*

 



Thơ mỗi ngày

Zagajewski on Rilke

CLUB MIDNIGHT

Are you the sole owner of a seedy nightclub? 

Are you its sole customer, sole bartender,
Sole waiter prowling around the empty tables? 

Do you put on wee-hour girlie shows
With dead stars of black-and-white films? 

Is your office upstairs over the neon lights,
Or down deep in the rat cellar? 

Are bearded Russian thinkers your silent partners?
Do you have a doorman by the name of Dostoyevsky? 

Is Fu Manchu coming tonight?
Is Miss Emily Dickinson? 

Do you happen to have an immortal soul?
Do you have a sneaky suspicion that you have none? 

Is that why you flip a white pair of dice,
In the dark, long after the joint closes? 

Charles Simic 


Câu Lạc Bộ Nửa Ðêm

Bạn là vị độc chủ của vũ trường rượu mạnh đó?

Bạn là vị độc khách, tay pha rượu độc?
Bồi độc, lang thang giữa dẫy bàn trống?

Bạn cho chiếu những sô phim nữ, vào lúc nửa đêm?
Với những nữ tài tử đã chết, thời kỳ phim đen trắng?

Văn phòng của bạn ở trên lầu, phía bên trên những thước đèn néon?
Hay ở mãi tít dưới hầm, một căn phòng nhỏ nơi trú ẩn của chuột?

Những tư tưởng gia Nga, râu rậm, là những “đồng sự” âm thầm của bạn?
Bạn có tay giữ cửa tên là Dos, phải không?

Tối nay, cái tay Fu Manchu liệu có tới?
Nữ sĩ Emily Dickinson?

Liệu chuyện này xẩy ra: Bạn là người có linh hồn bất tử?
Hay đếch có linh hồn?
[Nhưng, bạn có khi nào có cái hồ nghi khốn kiếp này chưa?]

Và đó là lý do bạn thẩy cặp xúc xắc trắng
Trong đêm, nhiều giờ sau khi ổ điếm đã đóng cửa?

15. RELIGION COMES

Religion comes from our pity for humans.
They are too weak to live without divine protection.
Too weak to listen to the screeching noise of the turning of infernal wheels.
Who among us would accept a universe in which there was not one voice
Of compassion, pity, understanding?
To be human is to be completely alien amid the galaxies.
Which is sufficient reason for erecting, together with others,
the temples of an unimaginable mercy.

Czeslaw Milosz: Second Space

 
Tôn giáo tới

Tôn giáo tới từ lòng thương hại của chúng ta đối với con người.
Chúng yếu quá không thể sống không có sự che chở thiêng liêng.
Yếu quá không nghe được tiếng rít của bánh xe địa ngục.
Ai trong chúng ta chấp nhận được một vũ trụ trong đó không có, dù chỉ một,
tiếng nói cảm thông, thương hại, hiểu biết?
Là con người là hoàn toàn xa lạ giữa những thiên hà.
Ðó là lý do đủ để cùng nhau xây nên những ngôi đền của sự nhân từ,
vượt mọi lòng nhân từ,
không thể nào tưởng tượng ra được.

Trong Chứng tích thơ, chương Bài học Sinh học, Milosz viết:

Người ta đã viết nhiều về thi sĩ, như là 1 con người ‘ngơ ngác tựa gà trống, e đến trăm năm vưỡn trẻ thơ’, một con người khác những người khác: tuổi thơ của nó không chấm dứt, nó gìn giữ được một điều gì đó ở trong nó, của 1 đứa bé, suốt cuộc đời của nó. Ðiều này đúng trên diện rộng, ít nhất theo nghĩa này: cảm nhận ấu thơ của thi sĩ có một độ dài thật dài, và những bài thơ đầu của thi sĩ, "một nửa là đứa bé", đã có những dấu ấn chỉ ra những bài thơ tiếp theo.

Ý niệm nhị phân, 1 bên là linh hồn, một bên là xác thân ở với chúng ta thật lâu, qua ẩn dụ con tằm hóa kiếp thành con bướm: một cái xác, con tằm bị bỏ lại, cho linh hồn tự nó giải thoát, qua hình ảnh 1 con bướm bay lên. Bài thơ “hải sâm” của Szymborska không thuộc trường nhị phân trên. Một lỗ nẻ nẻ ra trong xác thịt của hải sâm, một sự phân chia thành hai cái ngã, a division into two coporal “selves”, xẩy ra. Bắt đầu với thời phục hưng, một thứ nhị phân khác được thêm vào với nhị phân linh hồn/xác thân, như Steiner chỉ ra, đó là danh vọng/lãng quên, fame/oblivion, qua cụm từ ars longa, vita brevis, tên của 1 con người thì còn mãi với hậu thế, không phải mọi thứ đều chết, non omnis moriar.

On Hope

"From where will a renewal come to us, to us who have spoiled and devastated the whole earthly globe?" asks Simone Weil. And she answers, "Only from the past, if we love it." At first sight this is an enigmatic formulation, and it is difficult to guess what she has in mind. Her aphorism acquires meaning in the light of her other pronouncements. Thus she says elsewhere: "Two things cannot be reduced to any rationalism: Time and Beauty. We should start from them." Or: "Distance is the soul of beauty." The past is "woven with time the color of eternity." In her opinion, it is difficult for a man to reach through to reality, for he is hindered by his ego and by imagination in the service of his ego. Only a distance in time allows us to see reality without coloring it with our passions. And reality seen that way is beautiful. That why the past has such importance: "The sense of reality is pure in it. Here is pure joy. Here is pure beauty. Proust." When quoting Simone Weil I think of what made me personally so receptive to her theory of purification. It probably was not the work of Marcel Proust, so dear to her, but a work I read much earlier, in childhood, and my constant companion ever since-Pan Tadeusz by Adam Mickiewicz, a poem in which the most ordinary incidents of everyday life change into a web of fairytale, for they are described as occurring long ago, and suffering is absent because suffering only affects us, the living, not characters invoked by all-forgiving memory.

