (1)
Note:
Bài thơ Tầu này, Gấu Cái mê lắm.
Bài
này nữa:
WAIT
FOR AN AUTUMN DAY
(FROM EKELOF)
Wait for an autumn day, for a
slightly
weary sun, for dusty air,
a pale day's weather.
Wait for the maple's rough,
brown leaves,
etched like an old man's hands,
for chestnuts and acorns,
for an evening when you sit in
the garden
with a notebook and the bonfire's smoke contains
the heady taste of ungettable wisdom.
Wait for afternoons shorter
than an athlete's breath,
for a truce among the clouds,
for the silence of trees,
for the moment when you reach
absolute peace
and accept the thought that what you've lost
is gone for good.
Wait for the moment when you
might not
even miss those you loved
who are no more.
Wait for a bright, high day,
for an hour without doubt or pain.
Wait for an autumn day.
Adam Zagajewski
[From Eternal
Enemies]
Đợi một ngày thu
[Từ Ekelof]
Đợi một ngày thu, trời mền mệt,
oai oải,
không gian có tí bụi và tiết trời thì nhợt nhạt
Đợi những chiếc lá phong mầu
nâu, cộc cằn, khắc khổ,
giống như những bàn tay của một người già,
đợi hạt rẻ, hạt sồi, quả đấu
ngóng một buổi chiều, bạn ngồi
ngoài vuờn
với một cuốn sổ tay và khói từ đống lửa bay lên
chứa trong nó những lời thánh hiền bạn không thể nào với lại kịp.
Đợi những buổi chiều cụt thun
lủn,
cụt hơn cả hơi thở của một gã điền kinh,
đợi tí hưu chiến giữa những đám mây,
sự im lặng của cây cối,
đợi khoảnh khắc khi bạn đạt tới
sự bình an tuyệt tối,
và khi đó, bạn đành chấp nhận,
điều bạn mất đi thì đã mất, một cách tốt đẹp.
Đợi giây phút một khi mà bạn
chẳng thèm nhớ nhung
ngay cả những người thân yêu ,
đã chẳng còn nữa.
Đợi một ngày sáng, cao
đợi một giờ đồng hồ chẳng hồ nghi, chẳng đau đớn.
Đợi một ngày thu
(2)
ADAM ZAGAJEWSKI
1945-
We're
separated from nature as if by a glass wall-and this is the subject of
this
Polish poet. Poets have always been fascinated by the incomprehensible
behavior
of some creatures, for instance, the moth, which strives toward light
and burns
itself in the flame of a candle or kerosene lamp. Thence come
comparisons:
Love, as a fire which lures the lovers to their destruction. Yet moths,
because
they come from darkness into our circle of light, are, at the same
time,
messengers of that which is the most other. In this poem, people have
their
small security in a lighted house, but beyond the window, immeasurable
spaces
of the cosmos stretch, and the moths are like visitors from other
galaxies.
MOTHS
Moths
watched us through
the window.
Seated at the table,
we were
skewered by their lambent gazes,
harder than
their shattering wings.
You'll
always be outside,
past the
pane. And we'll be here within,
more and
more in. Moths watched us
through the
window, in August.
Translated
from the Polish by Renata Gorczynski, Benjamin Ivry, and C. K. Williams
Czeslaw
Milosz tuyển chọn (1)
Chúng ta
chia cách với thiên nhiên như thể bởi một bức tường kính – và đây là đề
tài của
bài thơ trên đây của một thi sĩ Ba Lan.
Thi sĩ thì
luôn luôn sững sờ bởi cách ứng xử ‘cà chớn, khó hiểu’ của vài giống
vật, thí dụ
của mấy đấng thiêu thân, cứ thấy lửa là lao vô để mà tự huỷ.
Và từ đó, là
sự so sánh:
Tình yêu,
như lửa, “lừa, dụ, lùa” mấy kẻ yêu nhau vào huỷ diệt. Tuy nhiên, thiêu
thân, bởi
là vì chúng từ bóng tối tới vòng ánh sáng thành ra, cùng lúc, còn là
những
thiên sứ của một miền Đất Hứa Cực Đất Hứa, từ 1 Cõi Khác, Kiếp Khác,
Cõi Sau, Đời
Sau, Next To Never….
Trong bài thơ
này, chúng ta có tí tiện nhi, yên ổn trong căn nhà sáng đèn, trong quá
cửa sổ, là
những không gian không thể đo luờng của vũ trụ triển nở, và thiêu thân
là những
vị khách từ những thiên hà khác.
Thiêu thân
Thiêu thân dòm
chúng ta qua cửa sổ
Ngồi ở bàn,
chúng ta bị xiên xéo bởi những ánh mắt
Hơn là bởi
những tiếng đập cánh của chúng
Bạn ơi, bạn
luôn ở bên ngoài
Quá cửa kính.
Và chúng tớ thì ở bên trong, hằng hà, lúc nhúc.
Thiêu thân dòm
chúng ta
Qua cửa sổ.
Tháng Tám
Một vị độc
giả mê thơ, nhận ra, GCC dịch thơ Adam Zagajewski tới hơn, so với dịch
Simic.
Quả thế, nhưng
đây là do cảm quan.
Mỗi lần đọc thơ Adam Zagajewski, thấy thoải mái vô cùng, còn
đọc/dịch thơ Simic, là sợ… đau.
NYRB July
12, 2012
IMMIGRATION
AND
NATURALIZATION
We were that
rag head family
Catching
rainfall in a still.
The old
famines had us spooked,
Thirst-myths
passed on to us sons
By our
drunk, teary father,
Smack of
rock still on his tongue.
Once he had
to bite his tongue,
He told us,
so his family
Could drink
of him. His father
Didn't have
to ask. But still,
He said, you
boys are good sons.
Just do my
will. And don't speak.
We didn't.
Nobody spoke
To us,
either, though our tongues
Could
parrot, palate the sounds.
Yes. Yes,
that was my family,
Awed by
leavened bread, turnstiles,
Drinking
fountains; my father,
Screaming Respect your father
In public;
me, who did not speak.
Come dawn we
poured out the stills
And prayed
in a stranger's tongue
For the
health of our family
And the
rising of the sun.
Can I be my
father's son
Without
being my father?
Or am I
unfamiliar
Because of
the way I speak?
This
foreign, farangi tongue
That
borrowed some words and stole
The rest,
imperial style.
I want to be
a good son,
But without
biting my tongue.
I'm thinking
of my father.
It feels
like treason to speak
Publicly of
my family
But is it
still a family
When the son
cannot speak
The mother
tongue of the father?
-Amit
Majmudar
ps.
K dang gom may bai tho dich cua anh de lam mot bai "Tho Dich Nguyen
Quoc
Tru" . K cung muon tim nhung bai viet ve "Tho la gi ?" cua cac
tac gia anh hay de cap toi ma tim kho qua, vi anh de bai lung tung, ma
viet
cung lung tung . K muon thu thap de lam mot thu guidance cho minh
( va
gian tiep, cho nguoi khac ...)
Tks.
Many Tks
Cái
vụ dịch thơ này, thú vị thật.
Đã
được 1 bạn văn, thay mặt GCC, chào hàng với 1 nhà xb
ở trong nước, nhưng trục trặc vào giờ chót, đành bỏ.
Vả chăng, GCC thực sự cũng
không “khứng”! Vì sợ cú kiểm duyệt.
Bây
giờ K mà bắt tay vô thì tuyệt quá, vì thể nào trong khi biên tập như
thế, cũng
ngứa tay nhặt sạn.
Tks
again. Tôi sẽ đi 1 đường thu thập những bài viết về thơ của mấy đấng
như Simic,
Zagajewski…
NQT
Vẫn về thơ dịch.
Một vị độc giả TV đang chuyển Bi Khúc Bốn Tháng Sáu, của Liu
Xiaobo qua
tiếng Việt, từ nguyên tác. Tin Văn "xuất bản", tất nhiên, tuyệt tác
này, cùng với 1 số bài giới thiệu. GCC có đề nghị, hay là xb ở trong
nước, nhờ….
Mở Miệng chẳng hạn, vị độc giả phán, Trên Đỉnh Non Tản là quá OK rồi!
Tks
MY QUARREL
WITH THE INFINITE
I preferred
the fleeting,
Like a
memory of a sip of wine
Of noble
vintage
On the
tongue with eyes closed ...
When you
tapped me on the shoulder,
O light,
unsayable in your splendor.
A lot of
good you did me.
You just
made my insomnia last longer.
I sat rapt
at the spectacle,
Secretly
ruing the fugitive:
All its
provisory, short-lived
Kisses and
enchantments.
Here with
the new day breaking,
And a single
scarecrow on the horizon
Directing
the traffic
Of crows and
their shadows.
