|
Thơ Mỗi Ngày
Tượng Hy Lạp
Với sự trợ
giúp của con người và những yếu tố khác
thời gian làm
một chuyện khi bị được ở đây.
Trước hết, nó
hớt cái mũi, rồi tới khẩu súng,
tiếp đó, từng
cái một, mấy ngón chân, mấy ngón tay
rồi cùng với
năm tháng, cánh tay, cái này tiếp cái kia,
bắp vế trái, phải, hai cái
vai, hai cái hông, cái đầu, hai mông đít,
và bất cứ cái
gì, một khi rớt ra, là biến thành mẩu vụn, sỏi cát.
Khi một người
nào đang sống, chết, kiểu đó
Máu ưá ra từ
mỗi cú đòn
Nhưng tượng đá
chết cái chết trắng
Và luôn luôn
không hoàn toàn
Từ cái bức
tượng mà chúng ta đang lèm bèm,
chỉ nửa phần trên lần lữa, đếch chịu đi tầu suốt,
Và nó giống
như một hơi đời, cố níu kéo,
bằng một sự cố gắng tới chỉ.
Bởi vì kể từ
bây giờ, nó quyết tâm kéo hết vào trong nó,
tất cả những ân sủng và trọng lực của
những gì đã bị mất.
Và nó làm như
vậy
Nó làm như vậy,
vào lúc này
Nó làm và nó
làm chóa mắt
Nó làm chóa
mắt và nó kiên quyết kéo dài -
Thời
gian,
như thế đó, thật đáng vỗ tay, xoa đầu, ở đây
kể từ khi mà
nó ngưng sớm
để lại một số
việc, sau đó.
Wistawa
Szymborka
The Turn of
the Century
It was
supposed to be better than the rest, our twentieth century.
But it won't
have time to prove it.
Its years
are numbered,
its step
unsteady,
its breath
short.
Already too
much has happened
that was not
supposed to happen,
and what was
to come
has yet to
come.
Spring was
to be on its way,
and
happiness, among other things.
Fear was to
leave the mountains and valleys.
The truth
was supposed to finish before the lie.
Certain
misfortunes
were never
to happen again
such as war
and hunger and so forth.
The
defenselessness of the defenseless
was going to
be respected.
Same for
trust and the like.
Whoever
wanted to enjoy the world
faces an
impossible task.
Stupidity is
not funny.
Wisdom is
not cheerful.
Hope
is no longer
the same young girl
et cetera.
Alas.
God was at
last to believe in man:
good and
strong.
But good and
strong
are still
two different people.
How to
live-someone asked me in a letter,
someone I
had wanted
to ask the
same thing.
Again and as
always,
and as
seen
above
there are
no
questions more urgent than the naive ones.
Wistawa
Szymborka
Mới tậu, gồm
27 bài, song ngữ. Có mấy bài đã đăng trên Tin Văn, như Vermeer,
Hard Life With Memory
VERMEER
So
long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn't earned
the world's end.
-Wislawa Szymborska
(Translated from the Polish
by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak)
VERMEER
Một
khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.
Bài
thơ này, GCC đọc trên NYRB, 11.11.2010, bèn chôm liền.
Tình cờ sao, tay Prospero, cũng đọc, nhưng trên lưới, và cũng chôm
liền, và đi
một đường vinh danh thực là tuyệt vời:
Bài thơ chống
lại Tận Thế
Bạn phải đau nỗi đau Việt Nam
tới cỡ nào thì mới làm nổi bài thơ
“Vietnam”,[Szymborska], và chính vì đau nỗi đau VN như thế, thì mới lại
làm nổi bài thơ chống lại Tận Thế
như thế!
"God reveals in utter clarity
that which we can't understand;
that which we can understand He lays out in riddles."
Tạm dịch: Ông Giời bày ra cái thật
rõ ràng để chúng ta đếch hiểu nổi. Còn cái chúng ta hiểu được, thì ông
bày ra
qua thai đố.