Humanity will also explore itself in the sense that it will search for reality purified, for the "color of eternity," in other words, simply for beauty. Probably this is what Dostoevsky, skeptical as he was about the fate of civilization, meant when he affirmed that the world will be saved by beauty. This means that our growing despair because of the discrepancy between reality and the desire of our hearts would be healed, and the world which exists objectively-perhaps as it appears in the eyes of God, not as it is perceived by us, desiring and suffering-will be accepted with all its good and evil.
Milosz

Note: Đọc The Witness of Poetry, thấy ảnh hưởng đậm đà của Simone Weil lên tư tưởng và thi ca của Milosz.
Post đoạn sau đây, liên quan tới từ Grace, Ân sủng.
Thế kỷ của chúng ta sản xuất ra một vài tư tưỏng gia kiệt xuất mà sự quan trọng của họ tăng trưởng theo từng, với mọi thập niên, with every decade, và, nhắc tới một trong số họ ở đây, Simone Weil, tôi bị cám dỗ bởi yếu tố tự thuật, mặc dù giờ đây, tôi không còn coi sự kính trọng bà của tôi có vẻ biệt lập.
“Từ đâu cái lại mới, a renewal, đến với chúng ta, một lũ người làm hư hỏng, làm tanh bành trọn trái đất?” Simone Weil hỏi, và bà trả lời, “Chỉ từ quá khứ, nếu chúng ta yêu nó”.
Thoáng đọc, thấy như một ẩn ngữ, và thật khó mà đoán ra được trong đầu bà nghĩ gì.
Đành đi tìm lời giải từ những gì bà nói ở đâu đó, ở chỗ khác.
“Có hai điều không thể nào giản lược về bất cứ một chủ nghĩa duy lý: Thời Gian và Cái Đẹp. Chúng ta có thể lấy đó làm điểm xuất phát”.
Hay câu này: “Xa xôi, cách trở là linh hồn của cái đẹp” [‘Distance is the soul of beauty’]. Quá khứ là ‘mầu sắc của thiên thu được dệt bằng thời gian’. Theo bà, con người thật khó mà nắm tới thực tại, do bị cản trở bởi cái tôi vị kỷ, his ego, và sự bởi sự tưởng tượng, được sai khiến bởi cái tôi vị kỷ, imagination in the service of his ego.
Chỉ xa xôi cách trở về thời gian cho phép chúng ta nhìn thực tại mà không tô mầu, vẽ vời nó, bằng những đam mê của chúng ta. Và thực tại, nhìn theo cách này, thì đẹp. Chính vì thế mà quá khứ quan trọng đến như thế: “Ý nghĩa thực tại thì thuần khiết ở trong nó. Đây là niềm vui thuần khiết. Đây là cái đẹp thuần khiết. Proust”...

WANG CHIEN
736-835 

The ancient empire of China was an entire world for its inhabitants. Its remote provinces seemed to be exotic countries distinct by their geography and their people's way of life, such as, for instance, the South, largely identical with the territory of present-day Vietnam.

 
THE SOUTH

In the southern land many birds sing;
Of towns and cities half are un-walled.
The country markets are thronged by wild tribes;
The mountain-villages bear river-names.
Poisonous mists rise from the damp sands;
Strange fires gleam through the night-rain.
And none passes but the lonely seeker of pearls
Year by year on his way to the South Sea. 

Translated from the Chinese by Arthur Waley
Czeslaw Milosz: A Book of Luminous Things.

An International Anthology of Poetry

Note: Bài thơ tả nước Mít ngày xưa, khi anh Tẫu mò xuống kiếm ngọc trai

Miền Nam

Ðất Phương Nam nhiều chim ca
Thành phố, đô thị một nửa không có tường
Chợ búa bộ lạc hoang dã tụ họp
Bản làng vùng núi mang tên sông
Sương độc bốc lên từ cát ẩm
Lửa lạ loé lên qua mưa đêm
Chẳng ai mò tới trừ bộ hành đơn độc
Năm qua năm lại mò tới Biển Nam kiếm ngọc trai


Note: Nhân Tướng Râu Kẽm đi xa, lướt net, vớ được một số bài liên quan.

Madame_Nguyen_Cao_Ky::sub::Exile


Madame Nhu 1
2


Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên….

Lê Thị Huệ, Gió O

V/v Isaac Bashevis Singer thiên tài, Nobel văn chương được mafia Do Thái ban cho.

Gấu nghi là bà Huệ có đọc một hai bài viết nào đó, về vụ này. Trên TV có giới thiệu bài của Milosz, viết về Chaim Grade, theo ông, bảnh hơn Singer, đáng được Nobel hơn.

