*
 






Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường

Trên NYRB có bài điểm Những kẻ thiện tâm, của Daniel Mendelsohn, tuyệt, hơn cả bài của TLS. Tít trang bìa: The Furies of J. Littell. Tít trang trong: Transgression

Chê thậm tệ Những kẻ thiện tâm, là Do Thái, và Đức. Quái thế! 

It comes as no surprise that a book that is preoccupied with giving a persuasive account of what it would be like to be an ostensibly civilized person who ends up doing unimaginably uncivilized things should, for the most part, have been enthusiastically embraced and, to a far lesser extent, vigorously resisted in a country that has such a tortured historic relationship to questions of collaboration and resistance. For the same reason, perhaps, you're not surprised to learn that the most violent criticism of the "monstrous" book's "kitsch" and "pornography of violence" has come from Germany and Israel: the countries, that is to say, of the perpetrators and the victims. The critic of Die Zeit bitterly asked why she should 

read a book written by an educated idiot who writes badly, is haunted by sexual perversities and abandoned himself to racist ideology and an archaic belief in fate? I am afraid that I have yet to find the answer.[2]

The executioner's song


Thần số đề…Pol Pot
Phan Nhiên Hạo [talawas]

Đọc bài viết, Gấu bỗng nhớ đến vài chuyện, vài bài viết khác. Trên Tin Văn cũng có một bài, nhưng vì lộn xộn quá không làm sao kiếm ra, post lại từ một diễn đàn khác trên lưới, kể câu chuyện mấy tên Việt Gian phản động, bị Việt Minh giết, trước khi chết, hô lớn: Hồ Chí Minh muôn năm!
Bị Bác Hồ làm thịt, mà trước khi chết hô lớn Bác Hồ muôn năm, mới ghê!
Xì xụp lạy ông thần đề Pôn Pốt để xin số hên, là chuyện thường.
Phải một tay Đại Ác như thế thì mới…  linh!
Bà vợ một ông cậu, phía bên vợ của Gấu, hiện còn sống, ông chồng dân tập kết, về lại Miền Nam hoạt động khi MTGP thành lập hình như vậy, mỗi lần ngồi cho con cháu chụp hình, là phía sau phải có hình Bác Hồ.
Hồi Gấu bỏ chạy quê hương, qua Thái, tá túc tại một số nhà của Việt Kiều, nhà nào cũng thờ Bác Hồ.
Họ cho biết, không thờ Bác Hồ là làm ăn lụn bại.
Thành thử, Gấu thực sự tin rằng, thần số đề, là phải một vị Đại Ác Thần, như Hitler, Stalin. Kẹt quá, Bác  Hồ.
Nếu không, tại sao mấy ông bà già, khi nạt con nít, là phải lôi tên Quỉ dữ?


NMG vs Lưu Vong
Chẳng hạn nhiều người vẫn nghĩ nhân vật Tường trong Mùa Biển Động là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Quả tình tôi có lấy một vài hoạt động của HPNT thời kỳ tranh đấu Phật giáo hoặc một vài chi tiết khác của cuộc đời anh cho vào truyện, nhưng nhân vật Tường của Mùa Biển Động không liên quan gì tới nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện ở Huế.
NMG: Tha Hương.

Viết như thế, thì thú thực, Gấu này không thể nào chịu nổi. Nó quá vô lý!
Thứ nhất, cái mà NMG lấy ở đây, chính là cái tên Tường. Chính vì thế mà HPNT đã từng công khai lên tiếng, tại làm sao anh lại lấy tên tôi cho nhân vật của anh?
Gấu hỏi thêm: Tại sao có lấy “một vài hoạt động… và một vài chi tiết khác”, vậy mà cái tên sờ sờ ra đó, lại quên không nhắc tới?
Nói rõ hơn: NMG có thế lấy hết tất cả những gì gì của HPNT, đưa vô tác phẩm, trừ cái tên!
Ông chỉ cần phịa ra một cái tên khác, thí dụ Tượng, Tướng, Tưởng, Xường, Mường…. tha hồ mà lựa!
Chính vì cái sự vờ này, mà Gấu suy ra, có vấn đề ở đây. Nói rõ hơn, NMG cố tình lấy cái tên của HPNT, để sinh chuyện, cũng như cố tình cho nhân vật của mình đeo cái tai người, ở một chỗ khác.
Nên nhớ, với nhà văn, chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương.
Và cái tên chính là Thượng Đế của Thượng Đế!
Thí dụ, Meursault của Camus, Samsa của Kafka, Tâm của TTT. 