Charles
Simic
Gấu Cà Khịa
Với Vô Cùng
Ta thích phù
du
Như kỷ niệm một
ngụm vang
Thứ đường được
Đọng ở lưỡi
Mắt nhắm tít
lại
Khi mi vỗ
vai ta
Ôi ánh sáng,
huy hoàng mi, làm sao nói ra được
Mi đối với
ta thật tốt
Mi làm cơn mất
ngủ của ta dài thêm ra
Ta ngồi mê
ly coi cải lương
Tiếc nuối thầm
nỗi tàn phai:
Tất cả cái tạm
bợ, sớm nở tối tàn của nó
Những nụ hôn
và những say mê.
Giờ đây, ngày
tới,
Độc một thằng
bù nhìn ở nơi chân trời
Chỉ dẫn cuộc
lưu thông
Của lũ quạ,
Và những cái
bóng của chúng.
OCTOBER
LIGHT
That same
light by which I saw her last
Made me
close my eyes now in revery;
Remembering
how she sat in the garden
With a red
shawl over her shoulders
And a small
book in her lap,
Once in a
long while looking up
With the
day's brightness on her face,
As if to
appraise something of utmost seriousness
She has just
read at least twice,
With the sky
clear and open to view;
Because the
leaves had already fallen
And lay
still around her two feet.
Charles
Simic
Ánh sáng
Tháng Mười
Cũng ánh
sáng này tôi nhìn nàng lần sau cùng
Bây giờ nó
làm tôi nhắm mắt lại và mơ màng
Nhớ lại nàng
ngồi trong khu vườn
Khăn đỏ
choàng trên vai
Cuốn sách nhỏ
trên đùi
Nàng nhìn
lên một lúc thật lâu
Với ánh sáng
ban ngày rạng rỡ trên khuôn mặt
Như thể để
thẩm định một điều gì thật sự nghiêm trọng
Nàng vừa đọc
ít nhất là hai lần,
Bầu trời thì
trong, mở ra để nhìn ngắm,
Bởi vì
những
chiếc lá đã rụng
Phủ quanh
chân nàng.
FROM MEMORY
The narrow
street rears up from memory –
let it be
this poem's larynx-
and the
thick gray smoke above the coking plant,
casting
sparks into the sky like a volcano,
repaying its
debt to the stars.
My street:
two proud old maids
with narrow
lips-they'd survived Siberia
and Stalin;
a young actor, craving fame,
and
Professor G., who'd lost an arm in the Uprising
and wore his
empty shirtsleeve like a sail.
I don't know
anything yet, nothing's happened,
not counting
the war or the massacre of Jews.
In winter
gray snow lurks on rooftops,
alert as an
Indian, dreading spring.
Vacation
comes, a peeled orange.
A greedy
priest gulps Gospels
in the
crimson, Neo-Gothic church;
oh, heart of
hearts, Christ's wounded breast.
Thank God
for cream puffs after Mass
to help
erase your Latin tortures.
In the
barracks new recruits are training,
one of my
friends plays the trumpet
like Miles
Davis, only better.
Young ladies
promenade
in wide
starched skirts.
The ugly
earth, gashed by flat
black
rivers, scarred
like a
German student's cheek,
held still
all day; at night
it crooned
in two languages,
and we also
lived in two idioms,
in the
cramped jargon of the commonplace, of envy,
and in the
language of a great dream.
At noon the clouds'
eye gently
opened, the
eye of tears and light.
Adam Zagajewski: Mysticism for Beginners
Từ hồi ức
Con phố hẹp
bò ra từ hồi ức –
Thì cứ coi
nó là thanh quản của bài thơ này –
Khói xám xịt,
đặc kịt, bên trên nhà máy than,
Khạc lửa lên
bầu trời như miệng núi lửa,
Trang trải nợ
nần của nó cho những vì sao
Con phố của
tôi: Hai mụ tớ già, kiêu ngạo
Với cặp môi
mỏng dính - Họ đã sống sót Siberia và Stalin;
một diễn viên trẻ, thèm khát danh
vọng,
Và Giáo sư
P., mất một cánh tay trong Vụ Vùng Lên
Cái tay áo mất
cánh tay của ông phất phơ, phe phảy như 1 cánh buồm.
Tôi chưa biết
cái gì, chưa cái gì xẩy ra,
Nếu không
tính cuộc chiến và cuộc tàn sát dân Do Thái.
Mùa đông,
tuyết xám rình rập trên đỉnh mái nhà,
Cảnh báo,
như một tên Da Ðỏ, mùa xuân đáng sợ.
Nghỉ hè tới,
một trái cam bóc vỏ.
Một vị linh
mục tham ăn nhai nát Phúc Âm
Trong nhà thờ
Tân – Gothic đỏ rực;
Ôi, trái tim
của những trái tim, ngực bị thương của Chúa Ky Tô.
Cám ơn Chúa,
vì những bánh kem sau lễ Mass
Nhờ chúng mà
lũ con chiên chúng con xóa được những cú tra tấn La Tinh.
Trong trại
lính, tân binh được tuyển mộ
Một trong những
đứa bạn của tôi thổi kèn
Như Miles
David, thua chẳng thua, mà còn bảnh hơn
Những thiếu
nữ trẻ dạo chơi
Trong những
áo sơ mi, cứng ngắc vì hồ, và thật rộng.
Trái đất xấu
xa, được vạch bằng những con sông đen,
Nông toèn, đầy
sẹo, như cái má của 1 sinh viên người Ðức,
Vẫn cố đứng
vững một ngày như mọi ngày; vào ban đêm,
Nó ngâm nga
bằng hai ngôn ngữ
Và chúng ta,
thì cũng sống bằng hai thành ngữ
Trong một thứ
tiếng lóng chật hẹp, tù túng, tầm thường, cũ rích, của thèm muốn
Và trong
ngôn ngữ của giấc mộng lớn.
Vào buổi
trưa, con mắt của đám mây dịu dàng mở ra
Con mắt của
những giọt nước mắt và ánh sáng. (1)
ps.
K dang gom may bai tho dich cua anh de lam mot bai "Tho Dich Nguyen
Quoc
Tru" . K cung muon tim nhung bai viet ve "Tho la gi ?" cua cac
tac gia anh hay de cap toi ma tim kho qua, vi anh de bai lung tung, ma
viet
cung lung tung . K muon thu thap de lam mot thu guidance cho minh
( va
gian tiep, cho nguoi khac ...)
Tks.
Many Tks
Cái
vụ dịch thơ này, thú vị thật.
Đã
được 1 bạn văn, thay mặt GCC, chào hàng với 1 nhà xb
ở trong nước, nhưng trục trặc vào giờ chót, đành bỏ.
Vả chăng, GCC thực sự cũng
không “khứng”! Vì sợ cú kiểm duyệt.
Bây
giờ K mà bắt tay vô thì tuyệt quá, vì thể nào trong khi biên tập như
thế, cũng
ngứa tay nhặt sạn.
Tks
again. Tôi sẽ đi 1 đường thu thập những bài viết về thơ của mấy đấng
như Simic,
Zagajewski…
NQT
Vẫn về thơ dịch.
Một vị độc giả TV đang chuyển Bi Khúc Bốn Tháng Sáu, của Liu
Xiaobo qua
tiếng Việt, từ nguyên tác. Tin Văn "xuất bản", tất nhiên, tuyệt tác
này, cùng với 1 số bài giới thiệu. GCC có đề nghị, hay là xb ở trong
nước, nhờ….
Mở Miệng chẳng hạn, vị độc giả phán, Trên Đỉnh Non Tản là quá OK rồi!
Tks
Thơ Mỗi Ngày
Album
@ Lake
Huron, Canada Day
Như con hải âu
già
Giấu chút tình
sầu
Vào lời thì
thầm của biển
Hải Âu
Thì
Thầm
Người ta gọi
như vậy
Và lắc đầu
Như những
người đi biển
Tiếng oa oa
của một hải âu
“đáng thương và buồn”
[It’s not my words]
Bị kẹt cứng trong lồng ngực của mình
Để lấy ra
Họ bèn mổ bụng
hải âu
Như cá
Phơi mớ xương
suờn ra
Xương của một
con tầu
Và họ đóng lại,
Quấn dây kẽm,
thép, nhốt cứng
Xảm, bịt, chét… cứng,
Tha hồ biển, tha hồ giông bão
Và bây giờ
Trong cái vỏ
mới
Vang lên:
Tiếng leng
keng đần độn
Tín hiệu cầu
cứu,
Hay là tiếng
gõ của mỏ chim
Lên chấn
song cái chuồng giam giữ nó?