TV tóm tắt ở đây, và, thừa cơ tán phó mát thêm, về trường hợp nhà thơ TDT và giải thưởng Thơ của tông tông Diệm. Cũng 1 giai thoại trong chốn võ lâm. Và cái vụ chỉ còn vài ngày thì mất nước mà nhà thơ TTT đăng đàn đi 1 đường vinh danh Vũ Hoàng Chương, có thể có tí liên can. (1)

Cái vụ phát Nobel văn chương cho IBS gây một trường tán loạn trong giới Do Thái nói tiếng Yiddish ở New York. Grade xứng đáng hơn, nếu nói về nền tảng. Ở Mẽo, tốt nhất là đến từ Wilno, tệ là từ Warsaw, quá tệ, từ Galicia. Theo ý kiến của đa số trong trường đấu đá này, Grade bảnh hơn Singer, nhưng lại ít được dịch dọt qua tiếng Anh, đó là lý do Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển không với tới Grade. Theo đa số này, Singer vớ được giải bằng lối cửa hậu. Quá bị ánh ảnh bởi sex, ông ta tạo dựng một thế giới Do Thái Ba Lan của riêng ông ta, chẳng có gì chung với thực tại sex, nghĩa là kỳ quái, đầy những “ngoại hứng”, những ma tình, ma nữ, yêu nữ…  như thể đó là thực tại hàng ngày ở khu vực Do Thái trong những thành phố. Grade là nhà văn thứ thực, trung thực với thực tại mà ông miêu tả, và ông xứng đáng được Nobel văn chương.
Source
*

Nhưng tôn vinh cho Thơ cũng là tôn vinh qua các thi sĩ - kẻ làm thơ, suốt đời chỉ làm thơ, không biết và cũng không thể làm gì khác. Giữa chúng ta có một vài người, như Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng.
Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Vũ Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Vũ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Vũ Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Vũ Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Vũ Hoàng Chương.

TTT

Thơ là lời và hơn lời

Tuyệt!

Vũ Hoàng Chương by Vien Linh

Năm 1941 Vũ Hoàng Chương là sinh viên Toán học Đại cương tại Đại học Hà Nội, con nhà Khoa bảng, giàu có (bố làm Tri huyện). Năm 1941 là năm ông thân sinh Vũ Hoàng Chương mệnh một, cho nên cái tang lớn ấy có khi là một ngăn trở cho hôn sự con cái.

14. YOU WHO WERE BORN

You who were born this night
To tear us from the Devils might
- TRADITIONAL POLISH CAROL

Whoever considers as normal the order of things in which the strong triumph, and the weak fail, and life ends with death, accepts the devil's rule.

So Christianity should not pretend it looks favorably upon this world, for it sees at the core of it the sin of desire, or Universal Will, to use the term introduced by the great philosopher of pessimism, Schopenhauer, who found in Christianity and Buddhism a common trait: compassion for the inhabitants of earth, this vale of tears.

Whoever places his trust in Jesus Christ waits for His coming and the end of this world, when the first heaven and the first earth pass, and death is no more. 

Ðấng sinh ra đêm nay
để kéo chúng ta ra khỏi quyền năng của Quỉ
Ðồng dao Ba Lan

Kẻ nào coi là tự nhiên, cái trật tự qua đó kẻ mạnh thắng kẻ yếu thua và đời sống chấm dứt bằng cái chết, kẻ đó chấp nhận luật của quỉ.
Như vậy Ky tô giáo không thể coi thế gian này là OK, là bảnh lắm rồi, bởi vì nó nhìn thấy ở tim đen của thế gian này là tội thèm, hay Ước muốn Phổ cập, dùng từ của triết gia lớn về bi quan, Schopenhauer, người nhận ra nét chung của Ky Tô và Phật giáo: lòng trắc ẩn cho những con người ở trên thế gian, thung lũng nước mắt này
Bất cứ kẻ nào đặt niềm tin ở Chúa Ky Tô, kẻ đó đợi sự tới của Người và sự tận cùng của thế giới này, khi thiên đàng thứ nhất và trái đất thứ nhất qua đi, và cái chết thì không còn. 

15. RELIGION COMES

Religion comes from our pity for humans.

They are too weak to live without divine protection.

Too weak to listen to the screeching noise of the turning of infernal wheels.

Who among us would accept a universe in which there was not one voice

Of compassion, pity, understanding?

To be human is to be completely alien amid the galaxies.

Which is sufficient reason for erecting, together with others, the temples of an unimaginable mercy.

Czeslaw Milosz: Second Space


What makes our century the worse?
Has it, dazed with grief and fear,
Touched the blackest sore of all,
Yet not had strength enough to heal?
Akhmatova

Solomon Volkov: Conversations with Joseph Brodsky. Rereading Akhmatova's Letters

Cái khốn kiếp của thế kỷ chúng ta, là cái gì?
Ðau quá, sợ quá?
Ðen như mõm chó?
Hay đếch đủ sức mạnh để hàn gắn vết thương?


That's Sicily

At night we sailed past shadowed,
enigmatic shores. Far off, the huge leaves
of hills swayed like a giant's dreams.
Waves slapped the boat's wood,
a warm wind kissed the sails,
stars rushed, helter-skelter,
to tell the history of the world.
That's Sicily, someone whispered,
three-cornered island, owl's breath,
handkerchief of the dead.

Adam Zagajewski

Sicily

Ðêm, thuyền chúng tôi vượt qua
những bến cảng rợp bóng, bí ẩn. Xa xa,
những tàng lá rộng trên những ngọn đồi
đu đưa như những giấc mộng của một tên khổng lồ.
Sóng vỗ mạn gỗ
Gió ấm hôn cánh buồm
Những ngôi sao xô đẩy nhau
,
tranh nhau kể câu chuyện của thế giới.
Sicily đấy, một người nào đó thầm thì
Miếng đảo ba góc, hơi thở của cú,
Khăn tay của người chết

Note:

K không thấy nghĩa chi lạ hơn là "lá" như nghĩa thông thường của nó .
"Xa xa, những tán lá to lớn trên các ngọn đồi đu đưa như những giấc mộng của một gã khổng lồ " ...
tb . Anh Trụ ơi, trong một bài thơ dịch của anh, Sea cucumber, theo K, dịch là con hải sâm (trừ phi anh không muốn dùng từ hán việt nên dùng chữ dưa biển ).