Liệu
hai bài thơ trên, minh họa, câu trên?
I
love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring
itself out.
I also love the tension she sets up between the "W" and the
"w", which appears hierarchical but is also slippery.
Prospero
Tôi
mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần
tới ai.
Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng
cấp nhưng
cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.
Ui
chao, phán như thế mới là phán chứ, nhỉ?
Nhưng
bạn đã nhận ra sức căng của thời tiết, vào lúc trời đất rơi vào thu
phân?
…
tóc em rối giữa hai đầu ngọn gió
hình như rừng rơi vào thu phân.
TMT
GREEK STATUE
With the
help of people and the other elements
time hasn't
done a bad job on it.
It first removed
the nose, then the genitalia,
next, one by
one, the toes and fingers,
over the
years the arms, one after the other,
the left
thigh, the right,
the
shoulders, hips, head, and buttocks,
and whatever
dropped off has since fallen to pieces,
to rubble,
to gravel, to sand.
When someone
living dies that way
blood flows
at every blow.
But marble
statues die white
and not
always completely.
From the one
under discussion only the torso lingers
and it's
like a breath held with great effort,
since now it
must
draw
to itself
all the
grace and gravity
of what was
lost.
And it does,
for now it
does,
it does and
it dazzles,
it dazzles
and endures-
Time
likewise merits some applause here,
since it
stopped work early,
and left
some for later.
Tượng Hy Lạp
Với sự trợ
giúp của con người và những yếu tố khác
thời gian làm
một chuyện khi bị được ở đây.
Trước hết, nó
hớt cái mũi, rồi tới khẩu súng,
tiếp đó, từng
cái một, mấy ngón chân, mấy ngón tay
rồi cùng với
năm tháng, cánh tay, cái này tiếp cái kia,
bắp vế trái, phải, hai cái
vai, hai cái hông, cái đầu, hai mông đít,
và bất cứ cái
gì, một khi rớt ra, là biến thành mẩu vụn, sỏi cát.
Khi một người
nào đang sống, chết, kiểu đó
Máu ưá ra từ
mỗi cú đòn
Nhưng tượng đá
chết cái chết trắng
Và luôn luôn
không hoàn toàn
Từ cái bức
tượng mà chúng ta đang lèm bèm,
chỉ nửa phần trên lần lữa, đếch chịu đi tầu suốt,
Và nó giống
như một hơi đời, cố níu kéo,
bằng một sự cố gắng tới chỉ.
Bởi vì kể từ
bây giờ, nó quyết tâm kéo hết vào trong nó,
tất cả những ân sủng và trọng lực của
những gì đã bị mất.
Và nó làm như
vậy
Nó làm như vậy,
vào lúc này
Nó làm và nó
làm chóa mắt
Nó làm chóa
mắt và nó kiên quyết kéo dài -
Thời
gian,
như thế đó, thật đáng vỗ tay, xoa đầu, ở đây
kể từ khi mà
nó ngưng sớm
để lại một số
việc, sau đó.
WALL
IN MEMORIAM
HENRYK BERESKA
He always
seemed young,
caught up in
new projects and proposals;
he worked
nonstop.
He liked to
talk about the window
in his last
apartment,
the East
Berlin window that looked out
all those
years on the wall and the West,
that
enigmatic land, forbidden.
The wall
covered in snow, in frost,
slick and
damp with rain in May,
darkening in
autumn;
the wall-a
thing unto itself,
the jewel of
German idealist philosophy.
When die Wende arrived, the turning point,
Henryk got
even younger-
and decided
to start a new life,
the life of
a free man,
citizen of a
free country.
He couldn't
understand those
who mourned
the end of the dictatorship.
He was full
of tempered ardor,
though his
neighbor in the village
where he
kept his summer house,
an ex-Stasi
officer, failed to stir
his
sympathies. Of course.
He traveled
through Europe, in Poland
honors and
awards awaited him.
