*

 





MUSIC HEAR WITH YOU

 
MUSIC I HEARD WITH YOU WAS MORE
THAN MUSIC ... - CONRAD AIKE

Music heard with you
will stay with us always. 

Grave Brahms and elegiac Schubert,
a few songs, Chopin's fourth ballad,

a few quartets with heart-
breaking chords (Beethoven, adagia),

the sadness of Shostakovich, who
didn't want to die.

The great choruses of Bach's Passions,
as if someone had summoned us,

demanding joy,
pure and impartial,

joy in which faith
is self-evident.

Some scraps of Lutoslawski
as fleeting as our thoughts.

A black woman singing blues
ran through us like shining steel,

though it reached us on the street
of an ugly, dirty town.

Mahler's endless marches,
the trumpet's voice that opens the Fifth Symphony

and the first part of the Ninth
(you sometimes call him "malheur!").

Mozart's despair in the Requiem,
his buoyant piano concertos-

you hummed them better than I did,
but we both know that.

Music heard with you
will grow still with us.

Adam Zagajewski

Nhạc mà nghe với Em thì hết xẩy con cào cào

Nhạc mà nghe với em thì
Cứ ở với chúng ta mãi mãi

Brahms trầm trọng và Schubert bi ai
Một vài bài hát, ballad thứ tư của Chopin

Vài tứ khúc với tiếng dây đàn
làm bể trái tim (Beethoven, adagio)

Nỗi buồn của Shostakovich,
Người đếch muốn chết

Những bản đồng ca lớn của
Những Ðam Mê của Bach
Như thể có ai vời chúng ta

Đòi vui
Trong trắng, và vô tư

Niềm vui trong đó niềm tin
Hiển nhiên như chính nó.

Một vài mảnh của Lutoslawski
Lang thang, như tư tưởng của chúng ta lẩn trốn

Một bà đen hát blues
Ôi blues đen chạy qua chúng ta như thép sáng chói

Cho dù nó tóm được chúng ta ở trên phố
Của cái thành phố xấu xa, dơ dáy ngày nào

Những bản quân hành không cùng của Mahler
Giọng trumpet mở ra Giao Hưởng số 5

Và phần đầu của the Ninth
(Em đôi khi gọi là “bất hạnh”)

Sự chán ngán của Mozart trong Kinh Cầu
Những hoà tấu khúc sôi nổi dành cho dương cầm của ông.

Em ậm ừ theo chúng bảnh hơn anh nhiều
Nhưng cả hai chúng ta đều biết

Nhạc mà nghe với Em
Cứ nở mãi ra
Ở mãi mãi
Với chúng ta


*

(Bạn đọc nào có thêm tư liệu, thông tin gì về Nh. Tay Ngàn xin vui lòng liên lạc với tôi.)

Chân Phương

Liên lạc với ông, để làm cái gì?
NQT

Bài viết về 1 nhà thơ đã mất, sống 1 đời khổ hạnh để chỉ mê thơ, nhưng, trưng cái hình của chính ông CP lên để thờ, rồi còn "vui lòng liên lạc với tôi" nữa chứ!
Ðể ông CP viết thêm 1 bài nữa về NTN, và trưng thêm 1 cái hình nữa, của…. CP?
Có thấy chuế không?
Cũng 1 thứ “bad taste”, theo nghĩa câu của nhà thơ Brodsky, Mĩ mới là Mẹ của Đạo Hạnh.
Người thiếu Mĩ thì không bỏ qua bất cứ dịp nào mà không khoe cái tôi “đáng Mĩ” của mình ra.
Không có lấy 1 tí “thành thực và khiêm tốn” nào cả.
Chán thật!

NQT

Ông này, nghe nói “cũng” thi sĩ. Giá mà ông trưng hình của ông, với 1 bài thơ, dù con cóc, cũng của ông, thì còn hiểu được.
Viết về 1 thi sĩ đã mất, lấy 1 bài thơ thần sầu của người đó ra đăng, và khoe, cái lần tình cờ đọc bài thơ, mê quá, chép ngay vào ruột, để sau này trưng ra, cùng với hình của chính mình, 1 nhà thơ tồi [thơ tồi, Gấu không nói bức chân dung nhà thơ, tồi, vì sợ họa sĩ NTK buồn], thì thật quá sức “hiểu được” của GCC.
Ðăng rồi, ngồi rung đùi, thấy chưa đã, bèn đi thêm 1 đường, nhớ liên lạc với tôi nhé!
Thảo nào Steiner phán, hãy thí cho nó 1 bài thơ, để nó làm nhà bình thơ, sau khi “cũng đành” làm thi sĩ!

