*
 





Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường
Chàng là rêu ôm đá mơ thiên đàng


30.4.2009: Under Construction!
Thượng Đế đã chết trong thành phố

PEN condemns publication of Karadzic poems

Slovakian literary magazine under fire after printing poetry by Bosnian Serb war criminal
PEN kết án báo văn học Slovak đăng thơ đao phủ thủ & thi sĩ
Báo phản pháo: Thơ bảnh như thế, tại sao không đăng?
*

Karadzic có tài chữa bệnh bằng nhân điện, giống thi sĩ PTT ở Việt Nam. Ông đóng vai y sĩ, trong nhiều năm, và chỉ bị lộ, khi bị đàn em phản thùng.

*



Un renouvellement de la culture de masse
Wikipédia ou la fin de l’expertise ?
Le printemps de Milan Kundera
par Guy Scarpetta
Mùa Xuân của Kundera là một bài điểm cuốn mới ra lò của Kundera, Một cuộc gặp gỡ, trên tờ Thế giới ngoại giao, số Tháng Tư, 2009. Tin Văn sẽ có bài tóm tắt.
*
Cái “tính nhẹ” của Kundera ở đây, cũng như “sự chậm” ở La Lenteur, hay “cái cười”, “sự lãng quên” trong Le Livre du rire et de l’oubli, tất cả đều là các tham vọng triết học (mà tôi thấy chẳng mấy thành công) của Kundera. Thêm một cái cực chán nữa là Trần Vũ ngồi giảng rất oách về Kundera nhưng lại nói “Vế đầu Kundera trình bày trong La Pesanteur, vế sau xuất hiện trong L’Insoutenable légèreté de l’être”. Tôi có thể khẳng định là chưa bao giờ Kundera có quyển sách (tiểu thuyết, tiểu luận hay kịch hay cái gì khác) tên là La Pesanteur (tức là “Sự nặng”). Quá sức, thiệt tình cộng hòa.
Blog Nhị Linh
V/v tham vọng triết học của Kundera, sợ cũng không có, như tác phẩm chẳng hề có của ông!
Tất cả tác phẩm của K đều mang tính chính trị, có thể vì vậy mà bài viết về tác phẩm mới nhất của ông trên tờ Thế giới ngoại giao 'giật' cái tít là Mùa xuân của Kundera, và trong bài viết, tác giả, Guy Scarpetta, cho rằng, đây là một cuốn sách chủ yếu là về nghệ thuật và văn chương – nhưng cũng đưa ra, ở chỗ này, chỗ nọ, những suy nghĩ về chính trị, một cách gián tiếp, nhưng, không thể coi thường được.

Le dernier essai de Milan Kundera, « Une rencontre », n'aborde que très accessoirement les questions politiques - de même que tous ses autres livres. Est-ce à dire que son œuvre n'entretient aucun rapport avec la politique ?
Ce serait aller un peu vite en besogne. Et à sonder cela d'un peu plus près, on comprend mieux, peut-être, les mésaventures qui sont récemment arrivées à l'auteur de « La Plaisanterie» et de « L'Insoutenable Légèreté de l'être » ...
Un livre, donc, essentiellement centré sur l'art et la littérature - mais où pointent aussi, çà et là, quelques réflexions politiques indirectes, qu'il ne faudrait pas sous-estimer.
« L'expérience du communisme, écrit Kundera, - m'apparaît comme une excellente introduction au monde moderne en général.»

GUY SCARPETTA
Một bài tuyệt về Kundera. Thú vị hơn nữa, là tay này cũng nhắc tới thuật ngữ 'chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người' mà Gấu này đã từng viện dẫn khi nói về cái sự quá chán mấy anh Yankee mũi tẹt!
Note: Những tài liệu như bài này, Gấu bỏ tiền túi ra mua, scan, post, và nếu có thì giờ, dịch, như món quà gửi cho những bạn văn VC của Gấu! NQT

Qua bài viết, Kundera chính là ngòi nổ, 1'« inspirateur principal», gây nên biến cố Mùa Xuân Prague, khoảnh khắc tuyệt vời chẳng khác gì khoảnh khắc tuyệt vời 'nối vòng tay lớn' của dân Mít chúng ta, nhất là cư dân thành phố Sài Gòn, ‘tất cả những cá nhân, những thành phần trong xã hội, những đảng phái… trở thành những dụng cụ không ngờ của một nền dân chủ không ngờ… [... ce bref moment où « toutes les organisations sociales ( ... ) à l'origine destinées à transmettre au peuple la volonté du Parti» sont devenues les « instruments inattendus d'une démocratie inattendue» ; où l'on a vu coexister un substrat authentiquement socialiste (économie collectivisée, « agriculture aux mains des coopératives », société relativement égalitaire, sans gens trop riches ni gens trop pauvres, médecine et enseignement gratuits) avec l'abolition du « pouvoir de la police secrète », la « fin des persécutions politiques », la « liberté d'écrire sans censure» et, partant, 1'« épanouissement de la littérature, de l'art ».  Cela n'a pas duré, écrit Kundera, et ne pouvait peut-être pas durer - mais « cette seconde pendant laquelle ce système a existé, cette seconde a été superbe ». ]

« L'Empire soviétique, dit l'un d'eux, s'est écroulé parce qu'il ne pouvait plus dompter les nations qui voulaient être souveraines. Mais ces nations, elles sont maintenant moins souveraines que jamais. Elles ne peuvent choisir ni leur économie, ni leur politique étranngère, ni même les slogans de leur publicité (3).»
Đế quốc Xô Viết sụp đổ bởi vì nó không thể nào thống trị những quốc gia muốn độc lập tự chủ. Nhưng những quốc gia này, cũng chẳng hề bao giờ được độc lập tự chủ. Chúng đâu có thể chọn một nền kinh tế của chúng, một nền chính trị ngoại, cũng không, và cũng không luôn cả những bảng hiệu quảng cáo.
Ui chao, sao mà đúng tình cảnh Yankee mũi tẹt thế!