It seemed he
would live on,
that he'd be
given extra years
to reward
him for that East Berlin window.
But a
different decision was made. A different verdict
Neither
reward nor punishment,
just frost,
snow, and mist.
Adam
Zagajewski: Unseen Hand
Tường
Tưởng
niệm HENRYK
BERESKA
Ông luôn có vẻ trẻ măng
giữa những chương trình, dự
án mới mẻ;
ông làm việc không ngừng.
Ông hay nói về cái cửa sổ
ở căn phòng sau cùng của ông
Cửa Sổ Đông Bá Linh bao nhiêu
năm tháng đó
nhìn ra bức tường và Tây Phương
Cái vùng đất bí ẩn, cấm đoán.
Bức tường phủ tuyết, sương,
Trơn và ướt cùng mưa Tháng
Năm,
Tối sẫm đi vào Mùa Thu
Bức tường – nó của chính nó,
cho chính nó,
Kim cương, ngọc quí của triết
học lý tưởng Đức
Khi Đỉnh Cao Trí Tuệ, Bước
Ngoặt Của Thế Kỷ tới
Henryk trẻ hẳn ra, trẻ như chưa từng bao giờ trẻ như thế -
Ông quyết định khởi đầu một
cuộc đời mới,
Cuộc đời của một con người
tự do,
Công dân của một xứ sở tự
do.
Ông không thể hiểu những
người khóc than sự chấm dứt của chế độ độc tài
Ông bừng bừng, hớn hở, như lên cơn sốt
Tuy nhiên ông hàng xóm
trong làng
Nơi có căn nhà mùa hè của ông
Một cựu cớm Stassi, thì không
hớn hở như vậy. Lẽ tất nhiên
Ông đi du lịch, Âu Châu, Ba
Lan
Vinh quang, giải thưởng đợi
chờ ông
Có vẻ như ông sẽ tiếp tục sống
Và được ban cho thêm những
năm tháng
Để tưởng thưởng ông, về Cái
Cửa Sổ Đông Bá Linh
Nhưng một quyết định khác đã
ban ra.
Một bản án khác
Chẳng thưởng mà cũng đếch
phạt,
Chỉ có mù sương, lạnh tuyết
FORGET
Forget the
suffering
You caused
others.
Forget the
suffering
Others
caused you.
The waters
run and run,
Springs
sparkle and are done,
You walk the
earth you are forgetting.
Sometimes
you hear a distant refrain.
What does it
mean, you ask, who is singing?
A childlike
sun grows warm.
A grandson
and a great-grandson are born.
You are led
by the hand once again.
The names of
the rivers remain with you.
How endless
those rivers seem!
Your fields
lie fallow,
The city
towers are not as they were.
You stand at
the threshold mute.
- Czeslaw
Milosz
(Translated
from the Polish by Jessica
Fisher and
Bozena Gilewska)
NYRB Dec.
20, 2001
Quên
Quên
đau khổ
Bạn
gây ra cho người khác
Quên khổ đau
Người
khác chơi bạn
Nước
chảy xuôi, chảy xuôi mãi,
Mùa
Xuân lấp lánh, và kể như xong
Bạn
bước trên trái đất bạn đang quên
Đôi
khi bạn nghe một điệp khúc xa xa
Nó
nghĩa gì vậy, bạn hỏi, ai đang hát
Một
ông mặt trời như một đứa bé con trổi lên, ấm
áp
Một
thằng cháu trai, một đứa chút, chít ra đời.
Bạn lại được thằng bé nắm tay dẫn đi.
Những cái tên của những con
sông
ở mãi với bạn.
[Sông
gì nhỉ?
Sông
Hồng, sông Xề Gòn chứ còn sông gì nữa, cha nội!]
Ui chao, chúng có vẻ dài vô tận.
Những
cánh đồng của bạn nằm bỏ hoang.
Những cái tháp thành phố thì
không như xưa.
Bạn đứng ở bực thềm, câm nít.