Thường thì ba cái kiểu nhắn tin như trên cũng nhiều, nhưng người viết “cũng” lịch sự hơn rất nhiều, thí dụ, tôi rất mê thơ của thi sĩ A, muốn đọc thêm về ông, ai có làm ơn “share”, chứ đâu có hỗn như ông này.
Và rõ ràng, ông cần chỉ để đánh bóng ông ta, qua bài viết cho thấy, toàn chôm chỗ này chỗ kia, trên net, trên báo Văn, Quê Mẹ…
GCC đâu có quen ông này. Và cũng chẳng có chút thù hằn, nhưng viết như thế, biết đâu ông tỉnh ra, bớt tưởng mình là bố chó xồm.



Sao không hát cho những bà mẹ già....

Câu chuyện Chế Linh dường như còn ẩn chứa những vấn đề “ khó nói” trên văn bản. Khó nói đến nỗi văn bản chính thức của Sở văn hóa – thông tin Thành phố chỉ ghi: “Chưa phù hợp với điều kiện của thành phố”.

Đỗ Thi Sĩ 

Đúng như thế!
Chưa phù hợp. Chẳng bao giờ phù hợp.

V/v anh ca sĩ Lính Chê này, chết là chết ở cái băng rôn, 30 năm tái ngộ.
Nó làm dân Mít nhớ liền tới cái cú 30 năm mới có ngày hôm nay, vui sao nước mắt lại trào.
Hà Nội cho phép thì được, vì dù sao mày cũng 1 thứ hàng thần ngơ ngáo, [giống như NMG ra trình diện Hà Nội với cuốn tiểu thuyết, và được Hà Nội gật đầu, không bỏ một chữ, hà hà!] từ Canada về, quỳ trước chúng ông, thì chúng ông cũng tha cho mày, sau khi mày chi đủ, thì cho mày hát.

Nhưng Sài Gòn, No!

Cho nó tái ngộ, thì đúng là nhổ nước miếng, hoặc nói như DTH, ị vào cái ngày 30 Tháng Tư ư?
Có thể anh Lính Chê này ngửi ra vấn đề nên mới té xuống mà bò vô nhà thương!
GCC về, là cũng phải đi theo cái kiểu của anh. Ghé Hà Nội trước, rồi mới dám ghé Sài Gòn.
Mong chóng hồi phục, rồi về lại Canada.
Mục đích chuyến đi là coi như đạt được rồi.

Take Care. NQT

Có thể nói, khi trở về Hà Nội, phủ phục trước Bắc Bộ Phủ, thì không phải chỉ một tên nô lệ, là thằng em Bắc Bộ, mà còn một tên nô lệ tuyệt giống, một tên Da Ðỏ, một trong những tên Chăm cuối cùng.  
Nhưng 30 năm trở về Sài Gòn, của CL, thì lại không chỉ một, mà là hai lần hội ngộ.
Cái bài trên RFI, khi phỏng vấn 3 ông nổi tiếng về tiếng hát CL, mỗi ông nhìn ra 1 được 1 đặc tính tuyệt vời của dòng nhạc Sến. 

Giọng ca Chế Linh với những người hâm mộ Việt Nam



 Sao không hát cho những bà mẹ già….

Câu chuyện Chế Linh dường như còn ẩn chứa những vấn đề “ khó nói” trên văn bản. Khó nói đến nỗi văn bản chính thức của Sở văn hóa – thông tin Thành phố chỉ ghi: “Chưa phù hợp với điều kiện của thành phố”.

Đỗ Thi Sĩ 

Đúng như thế!
Chưa phù hợp. Chẳng bao giờ phù hợp.