A Seagull Lies Dying on the Shore
This Is
Another Seagull
CORRIDOR
FOR RUTH AND
MARIA BUCZYNSKI
I liked the
comic rituals of young poets,
the panicked
moments, the anxieties
before the
reading, the slow passage
through a
dark corridor toward the lighted stage,
performing
poems to a drowsy
public that
woke up now and then,
the great
and lesser envies and the moment when
the
inarguable charm of one good line,
an
unexpected metaphor or image meant
that all
was-temporarily-forgiven.
Sometimes
someone would ask uncertainly-
but won't
you tell us how to live?
-I thought
it was funny then, but not now.
I liked the
silence not without
its deeper
meanings, the jokes, the chats
with timid
readers and finally
the signing
of the books with the names
that we
knew, without question,
truly
belonged to us.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Hành Lang
Gấu thích những
nghi lễ tiếu lâm của những nhà thơ trẻ
Những khoảnh
khắc hoảng loạn, những xao xuyến
Trước khi đọc,
đi chầm chậm qua hành lang tối thui về phía sân khấu sáng choang,
Trình diễn
những bài thơ trước công chúng lơ tơ mơ, lúc thức, lúc ngủ,
những ham muốn
nhớn hơn, hoặc bé hơn, và khoảnh khắc, khi
sự quyến rũ
không thể nào bàn cãi của một dòng thơ thần sầu,
một ẩn dụ
không mong đợi, hay một hình ảnh, có nghĩa,
tất cả thì -
chốc lát thôi - được tha thứ.
Thi thoảng,
có một ai đó sẽ hỏi, không chắc chắn lắm,
Nhưng mà này,
ông thi sỡi, đừng có dậy chúng tớ
làm sao sống
cái cuộc đời chó má này đấy nhé!
Lúc đó thì Gấu
thấy thật là tức cười – nhưng bây giờ, thì không.
Gấu thích sự
im lặng, không phải không có những ý nghĩa sâu thẳm của nó,
những câu
chuyện tiếu lâm, những chát chiếc,
với những độc
giả rụt rè,
và sau cùng,
là ký tên sách
với những
cái tên mà chúng ta biết,
đếch cần hỏi,
thực sự thuộc
về chúng ta. (1)
JOSEPH
STREET
I often walk
down Joseph Street, I enter Joseph's dreams,
always
seeking to detect where that peculiar
street
leads; it turns where
there is
nothing, and I wonder what I am,
a passerby
who won't last long.
The
happiness and sorrow gathered here will save
no one,
although the harvest may be abundant.
Years pass,
I remain, memory is uncertain,
unheard
prayers lie underfoot,
sparrows are
eternity's frail emblem,
the rain is
only recollection, the silhouettes
of unknown
persons walk without casting shadows.
Toward
evening the light grows feebler and death
rides
swiftly on its high cart, laughing.
Phố Joseph
Gấu thường xuống phố
Joseph Street, vô những giấc mộng của Joseph
Luôn luôn cố
tìm coi con phố đặc biệt này dẫn đi đâu; nó ngoặt ở chỗ nào,
chẳng có gì
và Gấu băn khoăn mình là cái gì
một bộ hành chẳng trụ lâu
Hạnh phúc và
buồn đau tụ ở đây, con phố Trương Minh Giảng
[quãng gần Cổng Xe Lửa Số 6]
sẽ chẳng cứu được ai, mặc dù mùa gặt tràn đầy
Năm tháng
qua đi, Gấu còn lại, hồi nhớ thì không chắc chắn,
những lời cầu
nguyện ở nhà thờ Vườn Xoài thì không nghe được,
dưới chân.
Những con chim
sẻ là biểu tượng mong manh của vĩnh cửu
Mưa chỉ là hồi
tưởng, nhũng hình bóng
những con người vô danh bước bước,
chẳng để lại cái bóng
của họ ở phía sau
Về chiều tối ánh sáng trở nên lờ mờ và
Thần Chết phóng chiếc xe cao lêu khêu của nó, cười vỡ
phố.
JOSEPH
STREET IN WINTER
FOR JOACHIM
RUSSEK
In winter
Joseph Street is dark,
a few
pilgrims flounder through wet snow
and don't
know where they're going, to which star,
and maybe
they stop short
like the
gardener, who leans
against his
shovel handle, dreaming,
and doesn't
see that war
has
unexpectedly erupted
or that the
hydrangea has bloomed.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Mùa Đông, phố
Joseph
Mùa Đông, con phố Joseph
[Trương Minh Giảng], tối thui,
Một vài giáo
dân Khu Vườn Xoài
Loạng quạng đi
trong mưa ướt nhèm
Không biết
họ đi đâu, nhắm theo vì sao nào
Và có thể, họ
ngưng cái rụp
Như người
phu quét đường dừng chổi đứng nghe
Hay như người làm
vườn, ngưng bất thần
Và tì người lên cán xẻng,
Mơ màng,
Đếch biết VC
mở ra Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân
Hay là, hoa
tú cầu nở rộ.
London:
Ông
phán, đâu đó, vài lần, several times and in different places, thơ tốt
vinh danh “ở
đây” và “bây giờ” [“good poetry honors the here and the now]. Tuy nhiên
– và tuy
nhiên – ông không cho biết nơi chốn, thời gian, địa điểm, you do not
name
places, you do not name locations, you do not have dates. Trong thơ của
ông, thời
kỳ Việt Nam, Việt Nam như thế thì không
như thế, Vietnam as such isn’t.
Đầy nỗi
đau, nhưng như thế thì không như thế,
it’s full of pain but as such isn’t.
Simic:
Đúng
vậy, đề tài của tôi thì luôn luôn là lịch sử đương thời… Lý do tôi
không gọi tên,
vì tôi nghĩ tên đếch có nghĩa gì cả, names mean nothing.
London:
Như vậy là
chúng ta lại trở về với [đề tài] vô danh, anomanity.
Alexander
Neubauer: Poetry in Person
Vang
Bóng Một Thời TSVC
Lời
Phi Lộ của
TSVC, do GCC viết. Đăng trên số Mỹ
Từ Pháp.
TSVC là gì?
Tôi biết Lộc,
và J. Huỳnh Văn, là qua Tập san Văn
chương. Không biết ai là người đầu tiên đưa ra việc làm báo. Khi có
tôi, mọi
chuyện đã được quyết định. Tôi nhận lời, phần
lớn là vì hai người bạn mới. Nhất là J. Huỳnh
Văn. Như một hậu quả
tất nhiên của những buổi bỏ sở ra ngồi quán cà phê gốc me đường Nguyễn
Du, hoặc
bên đường Hai Bà Trưng, quãng gần ngã tư Gia Long, khi bên kia quá ồn. Số là lúc này, Bưu Điện đã phân đôi, thành
Bưu Vụ, và Viễn Thông; tôi chuyển về Trung Ương, chuyên lo việc lên đồ
biểu điện
đàm/ điện tín, dưới quyền của ông T. nghe nói người của Mỹ. Vào những
ngày cuối
cùng, trong lúc Đà Nẵng đang trong cơn hỗn loạn, tôi còn cố liên lạc
với Phòng
Điện Toán, xin con số điện đàm/ điện tín ... "Anh có biết Đà Nẵng sắp
sửa
đi đoong không..." tôi nghe tiếng
người bạn bên kia đường dây hốt hoảng. Quay qua phòng sếp, một đống hồ
sơ vẫn y
nguyên. Đã hơn tuần, ông chưa vô sở: người Mỹ đã đưa ông và gia đình đi
từ mấy
ngày trước.
Huỳnh Văn là
linh hồn của cả bọn, là tinh thần, và Tổng thư ký, của tờ báo. Không có
anh, chắc
tờ báo không ra quá số hai. Sài-gòn nhỏ xíu: chiến tranh, nỗi sợ hãi,
đời sống
riêng tư của mỗi con người... làm người ta co cụm lại. Đám bạn bè tuy
biết
nhau, nhưng chỉ chịu ngồi bên nhau, khi có anh. Anh nói, anh biết tôi
từ hồi Nghệ Thuật, từ
những ngày, thỉnh thoảng ghé quán Cái Chùa, thấy một gã lúc nào
cũng đeo kính đen, ngồi trơ một mình tại một chiếc bàn ở góc quán. Nếu
không có Tập san Văn chương,
chúng tôi chẳng bao giờ có dịp quen nhau. Và có thể chẳng
bao giờ người đọc biết anh là một thi sĩ. Cũng chẳng mấy người biết anh
dậy học,
cho một trường tư ở Biên hòa. Có thể những dòng Cầm Dương Xanh đã rong ruổi
cùng với anh, suốt quãng đường Sài-gòn - Biên-hòa, và ngược lại. Chúng
xuất hiện
lần đầu tiên, và cũng là cuối cùng trên Tập san Văn chương.