Nháp:
Charles Simic – The Uncertain Certainty
Ngu Yên
Đọc cái bài
viết, song song, về kinh nghiệm làm thơ của Simic, và của Ngu Yên, thì
GCC nhận ra 1 điều là, hai ông làm khơ khác nhau, tuy cùng 1 thứ kinh
nghiệm như
nhau.
Simic khi còn là 1 đứa con nít, bỏ chạy 1 cuộc chiến, và suốt đời
không làm sao quên, và ông làm thơ từ kinh nghiệm đó, (1) cộng thêm cái
đau lưu
vong, làm thơ bằng tiếng xứ tạm, quê tạm.
Ông Ngu Yên thì cũng di dân, cũng kinh nghiệm cuộc chiến Mít đầy [dầy,
cũng được] mình, bỏ chạy xứ Mít VC.
Vậy
mà thơ khác hẳn nhau, hay dở chưa nói.
Những bài thơ
tuyệt vời nhất của Simic, GGC mê cực mê, thì cũng không được Ngu Yên
đọc.
Kể sơ một bài:
READING HISTORY
for Hans Magnus
At times, reading here
In the library,
I'm given a glimpse
Of those condemned to death
Centuries ago,
And of their executioners.
I see each pale face before me
The way a judge
Pronouncing a sentence would,
Marveling at the thought
That I do not exist yet.
With eyes closed I can hear
The evening birds.
Soon they will be quiet
And the final night on earth
Will commence
In the fullness of its sorrow.
How vast, dark, and
impenetrable
Are the early-morning skies
Of those led to their death
In a world from which I'm entirely absent,
Where I can still watch
Someone's slumped back,
Someone who is walking away
from me
With his hands tied,
His graying head still on his shoulders,
Someone who
In what little remains of his life
Knows in some vague way about me,
And thinks of me as God,
As Devil.
Đọc Sử Ký
Gửi Hans Magnus
Đôi khi đọc ở đây
Tại thư viện
Tôi được đưa mắt nhìn
Những người bị kết án tử hình
Những thế kỷ đã qua
Và những đao phủ của họ
Tôi nhìn mỗi khuôn mặt nhợt nhạt
Cách ông tòa tuyên án
Lạ làm sao, là, tôi thấy mừng
Khi nghĩ rằng,
May quá, khi đó mình chưa ra đời!
Với cặp mắt nhắm tít, tôi
có thể nghe
Những con chim chiều tối
Chẳng mấy chốc, chúng sẽ mần thinh
Và đêm sau cùng trên trái đất
Sẽ bắt đầu
Trong trọn nỗi thống khổ của nó
Bao la, tối, không cách nào
xuyên thủng,
Là những bầu trời sáng sớm
Của những con người bị dẫn tới cái chết của họ
Trong một thế giới mà tôi thì hoàn toàn vắng mặt
Từ cái chỗ của tôi, tôi vẫn có thể ngắm
Cái lưng lảo đảo,
Của một người nào đó,
Một người nào đó đang bước xa ra khỏi tôi
Với hai tay bị trói
Cái đầu xám của người đó thì vẫn còn trên hai vai
Một người nào đó
Trong tí xíu thời gian còn lại của cuộc đời của mình
Biết, một cách mơ hồ về tôi
Và nghĩ về tôi, như là Thượng Đế
Như là Quỉ
GCC đọc bài
này, là lại nhớ tới ông cụ của Gấu, bị chính 1 đấng học trò của ông,
cho đi mò
tôm.
Ở bên đó, ông
sẽ nghĩ về Gấu, như là 1 tên Bắc Kít khốn nạn, hay là 1 tên Bắc Kít đã
được Miền
Nam… thuần hóa?