V/v ca sĩ Lính Chê này, chết là chết ở cái băng rôn, 30 năm tái ngộ.
Nó làm dân Mít nhớ liền tới cái cú 30 năm mới có ngày hôm nay, vui sao nước mắt lại trào.
Hà Nội cho phép thì được, vì dù sao mày cũng 1 thứ hàng thần ngơ ngáo, [giống như NMG ra trình diện Hà Nội với cuốn tiểu thuyết, và được Hà Nội gật đầu, không bỏ một chữ, hà hà!] từ Canada về, quỳ trước chúng ông, thì chúng ông tha, sau khi chi đủ, thì cho mày hát.

Nhưng Sài Gòn, No!

Cho nó "tái ngộ", thì đúng là nhổ nước miếng, hoặc nói như DTH, ị vào cái ngày 30 Tháng Tư ư?
Có thể anh Lính Chê này ngửi ra vấn đề nên mới té xuống mà bò vô nhà thương!
GCC về, là cũng phải đi theo cái kiểu của anh. Ghé Hà Nội trước, rồi mới dám ghé Sài Gòn.
Mong chóng hồi phục, rồi về lại Xứ Lạnh.
Mục đích chuyến đi là coi như đạt được rồi.

Take Care. NQT
Không biết, trong những bản nhạc dân Hà Nội yêu cầu, và tất nhiên anh Lính Chê phải lắc đầu, có Rừng Lá Thấp?


*

IN THE ENCYCLOPEDIAS,

NO ROOM FOR OSIP MANDELSTAM

 

In the encyclopedias once again no room for
Osip Mandelstam again he is
homeless still it's so difficult to find a flat
How to register in Moscow it's nearly impossible
The Caucasus still calls him Asia's lowland forest
 roars these days haven't arrived yet
Someone else picks up pebbles on the Black Sea beaches
This shifting investigation goes on though the uniform
is of a new cut and its wooden-headed tailor
almost fell over bowing
You close a book it sounds like a gunshot
White dust from the paper tickles your nose a Latin
evening is here it snows nobody will come tonight
it's bedtime but if he knocks at your thin door
let him in

Adam Zagajewski

Trong Bách Khoa Từ Ðiển, đếch có Osip Mandelstam

Trong những cuốn bách khoa toàn thư lại không có chỗ cho Osip Mandelstam
Chàng vưỡn không nhà, thật khó mà kiếm được 1 căn phòng ở Moscow
Làm sao mà đăng ký, chuyện khó bằng trời
Dân Caucasus vẫn gọi ông là vùng rừng thấp Á Châu
Gầm rống những ngày này chưa tới
Một người nào khác nhặt những viên sỏi ở bờ biển Hắc Hải
Cuộc điều tra dâu bể vẫn tiếp tục
mặc dù bộ đồng phục thì mới tinh,
và viên thợ may đầu giống như khúc gỗ, cúi đầu, tí nữa thì té.
Bạn đóng cuốn sách lại
Và cú đóng của bạn chẳng khác gì một tiếng súng.
Bụi trắng từ trong cuốn sách bay ra và làm buồn buồn hai lỗ mũi của bạn
Một buổi chiều Latinh thì ở đây,
Trời đổ tuyết
Tối nay chẳng ai tới
Tới giờ lên giường rồi
Nhưng nếu ông ta gõ cánh cửa mỏng dính của bạn
Hãy cho ông ta vô


*

Phương Xa

Nhổ neo rồi, thuyền ơi xin mặc sóng
Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi

Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh
Bể vô tận sá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy lênh đênh

Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đời người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền xin ghé bên hoang sơ

Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
Treo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan
Gió đã nổi nhịp trăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền theo gió hãy cho ngoan

Vũ Hoàng Chương: Thơ Say

Trang Thơ VHC

*

Note: Bài này mà đi với bài thơ Thuyền Viễn Xứ của 1 em Bắc Kít di cư bán vải Chợ Bến Thành thì đúng là Ðỉnh Cao Tuyệt Hảo! 

Sóng Ðà Giang thuyền qua xứ Người,

Chiều nay gửi tới Quê Xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa

Trời cao chìm rơi xuống Ðời
Biết là bao sầu trên xứ Người…. 

Quê Bắc của GCC đấy!


POETRY READING

To be a boxer, or not to be there
at all. O Muse, where are our teeming crowds?
Twelve people in the room, eight seats to spare-
it's time to start this cultural affair.
Half came inside because it started raining,
the rest are relatives. O Muse.