Huy Tưởng, thay mặt
tôi tới gia đình đốt những nén hương tưởng niệm, sau đó gửi ra vài
dòng. Về câu
hỏi, chị còn nhớ...?: Thời gian sau này, bạn bè nhiều nhưng thật tình
là tôi
không được quen biết hết, chỉ có các anh là bạn cũ trước 75 thì tôi mới
nhớ
thôi.
Thật đơn giản,
nhưng...
Ba mươi năm
sau, một tập san cùng tên xuất hiện ở hải ngoại. (2) Những dòng hồi
tưởng ở
trên, là do tôi muốn anh em chủ trương làm quen với những người đã cũ,
hoặc đã
chết. Muốn anh em chia sẻ cùng chúng tôi không khí ngột ngạt của
Sài-gòn hồi
đó. Tôi hi vọng vào khoảng cách giữa các thế hệ. Hoàng Cầm và tôi là
người cùng
thời, nhưng ông có trước tôi một thời đại không lập lại nữa, hay dùng
chữ của
ông: một gia phả tinh thần mà dù đã được rũ bụi thì tôi cũng không đơn
giản làm
quen". (Phạm Thị Hoài, Đọc Mưa Thuận
Thành của Hoàng Cầm, Tạp chí Thơ,
Mùa Đông, 1997). Tôi
không hiểu anh em trong
ban chủ trương khi đồng ý với nhau về một danh xưng, có biết, có những
người đã
gắn bó với nhau chung quanh một cái tên như vậy. Rằng nó đã có một tiền
thân? Hay đây chỉ là tình cờ?
Và chủ trương, đường lối của tờ báo mới mẻ
này có gì tương tự với tờ cũ không? Và liệu người cũ có cần làm một
nghi lễ rũ
bụi, trước khi ngồi xuống bàn viết, ở đây?
Bởi vì Tập san Văn chương quả có những
nét
riêng: nó cách mạng, lật đổ theo tinh thần bất bạo động, hoặc theo hiểu
hiền
lành của nhà văn Nga, Chekhov. Bây giờ, sau hơn ba mươi năm, trong số
ít ỏi những
thực sự quan tâm và gắn bó với một nền văn chương Miền Nam trước 75, có
người
đã nhận ra, bên cạnh cuộc cách mạng lớn, do Sáng Tạo hô hào, có một cách mạng
nhỏ, thầm lặng của Tập san Văn
chương. Ngay trong lời phi lộ số ra mắt, khi định
nghĩa nhà văn, một người được thông tri đầy đủ (những dữ kiện của thời
đại anh
ta đang sống), chúng tôi đã hoài vọng một điều: hãy đưa ra thật nhiều
thông
tin, hãy giới thiệu những dòng tư tưởng đang ảnh hưởng đến toàn thể
nhân loại,
rồi để cho người đọc tự do chọn lựa, theo khẩu vị của họ. Cho phép tôi
dùng chữ
khẩu vị, theo nghĩa của Roland Barthes: Chữ viết ở khắp nơi, khi mà
những từ có
mùi, có vị (tri thức, savoir,
và mùi vị, saveur, trong
tiếng La-tinh là cùng một
nguồn). Vả chăng, việc lập lại một cái
tên theo dòng thời gian, vốn vô thường, liệu có liên quan đến lịch sử,
vốn ưa lập
lại? Hoặc đến huyền thoại Quy Hồi Vĩnh Cửu, vốn rất hàm hồ?
Cách mạng là một từ đã bị
bão hòa. Ai cũng có,
hơn một ý niệm, về nó. Michel Foucault, trong bài "Khai
sáng là gì? (What is Enlightenment?)", viết: Ngày
nay, khi một tờ báo đưa ra câu hỏi đối với độc giả, là để thâu gom một
số ý kiến,
về một vấn đề mà mọi người, nhiều hoặc ít, đã hiểu tại sao câu hỏi được
đặt ra:
chẳng hi vọng nhiều ở những cuộc thăm dò dư luận như thế. Vào thế kỷ
thứ 18, giới
in ấn, chủ báo thường hỏi công chúng về một vấn đề chưa có câu trả lời.
Ông đưa
ra thí dụ: vào năm 1784, một tờ báo Đức, Berlinische Monatschrift, đã
đặt câu hỏi:
Khai sáng là gì? (Was ist Aufklarung?). Và
người trả lời, là Kant. Bài viết của Kant, theo
M. Foucault, chỉ nhỏ
nhoi thôi, nhưng nó mở ra một lối đi thận trọng vào lịch sử tư tưởng,
về một
câu hỏi mà triết học hiện đại vẫn chưa có đủ khả năng để trả lời, và
cũng chẳng
bao giờ rũ khỏi. Nó đã được lập lại, dưới những hình thức khác nhau, từ
hai thế
kỷ, bởi những triết gia, từ Hegel qua Marx, hay Max Weber tới
Horkheimer hay
Habermas, và tội thay, tất cả đều đã thất bại, hoặc trực tiếp, hoặc
gián tiếp,
khi phải đối đầu với nó. Giả sử tờ báo Đức kia vẫn còn sống, và nó lại
đặt ra
câu hỏi: triết học hiện đại là gì? Có thể chúng ta sẽ nghe một tiếng
dội: triết
học hiện đại là một toan tính nhằm trả lời một câu hỏi đã được khinh
xuất đặt
ra từ hai thế kỷ trước: Khai sáng là gì?
Bởi vì có thể
vẫn là một định nghĩa tương tự đã được đặt ra, khi Tập san
Văn chương ra đời hải ngoại: nhà văn là người được thông
tri đầy đủ những dữ kiện của cả hai miền, về thời đại của chúng ta, với
tất cả
những vấn nạn của nó.
NQT
(1) George
Steiner, viết về F. R. Leavis, trong Ngôn ngữ và Im lặng
(2) Bài viết
cho tạp chí Văn Chương dự
tính ra mắt tại hải ngoại.
CANVAS
I stood in
silence before a dark picture,
before a
canvas that might have been
coat, shirt,
flag,
but had
turned instead into the world.
I stood in
silence before the dark canvas,
charged with
delight and revolt and I thought
of the arts
of painting and living,
of so many
blank, bitter days,
of moments
of helplessness
and my
chilly imagination
that's the
tongue of a bell,
alive only
when swaying,
striking
what it loves,
loving what
it strikes,
and it came
to me that this canvas
could have
become a winding-sheet, too.
Adam
Zagajewski: Without End
Tấm vải bố
Tôi ngồi im
lặng trước bức hình u tối
trước tấm vải
bố có thể trở thành
áo khoác, sơ mi, cờ,
thay vì vậy,
trở thành thế giới
Tôi ngồi im
lặng trước tấm vải bố u tối,
chất chứa sự
thích thú, sự nổi loạn và tôi nghĩ
về nghệ thuật
hội họa và sống
của biết bao ngày trống rỗng, cay
đắng
của những
khoảnh khắc vô vọng
và cái sự tưởng
tượng lạnh lẽo của mình,
lưỡi chuông,
chỉ sống,
khi
lắc lư
Đánh 1 cú thật
mạnh vào cái yêu
Yêu cái đánh
1 cú thật mạnh
Và tôi tự dưng
có ý nghĩ,
tấm vải bố
cũng
có thể trở thành tấm vải niệm.
ELEGY FOR
THE LIVING
The joy of
the moment turns suddenly
into a black
hood with openings
only for
eyes, mouth, tongue, grief. More grief.
The living
see off their days
that flee
like
negatives, exposed once
but never
developed.
The living
exist, so light-mindedly, so nonchalantly,
that the
dead are abashed.
They smile
sadly: Children
we were like
you, just the same.
Above us,
robinias blossomed,
and in the
robinias, nightingales sang.
Bi khúc cho
người sống
Niềm vui khoảnh
khắc bất thình lình
biến thành 1
cái mũ chụp đầu có những lỗ hổng
Chỉ dành cho
Mắt
Mồm
Lưỡi
Và nỗi đau.
Nhiều nỗi đau.
Người sống
nhìn ngày đi
Như những tấm
phim
Ðã 1 lần được
phơi
Nhưng chẳng
bao giờ được rửa.
Người sống
hiện hữu, tất nhiên, nhưng bông lông,
cà chớn, hời
hợt, chẳng ra làm sao cả,
khiến người
chết lúng túng
Người chết
bèn cười buồn: Lũ nhỏ kia ơi,
Chúng ta thì
cũng như chúng mi, y hệt như vậy.
Trên đầu
chúng ta, hoa robinia nở rộ
Và trong đám
robonia,
những con
sơn ca ca hát.
