|
Lưới
khuya,
hồn ốc lạc thiên đường
30.4.2009:
Under Construction!
Một cuộc cách
mạng thì thường là giải pháp khốn nạn nhất
Josef Škvorecký's Ordinary
Trong
Stranger Shores, tập
tiểu luận, [1986-1999] nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, nhà văn Nobel,
Coetzee đi
một đường
ai điếu hơi bị sớm nhà văn hiện còn sống, Josef Skvorecky: … Looking
back over his career, Skvorecky produces a humorously modest obituary:
“After
years of socialism… he was..”. [Nhìn lại sự nghiệp văn
chương....
]. Không
biết ông nhà văn này có
quê không, nhưng mới đây, cho ra lò một cuốn thật hách xì xằng [xb năm
2004, bản dịch tiếng Anh, 2009], tờ
TLS, số
mới nhất đi một đường chào mừng: Josef Škvorecký's Ordinary
Lives A novel
that reveals the
horror inherent in life under totalitarianism, trong
đó để nhẹ nhà phê bình
nhớn, Nobel văn chương một câu: In
2002, in Stranger Shores,
J. M. Coetzee published a premature obituary on Škvorecký’s literary
career,
implying he was finished as a writer.
Chính là do đọc bài viết của Coetzee, chê thật nặng
nề, mà Gấu bỏ qua ông này, cho tới khi đọc bài viết trên TLS số mới
nhất, thì mới ngã ngửa ra rằng, ông, cũng công dân Canada, cũng cư dân
Toronto như Gấu, và, cũng mê Faulkner, như Gấu, tuy nhiên, đã từng là
ứng viên Nobel văn chương, chưa kể cả lô giải thưởng này nọ.
Xin
giới thiệu một bài viết,
từ website của ông. Tin Văn sẽ dịch bài này, tặng mấy đấng VC nằm vùng,
"mấy thằng ngu có ích", "mấy đứa con nít không hề biết đùa với lửa có
khi mang họa, cho tới khi
lửa đốt rụi ngôi nhà Miền Nam
của chúng!"
They are — if you'll excuse the platitude — like a child who doesn't
believe
that fire hurts, until he burns himself.
Bài
trên TLS vinh danh Josef,
nhiều câu tuyệt cú mèo, như để bù lại cho tác giả về những bất công mà
Coetzee đối xử với ông
NMG vs Lưu
Vong
Cioran
mơ một thế giới, ở đó
con người chết chỉ vì một cái dấu phẩy. Gấu, có thể cũng mơ một thế
giới tương tự khi “từ bỏ thành công” của truyện ngắn đầu
tay, Những con dã tràng [Nó
sẽ đi xa hơn DNM, ông anh nhà thơ phán], để chọn con
đường gian nan khổ ải, ở đó, người ta có thể chết vì… quá
nhiều dấu phẩy!
Ui
chao lại nhớ, lần viết xong câu văn, đúng thời kỳ đẹp nhất của đời Gấu:
Niên học
cuối của Lan Hương ở bậc trung học bắt đầu
bằng những buổi sáng sớm giá lạnh xô đẩy trí nhớ tôi tìm lại Hà Nội,
tôi thức
giấc sớm, thân thể rét run, bàng hoàng tưởng như đang run rẩy trong một
buổi
sáng nào đó trong Hà Nội, tưởng như chiến tranh đã hết.
Rushdie nhắc tới
câu văn chứa
hàng trăm câu văn.
Câu văn trên chứa cả cuộc đời của Gấu.
“La Peau”de Malaparte
Trên
net, đang có mấy cú nóng
hổi, chắc không phải do gần tới 30 Tháng Tư.
PD vinh
qui bái tổ.
TCS bị
một ông bạn thân lôi ra tố,
có tham vọng chính trị.
Life vs
Death
“Why
was I born if it wasn’t
going to be for ever?”
Tại sao ta sinh ra, nếu không
phải là để sống hoài?
“Kings ought to be immortal.”
Chủ Tịch muôn năm trường trị!
“You’re going to die in an
hour-and-a-half,”
Ngài sẽ chết một tiếng rưỡi đồng
hồ sau.
“You’re going to die at the
end of the play.”
Chủ Tịch sẽ ngỏm ở cuối cuốn
truyện [của DTH?]
Note: Bài viết đuợc
talawas
post lại.
Bài viết chưa hoàn tất, và hiện
đang có mấy ý tưởng cũng thú vị, đại khái như sau:
Tại sao 1954 lại có cú Nhân Văn
Giai Phẩm, mà 1975, chẳng có gì?
Tại sao diễn đàn talawas đợt đầu,
Gấu coi là thất bại, trong khi BBT lại coi là thành công?
…
Vì lý do đó, giả như talawas
có ý kiến gì về bài viết, Gấu sẽ vờ, tiếp tục mạch viết.