The women here would love to rant and rave,
but that's for boxing. Here they must behave.
Dante's Inferno is ringside nowadays.
Likewise his Paradise. O Muse.

Oh, not to be a boxer but a poet,
one sentenced to hard shelleying for life,
for lack of muscles forced to show the world
the sonnet that may make the high-school reading lists
with luck. O Muse,
O bobtailed angel, Pegasus. 

In the first row, a sweet old man's soft snore:
he dreams his wife's alive again. What's more,
she's making him that tart she used to bake.
Aflame, but carefully-don't burn his cake! -
we start to read. O Muse.

Wistawa Szymborska

Ðọc Thơ

Là võ sĩ quyền Anh
Hay đếch thèm có mặt đó
Ôi Nàng Thơ, đám đông chật như nêm,
thính giả mê thơ của chúng ta đâu rồi?
Mười hai mống trong phòng chia nhau tám chỗ ngồi
Ðã đến giờ khởi sự cái áp phe văn hoá này rồi đấy.
Một nửa chui vô phòng, vì trời bắt đầu mưa
Còn thì là bà con. Ôi Nàng Thơ ơi.

Mấy mụ đàn bà ưa huyênh hoang, bốc phét
Nhưng đó là ở chỗ đấu quyền Anh.
Ở đây, họ phải bịt cái miệng lại.
Ðịa ngục Dante, đấu trường bây giờ
Thì cũng “cẩm” Thiên Ðàng của ông. Ôi Nàng Thơ.

Ôi, không phải võ sĩ, mà là thi sĩ
Kẻ bị kết án suốt đời phải “hard shelleying”
[GCC thua, không biết nghĩa là gì!]
Vì thiếu cơ bắp để trình ra cho thế giới
Bản sonnet có thể lọt vô danh sách dành cho học sinh trung học
Nếu may mắn lọt vô. Ôi Nàng Thơ,
Ôi thiên thần cụt đuôi, Pegasus. 

Ở hàng đầu, một ông già dễ thương nhẹ nhàng ngáy đều đều
Ông đang mơ bà vợ của mình sống lại.
Và hơn thế nữa
Bả sống lại và đang ở trong bếp, lui cui nướng bánh
Ðúng thứ bánh bông lan mà ông già thích ăn
Lửa bếp cháy hừng hực, ôi, coi chừng,
đừng làm cháy bánh bông lan của ta!
Chúng ta khởi sự đọc thơ. Ôi nàng thơ.

 

RAINBOW

I returned to Long Street with its dark
halo of ancient grime-and to Karmelicka Street,
where drunks with blue faces await
the world's end in delirium tremens
like the anchorites of Antioch, and where
electric trams tremble from excess time,
to my youth, which didn't want
to wait and passed on, perished from long
fasting and strict vigils, I returned to
black side streets and used bookshops,
to conspiracies concealing
affection and treachery, to laziness,
to books, to boredom, to oblivion, to tea,
to death, which took so many
and gave no one back,
to Kazimierz, vacant district,
empty even of lamentation,
to a city of rain, rats, and garbage,
to childhood, which evaporated
like a puddle gleaming with a rainbow of gasoline,
to the university, still trying clumsily
to seduce yet another naive generation,
to a city now selling
even its own walls, since it sold
its fidelity and honor long ago, to a city
I love mistrustfully and can offer nothing
except what I've forgotten and remember
except a poem, except life.