Adam
Zagajewski: Without End (1)
An ủi
Ví thử luân
hồi là có thật
Ta về soi lại
vạn kiếp xưa
Xem thử kiếp
nào ta gây tội
Mà đeo nhau
mãi đến bây giờ
Biết đâu ta
từng là bọ ngựa
Cắn cổ người
tình lúc giao hoan
Kiếp này tạ
tội ngàn đêm lẻ
Trả từ ngọn
tóc đến bàn chân
Hay trước ta
là tù giữ ngục
Hành nhau đến
ma dại thân tàn
Kiếp này tha
mãi từng sợi cỏ
Tự kết cho
mình chiếc lồng son
Thản hoặc
trước ta là con nhện
Chiều chiều
sau ngõ cứ giăng tơ
Kiếp này gom
hết bao mầu sắc
Dệt cho người
hạnh phúc như mơ
Hoặc giả ta
là sam thuở trước
Thảo nào thấy
trông trống trên lưng
Nhìn quanh cả
biển người trùng điệp
Chỉ lụy một
người, có lạ không
Thôi thế kiếp
này ta tu nhé
Không hờn,
không oán, chỉ cười vui
Đừng trách,
đừng buồn, đừng kể lể
Mai sau làm
mây trắng ven trời
Đặng Lệ
Khánh
Note: Bài
này tuyệt quá.
Tks. NQT
GCC bỗng nhớ
cái mail của....:
Kiếp trước
mi đúng là đỉa!
[Nguyên văn:
Cha này kiếp trước là con đỉa, nên dai quá]
Hà, hà!
SEPTEMBER
EVENING
YES, IN LVOV
The white
church of the Carmelites on a low hill
and right
beside it Franciscan Street, where my
grandfather
was once the stern director of a school
(he grew
kinder only with age).
Heaps of
stones, the pockmarked pavement,
as if
someone had been hunting treasure.
Yellow
leaves cling to the gaunt trees,
cautiously,
without conviction.
This is the
building they entered,
and the gate
that likes only shadows.
But now
there's nothing anyway, just me,
shivering
from the cold, and the empty September evening.
I must jot
down a few words so that winter
may chew its
black bread of forgetting.
Adam Zagajewski
Chiều Tháng
Chín
Đúng rồi, ở
Lvov
Nhà thờ
Carmelites màu trắng ở trên một ngọn đồi thấp
Và kế ngay nó,
là con phố Franciscan Street,
nơi ông tôi đã từng là một vị giám đốc nghiêm khắc
của một ngôi trường
(chỉ già đi
thì ông mới trở nên hiền)
Những đống đá,
mặt đườnng vỉa hè rỗ
Như thể một
người đó săn tìm kho tàng
Lá vàng bám
cây gầy,
thận trọng,
không tin tưởng
Đây là tòa nhà
họ đi vô
Và cái cổng
thì chỉ khoái những cái bóng
Nhưng bây giờ
thì còn gì nữa đâu, chỉ còn mình tôi
Run rẩy
trong lạnh giá, trong buổi chiều Tháng Chín
Tôi phải lèm
bèm vài lời, biết đâu nhờ vậy
mùa đông có thể nhóp nhép nhai mẩu bánh đen của
sự lãng quên của nó
K.I.G.
GALCZYNSKI,
OF COURSE
I listen to
Saint-Saens's Requiem and think about poetry.
It's August,
the wind wrestles the trees
and yellow
bindweed blossoms in suburban hedges.
You were my
parents' favorite poet,
they didn't
read much poetry otherwise.
What drew
them to your books?
They must
have liked the humor, the risky
jokes of a
cautious artist:
"too
much wind for my wool,"
and the
funny name of your company, "Terror
&
Tummy," a firm that thrived
even in
times of the greatest terror.
A light
touch and brashness, and disarming charm,
right? My
parents were completely different,
they lacked
the talents you possessed
in such
abundance-but I think
they wanted
to rescue what they'd been-I don't know
what to call
it, that unseen something
that runs
through your poems too,
but well
concealed, deeply hidden
like the
gold coin under a miser's mattress,
the
stubborn, ardent striving that is
the whisper
of great poetry and may become
the quiet,
patient hymn of life.
Adam Zagajewski
K.I.G.
GALCZYNSKI,
LẼ DĨ NHIÊN
Tôi lắng
nghe Kinh Cầu Saint-Saens's Requiem
và nghĩ về thơ
Tháng Tám,
gió lay mạnh cây
Và bìm bìm vàng
nở rộ ở những hàng rào ngoại ô
Bạn là nhà
thơ mà ông bà già tôi mến mộ
Họ ít đọc thơ
Chẳng hiểu cái
gì làm họ mò tới những sách của bạn?
Họ hẳn phải
thích những lời bông đùa tếu tếu,
mà cũng đáng ngại của một nghệ sĩ thận trọng:
“nhiều gió
quá cho cái [áo] len của tôi”
Và cái tên tức
cười của công ty của bạn, “Terror & Tummy”,
một hãng xưởng đã phát đạt ngay
cả vào những thời kỳ khủng bố lớn lao nhất
Một cú vẩy, nhanh,
nhẹ, bất cẩn, một mê hoặc giải trừ, đúng không?
Ông bà già tôi khác hẳn
Họ thiếu những
tài năng mà bạn sở hữu dư dả như thế đó –
nhưng tôi nghĩ
Họ muốn giải
cứu điều mà họ đã từng – tôi không biết làm sao gọi -
một điều gì không nhìn thấy
Nó cũng rong
ruổi ở trong những bài thơ của bạn
Và được giấu
diếm thật kỹ, thật sâu
Như đồng
xu vàng ở dưới tấm nệm của 1 kẻ keo kiệt
Cái cú đánh
bướng bỉnh, mãnh liệt
Và cũng là
Tiếng thì thầm
của thơ ca lớn
và có thể trở thành một bài tụng ca
lặng lẽ, kiên nhẫn của cuộc
đời
Bi Khúc Bốn
Tháng Sáu
Phiên
Khúc 17
Bắc Kinh,
khuya 1/6/1991
Tưởng niệm
năm thứ nhì ngày 4/6
Dâng Tặng:
Em đã không
nghe ba mẹ khuyên ngăn, trốn khỏi nhà qua khung cửa nhỏ nhà vệ sinh,
khi em cầm
ngọn cờ ngã xuống, tuổi mới mười bảy. Tôi thì vẫn sống, đã 36. Trước
vong linh
em, còn sống tiếp chính là phạm tội, làm thơ tặng em càng là một sự sỉ
nhục. Kẻ
sống phải câm miệng, lắng nghe lời từ mộ phần. Viết thơ cho em, tôi
không xứng.
Tuổi mười bảy của em vượt lên hết thảy ngôn ngữ và vật kiến tạo bởi bàn
tay con
người.
Tôi vẫn sống
Còn có cái
danh thối không lớn không nhỏ
Tôi không có
can đảm và tư cách
Cầm một bó
hoa tươi hoặc một bài thơ
Bước tới trước
nụ cười mười bảy tuổi
Tôi biết
Mười bảy tuổi
không có bất kỳ oán trách nào
Tuổi mười bảy
cho tôi biết
Đời sống đơn
sơ không hoa lệ
Như sa mạc
nhìn không thấy tận cùng
Không cần
cây cỏ không cần nước
Không cần
hoa điểm tô
Cũng đã có
thể gánh chịu mặt trời bạo ngược
Mười bảy tuổi
ngã xuống trên đường
Đường từ đó
mất hút
Mười bảy tuổi
ngủ giấc dài trong bùn đất
An lành như
trang sách
Mười bảy tuổi
đến với đời
Không luyến
lụy điều gì
Ngoài lứa tuổi
thơ ngây trong trắng
Mười bảy tuổi
khi ngừng hơi thở
Không tuyệt
vọng, như là kỳ tích
Đạn xuyên
qua dãy núi
Co thắt làm
nước biển điên cuồng
Vào thời khắc
tất cả loài hoa,
Chỉ có một
màu
Mười bảy tuổi
không có tuyệt vọng
Không hề tuyệt
vọng
Mười bảy tuổi
tình yêu chưa tròn vẹn
Để lại cho
người mẹ tóc bạc kín đầu
Người mẹ đã
khóa trái cửa, nhốt chặt
Tuổi mười bảy
ở nhà
Người mẹ từng
cắt đứt huyết thống gia tộc cao quý
dưới ngọn cờ
hồng
Được ánh mắt
em, lúc lâm chung, thức tỉnh
Bà đem di
chúc của mười bảy tuổi
Đi khắp tất
cả mộ phần
Mỗi một lần
bà sắp quỵ ngã
Mười bảy tuổi
đều dùng hơi thở vong linh
Đỡ bà đứng vững
Dìu bà lên
đường
Vượt lên lứa
tuổi
Vượt lên cái
chết
Mười bảy tuổi
Đã vĩnh hằng.