Gấu thực sự nghĩ, NMG nên lên tiếng 'thêm', v/v cầm nhầm cái tên này, không thì khi lên chuyến tầu suốt, lại thêm một nỗi buồn nữa!
*
Trong bài phỏng vấn Simenon, tay phóng viên The Paris Review kể là:… On its walls are books of law and medicine, two fields in which he has made himself an expert; the telephone directories from many parts of the world to which he turns in naming his characters; (1), những cuốn niên giám điện thoại nhiều nơi trên thế giới để tìm tên cho nhân vật!

Có thể, me-xừ Simenon này cũng sợ cầm nhầm tên của một người khác, hoặc lộn tên nhân vật, ở chương I tên Tường, chương II tên Tàng!
(1) Georges Simenon The Art of Fiction
Mr. Simenon's study in his rambling white house on the edge of Lakeville, Connecticut, after lunch on a January day of bright sun. The room reflects its owner: cheerful, efficient, hospitable, controlled. On its walls are books of law and medicine, two fields in which he has made himself an expert; the telephone directories from many parts of the world to which he turns in naming his characters; the map of a town where he has just set his forty-ninth Maigret novel; and the calendar on which he has Xed out in heavy crayon the days spent writing the Maigret-one day to a chapter-and the three days spent revising it, a labor which he has generously interrupted for this interview.
In the adjoining office, having seen that everything is arranged comfortably for her husband and the interviewer, Mme. Simenon returns her attention to the business affairs of a writer whose novels appear six a year and whose contracts for books, adaptations, and translations are in more than twenty languages.
With great courtesy and in a rich voice which gives to his statements nuances of meaning much beyond the ordinary range, Mr. Simenon continues a discussion begun in the dining room.
-Carvel Collins, 1955
*
Đặt vấn đề như thế này: Nếu không có cái tên Tường, là toàn bộ tác phẩm của NMG, nhất là những đoạn viết về Huế, vứt đi!
Chỉ một cái tên Tường bảo đảm cho cả một giai đoạn lịch sử, và cả một cuốn trường thiên tiểu thuyết, sống nhờ scandale, chứ không phải vì tài năng của người viết.
Viết như thế thì quá nặng, nhưng nó đúng là như thế, vì chính NMG cho biết như thế, trong lá thư cuối truyện.
Giả dụ như cuốn truyện hay, NMG thực sự tin vào tài văn của ông, ông đã không sử dụng những tiểu xảo như vậy. NQT