Adam Zagajewski

Cầu vồng

Tôi trở về Con Phố Dài,
Với cái quầng tối của lớp bụi đất lưu cữu của nó –
Với con phố Karmelicka, nơi bợm nhậu với những bộ mặt xanh lè
Ðợi ngày tận thế trong cơn vã rượu, như những ẩn sĩ Antioch,
Nơi những chiếc tàu điện run rẩy vì tàn tạ, quá đát.
Với tuổi trẻ của tôi, không chịu đợi, cứ thế dài ngoẵng ra,
Rồi chết đi trong trác táng, thức khuya, thiếu ngủ,
Tôi trở về với những con phố sau tối đen, và những tiệm sách cũ,
Với những âm mưu che giấu tình cảm và bội bạc,
Với sự lười biếng,
Với những cuốn sách, sự buồn phiền, lãng quên, trà, chết,
Chúng lấy thật nhiều và chẳng trả lại ai,
Với Kazimierz, quận lỵ trống trơn,
Trống trơn luôn cả lời than van nức nở
Với thành phố của mưa, chuột, và rác rến
Với tuổi thơ, bốc hơi như vũng nước
Lóng lánh chiếc cầu vồng dầu gasoline
Với đại học, vẫn cố gắng 1 cách vụng về dụ khị một thế hệ khác
Với thành phố bây giờ bán luôn cả những bức tường,
Kể từ khi nó bán sự trung thực, danh dự của nó từ thuở nào rồi,
Với thành phố mà tôi yêu một cách hồ nghi
Và chẳng có gì để mà cho nó, ngoại trừ điều tôi đã quên,
Và nhớ,
Ngoại trừ một bài thơ, ngoại trừ một cuộc đời.


Sebald

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”
W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim.

 even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải
lũ Bắc Kít?


Thơ JHV

Người ghi chú cô đơn: The Solitary Notetaker.

 *

*
Jasper Johns
Trang giấy viết này ngửi như mùi gỗ bào trong quan tài

Ui chao, đọc 1 phát, là nhớ bạn ta, tên thợ mộc Joseph Huỳnh Văn!


You Are My Silent Brethren

You are my silent brethren,
the dead.
I won't forget you.

In old letters I find traces of your writing,
creeping to the page's top
like a snail on the wall of a psychiatric ward.

Your addresses and phone numbers pitch camp
in my notebooks, waiting, dozing.

I was in Paris yesterday, I saw hundreds of tourists,
tired and cold. I thought, they look
like you, they can't get settled, they circle restlessly.

You'd think it would be easy, living.
All you need is a fistful of earth, a boat, a nest, a jail,
a little breath, some drops of blood, and longing.

You are my masters,
the dead.
Don't forget me.

Đồng bào

Các bạn là đồng bào im lặng của tớ
Những người chết
Tớ không quên các bạn

Trong những lá thư cũ tớ kiếm thấy những nét chữ của các bạn,
Tườn vào đầu trang giấy
Như con ốc sên ở trên tường nhà thương điên

Địa chỉ và số phôn của các bạn thì cắm trại
Trong cuốn sổ tay của tớ,
Chờ đợi, ngủ gà ngủ gật.

Bữa hôm qua, tớ ở Paris, và tớ thấy hàng trăm du khách, mệt mỏi, rét run.
Tớ nghĩ, họ giống như các bạn, họ không thể có 1 nơi chốn để ở, cứ lòng vòng không ngừng.

Các bạn nghĩ, sống thì cũng dễ dàng thôi
Tất cả những gì các bạn cần, thì là một dúm đất,
Một cái thuyền, một cái lưới, một nhà tù,
Một tí hơi thở, vài giọt máu, và mong mỏi.

Các bạn là sư phụ của tớ,
Những người chết

Đừng quên tớ.

Iron Train

The train stopped at a little station
and for a moment stood absolutely still.
The doors slammed, gravel crunched underfoot,
someone said goodbye forever,

a glove dropped, the sun dimmed,
the doors slammed again, even louder,
and the iron train set off slowly
and vanished in the fog like the nineteenth century.

Tầu sắt

Con tầu ngừng lại ở một ga nhỏ
Và trong một chốc lát, nó đứng cực im.
Cửa đóng sầm, sỏi lạo xạo dưới chân
Một người nào đó nói lời giã từ, thiên thu vĩnh biệt

Một cái bao tay rớt, mặt trời xìu đi
Cửa lại đóng sầm, thật lớn
Và con tầu sắt từ từ rời ga nhỏ
Và biến mất trong sương mù như thế kỷ 19