In China, Sea Cucumber is called Hai Shen, which translates roughly into Sea Ginseng, and it is unclear whether this refers to its aphrodisiacal qualities or healthful properties as a tonic for the kidneys and blood. It has been used in China for thousands of years as a treatment for Arthritis, fatigue, Impotence, constipation, frequent urination and joint pain, and the herb was listed as a medicinal agent in the Bencao Congxin of 1757.  ( http://www.herbalist.com/wiki.details/86/category/11/start/0/)

Phúc đáp:
Tks

Bài thơ của Szymborka, Tự Trị, GNV đọc trong Chứng từ Thơ, chương “Thơ và Sinh Học” của Czeslaw Milosz.
Szymborka, nữ thi sĩ Ba Lan, Nobel văn chương, điểm tử huyệt của mấy anh thi sĩ tiền chiến theo Ðảng, suốt đời ăn bánh vẽ, về già, sắp đi tầu suốt, mới dám thú thực.
Phải đọc hai bài thơ, 1 của Chế Lan Viên, và 1 của Szymborska, thì mới thú vị.

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu? Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ
Tôi giết cái cánh sắp bay… trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn Mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình.

Chế Lan Viên

Tự Trị

Gặp nguy hiểm hải sâm tự phân đôi,
Thí một nửa cho thế giới xâu xé,
Nửa kia, chuồn,
Thật hung bạo, nó xé đôi nó ra, một nửa là tận thế, một nửa là cứu chuộc
một nửa là trừng phạt, một nửa là ban thưởng
một nửa là hôm qua, một nửa là ngày mai
Ở giữa hải sâm, một lỗ nẻ nẻ ra
Và hai rìa lập tức trở thành xa lạ với nhau.
Một rìa, cái chết, một rìa, đời sống.
Ðây, chán chường; kia, hy vọng
Nếu có 1 sự thăng bằng, thì OK.
Nếu có công lý, thì là như vậy đó.
Chết như là có thể, trong hạn vi, không vượt quá lằn ranh.
Sống trở lại, từ chút cứu chuộc còn lại.
Chúng ta, cũng biết cách phân thân
Nhưng chỉ để trở thành, một bên là thịt, một bên là lời thì thầm bị bẻ gãy.
Một bên là thịt, và một bên là thơ ca.
Một bên là cổ họng, một bên là tiếng cười,
yếu ớt, tắt ngấm liền tức thì.
Ðây, trái tim nặng nề, kia, non omnis moriar,
chỉ ba từ nho nhỏ, như ba cái lông chim bay lên.
Lỗ nẻ không chia chúng ta
Một lỗ nẻ bao quanh chúng ta.

Szymborska. Tưởng nhớ [To the memory of] Halina Poswiatowska

Note: Lá.
Miếng đảo ba góc, hơi thở của cú,
khăn tay của người chết.
Sicily: Nơi Thượng Ðế ẩn núp.
Cái cửa mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo.
Âm u và ẩm ướt…
Tuyệt!

*

Viễn Du

1. Không hành lý 

Viễn du không hành lý, ngủ trên xe lửa
Trên băng ghế gỗ cứng,
Quên mẹ quê hương đi
Ló ra từ một ga nhỏ
Khi bầu trời xám dâng lên
Và những thuyền đánh cá hướng ra biển 

2. Ở Bỉ 

Mưa bụi ở Bỉ
Con sông vòng vèo giữa những ngọn đồi.
Tôi nghĩ, mình mới đoảng làm sao
Cây ngồi ở cánh đồng
Như những tu sĩ trong bộ áo tu màu xanh.
Tháng Mười ẩn náu ở trong đám cỏ dại.
Không, thưa Bà,
Toa này cấm nói chuyện.

3. Một con diều hâu trên bầu trời xa lộ

Thật bực mình nếu nó lao xuống
sắt lá, xăng, cái tape nhạc rẻ tiền
trái tim chật của chúng ta.

4. Bạch Sơn 

Nó sáng chói, từ xa, trắng, và cẩn trọng,
như một cái đèn cho những cái bóng 

5. Segesta 

Trên cánh đồng một ngôi đền rộng -
một con vật hoang dã
mở ra bầu trời 

6. Mùa hạ

Mùa hạ mới vĩ đại, mới chiến thắng làm sao –
Và chiếc xe nhỏ của chúng ta như bị thất lạc
Trên con đường tới Verdun 

7. Ga xe lửa ở Bytom 

Trong đường hầm
mẩu thuốc lá, không phải cúc,
mọc,
ứa ra mùi cô đơn

8. Những người về hưu trên một chuyến đi đồng quê

Họ học đi bộ
trên mặt đất 

9. Hải âu

Thiên thu không đi du lịch
Thiên thu đợi
Ở một cảng đánh cá
chỉ có những đấng hải âu chí choé. 

10. Nhà hát ở Taormina

Từ nhà hát ở Taormia
bạn nhận ra
tuyết ở trên đỉnh Etna
và biển sáng lóng lánh
Diễn viên nào bảnh hơn?

11. Một con mèo đen

Một con mèo đen
bước ra đón chúng tôi
như thể để nói, khi nó nhìn tôi,
và không thèm nhìn
một ngôi nhà thờ Romanesque cổ nào đó,
rằng tôi còn sống, chưa có ngỏm. 

12. Một ngôi nhà thờ Romanesque

Ở cuối thung lũng
Một ngôi nhà thờ Romanesque yên nghỉ
Có rượu vang ở trong cái thùng tô nô này.