**

Như NMG cho biết, cuốn truyện lúc đầu chẳng ai thèm đọc, một năm sau đó mới bị tấn công, không phải vì viết hay viết dở, mà vì đụng chạm tới một số người, một số tầng lớp. giai cấp... trong xã hội Miền Nam, trước 1975.
Như thế, thì đâu là giá trị thực của cuốn truyện, nếu không có những xì căng đan?
Chúng ta cứ giả dụ, đó là một tác phẩm văn chương thực sự, thì liệu không có những xì căng đan, có ai đọc nó không?
Riêng về sự so sánh với Bác Sĩ Zhivago ở đây, xin cho phép Gấu vờ đi!
*
Chẳng lạ gì NMG quan tâm đến việc xây dựng nhân vật. Với NMG, “căn bản hấp dẫn và lôi cuốn người nghe người đọc người xem những tác phẩm” là những nhân vật và “những nhân vật huyễn tưởng ấy cư xử y như người đời, y như những độc giả khán giả. Con người, đời sống trong tiểu thuyết cần thiết cho thể loại này hơn bất cứ thể loại nào khác.” (Dẫn từ “Thảo luận…”) Trong lúc có người mưu toan giết chết nhân vật hay tìm cách đẩy lùi nó đàng sau hậu trường, thì NMG vực dậy, thêm da thêm thịt để cho chúng tiếp tục sống. Sống mạnh.
NMG đã tạo ra một số lượng nhân vật phong phú, đủ hạng đủ loại. Trí thức, bình dân, vua quan, dân dã, phe bên kia phe bên này, trẻ già trai gái, trong ngoài … NMG chăm chút các nhân vật của mình rất cẩn thận, từ lời ăn tiếng nói cho đến cử chỉ và hành động, nhằm làm cho chúng “cư xử y như những người đời”.
Trần Hữu Thục, Da Mầu
Còn gì “cư xử y như những người đời”, bằng chính người đời?
Còn ai "sống mạnh" hơn HPNT, vào thời kỳ đó?
Nhận định của THT về những nhân vật của NMG, “thực như thực” khiến Gấu nghĩ tới cái xen, do D.M. Thomas kể, về Pasternak, một lần phôn cho em Lara, [có thực ở ngoài đời, lẽ tất nhiên tên khác], khóc ròng, em hoảng quá, hỏi, sao dzậy, Pasternak càng thêm nức nở, ông ta chết rồi, chết rồi; ai chết? Zhivago chết rồi!
So Gấu... có thực, Pasternak... có thực, THT... có thực, NMG...  có thực, sao bằng Zhivago.. có giả, nhưng thực hơn cả thực đó? 