V/v Nếu có độc giả talawas ý kiến,
xin miễn xía vô, vì không phải độc giả Tin Văn.
Trân trọng. NQT
*
Có
một chi tiết thú vị về sự đối đầu cái tôi - cái ta trong cuốn sách
“Giải phẫu cái tự ngã” của chuyên gia tâm thần Nhật Bản Takeo Doi (mà
tôi mới dịch cho NXB Tri thức): các nhà quan sát tâm lý xã hội Nhật
nhận thấy rằng: người Nhật sống trong nước Nhật rất tuân phục kỷ luật
của tập thể “nhóm” - nhiều khi đến mức có thể nói là mê muội, nhưng khi
ra nước ngoài du lịch, họ thường là thành phần “quậy” nhất, có lẽ là để
bù lại sự nhẫn nhịn kéo dài mà mình phải chịu trong vòng cương toả của
nhóm. Phải chăng sự quậy phá mang tên Hoa của ta cũng là một cách giải
toả tâm lý tương tự của người Hà Nội sau những tháng ngày chịu sự cai
quản nhiều khi khiên cưỡng của cả một hệ thống từ nhà trường, đoàn thể,
đến khu phố, làng xóm, gia đình?
Hoàng Hưng [Talawas]
Đúng như thế, nhưng Hoàng Hưng chỉ nhìn thấy một nửa vấn đề. Những ngày
tháng chịu sự cai quản, là vì giấc mơ tuyệt đẹp, giải phóng Miền Nam,
thống nhất đất nước.
Chỉ đến khi, người dân thất vọng, vì bị đánh lừa, tới lúc đó, mới có
phản ứng ‘quậy’.
Giấc mơ giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và
nó càng thêm tuyệt vời khi rong ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con
người hoàn toàn, l’homme total, con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng
nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất, nằm nơi đáy sâu của bất cứ
một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể từ khi có Đàng
Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông ở
lỗ, và cùng với con thú đó, là cơn đói khát, ao ước
được thoả mãn, thành thử rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại
ác của một miền đất quá cằn cỗi vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng
tới lòng người hà khắc, chai đá.
Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con
thú xổ chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền
đất thành chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu.
Câu nói của DVM, chúng tôi chờ mấy ông để bàn giao, và hành động trước
đó, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói
lên tấm lòng của người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói
lên "tấm lòng" của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai
câu nói, là quá đầy đủ!
Gấu này tin rằng,
ngay trong đám tinh anh của sĩ phu Bắc Hà cũng không nhận ra cái phần
đẹp nhất của giấc mơ giải phóng Miền Nam của Yankee mũi tẹt, chính vì
vậy mà DTH cho rằng, đây là cuộc chiến ngu xuẩn nhất của dân Mít.
Bạn
phải nhìn ra cái phần đẹp nhất của nó, thì mới có thể tưởng niệm những
liệt sĩ của Miền Bắc, như nữ thi sĩ Xuân Quí, như Đặng Thuỳ Trâm được.
Và, ở bên kia thế giới, họ mới bớt đau lòng.
Giấc mơ đẹp biến
thành hiện thực khủng khiếp, chính là do Cái Độc Cái Ác của một miền
đất mà ra.
Chính Cái Độc, Cái Ác này đã đẩy họ vô chiến trường, như chính họ thú
nhận trong nhật ký. Họ quá tởm nó, mà bỏ Đất Bắc, một phẩn.
Sở dĩ Lời Dối Trá được muôn người một một tin theo, ấy chính là vì nó
hợp với giấc mơ của muôn người
Gấu
đã mường tượng điều này, khi viết về bài thơ Điện Biên của Tố Hữu:
"Balzac
mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa
dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong
tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta
phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống
ở mảnh đất Điện Biên.
Như
chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những
cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
PXA,
đến giờ chót, đi không được, là cũng vì giấc mơ thất bại đó, chắc hẳn?
Đỉnh Cao Chói Lọi
*
Phở hồi đó ba đồng
một tô.
Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc
nhớ một
hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng
Sản, thảm
hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy
đồng bạc
cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ
xi cho
mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn
thường
xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà
rá hình
trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy
nghệ sĩ
cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi
qua những
hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi
phở có
chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi
chợ tiện
thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong
xóm với
đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con
hẻm
mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ
nhà, khi
ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen
thuộc của
cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh. Khi đã đi làm, có lương tháng,
có nhà ở,
do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm
xưa, có
những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết
đâu còn
sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân,
khu Tân
Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật,
cay xè vị
ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa.
Chủ nhật
đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng
chút thơm tho
của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành
phố
trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm
ông chủ
đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới...
cuối cùng
khám phá ra đó chính là kẻ thù...