13. Ánh sáng

Ánh sáng trên tường những căn nhà cũ
Tháng Sáu
Bộ hành đi qua,
hãy mở to mắt

14. Rạng đông

Thế giới vật chất rạng đông
Và linh hồn thì mỏng manh. 

Adam Zagajewski

Có lẽ thật lý thú nếu nhìn tác phẩm của Rilke, không trong trắng, không lâng lâng, siêu thoát như nhiều độc giả thường.
Nói cho cùng, như đa số những nhà hiện đại văn học, ông là một người chống-hiện đại; một trong những xung động chủ yếu ở trong tác phẩm của ông là cố mò cho ra cái gọi là thuốc chủng, thuốc phòng, căn bịnh khủng: hiện đại tính. Những nhân vật trong những bài thơ của ông thì tà tà đi lại ở trong không gian tinh thần, không phải ở những con phố ở Nữu Ước hay Ba Lê, không chỉ vậy, mà họ còn, do cái sự hiện hữu rất căng của họ, hành động chống lại cái sự xấu xí giả dụ, giả định hay thực sự, của thế giới hiện đại.
Ngay cả cái vẻ xì nốp của Rilke, giả thuyết hay không, thì có thể được nhìn như là xứng hợp với những ý tưởng của ông, hơn là sự yếu đuối của nhân vật của ông:
Đám trưởng giả trình ra trước ông, nhà thi sỡi, thì như là những kẻ sống sót của một Âu Châu tốt đẹp, một lục địa dành cho những vị hi
ệp sĩ hào hiệp, nịnh đầm như điên, ngược hẳn lại cái sự băng hoại do cái thế giới hiện đại chỉ khoái lợi nhuận gây ra, chỉ mê đô la Mẽo, sản xuất hàng loạt, cả đống, cho đại chúng ngu đần và mê đua xe. 

SUBMERGED CITY

That city will be no more, no halos
of spring mornings when green hills
tremble in the mist and rise
like barrage balloons-

and May won't cross its streets
with shrieking birds and summer's promises.
No breathless spells,
no chilly ecstasies of springwater.

Church towers rest on the ocean's floor,
and flawless views of leafy avenues
fix no one's eyes.

And still we live on calmly, humbly-from suitcases,
in waiting rooms, on airplanes, trains,

and still, stubbornly, blindly, we seek an image, the final form of things
between inexplicable fits
of mute despair-

as if vaguely remembering something that cannot be recalled,
as if that submerged city were traveling with us, always asking questions,

and always unhappy with our answers –
exacting, and perfect in its way.

Adam Zagajewski

Thành phố chìm

Thành phố đó không còn nữa, không còn những vầng hào quang
của những buổi sáng mùa xuân, khi những ngọn đồi xanh run rẩy trong sương mù
và dâng lên như những trái banh tạo thành 1 con đập –

và Tháng Năm đâu còn lướt qua những con phố của nó
với những đàn chim cười ngặt nghẽo và những hứa hẹn mùa hè.
Không say mê nghẹt thở,
không cực lạnh giếng nước ngầm.

Những tháp nhà thờ nằm nghỉ trên sàn biển,
Và những cái nhìn toàn mỹ những đại lộ rợp lá
sẽ chẳng bắt mắt ai.

Và chúng ta vưỡn sống ở đó, trầm lặng, khiêm tốn  - từ những chiếc va li
trong phòng đợi, trong máy bay, xe lửa,

và vưỡn, bướng bỉnh, mù lòa, chúng ta tìm một hình ảnh,
vóc dáng sau cùng của sự vật,
giữa những mẩu không làm sao giải thích được của sự chán chường câm nín -  

như thể mơ hồ nhớ một điều chi không thể nào nhớ lại được,
như thể thành phố chìm du hành cùng chúng ta, luôn luôn hỏi những câu hỏi
mà nó tkhông hài lòng với những câu trả lời của chúng ta –
đúng, hoàn hảo theo cách của nó.

Zagajewski on Rilke

A POOR CHRISTIAN LOOKS AT THE GHETTO

 Bees build around red liver,
Ants build around black bone.
It has begun: the tearing, the trampling on silks,
It has begun: the breaking of glass, wood, copper, nickel, silver, foam
Of gypsum, iron sheets, violin strings, trumpets, leaves, balls, crystals.
Poof! Phosphorescent fire from yellow walls
Engulfs animal and human hair.

Bees build around the honeycomb of lungs,
Ants build around white bone.
Torn is paper, rubber, linen, leather, flax,
Fiber, fabrics, cellulose, snakeskin, wire.
The roof and the wall collapse in flame and heat seizes the foundations.
Now there is only the earth, sandy, trodden down,
With one leafless tree.

Slowly, boring a tunnel, a guardian mole makes his way,
With a small red lamp fastened to his forehead.
He touches buried bodies, counts them, pushes on,
He distinguishes human ashes by their luminous vapor,
The ashes of each man by a different part of the spectrum.
Bees build around a red trace.
Ants build around the place left by my body.

I am afraid, so afraid of the guardian mole.
He has swollen eyelids, like a Patriarch
Who has sat much in the light of candles
Reading the great book of the species.
What will I tell him, I, a Jew of the New Testament,
Waiting two thousand years for the second coming of Jesus?
My broken body will deliver me to his sight
And he will count me among the helpers of death:
The uncircumcised.

Warsaw, 1943

Czeslaw Milosz: Selected Poems 1931-2004

Một tên Ky tô đáng thương nhìn ghetto

Ong làm tổ quanh cục gan đỏ
Kiến bu kín một khúc xương đen.
Bắt đầu: Sự xé rách, giậm chân lên lụa
Bắt đầu: tiếng bể gãy của kiếng, gỗ, đồng, thiếc, bạc, bọt thạch cao,
sắt miếng, dây đàn violon, kèn, lá, trái banh, thuỷ tinh.
Ôi chao! Lửa lân tinh bay lên từ những bức tường vàng
Nhận chìm trong chúng là loài vật và tóc người.