Gấu nhớ, có lần nghe chính NMG than, cứ mỗi lần, tôi tính để cho nhân vật của mình thở ra mùi suy tư, triết học… là cứ thấy ngượng miệng, ngượng cả cây viết.
Nếu như thế, có thể những nhân vật thực của NMG, hằng hà sa số trong truyện của ông, đều thực, vì không dám suy tư, cũng nên!
Note: Những dòng viết của Gấu này, về NMG, có thể rất căng, nhưng… thà vậy, bạn ta khi đi, thì cũng còn có tí kỷ niệm mang theo, viết như viết vào hư vô, thì… chán chết! NQT
Tiện đây, post đoạn mở ra tác phẩm Đốt đuốc chơi đêm, The Perpetual Orgy: Flaubert & Madame Bovary, cũng nói cái chuyện “giả mà bảnh hơn thực”.
Flaubert chẳng đã từng phát điên lên, vì con điếm Bovary thì cứ sống hoài, còn ta thì chết như con chó, sao? (1)
AN UNREQUITED PASSION
Criticism would perhaps be simplified if, before setting forth an opinion, one avowed one's tastes; for every work of art contains within itself a particular quality stemming .from the person of the artist, which, quite apart .from the execution, charms us or irritates us. Hence only those works which satisfy both our temperaments and our minds arouse our unqualified admiration. The failure to make this fundamental distinction is a great cause of injustice. -Preface to Dernières chansons by Louis Bouilhet
"The death of Lucien de Rubempré is the great drama of my life," Oscar Wilde is said to have remarked about one of Balzac's characters. I have always regarded this statement as being literally true. A handful of fictional characters have marked my life more profoundly than a great number of the flesh-and-blood beings I have known. Although there is no denying that when literary characters and human beings are an immediate presence, a direct contact, the reality of the latter prevails over that of the former-nothing is as alive as the body that can be seen and touched-the difference disappears when both become part of the past, of memory, to the considerable advantage of the first over the second, whose fading in our minds is irremediable whereas the fictional character can be brought to life indefinitely, merely by opening the pages of the book and stopping at the right lines. In that heterogeneous, cosmopolitan circle, a gang of friendly ghosts whose members come and go, depending on the period of my life and my mood (today I might mention, offhand: D'Artagnan, David Copperfield, Jean Valjean, Prince Pierre Bezukhov, Fabrice del Dongo, the terrorists Cheng and the Professor, Lena Grove and the tall convict); none of them has been present as persistently, and with none of them have I had as clearly passionate a relationship, as Emma Bovary. That story may perhaps serve as a small example that will help to shed light on the much-discussed, enigmatic relationships between literature and life.
(1) Tại sao 'con điếm’ Bovary cứ sống hoài, trong khi ta nằm đây, chết như một con chó ghẻ? (Flaubert cried out against the paradox whereby he lay dying like a dog whereas that ‘whore’ Emma Bovary, his creature… continued alive.
G. Steiner, The Uncommon Reader
Cái chuyện Zhivago chết, chưa ghê bằng, cái chuyện tiếp theo đó, cũng do D.M. Thomas kể, trong một tác phẩm khác của ông. Zhivago, giả, chết, bắt hồn kẻ sống đi theo cùng với ông, mới kinh hồn bạt viá.
*
"Tôi trở nên khiếp đảm bởi nghệ thuật", D. M. Dylan Thomas mở đầu "Hồi tưởng & Hoang tưởng". Với ông, khả năng thấu thị, nhìn thấy cái chết, trước khi nó xẩy ra, ở một cậu bé, chính là "phép lạ" của nghệ thuật, (ở chúng ta). Và ông trở nên khiếp đảm, bởi nó.
"Nghệ thuật là những ngã ba ngã tư tàn khốc, mang tính Oedipe. Nơi mộng mị, tình yêu, và cái chết gặp gỡ. Zhivago của Pasternak chiêm nghiệm một điều, rằng nghệ thuật luôn luôn là suy tư về cái chết, từ đó sáng tạo ra sự sống. Điều ngược lại cũng hoàn toàn đúng.
Cách đây vài năm, tôi đi thăm Lydia, người chị/em gái, của Pasternak. Một căn nhà từ hồi Victoria, ọp ẹp, tối thui. Chủ nhà, một người bà già nhỏ nhắn, rệu rạo, lưng còng, mang đôi giầy cụt lủn, lủng lẳng bị chìa khoá... Bà dẫn vào nhà bếp, mời dùng cà phê. Một cái hũ cà phê, loại uống liền, hai cái ly trắng, mẻ. Câu chuyện nhạt thếch. Tôi không làm sao liên hệ bà với Boris, người sáng tạo ra Zhivago, và Lara. Sau cùng, bà hỏi tôi có muốn đi xem mấy bức họa của ông thân sinh. Một cách biết ơn, tôi nói vâng. Tôi đi theo đôi giầy cụt ngủn, bị chìa khoá lên lầu. Bà mở cửa căn phòng. Một luồng mầu sắc và ánh sáng làm tôi chới với, nghẹt thở. Đúng là một phòng tranh tuyệt vời. Tôi nhận ra ngay Tolstoy, ở nơi Boris trẻ. Sàn ngổn ngang những khung, giá vẽ.
"Tôi đang sửa soạn một cuộc triển lãm", bà giải thích.
Như một bóng ma, tôi đi theo, suốt căn phòng rộng, uống từng hớp thiên tài Leonid Pasternak. Có đến vài phút đồng hồ, tôi đứng ngẩn trước một bức họa. Chân dung một người đàn bà đẹp, dáng mơ mộng, đang chải tóc. Tôi yêu liền ngay nàng.
"Nàng là ai vậy ?"
Bà già còng nhún vai:
"Ôi dào, tôi đó mà".
Chẳng thèm để ý đến nỗi mất mát lớn lao, là tuổi trẻ, và nhan sắc, bà quay đi.
Chẳng có gì đáng kể, ngoại trừ thiên tài bất tử của người cha. Tôi có cảm giác những bức họa đã hút sạch bao nhiêu ánh sáng, bao nhiêu đời sống từ căn nhà của cô con gái.
"Tôi nghĩ chắc là bà đã có bảo hiểm những bức họa?"
"Không, nếu bị đánh cắp, cái gì có thể thay thế?"
Trở lại bếp, bà cho tôi coi những bức hình gia đình, hầu hết là của Boris và con cháu của ông. Một trong những đứa cháu trai, Lyovya, đã chết trong những tình huống thật là kỳ bí, đáng sợ; bà bảo tôi. Chưa tới 30, đang khoẻ mạnh, nó lăn quay ra chết, vì đứng tim, ngay trên đường phố Moscow, đúng chỗ Zhivago bị bịnh tim quật ngã..."
 Thomas không thể không nghĩ đến một điều, cái chết của nhân vật giả tưởng Zhivago đã "ứng" vào người cháu trai. Thiên tài Pasternak đã biến đứa cháu thành một cái bóng, y hệt như cô con gái Lydia đã trở thành cái bóng của nghệ thuật, của ông thân sinh.
Và Thomas kết luận, đâu có gì là đáng ngạc nhiên, nếu tôi trở nên khiếp đảm vì nghệ thuật ? "Không phải cuốn sách của tôi là một tên sát nhân, nhưng đâu đó, từ những trang sách vang lên, tiếng cười sảng khoái, của quỷ...".
Nguồn