« L'expérience du communisme, écrit Kundera, - m'apparaît comme une excellente introduction au monde moderne en général.»
Chính cái kinh nghiệm về chủ nghĩa CS đã là một dẫn nhập tuyệt hảo vào thế giới hiện đại nói chung.
Kundera viết.
Kinh nghiệm này cũng tuyệt.
Một cách nào đó, chính là nhờ những năm tháng sống với VC mà Gấu tỉnh giấc hôn thuỵ!
Cả đen lẫn đỏ!
*
Xì Lô, cô Út sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975. Sau này những lúc gia đình quá khổ sở, bố mẹ cô vẫn thường than thở, phải chi không có cô chắc là gia đình đã đi Mỹ từ những ngày tháng Tư năm đó rồi. Bữa nay sinh nhật thứ 21, bố mẹ chỉ có cô ở bên. Mấy anh chị của cô ở quá xa, biết ngày nào gặp lại. Bố mẹ chỉ còn biết cầu nguyện tất cả đều khỏe mạnh, an lành. Bố mẹ chỉ mong Xì Lô được hạnh phúc.
Người ta nói, những đứa trẻ sinh ra từ một gia đình vợ chồng không hòa hợp, nói rõ hơn, những đứa trẻ bất hạnh thường dễ thành công trên đường đời nếu chúng vượt qua được những mặc cảm tuổi thơ. Có lần cô nói, từ khi con qua đây, mới đó mà đã gần nửa năm, gạt nỗi nhớ anh chị qua một phần trái tim, mỗi lần thấy bố mẹ vui đùa con ứa nước mắt vì sung sướng. Suốt tuổi thơ chúng con chưa hề biết đến những giọt nước mắt hân hoan hạnh phúc đó.
Thật cũng may, cuối cùng bố mẹ lại tìm thấy nhau, cho dù bố mẹ biết rất rõ, nếu cuộc đời được làm lại từ đầu, thì mọi chuyện vẫn y nguyên như vậy. Chắc là bố sẽ lo cho mẹ thêm một chút xíu, nhờ vậy mẹ sẽ bớt đi một chút, niềm tủi thân.
Như con biết đấy, gia đình mình, ngoài chú Sĩ đã tử trận, bố còn một người chị và một đứa em trai út ở miền Bắc. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, chú Bảo bị qui thành phần có mẹ và anh di cư nên không được quyền đi bộ đội, sau đó chú làm công nhân cho nhà máy đường Việt Trì, nhờ vậy mà còn sống. Bá Hiền lấy chồng có được một đứa con gái. Chồng vào Nam chiến đấu mất tích. Qua đây gần một nửa thế kỷ, bố mới nhận được tin tức của chị và em. Đúng là nửa thế kỷ, bởi vì khi ông Nội mất tích ngay từ năm 1945 vì tai họa đảng phái, bà Nội phải đem mấy đứa con gửi mỗi đứa một nơi, bố không gặp bá Hiền, chú Bảo kể từ ngày đó.
Con đã đọc thư chú Bảo thì biết gia đình mình ở ngoài Bắc. Đó là quê hương mà bố phải từ bỏ, theo bà Nội vào Nam, và khi chú Sĩ chết, bố tự nhủ sẽ chẳng khi nào trở về. Đấy là một phần lý do tại sao bố lấy mẹ. Bố muốn các con có một quê hương Miền Nam, các con sẽ cần tới nó như bố cần tới mẹ vậy.
Trước tháng tư năm 75, ngoài công việc của một công chức, bố còn làm thêm cho một hãng thông tấn nước ngoài. Khi hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết, bố thôi làm cho họ, tính bỏ Sài-gòn đưa gia đình về một tỉnh lỵ. Nhưng biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã xóa sạch mọi dự tính. Ngày 28 hay 29 tháng 4 bố không còn nhớ rõ, thành phố đang trong cơn hỗn loạn, bố gặp lại người sếp cũ, lúc này làm cho tờ báo Time, tới Sài-gòn làm phóng sự về cuộc di tản. Lúc đó cơ quan DAO của Mỹ đã đóng cửa, không còn máy bay C.130, anh ta bảo chỉ có thể đi bằng trực thăng ra Đệ Thất Hạm Đội, và như vậy chỉ một mình bố đi được thôi. Bố không thể bỏ mẹ và các con trong lúc mấy chục binh đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang chờ sẵn ở ngoại ô thành phố và viễn tượng biển máu đang chờ đợi người dân Sài-gòn. Chết một đống còn hơn sống một người, Bá Hiền viết thư qua cho biết, ngày xưa bà Nội đã nói với Bá như vậy, lần về đón Bá cùng đi vào Nam, nhưng Bá không đi vì còn mê phong trào. Bố đã ở lại. Phải chi ngày đó bố chạy theo người Mỹ, gia đình mình đã không gặp những cảnh ngộ đói khổ, tủi nhục như hầu hết những gia đình Miền Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thắng trận. Nhưng chính những ngày tháng sống dưới chế độ Cộng sản, những ngày tù đầy, những nỗi đói khổ mà gia đình mình đã trải qua khiến bố mẹ hiểu nhau hơn. Vả lại, sự thành đạt ở nước người nhiều khi phải trả một giá quá đắt. Chắc chắn một điều, con không thể quên tiếng Việt. Đó là khí giới hữu hiệu nhất để chống lại sự tha hóa mà đôi khi người ta lầm lẫn là hội nhập. Và để chống lại sự cô đơn, niềm lãng quên, và tuyệt vọng.
Hôm nay là sinh nhật của con, đúng ra chẳng nên nhắc chuyện đau buồn nhưng tháng Tư vẫn luôn luôn làm những ngưòi như bố mẹ cảm thấy bứt rứt. Có lẽ đã đến lúc bố mẹ đem cất kỹ lá cờ phủ trên quan tài chú Sĩ vào một nơi thật yên ổn, thật thiêng liêng là trái tim của mình...
Nguyễn Quốc Trụ