Ong làm mật từ phổi
Kiến xây nhà từ xương trắng.
Tơi tả là giấy, cao su, vải, da, sợi, thớ, da rắn, dây.
Mái nhà, tường, sụp xuống trong lửa, và sức nóng,
ôm lấy toàn hiện trường.
Bây giờ chỉ còn đất, cát, cầy nát,
Với một thân cây trụi lá. 

Chầm chậm đào, chuột nhũi thiên thần mở đường hầm
Với một cây đèn đỏ buộc trên trán.
Nó sờ vô những xác người chôn lấp, đếm chúng, đùn tới.
Nó phân biệt tro người bằng hơi lân phát ra.
Tro cốt mỗi người, bằng phần khác biệt của quang phổ.
Ong làm tổ dọc theo một vệt đỏ.
Kiến xây nhà nơi thân tôi bỏ lại

Tôi sợ, rất sợ chuột nhũi thiên thần
Mi m
ắt nó xưng phồng giống như Ông Trùm
Người ngồi dí dưới ánh đèn cầy

Ðọc cuốn sách lớn về chủng loại
Tôi sẽ nói với Ông Trùm điều gì bây giờ,
Tôi, một tên Do Thái của Tân Thánh Kinh,
Ðợi hai ngàn năm, ngày Chúa Ky Tô trở lại lần thứ nhì?
Và cái thân thể vụn nát của tôi sẽ bày ra trước cái nhìn của người
Và người sẽ tính tôi, giữa những kẻ trợ giúp thần chết:
Những kẻ vô đạo?


ZHIVAGO'S POEMS

HAMLET

Bản tiếng Anh
 

The noise is stilled. I come out on the stage.
Leaning against the door-post
I try to guess from the distant echo
What is to happen in my lifetime.

The darkness of night is aimed at me
Along the sights of a thousand opera-glasses.
Abba. Father, if it be possible,
Let this cup pass from me. 

I love your stubborn purpose,
I consent to play my part.
But now a different drama is being acted
For this once let me be.

Yet the order of the acts is planned
And the end of the way inescapable.
I am alone: all drowns in the Pharisee’s hypocrisy.
To live your life is not as simple as to cross a field (1).

(1) The last line is a Russian proverb

Bản tiếng Tây

Tout se tait. Je suis monté sur scène,
Et j'écoute, adossé au montant
De la porte, la rumeur lointaine
Qui m'annonce tout ce qui m'attend. 

Et je suis la cible des ténèbres
Cent jumelles sont braquées sur moi.
S'il se peut encore, Abba mon père,
Cette coupe, écarte-la de moi!

Ton dessein têtu, pourtant je l'aime,
Et ce rôle, je le prends en gré.
Mais un autre drame est sur la scène:
Donne-moi pour cette fois congé.

Mais on a pesé l'ordre des actes,
Rien ne peut changer le dénouement.
Je suis seul. Les pharisiens sont maîtres.
Vivre, ce n'est pas franchir un champ. 

Bản tiếng Mít

Tiếng ồn tắt ngấm. Tôi bước lên sàn diễn
Dựa vào cột cửa,
Tôi cố phân biệt tiếng dội từ xa,
Nó sẽ quyết định phần số của tôi.

Tôi trở thành cái đích của đêm đen
Nó chiếu vào tôi hàng trăm ống nhắm
Abba. Cha ơi. Nếu có thể,
Hãy bỏ qua cho con, cái cúp này.

Con yêu cái ý định bướng bỉnh của cha.
Con b
ằng lòng chơi phần của con.
Nhưng lúc này một vở khác đã được trình diễn:
Vở này, cho phép con được nghỉ chơi.

Nhưng, lệnh lạc đã được phát ra,
Thế là sau cùng đành chịu trận.
Tôi thì chỉ có một mình:
Tất cả là do thói đạo đức giả của đám người Pharisee
.
Sống, không có đơn giản như là vượt qua 1 cánh đồng. (1)

(1)
Tục ngữ Nga

POEMS ON POLAND

I read poems on Poland written
by foreign poets. Germans and Russians
have not only guns, but also
ink, pens, some heart, and a lot
of imagination. Poland in their poems
reminds me of an audacious unicorn
which feeds on the wool of tapestries, it is
beautiful, weak, and imprudent. I don't know
what the mechanism of illusion is based on,
but even I, a sober reader,
am enraptured by that fairy-tale defenseless land
on which feed black eagles, hungry
emperors, the Third Reich, and the Third Rome.

Adam Zagajewski

Thơ về Ba Lan

Tôi đọc những bài thơ về Ba Lan,
được viết bởi những nhà thơ nước ngoài. Người Ðức, người Nga
không chỉ có súng, mà còn có
mực, cây viết, một dúm tim, và rất nhiều
trí tưởng tượng. Ba Lan trong thơ của họ
làm tôi nhớ đến 1 con kỳ lân một sừng táo bạo sống trên mấy tấm thảm len, nó thì
đẹp, yếu ớt, và bất cẩn. Tôi không biết
cơ chế ảo tưởng nào đã được dựa trên đó,
nhưng ngay tôi, một độc giả khiêm tốn
mà còn mê mẩn bởi mảnh đất thần tiên hiền hòa, cưu mang
những bầy diều hâu đen, những vì hoàng đế đói khát,
Ðệ Tam Reich, và Ðệ Tam La Mã.