Trong The Sranger Shores, tập tiểu luận, nhà văn nhớn, nhà phê bình nhớn, nhà văn Nobel, Coetzee đi một đường ai điếu hơi bị sớm nhà văn hiện còn sống, Josef Skvorecky: …  Looking back over his career, Skvorecky produces a humorously modest obituary: “After years of socialism… he was..”. [Nhìn lại  sự nghiệp văn chương.... ]. Không biết ông nhà văn này có quê không, nhưng liền mới đây, cho ra lò một cuốn thật hách xì xằng, tờ TLS, số mới nhất đi một đường chào mừng: Josef Škvorecký's Ordinary Lives  A novel that reveals the horror inherent in life under totalitarianism, trong đó để nhẹ nhà phê bình nhớn, Nobel văn chương một câu: In 2002, in Stranger Shores, J. M. Coetzee published a premature obituary on Škvorecký’s literary career, implying he was finished as a writer.
Đọc, Gấu bỗng nhớ, chính Gấu, ngay khi NMG vừa xuất hiện, đã đi một đường bói mu rùa, tay này không biết viết truyện dài. Nay, về già, nhìn lại "nghiệp" của mình, Gấu băn khoăn, như KD, tự hỏi, không hiểu do đâu mà dám phán như thế, về một nhà văn sau này là tác giả của hơn một trường thuyên tiểu thuyết, và câu vinh danh của Da Mầu trong số đặc biệt, ra lò như để cho kịp cái chuyện, có thể nhà văn của chúng ta, như Gấu này, chẳng còn ở lại bao lâu nữa với chúng ta nữa [vậy mà Gấu đếch được hân hạnh đó]: Nguyễn Mộng Giác không còn là một tên tuổi xa lạ với độc giả trong cũng như ngoài nước.
"Không còn xa lạ", hẳn là để nói cái chuyện NMG đã bệ tác phẩm về rồi.
Cái sự về của NMG cũng có quá nhiều vấn đề phi văn chương!
*
Chẳng hạn nhiều người vẫn nghĩ nhân vật Tường trong Mùa Biển Động là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Quả tình tôi có lấy một vài hoạt động của HPNT thời kỳ tranh đấu Phật giáo hoặc một vài chi tiết khác của cuộc đời anh cho vào truyện, nhưng nhân vật Tường của Mùa Biển Động không liên quan gì tới nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện ở Huế.
NMG: Tha Hương.