(1)
Simic was
born in Belgrade, Serbia then part of Yugoslavia. Growing up as a child
in
war-torn Europe shaped much of his world-view, Simic states. In
an
interview
from the Cortland Review he said, "Being one of the millions of
displaced
persons made an impression on me. In addition to my own little story of
bad
luck, I heard plenty of others. I'm still amazed by all the vileness
and
stupidity I witnessed in my life." Simic immigrated to the
United States
with his family in 1954 when he was sixteen. He grew up in Chicago and
received
his B.A. from New York University. He is professor emeritus of American
literature and creative writing at the University of New Hampshire and
lives on
the shore of Bow Lake in Strafford, New Hampshire.
"Lớn lên tại
1 Âu Châu bị chiến tranh quần nát tạo nên
cái nhìn thế giới của tôi, phần lớn. Là 1 trong hàng triệu con người
mất mẹ quê
hương, “vô xứ” [từ này chôm của Đào Triết Gia, và cùng cái từ này, là
cái mà triết gia Mít gọi là "văn chương
vô xứ", khi ông viết về Linda Lê], điều này gây ấn tượng lên tôi. Thêm
vào số phận
hẩm hiu của riêng mình, nho nhỏ, tí tí, thì tôi còn nghe cả lố, từ
những người
khác. Tôi vưỡn còn và chắc là luôn luôn, ngỡ ngàng, về bao điều quỉ ma,
ngu
si đần độn, mà tôi chứng kiến trong đời." Simic phán.
Tuy cũng Mẽo,
dù di dân, như Ngu Yên, nhưng Simic viết về những đấng thi sĩ Mẽo:
“Chúng mần thơ như thể
Lịch Sử vờ chúng”
[“They wrote as if History had little
to do with them”] (1)
Ui chao GCC
chỉ muốn tặng thi sĩ Mít câu trên!
Hà, hà!
(1)
Trong bài điểm
thơ Milosz, của Simic, NYRB, Dec, 20, 2001:
Cũng theo hư
không mà đi
A World Gone Up in Smoke
Cũng trong bài này, Simic
trích mấy câu
của Milosz, quá thần sầu:
Trong thế giới
này,
Chúng ta tản
bộ trên mái Địa Ngục,
Ngắm hoa.
In this
world
we walk on
the roof of Hell
gazing at
flowers.
TV sẽ đăng bài
này!
Mấy câu sau
đây, của Milosz, đọc, mà chẳng "sướng
điên" lên ư:
Một đời đếch
đủ
Tớ muốn sống
tệ lắm là hai cuộc đời
trên cái
hành tinh buồn này.
Trong những
thành phố cô đơn
Trong những
làng chết đói
Để nhìn mọi
cái ác
Nhìn những
xác người thối rữa ra, tàn lụi đi
Và phán về
luật chơi, theo đó, thời gian là đề tài
Thời gian,
Thứ thời
gian đang hú ở trên đầu chúng ta,
Như là một
ngọn gió.
"Trời
buồn gió cao" [TCS], là vậy.
ANTENNAS IN THE RAIN
Cột thu
thanh trong mưa
Tôi nhìn thấy
biển và những trái cam.
Trước hết là
tuyết – Quí bà, quí ông, xin một phút im lặng.
Tin nóng hổi,
Bach thức giấc trở lại, và hát.
Thời gian giữ
lời của nó (nó luôn luôn giữ lời).
Đọc Milosz
bên cửa sổ mở rộng. Tiếng láy bất thần của những con nhạn.
Những nhà thờ
nhỏ ở bên dưới đám cây đoan vào mùa hè – lũ ong nô đùa.
“Cap diem.”
Ông ta nắm lấy ngày, nhưng khi ông kiểm tra con mồi vào buổi tối, hoá
ra đêm.
-Bạn thực sự
rất mê những thư viện?
Cà rốt,
hành, cerely, mận, trái hạnh, đường bột, bốn trái táo bự, màu xanh là
nhất (lá
thư tình của bạn)
Đừng để lôi
đi. Phán, nghi lễ Chính Thống thiếu chất tếu!
Nhà thương -
những người bịnh, tàn phế trong áo choàng kế bên người y sĩ giải phẫu
da rám nắng,
miệng mỉm cười.