Thằng Khờ được việc

Người và Việc:
Trần Phong Giao, người gác cổng văn học, tạp chí Văn
Sunday, April 05, 2009
Du Tử Lê
Cái tít này, “người gác cổng”, theo Gấu, mô phỏng của một tay ở trong nước. (1)
Văn học nào mà cần người gác cổng?
Người và Việc?
Chẳng lẽ một bài tưởng niệm, bạn bè của nhà thơ, và nhân đó, cả một nền văn học, mà nhét vô mục Chó Cán Xe như thế này?
(1) Hoàng Hưng, Thơ Việt Nam đang chờ phiên đổi gác.
Note: V/v ẩn dụ 'ngưòi gác' này, Gấu nghi, mấy anh thi sĩ VC thuổng của ngoại quốc, nhưng họ dùng theo cái nghĩa, người gác đền thiêng, viện chư thần, đỉnh thi sơn...
Đền thiêng thì cần có người gác, còn kiêm việc ông từ, ngày ngày lo việc cúng bái, cầu nguyện...
Bài viết của bạn ta có vài sai sót. Phạm Thị Hoài viết thành Nguyễn Thị Hoài. Nguyên Ngọc không phải là người khám phá ra bà này, cũng không phải là tác giả cụm từ 'văn chương minh họa' [của Nguyễn Minh Châu].


Trịnh Công Sơn vs Lịch Sử
TCS: Kẻ Sĩ?

Kẻ sĩ là... cái quái gì?
Đối với mấy anh Yankee mũi tẹt, Miền Nam, ngoài đám VC nằm vùng, thì đều là Ngụy, làm sao có kẻ sĩ?
Nếu TCS là kẻ sĩ, thì đã theo HPNT lên rừng, ra bưng rồi, có khi được đưa ra ngoài Bắc, ra hải ngoại làm cái loa tuyên truyền cho CS.
Nhưng chắc chắn bị làm thịt, hoặc trở thành một thứ Trần Vàng Sao, đại khái như vậy.
Bởi vậy, Gấu này nói, đám Yankee mũi tẹt không nghe được “nhạc Trịnh” là vậy.
Chúng lợi dụng nó, khi còn chiến tranh.
Làm nhục [làm hư], người làm ra nó, khi lấy được Miền Nam, bằng rượu, bằng nỗi nhục vì bị lừa.
Bài viết của tay này làm ra vẻ uyên bác, nhưng bịp, đại bịp. Làm sao lại ví von TCS với kẻ sĩ phản thùng này nọ trong thiên hạ?
Trong chiến tranh, người ta có thể trách TCS đã trốn nó, khi bị gọi nhập ngũ, nhưng có biết bao kẻ bỏ chạy, đâu phải một mình TCS?
Theo Khâm định Việt sử, tháng Tám, mùa thu, năm Nhâm Tuất 1202 vua Lý Cao Tông “Sai nhạc công đặt ra nhạc khúc gọi là “Chiêm Thành âm”. Nhạc khúc này giọng sầu oán não nùng, ai nghe cũng rỏ nước mắt. Nhà sư Nguyễn Thường nói rằng: “Tôi nghe nói: thanh âm của nước loạn thì ai oán giận hờn. Nay chúa thượng rong chơi vô độ, kỷ cương triều đình rối ren, lòng dân ngày một ly tán. Tiếng nhạc ai oán làm não lòng người! Đó là triệu chứng bại vong”. Chỉ hơn hai mươi năm sau, nhà Trần đoạt ngôi của họ Lý.
Chôm chĩa lịch sử, rồi “áp dụng” vào nhạc Trịnh thì đúng là quái trạng!
Chẳng lẽ tác giả là Nguỵ, kết án nhạc TCS làm mất Miền Nam?
Chẳng lẽ tác giả là Cách Mạng, và chấp nhận chuyện, Miền Nam bị Miền Bắc ăn cướp?
Vả chăng coi nhạc TCS làm mất Miền Nam là quá đề cao nhạc Trịnh, và chấp nhận những dòng nhạc như “Tôi có người yêu chết trận Pleimei”, là thứ “thanh âm của nước loạn thì ai oán giận hờn”? Không lẽ thứ âm nhạc “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, xúi người ta vào chỗ chết, lại “bảnh” hơn âm nhạc nhân bản mang tính tưởng niệm?
Gấu này thực sự không tin nhạc TCS góp phần vào việc làm mất Miền Nam.
*
Auden đã từng nói: "Không một thi sĩ nào có thể ngăn cấm chuyện thơ của người đó được sử dụng như là trò phù thuỷ."
Có vẻ như TCS lâm đúng tình trạng như vậy, không chỉ một mà tới hai lần! Khi còn cuộc chiến, bị đám VC nằm vùng và Yankee mũi tẹt lợi dụng, vì tính phản chiến của nhạc của ông. Khi ăn cướp được Miền Nam, chúng đầy đọa ông, vì những cái lỗi chúng vẫn găm đấy, thí dụ như, tại sao mày dám coi cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước là nội chiến, và khi thấy ông vẫn còn ăn khách, vào cái thời kinh tế thị trường, thì bèn lợi dụng tiếp!
Bản thân ông, mới đau, chẳng biết đâu là nhà, là bạn, là thù. Đến bạn thân của ông, mà cũng thọi cho ông những cú liểng xiểng, khi ông ngỏm rồi, chẳng thể nào mà phản hồi!
Dân Mít Miền Nam thương, quí TCS, có lẽ nhiều nhất, ở cái sự “cứ tưởng bở” của ông, như tất cả họ, cứ tưởng bờ, khi nhìn về Miền Bắc la lớn, “Help, Help, please!”
"Thằng ăn cướp, ông anh ruột, kẻ cắn hạt gạo ra làm tư... " chỉ chờ có thế, là bèn xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!
*