Adam Zagajewski

W.G. Sebald's poems

Placing words

Across the Land and the Water: Selected Poems 1964-2001. By W.G. Sebald, translated by lain Galbraith. Hamish Hamilton; 240 pages; £14.99. To be published in America in April by Random House; $25
SINCE W.G. Sebald's sudden death in 2001, the cult of the Britain-based German writer has spread fast. Known for his exquisite prose works that, in their combination of the real with the fictional, push at the limits of what novels can be, he is considered one of the foremost German writers of his generation. He was also a poet.
"Across the Land and the Water" brings together a selection of the poems he never published in book form, if at all. Translated by lain Galbraith, the volume sketches out a life on the move. Stretching over 37 years, the volume includes poems that Mr Galbraith found jotted down in Sebald's archives on scraps of paper, others written on menus, theatre programmes or headed paper from hotels. They emerge on trains or at the "unmanned/station in Wolfennbuttel", Sebald covertly observing fellow commuters as he evokes the differing landscapes shuttling past.
Unlike his epic, vertiginous prose, these poems are often condensed and sparse. And yet they contain many of the themes that would obsess Sebald throughout his writing life. The poet spent his later years in Britain, working at the Universities of Manchester and East Anglia. Preoccupied with memory, desire and the ghostliness of objects, Sebald can evoke in one poem the faded glamour of "a forgotten era/of fountains and chandeliers" or a "turn-of-the-century/frock-coat and taffeta bow" while in another he will speak of an "ugly/ tower block" or "moribund supermarkets". This shift between differing eras could seem forced or artificial. And yet Sebald manages such movement with a lightness of touch. Indeed, the driving force behind his work is a search for the past, for the forgotten or overlooked: "I wish to inquire/Into the whereabouts of the dead."
As in "Austerlitz", his 2001 work of prose fiction, this search for the dead circles around the occurrence that haunts Sebald's writing, and which often prompts him to write in the first place-the Holocaust. In one short poem, "Somewhere", for example, the opening line "behind Turkenfeld" becomes, with the help of Mr Galbraith's introduction, a far more specific and terrifying location than Sebald's title suggests. Along with being a town the then eight-year-old Sebald would frequently pass on his way to Munich in 1952, Turkennfeld was one of the 94 sub-camps of Dachau, and a train station on the notorious "Blutbahn" (blood track). Even in a seemingly simple six-line poem, the sudden weight of historical events can be felt.
This broad collection also shows Sebald's writing in a less melancholy light. He may speak of "the pain my happy/ memories bring" but can also, in one of the two poems originally written in English, write playfully of a young woman in New York describing how much she loves the air-conditioning in her office as opposed to the summer heat: "There,/she said, I am/ happy like an/opened up oyster/on a bed of ice." His poetry can refer to such heavyweights as Goethe or Freud, but it also takes inspiration from the Brothers Grimm or the films of Alain Resnais.
Mr Galbraith does a good job translating these shifting tones and influences. However, it is a shame that this volume does not include Sebald's original poems in the German. Concerned with the transitory or the ghostly, it is easy to suspect that no one translation could pin Sebald down. Sebald himself seemed aware of this: "If you knew every cranny/of my heart/you would yet be ignorant." And yet as these poems show, his talent lay in making the experience of such ignorance delightful. +

The Economist, Nov 19-25 2011

Ðặt chữ

Qua Ðất Ðai Qua Sông Nước
Tuyển tập Thơ 1964-2001
Tác giả W.G. Sebald

Kể từ khi mất bất thình lình do tai nạn xe hơi vào năm 2001, sự sùng bái W.G. Sebald ngày một tăng.
Ông gốc Ðức nhưng chọn Anh là nơi sinh sống. Ðược biết nhiều qua những tác phẩm văn xuôi tinh tế, kết hợp cái thực với giả tưởng, đẩy tới mức giới hạn, điều tiểu thuyết có thể làm được, ông được coi như là một trong những nhà văn lỗi lạc nhất của thế hệ của ông. Ông còn là 1 nhà thơ.


*

Chấm Dứt và Bắt Ðầu

Lần đầu đọc bài thơ này, Gấu liên tưởng tới những ngày liền sau ngày 30 Tháng Tư 1975, và con đường Thống Nhất, nơi có Tòa Ðại Sứ Mẽo, ngổn ngang những chiếc Falcon, mấy anh Mẽo bỏ lại, leo máy bay trực thăng, rông một mách.
Quái làm sao, sau đó, mất sạch.
Và sau đó nữa, không hề xuất hiện, ở bất cứ đâu, trên xứ Mít?