Tại làm sao
bạn luôn viết về những thành phố?
Cứ giả như
là chúng ta đọc thơ rất cẩn trọng,
như đọc thực
đơn trong những nhà hàng cực sang, cực đắt tiền.
"Periagoge"
– ý niệm của Plato về sự chuyển hóa nội
tại.
Khúc đường lồi
hẳn lên ở Công trường Bastille – có lẽ một Bastille khác ẩn bên dưới
mặt đất.
Mẫu đơn
thích gái quê trong nhà thờ.
Làm sao anh
có thể nhớ em, khi em không chịu bỏ đi? (nhạc sến)
Có bao nhiều
kiểu nhớ nhung? Một vị giáo sư VC phán, sáu.
Hàng chữ
trên xe bus: CÓ MÁY LẠNH. Những chuyến
du lịch ban ngày - Wieliczka, Auschwitz.
Lũ người vô
gia cư, không nhà cửa xúm quanh mấy cái lò sưởi ở nhà ga xe
lửa Sài Gòn
vào Tháng Chạp.
Bức họa của Vermeer, người đàn bà ngồi đan
thật là an toàn ở hiên nhà, đằng
sau, bên trong nhà tối thui,
đằng trước, con phố và ánh sáng.
Vô
phương hòa giải.
Mặt
trời làm đau, đứa bé ở công viên làu nhàu.
Gấu,
nói một cách trách móc: Tớ sống ở đó, bạn biết đấy, nhưng chưa bao giờ
tớ phán,
quá đủ rồi, Sài Gòn!
Mọi
thứ trở lại. Hứng khởi [Inspiration: Phiện thú lắm] khuyết lại
đầy, như
vầng trăng tới tháng. Ham muốn. Dục vọng.
Hài
kịch và Bi kịch; Simone Weil chỉ coi bi kịch.
Cây
thuốc
phiện đỏ và tuyết đen.
Nụ cuời của
người đàn bà, chẳng còn trẻ nữa, đọc sách trên xe lửa đi Warsaw
Ôi, sao em
chân dài, siêu sao, siêu đẳng, đến như thế?
Đền Delphi,
đầy những du khách, mở cửa cho những kỳ bí.
Biển tức giận
vào lúc nửa đêm: giận dữ, phải nói như vậy.
Và Bảo Tàng
Lò Thiêu ở Washington - tuổi thơ của tôi, những toa tầu của tôi, gỉ sét
của tôi.
Buổi chiều
Tháng Năm: Những cột thu thanh trong mưa.
Khu phố Lê Lợi,
Bùng Binh Chợ Bến Thành la lớn, GCC, tên chó đẻ, tên cà chớn!
Những con cá
heo gần Tân Cảng: chúng mê nhất, sự chuyển động cổ xưa, như biểu tượng
những nhà
học giả sử dụng như là những âm tiết của thơ.
Một nhà hát
quá nhỏ làm sao chiếu phim của Bergman?
Trốn chạy
nhà tù này, qua nhà tù tới.
Sau thông báo"zuruckbleiben",
tại một trạm xe điện ngầm ở Bá Linh, một khoảnh khắc im lặng - tiếng
động của sự vắng
mặt.
Chim én ở Sài
Gòn, cuống lên vì mùa hè, bèn huýt sáo inh ỏi.
Một động từ,
mệt lừ đừ, bèn chui trở lại cuốn từ điển vào ban đêm.
Mama luôn luôn
hé nhìn trang chót của cuốn tiểu thuyết - để biết chuyện gì xẩy ra tiếp
theo…
Sự thực thì
là Ky Tô, Catholic, sự tìm kiếm sự thực thì là Thệ Phản, Protestant
[W.H.
Auden].
Một vài chuyên
viên tiên đoán, vào cuối thế kỷ 21 con người sẽ đếch làm sao mà chết
được nữa.
Mở ra.