Adam Zagajewski

1969

Gombrowicz died; Americans walked on the Moon,
hopping cautiously, as though it might break.
Erbarme dich, mein Gott, one black woman sang
in a certain church.
Summer scorched us, the lake water was warm and sweet.
The cold war dragged on, the Russians occupied Prague.
We met for the first time that year.
Only the grass, worn and yellow, was immortal.
Gombrowicz died. Americans walked on the Moon.
Have mercy, time. Have mercy, destruction.

Adam Zagajewski

1969

Gombrowicz chết; người Mẽo đi bộ trên mặt trăng,
thật cẩn trọng, như sợ bể cái bánh bèo.
Erbarme dich, mein Gott
một bà đen hát
ở nhà thờ nào đó.
Mùa hạ đốt chúng tớ cháy xém, nước hồ thì ấm và ngọt.
Cuộc chiến lạnh cứ thế rề rề, người Nga chiếm đóng Prague.
Chúng mình gặp nhau lần đầu tiên năm đó.
Chỉ có lũ cỏ, khô đi, vàng đi, thì bất tử.
Gombrowicz
chết. Người Mẽo đi bộ trên mặt trăng.
Hãy cứu chuộc, hãy thời gian. Hãy cứu chuộc, huỷ diệt. 

1969 

Những đêm trực ở Đài, hoặc ngủ ngay sau khi đọc vớ vẩn một mẩu báo, một trang tiểu thuyết, nghe lơ đãng một điệu nhạc, một giọng hát, chập chờn theo khói thuốc rồi ngủ lúc nào không hay. Có khi ngủ luôn tới sáng. Đó là những đêm thành phố may mắn không bị pháo kích, tình hình chiến sự tương đối yên tĩnh. Nhưng hầu như đêm nào cũng bị dựng dậy. Khi thì nhân viên viễn ký hai hãng AP, UPI yêu cầu chỉnh lại tín hiệu. Hoặc đồng nghiệp trực Đài phát tín Phú Thọ nhắc đến giờ thay đổi tần số liên lạc. Có khi một đồng nghiệp Phi Luật Tân ở mãi Manila réo chuông máy viễn ký liên hồi, chỉ để hỏi thăm thời tiết Sài-gòn, tình trạng vợ con gia đình, hay nhờ dịch giùm một message bằng tiếng Pháp của hãng SITA than phiền nhân viên RCA Manila làm ăn cẩu thả. Một lần ngủ quá say dù đã cẩn thận để điện thoại ngay kế bên, và chỉ giật mình thức giấc khi nghe tiếng đập cửa ầm ầm: Anh chàng Mẽo trưởng phòng tin tức AP và nhân viên viễn ký, cũng đồng nghiệp Bưu Điện làm ngoài giờ cho hãng thông tấn ngoại quốc, một đỏ gay tức giận, một lắc đầu ái ngại, hình như vào lúc đó hai ông Thiệu Kỳ đang gặp tổng thống Johnson tại đảo Midway. Hôm sau bị ông Tổng Giám Đốc, cũng may còn là thầy dậy cũ khi học trường Quốc Gia Bưu Điện, gọi lên văn phòng giũa cho một trận. Bị nặng nhất là trong Mậu Thân đợt hai. Khoảng gần nửa đêm, UPI vớ được hình đặc biệt, bằng mọi giá phải chuyển ngay đi Tokyo: Chừng trên dưới một chục ký giả, phóng viên ngoại quốc, ngồi xe díp lùn có gắn bảng báo chí, Press, ở kính trước, không may bị Việt Cộng tóm được tại khu chợ Thiếc. Sau cùng là thảm sát. Người gục chết trên vô lăng, kẻ vắt nửa khúc đầu trên sàn xe, nửa khúc đuôi trên mặt lộ. Sau này, khi cuộc chiến nghiêng về phía Miền Bắc, dư luận thế giới hình như chỉ còn nhớ cảnh tướng Loan xử bắn tù binh ngay trên đường phố. Hôm sau, Horst Fass, trưởng phòng hình ảnh AP, thay vì gọi điện thoại than phiền với Trưởng Đài Vô Tuyến Điện Thoại, anh viết văn thư tố cáo gã chuyên viên trẻ, Jeune Technicien, nhân viên Bưu Điện làm cho UPI, đã gửi hình trong giờ giới nghiêm. Sau cùng mọi chuyện cũng ổn thỏa, vì ngay những ngày đầu biến cố Mậu Thân, khi hai bên đang tranh giành từng viên gạch, hoặc đánh cuộc xem tao Dù hay mày Biệt Động Thành, ai chết trước tại Đài Phát Thanh Sài-gòn ngay kế bên, khi đám quân cảnh Mỹ đang vật lộn tay đôi với Việt Cộng tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cách đó cũng không xa, gã chuyên viên trẻ do nhà ở cạnh Đài, lại đúng đêm trực nên đã một mình "tử thủ", sau thêm tay phóng viên AP được đám lính Dù, lính chiến xa mở vòng kẽm gai cho vào bên trong phòng tuyến. Gã chuyên viên trẻ đã chuyển hình cho AP, giùm ông bạn già trước cũng nhân viên Bưu Điện nhưng bị An Ninh Quân Đội cho đi nằm ấp một thời gian dài, khi được thả bị Bưu Điện cho về hưu non, do có kẻ tố cáo ông là Việt Cộng nằm vùng ngay từ hồi còn ông Diệm. Sự thực ông bị một đồng nghiệp mưu hại chỉ vì nhất định không vào đảng Cần Lao hay tham gia phong trào Cách Mạng Quốc Gia. Những ngày đầu tháng Tư, AP đề nghị cho cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông từ chối.
Cõi  Khác

 NQT

Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu? Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ
Tôi giết cái cánh sắp bay… trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn Mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình.