Thời của chúng ta chưa có tha cho mi đâu.
We will have an opportunity to test a case and to see what kind of vice there is in Broch.
Canetti
Chúng ta sẽ có cơ hội để coi xem Broch có tật xấu gì không.
You expect something about the peculiarity of our writer, about the vice he addicted to, his terrible passion. You expect something embarrassing behind it, or, insofar as you are more trusting, at least something very mysterious. I have to disappoint you. Broch's vice is quite an ordinary thing, more ordinary than smoking, drinking, or cards, for it is older. Broch's vice is: breathing.
Canetti
Bạn cứ tưởng bở, sẽ tóm được một cái gì tội lỗi ở đằng sau nhạc Trịnh. Hay ở đằng sau họ Trịnh. Tôi đành phải làm cho bạn thất vọng. Đếch có tham vọng chính trị nào hết ở đằng sau ông ta. Thói hư của ông thì hơi bị quá bình thuờng, còn bình thường hơn cả hút, hít, ghiền ghiệc, bài biệc. Thói hư của ông xưa hơn nhiều: Thở.
Mai Thảo có lần phán về Bùi Giáng, ăn ngủ, đi đứng, ỉa đái... với thơ.
Có lẽ họ Trịnh cũng có thói hư này: Thở ra thơ, ra nhạc.
Gấu này, khi họ Trịnh vừa nằm xuống, là đã nhanh nhẩu đi một đường, trước tất cả mọi người, để nói ra cái bực, lần đầu gặp ông, tưởng cũng Bắc Kít, cho tới khi có một thằng bạn chợt ghé bàn, là liền lập tức đổi giọng Huệ!
Cho tới khi nhạc của ông “cảm hóa” được Gấu, khi nằm trong Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung.
Nhưng, phải đến già, thì Gấu nhận ra được chân lý, "ghét của nào trời trao của đó": Nhờ ghét tiếng Huế mà Gấu mới quen được Joseph HV, và sau này, mấy “o” thật thân thương.
Tks, both of U. NQT
*
Nhớ Sài Gòn quá!
Ôi chao, nhớ sao bằng, so với người ở lại, rồi chết ở đó: Trịnh Công Sơn.
Chứng cớ?
Bạn cứ thử so tất cả những bái hát, sau 30 Tháng Tư, viết về nó.
Có bản nào so được với Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên?
Nếu có, thì lại là, nhớ về Hà Nội. Thí dụ như bản Hướng Về Hà Nội của anh chàng Hồng Dương.
Gấu này có nghe kể một giai thoại tuyệt vời về bài hát này.
Tác giả của nó, đã di cư vô Sài Gòn rồi, nhớ Hà Nội quá, bật ra cái bản nhạc trên. Làm xong, lại càng nhớ, chịu không nổi, bèn bò về lại Hà Nội.
Về rồi, là hết nhớ.
Làm sao vo với TCS, ở lại Sài Gòn và nhớ nó như là đã mất nó đời đời.
Những lời nhạc, phải nói là tuyệt cú mèo, thí dụ như, "phố bỗng là dòng sông uốn quanh", thì, chỉ những ai đã từng ở Sài Gòn, mới sướng, mới đã được!
Có một câu, trong bản nhạc khác, Mưa đêm tỉnh nhỏ, có thể so được với câu trên. Đó là câu:
"Chờ em, đêm vắng, với cô đơn, ngõ hồn mưa ngập lối."
Chỉ có 'ngõ hồn mưa ngập lối" mới đối lại được với "phố bỗng là dòng sông uốn quanh".
Vế trên, là trong hẻm, nhớ em.
Vế dưới, là đứng hè đường phố Sài Gòn, khu Nguyễn Thiện Thuật chẳng hạn, nhớ em!
*
Người nhớ Sài Gòn nhất, hóa ra, sau cùng, lại là người ở lại, rồi chết ở đó. (1)
(1) "Tớ có thể bỏ đi chứ. Nhưng tớ đếch làm như thế. Ở lại, trong cái thế 'di cư nội đó', dưới chế độ độc tài của Yankee mũi tẹt, là một giải pháp tồi tệ nhất trong tất cả".
Mô phỏng Alfred Andersch. W.G. trích dẫn, trong bài viết về tay này: Giữa Quỉ Ma và Biển Xanh Sâu Thẳm, Between the Devil and the Deep Blue Sea, in trong On the natural history of destruction. Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt.