Dã Viên dịch
từ nguyên tác
Note:
Bản tiếng Anh: For 17.
Bản tiếng Việt, Phiên Khúc 17,
“muợn”
Phiên Khúc 20
của
TTT, trong Tôi Không Còn Cô Độc
Tặng những
người đã ngã cho Phiên Khúc 20
Ta vừa hai
mươi tuổi
nhân loại cũng
hai mươi
ôi nhân loại
hai mươi
thóc gặt dư
ăn
bột xay thừa
nặn bánh
ta kêu lên hờn
căm
khi quá thể
chúng cắt tình ruột thịt
hỡi mẹ hiền
nhìn mẹ rưng rưng
yêu chẳng được
yêu khóc không dám khóc
hôm nay ta
xông ra ngoài phố
ngày 20
nắm tay tròn
cáu giận
má phừng lửa
yêu thương
môi bỏng niềm
tủi cực
đêm qua ai
thét giữa đêm dài
tỉnh dậy ôi
nao nức
ấy là tiếng
hét trong hồn ta
ngã xuống
ngã xuống
những kẻ
dâng linh hồn cho giặc
những kẻ tối
tăm quên cốt nhục
những kẻ bán
đứt quê hương
ngã xuống
ngã xuống
chân giậm chật
đường
kéo về khắp
ngả
phá cho tan
hoang
nổ tung căm
phẫn
chưa biết chị
là ai
đau như đạn
xuyên giữa ngực mình
chị trúng
thương rồi chị trúng thương rồi
đây chúng
tôi
hò reo mà
ghê khiếp
địch ríu
không chạy kịp
ta thoi vào
mặt ngã sóng soài
ngã xuống
ngã xuống
những người
làm bẩn tuổi hai mươi
ta đi hôm
nay ngày hai mươi
rồi hẹn rằng
chưa đủ
mắt nhìn suốt
ngày mai
chân đạp
tung áp bức
thóc gặt về
người phải dư ăn
bột mịn màng
thừa bánh để dành
hỡi người khốn
khổ
ở đây Ðông
Âu hay Bắc Phi
hãy đổ ra
ngoài phố
đến lượt
phiên khúc hai mươi
không phải
câm mà không biết nói
máu đỏ tươi
cho ánh ngói cười
nóc nhà
thương và mái học đường
tường trắng
sáng là màu tự do
khung cửa lớn
và gương loang loáng
chúng tôi
giành lại đất nước thân yêu
các anh
giành lại đất nước thân yêu
những lời ấp
ủ ngàn xưa
ta hát lên
to lớn
con cháu
ngày sau còn nghe rõ
mà nhớ
đất ta là của
ta
đừng ai hòng
cắt xẻ
chúng ta
thương yêu nhau
cùng là con
một mẹ
chiếm lại trọn
đất đai
xoá sạch oán
thù
nhường nhau
là hết nói
ôi hai mươi
nhân loại trẻ
như hoa búp
con về dựng
lại cửa nhà
trẻ con đi học
trên đường rộng
chữ đầu tiên
em học là gì
thưa yêu
các em ơi
anh đương tuổi hai mươi
em rồi cũng
thở tuổi hai mươi
tuổi hai
mươi đời vui phơi phới
anh sẽ xin
trao tận tay các em
đất nước
nguyên lành tình sông núi
cả lòng người
thơm hương dạ hội
trọn ngày
mai ngày mai ngày mai
không hết
mùa hai mươi bay nhẩy
khi em cất lời
ca rún rẩy
anh ngủ giấc
dài rất thơ ngây
TTT
Your
telephone call
Your
telephone call broke in
While I was
writing a letter to you.
Do not
disturb me when
I’m talking
to you. Our two
absences
cross,
and one love
rips itself apart
like a
bandage
Adam
Zagajewski
Điện thoại
em
Điện thoại
em reo
Trong lúc
anh đang viết thư cho em
Đừng làm phiền
anh khi
anh đang nói chuyện với em chứ. Hai
cái vắng của chúng ta đụng nhau đánh cộp
Và một tình
yêu rách bươm ra
như miếng băng
CLOUD
Poets build
a home for us-but they themselves
can't dwell
in it
(Norwid in
the poorhouse, Holderlin in a tower).
At dawn mist
above the forest,
a journey,
the rooster's husky call,
the
hospitals are shut, uncertain signals.
At noon we
sit in a cafe on the square,
we observe
the azure sky
and a
laptop's azure screen;
a plane
writes out the pilot's manifesto
in clear,
white script,
perfectly
legible to the farsighted.
Azure is a
color that happily
promises
great events,
and then
sits back and waits.
A leaden
cloud draws close,
terrified
pigeons rise
gracelessly
into the air.
Storms and
hailstones gather
in dark
streets and squares,
and yet the
light doesn't die.
Poets,
invisible like miners,
hidden in
the shafts,
build a home
for us:
lofty rooms
rise
with
Venetian windows,
splendid
palaces,
but they
themselves
can't dwell
in it:
Norwid in
the poorhouse, Holderlin in a tower;
the jet's
lonely pilot
hums a
lullaby; awaken, Earth.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Mây
Thi sĩ xây
nhà cho chúng ra – nhưng họ thì không thể ở trong đó
(Norwid
trong viện tế bần, Holderlin, một ngọn tháp)
Rạng đông, sương
mù trên khu rừng
một chuyến đi,
tiếng gọi khàn khàn của con gà trống
Bịnh viện đóng
cửa, những tín hiệu không rõ rệt
Trưa, chúng
ta ngồi cà phê quảng trường Bưu Điện Xề Gòn
Nhìn bầu trời
thiên thanh
Và màn hình
thiên thanh của cái laptop
Một cái máy
bay vẽ ra bản tuyên ngôn của viên phi công
bằng 1 thứ
chữ sáng sủa, màu trắng
đọc thật rõ
với những kẻ viễn thị
Thiên thanh
là màu hớn hở
hứa hẹn những sự kiện lớn
rồi ngồi xuống,
và đợi
Một đám mây
màu chì tới gần
Đám bồ câu
khiếp sợ bay lên,
chẳng tí duyên
dáng, vào bầu trời
Dông tố, mưa
đá tụ tập
Trong những
con phố và quảng trường
Tuy nhiên ánh
sáng đếch, hoặc chưa, chịu chết
Thi sĩ, vô hình
như mấy anh thợ mỏ
ẩn náu trong hầm
Xây nhà cho chúng ta
Những căn phòng
cao ngất dâng lên
với những cửa
sổ Vienne
những cung điện
tuyệt trần
Nhưng, chính
họ - những thi sĩ, trong có GCC, tất nhiên –
không thể ở, trong đó.
Norwid trong
viện tế bần, Holderlin trong 1 ngọn tháp;
Viên phi công
ư ử một bài ru em
Hãy thức giấc,
Trái Đất
Nhân nói đến
lục bát, mới đọc bài viết của DTL về Lục Bát Cung Trầm Tưởng, và bỗng nhớ
tới
Phan Nhật Nam, lần “mới” gặp Tháng Tám năm ngoái. Anh phán, lục bát
đúng là cửa
tử của thơ Mít. Gấu phản biện, phải nói, nó còn là cửa sinh nữa, thí dụ
lục bát
CTT, lục bát Viên Linh.... và dẫn câu của Brodsky, thơ vần, nói chung,
thơ cổ
điển... cho thấy rõ sự kém cỏi của những
nhà thơ dởm, bắt đầu làm thơ bằng thơ tự do.
Ý này thì Borges cũng đã nói rồi.
Nhưng quả thế thật. GCC
rất sợ thơ lục bát của những đấng đếch làm được thơ, đếch
phải thi sĩ!
Cứ thấy lục
bát là co rúm người lại!
Thơ lục bát
Cung Trầm Tưởng còn rất nhiều bài hay, đâu chỉ có mấy bài PD phổ nhạc.
DTL, cũng
nhà thơ, đúng ra nên viết về những bài được ít nói đến mới phải. Bài
viết
của bạn
ta nhảm, chẳng nói được tí chó gì về cõi thơ lục bát, của CTT, cũng như
của nhiều
nhà thơ khác.
Hai câu thơ lục
bát sau đây của CTT mà chẳng bảnh sao:
Tháng Giêng
buốt sẻ đôi đằng
Nửa chì mưa đục,
nửa băng giá hồn
[Nhớ đại
khái, không biết có đúng không]
GCC cũng có
tí kỷ niệm với CTT. Ông có ghé nhà Gấu, khi Gấu chưa có Gấu Cái, [BHD
thì cũng không còn, hà hà!], và căn
nhà còn
là nơi tụ họp bạn Xì Tẩy, và Gấu khi đó nổi danh là "Mòng", và CTT,
cũng như MT, là những đại cao thủ trong cõi Xì Tẩy.