Có vẻ như cái chấm dứt và cái bắt đầu cuộc chiến Mít, không đúng như bà nhà thơ Ba Lan, Nobel văn chương này, miêu tả:

After each war
somebody has to clear up,
put things in order,
by itself it won't happen.

Sau mỗi cuộc chiến,
Một người nào đó phải lo dọn dẹp
Sắp xếp sự vật thành trật tự
Bởi vì tự thân chúng,
Ðâu làm được chuyện này.

Quả có dọn dẹp cho mọi chuyện trở thành trật tự,
Nhưng còn có 1 chuyện gì khác nữa, đang xẩy ra.
Nếu coi đó là bắt đầu, thì cũng không phải bắt đầu giống những bắt đầu khác!

Có vẻ như, liền sau 30 Tháng Tư 1975, anh VC Miền Bắc đã lo chở củi Mẽo về rừng Tẫu rồi!

Thành thực mà nói bản thân Gấu rất cám ơn mấy anh Tẫu. Không có mấy anh Tẫu là đám sĩ quan VNCH chết hết rồi.
Không phải chỉ họ mà luôn cả vợ chồng con cái.
Nhờ Tẫu đánh Miền Bắc, kế hoạch tạo ra 1 Sibérie ở Việt Bắc đã không xẩy ra.
Bắc Bộ Phủ đã tính đầy hết cả lũ Ngụy lên đó, nghĩa là cả Miền Nam, trừ đám nằm vùng.

THE LITTLE PINS OF MEMORY

 
There was a child's Sunday suit
Pinned to a tailor's dummy
In a dusty store window
The store looked closed for years.

I lost my way there once
In a Sunday kind of quiet,
Sunday kind of afternoon light
On a street of red-brick tenements.

How do you like that?
I said to no one.
How do you like that?
I said it again today upon waking. 

That street went on forever
And all along I could feel the pins
In my back, prickling
The dark and heavy cloth. 

Những cây ghim nho nhỏ của hồi ức

Có 1 bộ đồ con nít mặc bữa Chủ Nhật
Ðính ở hình nộm của người thợ may
Ở một cửa kính bụi bặm
Tiệm coi bộ đóng cửa từ đời nảo đời nào rồi

Tôi có lần lạc ở đó
Vào một Chủ Nhật êm ả, đại khái là thế
Một chiều Chủ Nhật nhẹ nhàng, đại khái là thế
Trên 1 con phố có những căn nhà gạch đỏ

Bạn thấy thế nào?
Tôi nói với chẳng ai
Bạn thấy thế nào?
Tôi lại nói bữa hôm nay, khi thức dậy

Con phố chạy dài mãi mãi tới thiên thu, bất tận
Và lúc nào tôi cũng cảm thấy
Lớp vải đen, nặng nề ở trên lưng,
Gai gai với những cây ghim

AT THE COOKOUT

 The wives of my friends
Have the air
Of having shared a secret.
Their eyes are lowered
But when we ask them
What for
They only glance at each other
And smile,
Which only increases our desire
To know ...

Something they did
Long ago,
Heedless of the consequences,
That left
Such a lingering sweetness?

Is that the explanation
For the way
They rest their chins
In the palms of their hands,
Their eyes closed
In the summer heat?

Come tell us,
Or give us a hint.
Trace a word or just a single letter
In the wine
Spilled on the table.
No reply. Both of them
Lovey-dovey
With the waning sunlight
And the evening breeze
On their faces.

The husbands drinking
And saying nothing,
Dazed and mystified as they are
By their wives' power
To give
And take away happiness,
As if their heads
Were crawling with snakes.

Charles Simic

Ở cái giờ ăn thịt nướng ở ngoài vườn

Mấy bà vợ của mấy ông bạn của tôi
Có một cái vẻ như cùng nhau chia sẻ một bí mật cà chớn gì đó.
Mắt của họ xụ xuống
Nhưng khi chúng tôi hỏi
Chuyện gì đó
Thì họ chỉ đưa mắt nhìn nhau
Rồi mỉm cười nhè nhẹ
Và như thế thì lại càng làm tăng thêm nỗi hao hức, tò mò
Muốn biết chuyện chó gì đây
Của lũ đàn ông chúng tôi.