Nguyên văn, bản tiếng Anh: I could have emigrated, but I did not. To go into internal emigration under a dictatorship is the worst alternative of all.
*
Có lần ông anh nhà thơ phán, mà Gấu nhớ đại khái, cái "rythme" của một bản nhạc là cái "rythme" của thời gian.
Sau này, đọc Brodsky, ông cũng phán tương tự như vậy, về thơ.
"Nguồn của nhịp điệu là thời gian. Bạn [Volkov] còn nhớ, có lần tôi nói, bất cứ một bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại [that any poem is reorganized time]. Nhà thơ càng tản mạn, về kỹ năng của mình, bao nhiêu, người đó càng mắc míu với thời gian bấy nhiêu, với nguồn cội của nhịp điệu.... Thời gian nói với cá nhân bằng những giọng thay đổi, lên xuống. [Time speaks to the individual in various voices]. Thời gian có giọng trầm của riêng nó, giọng bổng của riêng nó - và có giọng falsetto, chói chang, cũng của riêng nó. Tsvetaeva là một falsetto của thời đại. Một giọng vượt lên trên mọi giọng."
Volkov: Chuyện trò với Brodsky.
*
Nhưng câu này của ông, mới ghê:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing – about Time. About what time does to Man."
*
Chơi luôn cả một mớ, của cả hai ông nhà thơ, để phán về nhạc TCS, thì thật là tuyệt!
Và, như thế, cái nhịp của bài Tình Nhớ, là cái nhịp thời gian mà Gấu trải qua, cùng với Sài Gòn, sau Mậu Thân, 1968: Vừa mới mất thằng em, 1967, đến lượt mình lừng lững đi vô Trung Tâm Ba Quang Trung, 1969. Đúng những ngày cận Tết.
*
Thành thử, nhạc TCS mất đi hẳn cái sức nặng thời gian của nó, với những người không sống cái thời gian mà từng bản nhạc của ông đã được thai nghén.
Ôi chao, bạn phải được nghe nó, bài Tình Nhớ, khi nó vừa mới ra đời, tại một nơi chốn như Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung, những ngày lành lạnh cận Tết, sau Tết Mậu Thân, như thể nó được viết ra, chỉ để dành riêng cho bạn, bạn là người thứ nhất được nghe, sau tác giả của nó... thì mới thấy cái điều mà Brodsky phán: Về thời gian làm gì con người.
*
Một ý khác của Lữ Phương cho rằng bài viết của Trịnh Cung như là một gợi nhớ về cái thời huy hoàng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, một điều lạc lõng trong thái độ kêu gọi hòa giải hiện nay. Nếu Lữ Phương hiểu được tâm lý của kẻ bại trận chắc ông sẽ có một cái nhìn khác. Nó giống như bố mẹ đánh oan một đứa con mà không cho nó có một cơ hội nào để tự bào chữa cho hành động của nó, đứa bé khóc nhưng trong lòng cứ rấm rứt, còn bố mẹ cứ bảo thôi lỡ rồi con, quên đi. Nhưng làm sao quên được khi mà trong lòng cứ rấm rứt. Hãy để những kí ức được viết ra, viết để rồi quen, để giải tỏa, và khi người đọc thấy đó là những điều rất bình thường, đã thuộc về lịch sử thì lịch sử đã được đóng lại, và một giai đoạn mới được mở ra.
Nguồn talawas
Ui chao, kẻ bại trận hết "được bị gọi" là Ngụy, nay trở thành "đứa con bị bố mẹ đánh oan", thì… phi ní lô đia [hết nước nói]!
Tâm lý kẻ bại trận nào như vậy? (1)
(1) Tuy 30 năm mới có ngày hôm nay, nhưng dân Mít Miền Nam, Ngụy hay không Ngụy, đều biết họ thua trận.
Nhưng thua trận như vậy coi bộ khó hơn thắng trận rất nhiều!
La Peau
Thảo nào được ‘còm’ nức nở, hay quá, nhứt thằng cha này!
Bởi vậy, Gấu này ‘tởm’ là đúng quá rồi!