Mai Thảo "đến chỉ
một lần",
sau đó, phán, trên chốn giang hồ, ăn tiền của tụi nó thấy tội quá!
Toàn thứ học
đòi đánh Xì, mua con Ách thứ năm, thứ sáu...
Ý MT muốn nói, nhìn thấy trên mặt bàn có ba con Xì rồi, thì thứ Mòng,
như Gấu,
vẫn tin, còn 1 con nữa nằm trong cỗ bài, đâu có biết là nó là con Tẩy
nằm dưới
đáy chiếu bài!
Về nick Mòng
này, Phạm Đình Chương nói, “lịch sự” hơn. Ông là bạn của Hiếu Chân, ông
anh rể
của Gấu, và chắc có nghe MT loan truyền về Gấu Mòng.
Và bèn nói với HC, anh có
thằng em nổi tiếng “phong nhã” trên chốn giang hồ!
Lên xe tiễn
em đi , chưa bao giờ buồn "xế"!
Giới thiệu
Cung Trầm Tưởng, tốt nhất, là một người sống cùng thời với ông, và sống
những
ngày "chưa" chiến tranh, tuyệt vời [chiến tranh chưa hứa hèn những điều
khủng khiếp], của Miền Nam, như ông.
Thời của "Paris
có
gì lạ không em"? "Ga Lyon đèn
vàng", "Cho anh một tí Paris.... "
Những bài
thơ tình của thời đó, mới đích thực là thơ "thời cuộc".
"Tình nhớ" mà mắc mớ gì tới phản
chiến?, "ông bạn" Đặng Tiến có lẽ đi Paris mất tiêu rồi, không sống
"Những ngày ở Sài Gòn", khi đó, nên không cảm nhận ra chăng?
Xin đừng
nghĩ là Gấu chọc quê: Những ngày đẹp như thế, bỏ qua, ai mà không tiếc?
Ui chao, mấy
cách đây chỉ vài... phút, ông bạn nhà thơ hậu duệ Cao Chu Thần, mail
cho Gấu,
mà còn nhắc tới cái câu, "Buổi sáng tôi chào Good Evening..." để mà
xuýt xoa, cảm khái, tiếc hùi hụi "không khí thời chưa chín" [chưa chiến]
Nơi tôi làm
việc là tầng lầu trên cùng một building, bất động sản của người Pháp;
tôi là
chuyên viên kỹ thuật lo sửa chữa máy móc, trông coi đường dây liên lạc
vô tuyến
điện thoại, viễn ký, viễn ảnh từ Sài Gòn tới những thành phố lớn, thủ
đô các quốc
gia trên thế giới. Do hoàn cảnh địa dư, buổi sáng tôi có thể chào buổi
chiều,
"Good Evening", với một đồng nghiệp ở California; nếu rảnh rang, tôi
có thể hỏi thăm hoặc bông đùa đôi câu với một nữ điện thoại viên ở
Hongkong, hoặc
Tokyo… Buổi chiều, tôi có thể biết thời tiết một Paris buổi sáng; tôi
hỏi thăm
những đồng nghiệp không bao giờ gặp mặt, có phải tuyết bắt đầu rơi, mùa
đông ở
nơi xa xôi đó có gì tương tự với những ngày giá lạnh của miền quê hương
cũ…
Những ngày ở
Sài Gòn (1965)
Giấc mơ
Paris chính là giấc mơ phản chiến.
Một mai qua
cơn mê, anh bèn đi Paris, anh bèn làm thi sĩ!
*
Gấu này cũng
có một vài kỷ niệm với Cung Trầm Tưởng.
Gấu quen
ông, cùng thời gian quen... Cao Bồi. Cũng trên cái chiếu xì, tại nhà
Gấu. Cao Bồi
hình như chỉ ghé một, hoặc hai lần. Hai người hình như cũng không quen
nhau.
Cái nhà nhà nước cấp, khi Gấu còn độc thân, ở chung cư NBK, sau này, rước Gấu Cái, bằng thuyền, từ Cai Lậy về,
đám bạn
Xì bèn dạt qua nhà NDT, cũng kế bên, cũng thuộc một chung cư, khác, của
Bưu Điện.
Nhưng với
thi sĩ, với thơ, tuyệt nhất là những vần lục bát của ông.
Mùa đi bỏ lại
gốc dừa cội măng
Tháng Giêng
buốt sẻ đôi đằng
Nửa chì mưa
đục nửa băng giá hồn
Đọc, một
phát, ở trong cái "không khí thời chưa chín" đó, là nó bèn cắm sâu vào
hồn
bạn.
*
Pamuk, trong
Hồi Ức Istanbul, có nói đến cái không khí tuyệt vời trước khi
tai họa đổ ập xuống:
Ôi, ôm Em
trong tay mà đã nhớ Em những ngày sắp tới [khi ở trong Trại Tù VC]
Đúng là cái
không khí của thời của Gấu, thập niên 1960. Viết về cái thời đó, không
dễ, cả ở
hai phiá của cuộc chiến. Gấu muốn nói, giữa mấy anh VC nằm vùng, và lớp
người
như Gấu, không thể nào chọn VC được.
Cái bát cơm tám thơm quá
thơm,
thành ra ngần
ngại.
[Câu này là
muốn nhắc tới “dụ ngôn” của Nguyễn Đức Quỳnh, CS như chén cơm gạo Tám
Thơm, trộn
thuốc độc, Quốc Gia như chén cơm gạo hẩm, trộn cứt]
Lạc Đường là
một thí dụ. So với nó, thái độ ngậm miệng ăn tiền, [hitman], của HPNT,
coi bộ lại..
có lý!
Gấu đọc Lạc
Đường, chịu không nổi, thú thực.
Sượng quá,
biến thành hà!
[Thân em như
củ khoai hà, cho chó lảng, cho gà gà chê!]
Điều này, có
một tay, viết blog, lạ làm sao tiên đoán được:
Hồi ký và tiểu
sử: hai thể loại hung hiểm, có thể làm gãy tay bất kỳ ai dám chạm vào.
Blog Nhị
Linh
Nothing reveals a poet's
weakness like classic verse and that why it's so universally dodged
Brodsky [Intro to Anna Akhmatova's Poems, selected
and edited by Lyn Coffin. Norton]
Không gì tố cáo cái yếu kém của
một nhà thơ cho bằng thơ cổ điển, và chính vì thế mà mấy nhà thơ Mít
dởm của chúng ta tránh nó như tránh... hủi!
Thơ lục bát: Một duyên
phận long đong
TYT
Note: Tay này đặt ngược vấn đề!
Thơ lục bát không long đong, nhưng nhà thơ long đong, nếu đụng vô nó,
mà không đủ nội lực.
Đây là nhận định của hơn 1 nhà văn, nhà thơ, trên thế giới, khi cho
rằng, ‘truyền thống’, trong có lục bát, tất nhiên, là một thách đố, đối
với những nhà thơ dởm, và chính vì nó, truyền thống [ở đây, là lục
bát], mà đẻ ra ba thứ thơ nhảm nhí, như tự do, không vần, tân hình
thức, những nhà thơ cách tân, canh tân, hậu vệ, mở miệng....!
Trong quá khứ, cũng có hơn 1 nhà thơ Mít, đụng vô lục bát, mà thành
công, thí dụ, Cung Trầm Tưởng, [Bùi Giáng nữa, ở 1 số bài, thí dụ như
khi ông dịch Apollinaire], Đồng Đức Bốn, Viên Linh, [nhớ đại khái vài
cái tên]
TTT phải đến khi vô tù mới trở lại được với truyền thống, một phần là
vì hoàn cảnh, cái khó nó bó cái khôn, nhưng theo Gấu, chính ở trong tù
ông mới ngộ ra được truyền thống, một phần là do, cái gọi là bạo lực
trong thơ của ông tới được cõi viên mãn của nó: thiền.
Source
Cung
Trầm Tưởng
Đêm Sinh Nhật
mưa rơi đêm
lạnh Saigon
mưa hay trời
khóc đêm tròn tuổi tôi?
mưa hay trời
cũng thế thôi
đời nay biển
lạnh, mưa bồi đất hoang.
hồn tu kín xứ
đa mang
chóng hao
tâm thể, sớm vàng lượng xuân
niềm tin tay
trắng cơ bần
cuối hoàng
hôn lịm bóng thần tượng xưa.
đêm nay trời
khóc trời mưa
gió lùa ẩm đục,
trời đưa thu về
trời hay thi
khóc ủ ê?
cổ cao áo
kín đi về buồn tôi.