Trả tiền điện
thoại, khí đốt, trả sách, Gấu Cái ra lệnh.
Trong máy
bay, sau bữa ăn tối, hai vị thần học mập, lùn, so sánh tiền hưu.
Ở Sài Gòn,
con phố Độc Lập Thống Nhất, Đại Thắng Mùa Xuân… tên dài thòng,
có thể dẫn tới
Thiên Đàng, nhưng bị thiến, cụt thun lủn, than ôi.
Liệu cái
thang máy sẽ đưa đến đúng nơi nó đưa chúng ta tới?
Từ xe lửa chạy
hối hả, chúng ta đã nhìn thấy những đồng
ruộng - từ những khu rừng
như từ những
giấc mộng, hươu nai xuất hiện.
Đá cẩm thạch
không nói chuyện với gạch ngói, đất sét (với thời gian).
Cô gái bán hàng
trong tiệm giầy ở con phố Thương Mại, người Việt.
Cô nói bạn
quỳ xuống, tôi là thuyền nhân.
Tôi vặn đài
qua làn sóng ngắn, ai đó đang thổn thức ở Bolivia.
Bộ mặt Chúa
Ky Tô ở S. Luigi dei Francesi.
Một điều chắc
chắn: Thế giới thì còn đang sống, và cháy đỏ.
Ông ta đọc
Holderlin trong phòng đợi xám xịt, xỉn xìn xin.
Thuyền nhân
là quốc gia độc nhất được miễn cái gọi là chủ nghĩa quốc gia.
Cái mát mẻ
không làm sao diễn tả được của cơn mưa mùa Xuân.
Được cắt bởi
lưỡi dao.
“Ở đây cũng
có những vị thần”
Trái cây nứt.
Tôi hỏi ông
via: “Bố làm gì suốt ngày?” “Ta tưởng nhớ.”
Những chiếc
xe giao hàng trên xa lộ Hy Lạp, thương hiệu Metafora.
Trên mặt biển
long lanh sáng ngời, một cái xuồng kauak, đứng ỳ 1 chỗ, hầu như không
động đậy
- một cái kim la bàn.
Có nhớ cái
tay chơi hồ cầm tuyệt vời trong cái áo khoác lang thang của 1 tên hề?
Vào ban đêm,
những ánh đèn của một khu tinh chế rộng lớn - một thành phố đếch có ai
sống.
Tại làm sao
mà những khoảnh khắc như thế này chấm dứt thật là mau lẹ?
Đừng nói chuyện cái
kiểu đó. Hãy nói từ bên trong những khoảnh khắc.
Yêu những vật
bình thường, không đổi chác.
Những con thuyền
trên dòng sông xanh, rượt đuổi thời gian.
Thơ là niềm
vui giấu thất vọng.
Nhưng bên dưới thất vọng -
nhiều niềm
vui hơn.
Nói từ bên
trong.
Không về thơ.
Đừng nói, hãy
lắng nghe.
Đừng lắng
nghe.
Adam Zagajewski: Eternal
Enemies
3/13/12
Những nhà thơ
trở lại
V/v Phùng
Cung. Và “kéo thế giới về xứ Mít chiêm ngưỡng cường quốc thơ”.
GCC đã từng
để thơ PC kế bên thơ Mandelstam.
Le Bruit Du
Temps
Trong gối vọng
tiếng ru
Lắng tai mới
rõ
Tiếng tóc
mình chuyển bạc.
Phùng Cung
En me
privant des mers, de l'élan, de l'envol
Pour donner
à mon pied l'appui forcé du sol:
Quel
brillant résultat avez-vous obtenu?
Vous ne
m'avez pas pris mes lèvres qui remuent!
Mandelstam
[Mi lấy của
ta
Biển
Trời
Gió
Cùm chân ta
vào đất:
Làm sao mi cấm
môi ta run?]
Nhà thơ biết
rằng mặc dù sự cô đơn, tủi nhục, tiếng môi run sẽ có một ngày nghe được,
và thơ, như
cái chai ném xuống biển, sẽ có ngày vượt biển đợi, tới bờ mong.