*

Chúng ta phải làm sao cho xứng đáng với những tủi hổ mà Miền Nam đã phải chịu đựng.
Và trong miệng tôi lúc đó xông lên một cái hôi thối, giống như mùi một miếng thịt ôi. Đó là mùi của ba tiếng “Miền Nam Ngụy”!
Đó mới là tâm lý của kẻ bại trận, thưa mấy đấng Yankee mũi tẹt!
Tụi khốn nạn!

*

Thắng trận nhục nhã lắm!



HERMANN BROCH

Đây có lẽ là bài viết tuyệt vời nhất của Canetti, và càng tuyệt vời hơn nữa, khi áp dụng vào thực tế Mít của chúng ta. Đọc bài này, song song với bài của Sontag viết về Canetti, Mind as Passion, mới lại càng tuyệt.
Tin Văn sẽ đi cả hai bài, trong khi, cùng lúc, tưởng niệm TCS, và tất nhiên, thời của cả lũ chúng ta: Những ngày còn Miền Nam, trước 30 Tháng Tư 1975.
Có thể, đây cũng là tưởng niệm chót của Gấu, cũng nên!
Hơn bẩy bó rồi còn gì nữa!
“Hiền” đi, là vừa rồi!


NMG vs Lưu Vong


Quand Robert parle de Jonathan

Littell, père et fils

Cha & Con Littell.
Ông bố thì bị ám ảnh bởi chủ nghĩa toàn trị Stalin, ông con, Nazi.
Tên ông con, Jonathan October Littell., là để đời đời  ghi nhớ Cách Mạng Tháng 10!
Tác phẩm mới nhất của ông bố: Chim Báo Bão, kể cuộc đụng độ giữa nhà thơ Mandelstam và đao phủ Stalin.


Hot
Đào Hiếu, từ “Lạc Đường” đi vào “Mạt Lộ”
Gấu kính nể nhất, là cái giọng viết của Đỗ Văn Minh. Tuyệt. Không một chút lên giọng. Thật lịch sự, thật "elegant" [chữ này Gấu thuổng của PNH].
Viết như thế thì DH phải đi một đường, ông viết làm chi, chứ tại sao lại, ông tthắc mắc làm chi, cho mệt?
Tks DVM. NQT


100 năm ngày sinh của Simone Weil

Life vs Death
Sao bac ghet talawas...?

"Khi bạn bị người ta đá đít ra khỏi quán, thì đừng có bao giờ vác cái mặt mo trở lại".
*
Nhà văn là một thứ phong vũ biểu. Thứ dữ dằn, một loài chim báo bão.
"Gấu nhà văn", về nhà hai lần, nhưng lần thứ ba, tính về, ngửi thấy có gì bất an, hay là do quá rét, bèn đi một cái mail, hỏi thăm thời tiết nơi quê nhà, và được trả lời, không được đẹp, thế là bèn đếch có dám mò về!
*
Khi thằng cu Gấu lên tầu há mồm vô Nam, bỏ chạy quê hương Bắc Kít của nó, ngoài hai cái rương [cái hòm] bằng gỗ nhỏ, có thể để mỗi cái lên một bên vai, trong đựng mấy cuốn sách, thằng bé còn thủ theo, toàn là những kỷ niệm về cái đói.
Và nửa thế kỷ sau trở về, cũng mang về đầy đủ những kỷ niệm đó, và trên đường về, tự hỏi, không hiểu bà chị mình có còn giữ được chúng…

Bà giữ đủ cả, chẳng thiếu một, nhưng, chị giữ một kiểu, em giữ một kiểu.
Nói rõ hơn, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, ở nơi Gấu, được thời tiết Miền Nam làm cho dịu hết cả đi, và đều như những vết sẹo thân thương của một miền đất ở nơi Gấu.
*
Khi được hỏi về phản ứng gay gắt trong một tiểu luận về cuốn Trái Tim Của Bóng Đen của Conrad, và ý nghĩ của ông về hình ảnh Phi Châu ngày nay trong đầu Tây phương, Achebe trả lời:
Cái hình ảnh Phi Châu bây giờ có vẻ thay đổi chút đỉnh trong đầu người Tây phương. Khi tôi nghĩ về thế giá, về sự quan trọng, và về sự uyên bác của tất cả những đấng chóp bu như vậy, khi họ chẳng hề nhìn thấy gì, về tính phân biệt chủng tộc ở trong Trái tim của bóng đen, thì tôi đành đi đến một kết luận là, chúng ta hẳn là đã sống trong những thế giới khác biệt. Vả chăng, nếu bạn không thích câu chuyện của một người nào đó, thì hà cớ làm sao không viết ra, cái của riêng mình? Có thể có một số người nghĩ là điều tôi muốn là, “Đừng đọc Conrad”. No! Tôi đã từng dậy Conrad, I teach Conrad. I đang dậy Trái tim của bóng đen [I teach Heart of Darkness], trong đó, điều mà tôi đang nói là, hãy nhìn cái kiểu người đàn ông này đối xử với những người Phi châu. Bạn có nhận ra cái gọi là nhân loại ở trong đó? [Look at the way this man handles Africans. Do you recognize humanity there?].
Người ta sẽ nói với bạn là ông ta chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa. Nói, tôi chống lại chủ nghĩa thực dân thuộc địa, là chưa đủ, là chẳng đi tới đâu. Hay là, tôi chống đối cái chuyện những con người này - những con người nghèo khổ này - bị đối xử như vậy. Nhất là khi ông ta cứ vô tư mà gọi là họ “những con chó ngồi trên những cái chân sau của chúng”. Cái kiểu viết như thế đó. Hình ảnh thú vật tràn lan, đại trà trong cuốn truyện. Ông ta chẳng thấy gì là sai trái với chuyện miêu tả như thế. Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
*
Và nếu như thế, thì chúng ta đành phải nghĩ là, chúng ta sống trong những thế giới khác biệt. Khi mà hai thế giới đó gặp gỡ nhau, thì chúng ta mới khốn khổ khốn nạn.
Until these two worlds come together we will have a lot of troubles.
Đúng là cái tình cảnh Gấu, khốn khổ khốn nạn, a lot of troubles, khi lọ mọ mang mớ kỷ niệm về cái đói xuống tầu há mồm ngày nào, hơn nửa thế kỷ sau, lại lọ mọ mang về, để kế bên, cũng những kỷ niệm về cái đói đó, của bà chị ruột còn ở lại Đất Bắc.