Nguồn Dac
Trung
Bi Khúc Bốn
Tháng Sáu
Phiên
Khúc 17
Bắc Kinh,
khuya 1/6/1991
Tưởng niệm
năm thứ nhì ngày 4/6
Dâng Tặng:
Em đã không
nghe ba mẹ khuyên ngăn, trốn khỏi nhà qua khung cửa nhỏ nhà vệ sinh,
khi em cầm
ngọn cờ ngã xuống, tuổi mới mười bảy. Tôi thì vẫn sống, đã 36. Trước
vong linh
em, còn sống tiếp chính là phạm tội, làm thơ tặng em càng là một sự sỉ
nhục. Kẻ
sống phải câm miệng, lắng nghe lời từ mộ phần. Viết thơ cho em, tôi
không xứng.
Tuổi mười bảy của em vượt lên hết thày ngôn ngữ và vật kiến tạo bởi bàn
tay con
người.
Tôi vẫn sống
Còn có cái
danh thối không lớn không nhỏ
Tôi không có
can đảm và tư cách
Cầm một bó
hoa tươi hoặc một bài thơ
Bước tới trước
nụ cười mười bảy tuổi
Tôi biết
Mười bảy tuổi
không có bất kỳ oán trách nào
Tuổi mười bảy
cho tôi biết
Đời sống đơn
sơ không hoa lệ
Như sa mạc
nhìn không thấy tận cùng
Không cần
cây cỏ không cần nước
Không cần
hoa điểm tô
Cũng đã có
thể gánh chịu mặt trời bạo ngược
Mười bảy tuổi
ngã xuống trên đường
Đường từ đó
mất hút
Mười bảy tuổi
ngủ giấc dài trong bùn đất
An lành như
trang sách
Mười bảy tuổi
đến với đời
Không luyến
lụy điều gì
Ngoài lứa tuổi
thơ ngây trong trắng
Mười bảy tuổi
khi ngừng hơi thở
Không tuyệt
vọng, như là kỳ tích
Đạn xuyên
qua dãy núi
Co thắt làm
nước biển điên cuồng
Vào thời khắc
tất cả loài hoa,
Chỉ có một
màu
Mười bảy tuổi
không có tuyệt vọng
Không hề tuyệt
vọng
Mười bảy tuổi
tình yêu chưa tròn vẹn
Để lại cho
người mẹ tóc bạc kín đầu
Người mẹ đã
khóa trái cửa, nhốt chặt
Tuổi mười bảy
ở nhà
Người mẹ từng
cắt đứt huyết thống gia tộc cao quý
dưới ngọn cờ
hồng
Được ánh mắt
em, lúc lâm chung, thức tỉnh
Bà đem di
chúc của mười bảy tuổi
Đi khắp tất
cả mộ phần
Mỗi một lần
bà sắp quỵ ngã
Mười bảy tuổi
đều dùng hơi thở vong linh
Đỡ bà đứng vững
Dìu bà lên
đường
Vượt lên lứa
tuổi
Vượt lên cái
chết
Mười bảy tuổi
Đã vĩnh hằng.
Cali
Tháng Tám 2011
Thú thực
Gấu
không nghĩ có ngày được đọc lại những trang TSVC. Đọc 1 phát, là kỷ
niệm cũ những
ngày mới quen Joseph Huỳnh Văn trở lại. Cái truyện ngắn dịch Joyce, anh
thích lắm,
cái dòng giới thiệu, “mười lăm truyện ngắn trong Dubliners đúng là mười
lăm mảnh
đời xé ra từ xứ Ái nhĩ lan, từ thành phố Dublin nghèo khổ.”
Không có
Joseph, không có Tử Lộc, là GCC không viết cho tờ TSVC. Lúc đó GCC quá
chán đời
rồi. Quá chán viết nữa. Bao nhiêu bài viết phê bình đọc sách, dịch
dọt, vứt thùng rác sạch, thế rồi bây giờ lại được đọc lại, trước khi đi
xa,
cảm khái
chi đâu.
Sau 1975,
GCC chỉ còn có 1 người bạn, là Joseph HV.
Trước 1972, thì cũng đã
thế rồi. Những
lần chịu không nổi, là mò tới anh, anh bày 1 cái chiếu ra ở dưới bếp,
không phải chỉ để nhậu, mà là để cho thằng bạn mình ngồi xuống, khóc.
Đến nhà như
thế, mà hầu như chưa 1 lần Gấu nói gì với mấy đứa nhỏ, cũng như bà xã
anh, dù 1 câu
chào hỏi.
Nhớ có lần khóc khủng khiếp quá, rống lên như bò, chắc thế, cả nhà chạy
xuống bếp, bà xã anh và mấy đứa nhìn Gấu sợ quá, không hiểu chuyện gì
xẩy ra
Lần nói chuyện
đầu tiên với bà xã anh, là qua điện thoại, sau khi anh mất. Bà có vẻ
bực đám bạn
trẻ, sau 1975. Theo Bà, mấy người bạn cùng ngồi bàn cà phê bữa đó giá
mà biết
anh bị tim, ngất đi, cứ để anh nằm xuống, nghỉ ngơi một lát, có thể anh
chưa mất.
Họ hoảng quá chở anh tới 1 tay bác sĩ ở gần đó, tay này hoảng quá, kêu
chở ngay
đi nhà thương, do di chuyển nhiều, vết thương vỡ ra...
Không
phải như vậy, theo NDT, cũng có mặt bữa đó. Anh nói, Joseph đang ngồi,
gục xuống, và đi liền lúc đó....
Ghi lại ở
đây, để gia đình hiểu rõ về lúc ra đi của anh.
Chỉ có mấy
người bạn cũ của anh ấy những ngày trước 1975 là tôi còn nhớ, chị viết,
trong mẩu
giấy gửi anh bạn, nhà thơ HT, thay mặt Gấu tới nhà đốt nén hương trước
bàn thờ
của anh.
Lạ là GCC
không phải thứ hay khóc, trước người khác, tuy bi lụy. Như thể có 1
đấng nào đó
biết, GCC rất cần khóc, nên ban cho Gấu Joseph HV. Anh nói, mi bi lụy
quá.
Và với NLV:
Tội thằng Trụ quá.
Y chang Bà
Trẻ của Gấu than thở, uổng quá, mi dư sức đi tu, làm đệ tử Phật, nhưng
bi lụy
quá, thành ra sống cũng khó, mong gì tu.
Rồi những
bài thơ của Joseph nữa. Những bài viết của Tử Lộc.
Cám ơn tất cả các bạn, và… quê nhà, ở bên
đó.
NQT
Ui chao, giá
mà Gấu đi tu, nhỉ!
Không đi tu thì thờ Cô Ba cũng thế!
Hà,, hà!
Từ trước
1975, đúng hơn, từ lúc xin làm đệ tử Cô Ba, Gấu gần như chẳng gặp bạn
văn, đừng
nói bạn quí. Điều mà Gấu tự hào, là chưa từng ngửa tay xin tiền bạn, để
đi hút,
hoặc chích; trước 1975, thì cũng dễ, nhưng cả sau 1975; và điều này là
nhờ Gấu
Cái, bà lo gia đình, lo mấy đứa nhỏ, Gấu chi phải lo cho thân Gấu, về
mặt cơm
đen!
Bạn C có lần
ra Bưu Điện kiếm Gấu, trao tiền [hình như 20 đô, hồi đó quí lắm, của
bạn Luận,
1 trong Thất Hiền từ Mẽo gửi về cho], mà còn phải gật gù khen, cậu hơn
tớ, tớ chẳng biết kiếm tiền, chỉ trông vào Viện Trợ
Mẽo!
Ý anh muốn
nói, từ bà con đi thoát được. Nhưng cái cụm từ “Viện Trợ Mẽo” còn có ý
nghĩa
khác: Thời gian Gấu còn ăn bám bà cụ C, mỗi lần bà cô của bạn C. tức
phu nhân Đại
Tá Út, tỉnh trưởng Bạc Liêu, về Sài Gòn, là bạn C trịnh trọng thông báo
Thất Hiền,
Viện Trợ Mỹ tới rồi, hà, hà!
Cho tới khi
gặp Joseph.
Biết anh
cùng đám bạn cũ của Gấu làm tờ TSVC, Gấu vì quá quí anh nên cầm lại cây
viết.
Không phải
hoàn toàn không cầm đến cây viết, nhưng chỉ những khi kẹt quá, thì đành
ghé VL,
lấy tiền, rồi sau đó, viết bài cho tờ TT, trừ.
Sau này, về
già, Gấu tự hỏi, giả như tình cờ gặp bạn quí, ngửa tay xin tiền đi
chích, thì
sao, nhỉ?
Hà, hà!
|
|