Chế Lan Viên

Bài thơ trên, nếu biểu là thơ, thì không hẳn đúng, vì nó là 1 thứ sám hối, mà cũng nhảm. Nó làm Gấu nhớ đến Milosz, và bài thơ ông trích dẫn Szymborska, chửi bố cái thứ thơ “sám hối 1 nửa” này:

The chasm doesn’t split us.
A chasm surrounds us
Lỗ nẻ không phân đôi chúng ta
Một cái lỗ nẻ bao quanh chúng ta.

Nhà thơ TDT khi trả lời độc giả trên DTL.com [đọc mục “thơ mỗi ngày”], đã vinh danh "thơ muộn" của Chế Lan Viên, hẳn là ông nghĩ tới những bài thơ như trên.
Milosz, trong cuốn Chứng từ Thơ, khi viện tới bài thơ của Szymborska, là cũng nhắm tới những cas như thế này.

Chỉ là trò giả đò mà thôi.

Nên nhớ, những nhà thơ như Szymborska, Milosz có chung những kinh nghiệm như Chế, như Khải.

Autonomy

In danger the holothurian splits itself in two:
it offers one self to be devoured by the world
and in its second self escapes. 

Violently it divides itself into a doom and a salvation,
into a penalty and a recompense, into what was and what will be. 

In the middle of the holothurian’s body a chasm opens
and its edges immediately become alien to each other. 

On the one edge, death, on the other, life.
Here despair, there, hope.

If there is a balance, the scales do not move.
If there is justice, here it is.

To die as much as necessary, without overstepping the bounds.
To grow again from a salvaged remnant.

We, too, know how to split ourselves
but only into the flesh and a broken whisper.
Into the flesh and poetry. 

On one side the throat, on the other, laughter,
slight, quickly calming down. 

Here a heavy heart, there non omnis moriar,
three little words only, like three little plumes ascending. 

The chasm doesn’t split us.
A chasm surrounds us.

       To the memory of Halina Poswiatowska

Tự Trị

Gặp nguy hiểm dưa biển tự phân đôi,
Thí một nửa cho thế giới xâu xé,
Nửa kia, chuồn,
Thật hung bạo, nó xé đôi nó ra, một nửa là tận thế, một nửa là cứu chuộc
một nửa là trừng phạt, một nửa là ban thưởng
một nửa là hôm qua, một nửa là ngày mai
Ở giữa dưa biển, một lỗ nẻ nẻ ra
Và hai rìa lập tức trở thành xa lạ với nhau.
Một rìa, cái chết, một rìa, đời sống.
Ðây, chán chường; kia, hy vọng
Nếu có 1 sự thăng bằng, thì OK.
Nếu có công lý, thì là như vậy đó.
Chết như là có thể, trong hạn vi, không vượt quá lằn ranh.
Sống trở lại, từ chút cứu chuộc còn lại.
Chúng ta, cũng biết cách phân thân
Nhưng chỉ để trở thành, một bên là thịt, một bên là lời thì thầm bị bẻ gãy.
Một bên là thịt, và một bên là thơ ca.
Một bên là cổ họng, một bên là tiếng cười,
yếu ớt, tắt ngấm liền tức thì.
Ðây, trái tim nặng nề, kia, non omnis moriar,
chỉ ba từ nho nhỏ, như ba cái lông chim bay lên.
Lỗ nẻ không chia chúng ta
Một lỗ nẻ bao quanh chúng ta.

Auden phán, thật hách, Thơ làm cho chẳng cái gì xẩy ra, “Poetry makes nothing happen”.  

Với Kundera, qua bài viết của Alain Schaffer, khi đọc cuốn “Ðời ở đâu đó” của K, thì thơ là 1 trò đại ma đầu, siêu lừa, siêu gian trá, « La poésie, toute poésie, toute pensée poétique est supercherie. Ou plutôt: un piège, et l'un des plus redoutables qui soit", [thơ, mọi thơ, mọi tư duy về thơ là 1 siêu lừa, siêu gian trá. Hay 1 cái bẫy, 1 trong những bẫy đáng sợ nhất], và đây đúng là cái thứ thơ Bắc Kít nhờ nó mà ăn cướp được Miền Nam, « ce n'était pas seulement le temps de l'horreur, c'était aussi le temps du lyrisme! Le poète régnait avec le bourreau" [đâu phải chỉ là thời của ghê rợn, mà còn là thời của trữ tình, nhà thơ trị vì cùng với đao phủ”], « La révolution et la jeunesse forment un couple”, [cách mạng và tuổi trẻ tạo thành một cặp].

Công thức của cái tít, la formule du titre, "Ðời ở đâu đó", theo Alain Schaffner, tác giả bài viết đã dẫn, thì ‘mượn’ của Rimbaud - Ðời thực thì vắng mặt. Chúng ta không có trên đời, Một mùa địa ngục – và của André Breton: Sự hiện hữu thì ở đâu đó, Tuyên ngôn của chủ nghĩa siêu thực. Tuy nhiên, cũng trong viết, tác giả đi một cái note, theo Bernard Pingaud, hiểu như thế là hiểu ngược nghĩa. Ðúng ra phải hiểu là: “Ðời thực” vắng mặt không phải là đời khác, một cuộc đời mà chúng ta hoài mong, nhưng chính là cuộc đời vừa lỡ. [La ‘vraie vie’ absente n’est pas une autre vie, à laquelle nous aspirerions, c’est cette même vie qui vient à manquer [ui chao, lại nhớ thơ của… Gấu: Không phải tiếc cuộc đời đã sống/Mà một đời bỏ lỡ/Nhớ hoài]!