*

Về nhà
Nhớ một giai thoại về Hemingway, chẳng nhớ ai hỏi ông câu gì, nhưng ông nói: “Thì đi về để treo cái mũ.”
Có những câu văn phải nhờ cơ may mới hoàn tất nổi.
Thí dụ như câu này, nửa đầu, viết lúc nằm tù nhà tù quốc tế Bangkok, cùng với ông bạn vừa nằm xuống, Nguyễn Phước.
*
Bạn không thể tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, tôi đã nhớ Sài Gòn tới mức nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan" tới… Sài Gòn!
Câu văn ở chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng dậy, bắt phải tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn đang ngủ trên giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa thành phố
London:
"Trong tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui, tuồn từ chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An toàn, vì không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân Đôn…"
(He felt safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband, smuggled from his bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal: it was his ghost that ranged the
London streets….)
Những từ safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng thái chập chờn nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê hương. Không thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc… cứ thế, một đoạn văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ: Trong những đêm chập chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là hồn ma của chính mình đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma của mình, mà là… hồn thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi ráp lại: "Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những đường phố cũ…". Tới đó tịt luôn.
Phải tới khi ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc nổi câu văn:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể."

Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
Đêm Thánh Vô Cùng
*
Hay câu này.
Mãi sau này, khi vô tình nghe bản nhạc Kẻ Ở Miền Xa, Gấu mới nhận ra một trong những song sinh của nó.

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu.
Cái nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, thì có khác chi:
Ngoài kia súng nổ đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay [cho] tiếng em?
*
2. Sự lầm lẫn thứ hai là cái thích những câu văn vẻ. Tôi bị ảnh hưởng tai hại của sự học ở nhà trường của văn chương Pháp và của văn chương Tàu hay ta hồi ấy (quãng 1922 - 1930); tôi thích những câu đọc lên nghe êm tai, nhịp nhàng đăng đối (nhưng trống rỗng) thành thử tôi chỉ cốt viết ra những câu như thế và cho ngay là truyện của tôi hay.
Thí dụ như câu cuối cùng trong truyện Nắng mới trong rừng xuân: "Đôi bạn tay cầm tay, nhìn nhau yên lặng, trên đầu gió rì rào trong cành thông như tiếng than vãn của buổi chiều". Tuy câu ấy không phải hoàn toàn dở nhưng bây giờ đọc lại tôi vẫn ao ước rằng không có thì hơn, hoặc có nhưng đừng "văn vẻ", "sáo" quá như thế, giản dị hơn như những câu trong các tiểu thuyết sau này của tôi, viết chỉ cốt tả đúng cảm giác, đúng những nhận xét của mình; điều cần không phải là câu văn hay mà ở chỗ cảm giác, nhận xét của mình có gì hay không, đặc biệt không.
Nhất Linh: Viết và đọc tiểu thuyết.
*
Những câu văn ở trên, bảo rằng văn vẻ quá, và là một lầm lẫn thì... sai. Cái văn vẻ của nó, là do đời sống [theo nghĩa "cơ may"] ban cho.
Giả như Gấu không nhớ cô bạn đến như thế, giả như không có những tiếng xèo xèo của những trái hoả tiễn bay ngang đầu như thế, làm sao có câu văn trên ?
*
Mỗi người, ông và nàng, cầm một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra phía sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng quay đầu để tránh bụi bay mù, nàng nheo mắt và cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi biết thói quen của nàng quá mà? Sau đó hai người đi lại phía nhau, gấp tấm thảm lại thoạt đầu gập đôi, sau đó gập tư, và trong lúc làm việc đó, nàng luôn miệng nói đùa và nô giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải vậy không ông?
Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]
Đây có lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu, của cuốn tiểu thuyết.
Anh chàng VC Nga, Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt, trở về căn nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago. Hai người đàn ông tranh nhau nói về người đàn bà.
Câu văn trên Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên được.
Có một cái gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào đó, làm Gấu nhớ hoài.
Chỉ tới khi về già, Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.
*
Đoạn ngay trên, về chủ nghĩa Mác, về nước Nga, về thế kỷ hung bạo, qua hình ảnh của Lara, mà chẳng tuyệt vời sao?
Tôi hay lui tới khu nhà kia và thường gặp nàng ở đó. Nàng còn là một thiếu nữ, một cô bé, nhưng đã có thể đọc thấy trên vẻ mặt và ánh mắt nàng tư tưởng căng thẳng, nỗi lo âu của thời đại Tất cả các đề tài của thời đại, toàn bộ nước mắt và sự hờn giận của thế kỷ, tất cả những thôi thúc, toàn bộ nỗi thù hằn chồng chất và niềm kiêu hãnh của thời đại đều được ghi trên khuôn mặt và trong dáng điệu của nàng, trong sự pha trộn giữa tính ngượng ngùng thanh tân và sự cân đối táo bạo của nàng. Có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ. Ông phải đồng ý với tôi rằng đó không phải là chuyện tầm thường. Đó là thứ giống như một thiên chức, một phẩn thưởng quý giá. Phải có cái đó từ lúc bẩm sinh, phải có quyền mới được hưởng cái đó.
*
Ôi chao, "có thể nhân danh nàng, qua đôi môi nàng, mà đưa ra lời buộc tội thế kỷ".
*
Ôi chao, Hai Lúa lại nhớ Bông Hồng ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây, của thằng bé mắt lác [lé], tức Hai Lúa ngày nào .
Cô con gái địa chủ bị cả một miền đất bỏ đói, khát, bịnh, trong căn nhà của bố mẹ cô để lại, sau khi hai ông bà bị đấu tố đến chết. Cô gái khát quá, cố vượt "tường lửa", bò ra ao làng, ngay đầu ngõ, nhưng vừa đến bờ ao, là đi luôn.
Lần Hai Lúa về lại Bắc, về lại làng, hỏi, bà chị nói, Hai Lúa cảm thấy chưa bao giờ thù ghét cái làng của Hai Lúa như là lần đó.
Và cũng chính trong cơn đau đớn để cho lòng thù hận lấn áp tất cả, Hai Lúa nhớ ra tên họ đầy đủ của cô. Luôn ánh mắt của cô, lần gặp gỡ cuối cùng, Hai Lúa về làng trước khi bỏ vào Nam.
Đó là ánh mắt nói, anh đi đi, hãy cố mà tự cứu lấy thân, đừng bao giờ trở về làng này nữa.
Và nói, tên của tôi là Trương Thị Hồng.
Sống ở trên đời, thèm miếng thịt kẻ thù, là vậy.
Không thèm, không làm sao nhớ ra tên của Cô Hồng Con.
*
Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào. Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!