Một điều gì đó
Mà họ làm từ nhiều năm trước
Có khi từ tuổi còn là học trò tiểu học
Ở trường Ðốc Binh Kiều
Thị xã Cai Lậy
Mỹ Tho
Cũng nên!

Không để ý đến hậu quả
Và bây giờ là tí dịu ngọt còn sót lại
Khi tình cờ giở cái ngăn kéo cuối cùng,
Giấu kín, ở dưới đáy của dĩ vãng?

Thì chỉ có cách đoán mò như thế
Ðể giải thích cái cảnh, kìa, nhìn coi kìa
Họ ôm đôi má, ôm cái cằm vào trong lòng hai bàn tay
Mắt thì lim dim
Trong cái nóng của Mùa Hè Miền Nam?

Nào hãy nói cho đám đực rựa này nghe coi
Thằng nào hồi đó đó
Ðã quen em [làm thịt em?], rồi bỏ em đi lấy em khác
Giầu có hơn, đẹp gái hơn, con nhà lành hơn?

Thì cứ bật mí tí ti thôi!
Vẽ một chữ, hay chỉ một con chữ
Bằng giọt rượu vang vương vãi
Trên mặt bàn.

Không trả lời.
Cả hai người
Lovey-dovey
Với ánh nắng nhợt nhạt
Và chút gió nhẹ của buổi chiều
Trên mặt họ

Ông chồng uống tiếp
Chẳng nói gì hết.
Choáng váng và bị thuốc,
Ngất ngư con tầu đi
Vì quyền lực của những bà vợ
Ban phát hạnh phúc
Hoặc đem cho thằng khác

Như thể trong đầu của họ,
Thì đầy rắn
Bò lúc nhúc,
Tổ sư lũ rắn này,
Có,
Từ thời còn ở Thiên Ðàng.

SCHOOL FOR VISIONARIES

The teacher sits with eyes closed.
When you play chess alone it's always your move.
I'm in the last row with a firefly in the palm of my hand.
The girl with red braids, who saw the girl with red braids?
*
Do you believe in something truer than truth?
Do you prick your ears even when you know damn well
no one is coming?
Does that explain the lines on your forehead?
Your invisible friend, what happened to her?
*
The rushing wind slides to a stop to listen.
The prisoner opens the thick dictionary lying on his knees.
The floor is cold and his feet are bare.
A chew-toy of the gods, is that him?
*
Do you stare and stare at every black windowpane
As if it were a photo of your unsmiling parents?
Are you homesick for the house of cards?
The sad late-night cough, is it yours?

Charles Simic

Zagajewski về Rilke

Có lẽ thú vị hơn nhiều, nếu nhìn tác phẩm của Rilke không trong trắng, tinh khiết, virginal, mà cũng không lâng lâng, cao tít tầng mây, ethereal, như nhiều độc giả hình như vẫn thường. Bởi vì, nói cho cùng, như đa số những nhà hiện đại văn học, ông là 1 tay chống-hiện đại; một trong những xung động chính trong tác phẩm của ông gồm việc tìm kiếm những thuốc chủng chống hiện đại tính. Những nhân vật trong những bài thơ của ông di chuyển trong không gian tinh thần, chứ không phải trên những đường phố New York hay Paris, nhưng, bởi vì cái sự hiện hữu rất ư là căng của họ, họ còn hành động chống lại cái xấu xí, giả như có hay thực sự có, của thế giới hiện đại. Ngay cái vẻ “xì nốp”, đua đòi, quí tộc của Rilke, giả dụ hay không giả dụ, thì có thể coi như phù hợp nhiều với tư tưởng hơn là sự yếu ớt của những nhân vật của ông: Những kẻ quí tộc, đối với nhà thơ, đại diện cho những kẻ sống sót của một Âu Châu tốt đẹp hơn, một đại lục của tinh thần hiệp sĩ, ngược hẳn lại với sự băng hoại, sa đọa gây ra bởi hiện đại tính, chỉ nhắm đô la, lợi nhuận, chỉ mê sản phẩm hàng loạt, dành cho số đông, mì ăn liền, thức ăn trường kỳ của Mít chúng ta, thí dụ, hay là đua xe hơi, Xi Ghêm Xi Ghiếc.
Ông không [còn] “cô độc” khi đại diện cho vị thế này….