*

 




Thơ mỗi ngày

Gấu này đã từng thú nhận, không làm sao đọc được thơ, nói gì chuyện dịch thơ.
Thế mà sau này, dịch ào ào, điếc không sợ súng!
Tuy nhiên, bạn không thể nào không dịch thơ.
Chính vì chúng ta không dịch thơ, nên Thầy Cuốc, mỗi lần viết về thơ, đành phải lôi mấy bài ca dao ra đọc chơi! Còn mấy ông VC, thì lại lôi thơ Maia ra để xúi Mít đi vô chỗ chết.

Trong bài Kẻ Lạ Lạ Linda Lê viết:

Tôi xin kết luận những triển luận này về những người biệt xứ bằng việc trích dẫn Marina Tsvetaieva, nữ thi sĩ Nga có một số phận bi thảm, Tị nạn ở Pháp, ngày 6/7/1926, bà đã viết cho Rainer Maria Rilke: “Goethe đã nói ở đâu đó rằng người ta không thể thực hiện được cái gì lớn lao bằng tiếng nước ngoài – điều đó, bao giờ tôi cũng thấy có vẻ sai. […] Làm thơ đã là dịch rồi, từ tiếng mẹ đẻ sang một thứ tiếng khác, bất kể đó là tiếng Pháp hay tiếng Đức. Không một ngôn ngữ nào là tiếng mẹ đẻ….

DT dịch

Cái việc dịch thơ quả đúng như vậy, nó cũng là…  làm thơ.
Nhưng phải Borges, phán, mới thú. 

Nhận định "bản dịch trung thực hơn nguyên tác" của Borges, là do thuở nhỏ, ông học tiếng Anh trước khi có thể đọc được tiếng Tây Ban Nha. Ông sống trong cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh là để nói chuyện với bố mẹ, tiếng Tây Ban Nha, trong cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy, sau này, khi đọc Don Quixote bằng nguyên bản Tây Ban Nha, ông thấy đây là một bản dịch dở, so với bản tiếng Anh của thời thơ ấu. (When later I read Don Quixote in the orig