Kỷ niệm, kỷ niệm

Simenon trả lời tờ The Paris Review
Có lần ông nói về ước muốn của ông, viết tiểu thuyết “còn trinh” [‘pure’ novel: tinh khiết]. Có phải đó cũng là điều ông muốn nói, về sự cắt bỏ hết những từ, những câu ‘có tính văn học’ – hay là ông còn muốn bao gồm trong đó, thơ, mà ông vừa nói tới?
Tiểu thuyết “còn trinh” sẽ làm điều mà chỉ tiểu thuyết có thể làm. Tôi muốn nói, trong đó sẽ chẳng có chuyện gì về dậy dỗ, hay về báo chí. Trong một cuốn tiểu thuyết còn trinh, bạn sẽ không phải bỏ ra cả sáu chục trang để mô tả Miền Nam, hay Arizona, hay một xứ sở nào đó ở Âu Châu. Chỉ bi kịch, với chỉ cái gì mắc mớ tới nó. Just the drama, with only what is absolutely part of this drama. Tiểu thuyết bây giờ theo như tôi nghĩ, chỉ là một sự chuyển dịch, a translation, của những luật lệ của bi kịch vào trong tiểu thuyết. Tôi nghĩ, tiểu thuyết là bi kịch của thời đại chúng ta, the novel is the tragedy for our day.
Như vậy chiều dài quan trọng? Và đó là một phần ở trong định nghĩa của ông về tiểu thuyết còn trinh?
Đúng như thế. Nghe thì có vẻ chuyện thực dụng, nhưng tôi nghĩ, nó thật quan trọng, cùng một lý do theo đó, ông không thể nào coi hơn một bi kịch! Tôi nghĩ, thứ tiểu thuyết còn trinh, là thứ căng thẳng, khốc liệt, nếu ông ngoạm vô một cái, là làm cho xong, làm tới chỉ, chứ không thể để dành đến hôm sau làm tiếp! [I think that the pure novel is too tense for the reader to stop in the middle and take it up the next day].
*

Ui chao, nghe mà ham. Giá mà Gấu này cũng ngoạm được nó một cái, thứ tiểu thuyết còn trinh này!
Nhận xét của Simenon về bi kịch và tiểu thuyết, theo Gấu, đã được Lukacs nhìn ra từ lâu, trong Lý thuyết của tiểu thuyết, nhưng ông triết gia Mác xít này phán bảnh hơn “Simenon nhà văn”.
Tiểu thuyết, theo Lukacs, là hình thức văn chương chính, la principale forme littéraire, của một thế giới trong đó, con người cảm thấy không ở nhà của mình, mà cũng không hoàn toàn xa lạ. Chỉ có tiểu thuyết, khi có sự đối nghịch cơ bản giữa con người và thế giới, giữa cá nhân và xã hội. Hùng ca diễn tả sự tràn đầy của linh hồn và của thế giới, của bên trong và bên ngoài, đó là một vũ trụ mà những câu trả lời đã có sẵn, trước khi những câu hỏi được đặt ra, một vũ trụ có hiểm nguy, nhưng không có hăm dọa, có bóng râm nhưng không có tối mù... Dùng một hình ảnh của ông, giữa văn chương của tuổi thơ và của thời trai trẻ (hùng ca) và văn chương của ý thức và của cái chết (bi kịch), tiểu thuyết chính là thể loại văn chương của sự trưởng thành hùng tính (Le roman est la forme de la maturité virile).
Hùng tính mà gặp thứ còn trinh, là kể như xong!
*
To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179]. Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].