Lần Cuối Sài Gòn
Tình
cờ Gấu kiếm thấy bản thảo đoạn trên, viết từ hồi ở trại tị nạn Panat
Nikhom Thái Lan, trên tấm fiche của bệnh viện trong Trại
Ngay
hồi ở Trại tị nạn Thái Lan, Gấu đã khốn khổ khốn nạn với Cái Ác
Bắc Kít rồi!
Kỷ
niệm, kỷ niệm
Simenon
trả lời tờ The Paris Review
Simenon và Greene là
hai tác
giả, vào những ngày mới vào đời, Gấu đọc họ, không phải vì mục đích văn
chương,
nhưng mà chỉ để học ngoại ngữ, nhưng tuyệt vời làm sao, càng về sau, họ
trở thành
những ông thầy dậy viết văn, và hơn thế nữa, dậy cách sống ở đời.
Simenon, ít hơn,
nhưng Greene, quả là càng về già, Gấu càng thấm ông, nhất là về điều mà
ông gọi
là “human factor”, như tên một tác phẩm của ông.
TTT gọi những tên Bắc Kỳ như ông,
như Gấu… là những đứa con hoang [ông dùng chữ 'tư sinh'] của một miền
đất. Đó cũng
là một trong những 'human factor' của đám Bắc Kít di cư 1954. Với
Greene, ông coi
đây là những trường hợp ‘split loyalities’. Trai ngay thờ chúa, gái
thờ chồng,
thành thử PXA không thể bỏ được đất Bắc, là vậy.
The Human
Factor, which
didn't even have a title, hung like a dead albatross round my neck. My
imagination seemed as dead as the bird. And yet there were some good
things in
the twenty thousand words which I had written - I liked especially the
shooting
party at C's country house. The memory of it nagged me. I couldn't
settle to any
other work, and so reluctantly and doubtfully I took the novel up
again,
telling myself that the Philby affair belonged now sufficiently to the
past.
Perhaps the hypocrisy of our relations with South Africa
nagged me on to work
too.
The Human Factor [Yếu tố
người] không có được, ngay cả một cái tít. Nó
lủng lẳng ở cổ tôi, như một con chim hải âu chết. Sự tưởng tượng của
tôi cũng chết như chim. Tuy nhiên, có vài điều đường được ở trong mớ
hai chục ngàn con chữ mà tôi đã đổ ra đó - tôi mê cái bữa tiệc săn bắn ở căn nhà đồng quê
của C. Hồi nhớ của tôi về nó làm phiền tôi. Tôi không thể làm được
chuyện khác, thế là vừa ngần ngại vừa hồ nghi, tôi lại lôi nó ra, tự
bảo mình, cái vụ Philby thì cũng xưa rồi Diễm ơi. Có lẽ, cái tính đạo
đức giả trong những liên hệ với Nam Phi cũng làm phiền và khiến tôi
không thể nhả ra.
*
"The
novelist’s
station" he [Greene] insists "is on the ambiguous borderline"; a
writer, like a double agent, “must be able to cross over, to change
sides at
the drop of a hat”.
Cái trạm sở của tiểu thuyết
gia thì ở vùng biên cương mù mờ; nhà văn, thì cũng một thứ gián điệp
hai mang,
nhưng 'phải dám vượt lằn ranh, đổi bên liền lập tức khi cái nón [tai
bèo] vừa
rớt xuống'. Graham Greene
*
Loyalty breeds treachery.
Trung thành sinh ra phản bội
Peter Kemp: The Human Factor,
Introduction
*
Trung thành sinh ra phản bội.
Mấy ông nhà văn VC không thể
nào hiểu ra điều này.
Nguyễn
Khải có thể đã mơ hồ
hiểu ra, khi ông đổi trú sở, bỏ chạy Hà Nội vô Sài Gòn, và nhập ngay
vào với
cái không khí biên cương mù mờ, và viết được mấy cuốn, nhưng lại chiếu
sáng
chúng bằng ánh sáng của Đảng. Bằng sự trung thành, đời đời biết ơn Đảng!
Giá mà ông có dũng khí, chắc
là đã dám phản bội, và hiểu ra chân lý, phản bội mới đúng là trung
thành với
Đảng!
Human
kind cannot bear very
much reality
Cái thứ người không chịu nổi
quá nhiều thực tại
T.S. Eliot
*
GOD'S SPIES
Điệp viên của Chúa
"I wish all
the lies were
unnecessary," Castle confides to Boris, his Soviet control. "And I
wish we were on the same side."
"Tôi mong muốn những lời dối trá thì không cần thiết, và chúng ta thì
cùng một phe"
PXA nói với Trùm Xịa, trong Gã Điệp Viên Mê Mẽo. The Spy Who Loves US
|