Tại Voronej,
vùng Crimé, chốn lưu đầy, cảm thấy giờ phút cuối cùng đã điểm,
tiếng môi
run chẳng vì thế mà câm nín:
Ta không muốn,
như một cánh bướm trắng kia,
Trả lại mặt
đất chút tro than vay mượn.
Ta muốn cái
thân xác này
Biến thành
ngã tư, ngã năm, ngã bẩy,
Thành phố,
thành đường....
Hãy học cùng
với Mandelstam, nghệ thuật khó khăn:
Lắng Nghe Tiếng
Thời Gian.
[Như học
cùng Phùng Cung:
Lắng Nghe Mới
Rõ
Tiếng Tóc
Mình Chuyển Bạc]
Nilkiata
Struve
Lời Tựa
"Tiếng Thời Gian"
(tập thơ
xuôi của nhà thơ Nga Ossip E. Mandelstam)
"Pour
moi, pour moi, pour moi dit la révolution"
"Tout
seul, tout seul, tout seul répond le monde"
On vivait
mieux auparavant,
A vrai dire,
on ne peut comparer
Comme le
sang bruissait alors
Et comme il
bruit maintenant.
Mandelstam
LMH
giới thiệu PC
Thơ Phùng
Cung là thứ thơ kiệm chữ, phảng phất gợi nhớ Tanca, Haiku của Nhật. Thơ
ấy buộc
mỗi chữ phải ở thế thăng hoa. Xem Đêm
đạt tới độ ấy: tứ không lộ và chữ thì như nhập hồn. Ví dụ mùa nước lụt,
với
Phùng Cung, đã là 'Mùa nước mắt':
Đê tiền triều
gãy khúc
Đồng ngập trắng
Con lềnh đềnh
cõng - vắng - bơi - suông
Thương em đứng
giữa mùa nước mắt.
Mấy dòng thơ
sau đây, của Mandelstam, để tặng con phố mang tên ông.
Như Phố TCS
!
What
street's this one?
- 'This is
Mandelstam Street.
His
disposition wasn't "party-line"
Or
"sweet-as-a-flower".
That's why
this street -
Or, rather,
sewer
Or possibly
slum -
Has been
named after Osip Mandelstam.'
Con phố nào
đây?
-Phố Mandelstam
Sao không có
tí ‘đường lối của Đảng’
Hay ‘đẹp như
thơ, ngọt như hoa’
Chắc vì thế
mà có con phố như thế này –
Hay, tốt
hơn, thì là một cái cống rãnh
Hay, có thể,
phố ổ chuột-
được đặt tên
theo nhà thơ Mandelstam
Sau khi
Stalin chết, Mandelstam được ‘phục hồi’, nhưng vẫn chưa có con phố nào
được đặt
tên nhà thơ, ở toàn xứ Liên Xô
Bắc Kít, mê
tiếng Nga, mê Cách Mạng Nga, mê kít Nga, thành thử Gấu phải chọn 1 nhà
thơ Nga
vinh danh Cù Hậu Duệ, để cho chúng biết Nga đâu phải chỉ có thứ thơ xúi
người
ta giết người, và phải chọn đúng cái ông làm thơ chửi Stalin, và chết ở
trong
tù, làm gì có thứ thi sĩ ngồi viết tự kiểm, xin tha, về nhà, để… làm
thơ!
Trong bài Tựa
cho tập thơ của chồng, bà vợ chỉ ra sự khác biệt giữa thơ canh tân, và
thơ truyền
thống, đúng vấn đề chúng ta đang đụng phải, khi nghĩ tới thơ lục bát
của xứ
Mít.
Có gì dễ bằng
làm thơ lục bát, và có gì cực khó, làm thơ lục bát?
Gấu thấy
nhan nhản thơ lục bát ở trên lưới, sợ quá đến hết dám đọc!
|
|