Sự thực, NMG có thể lấy hết cả cuộc đời của HPNT đưa vào tác phẩm của mình, cũng chẳng ai có ý kiến, vì có ai biết, đó là cuộc đời của HPNT, trừ những người biết rành về ông ta. Trong văn chương, đã có rất nhiều trường hợp như vậy, nhưng đâu có ai nói gì, ấy là vì, tác giả đã dùng một cái tên giả, khác hẳn tên thực ở ngoài đời. Khi NMG dùng ngay tên thực của HPNT, một cách nào đó, ông đã vi phạm trầm trọng đạo đức văn chương. Gấu chắc chắn một điều, nếu không lấy cái tên Tường, ông mất đi rất nhiều độc giả, thứ tò mò muốn viết về cuộc đời riêng của HPNT.
Và khi sử dụng tên Tường như vậy, ngay lập tức, những gì ông viết về nhân vật Tường, độc giả kể như là chính me-xừ HPNT, ở ngoài đời, đã làm những chuyện đó, trong có cả cái chuyện “làm thịt' một cô gái yêu thương anh ta, nếu Gấu nhớ không lầm!
*

Ông có điều gì truyền cho đám nhóc tập tành viết?
Simenon: Viết được coi như là một nghề, a profession, và tôi không nghĩ, nó là một nghề. Tôi nghĩ, đừng cần là nhà văn; khi có thể làm một điều gì đó, thì nên làm [I think that everyone who does not need to be a writer, who thinks he can do something else, ought to do something else]. Viết không phải là một nghề nhưng là một thiên hướng của sự bất hạnh, writing is not a profession but a vocation of unhappiness. Tôi không hề tin có một thằng cha nghệ sĩ nào mà lại hạnh phúc.
Tại sao?
Bởi vì, thứ nhất, tôi nghĩ, nếu một người đàn ông có cái sự cần thiết, bức xức, để là một nghệ sĩ, if a man has the urge to be an artist, ấy là bởi vì hắn ta cần tìm chính hắn ta, it is because he needs to find himself. Mọi nhà văn cố tìm hắn ta qua những nhân vật của hắn, qua tất cả những gì hắn viết ra.
Hắn ta viết cho hắn ta?
*
Áp dụng những câu trên vào trường hợp NMG,
[if a man has the urge to be an artist, it is because he needs to find himself... ],chúng ta tự hỏi, tại làm sao NMG lại cần những nhân vật như Tường, như Nguyễn Huệ, thí dụ?


“La Peau”de Malaparte
Thua ai, thua anh bộ đội Cụ Hồ, thì còn vinh dự nào bằng!
Tuy nhiên, mọi thứ, hễ anh sờ vô, là trở thành hư ruỗng.
Anh vừa mới cười với một cô gái trong trắng, xong, là cô ta biến thành điếm!
Một khi mọi lý tưởng chỉ là cứt đái, thì lá cờ độc nhất, cho một con người, là làn da của chính anh ta.


100 năm ngày sinh của Simone Weil

Simone Weil (1909-1943)

 Martin Steffens

*

Longue discussion, hier soir, avec un poète hongrois (Pildusky) sur Simone Weil, qu'il considère comme une sainte. Je lui dis que je l’admire également mais qu'elle n'était pas une sainte, qu'elle avait en elle trop de cette passion et intolérance qu'elle détestait dans l'Ancien Testament dont elle est sortie et auquel elle ressemble malgré le mépris où elle le tenait. C'est un Ezéchiel ou un Isaïe féminin. Sans la foi, et les réserves que celle-ci implique et impose, elle aurait été d'une ambition effrénée. Ce qui ressort chez elle, c'est la volonté de faire accepter à tout prix son point de vue, en brusquant, en violentant même l'interlocuteur. J'ai dit encore au poète magyar qu'elle avait en elle autant d'énergie, de volonté et d'acharnement qu'un Hitler ... Là-dessus, mon poète ouvrit de grands yeux et me regarda intensément, comme s'il venait d'avoir une illumination, A mon étonnement, il me dit: “Vous avez raison ... ».

Ces deux Juives extraordinaires: Édith Stein et Simone Weil. J'aime leur soif, et leur dureté envers elles-mêmes.

Ce qui manque à Simone Weil, c'est l'humour. Mais si elle en eût été pourvue, elle n'aurait pas fait de tels progrès dans la vie spirituelle. Car l'humour fait manquer l'expérience de l'absolu. Mystique et humour ne vont pas ensemble.
Cioran

Tranh luận dài, chiều qua, với một thi sĩ Hung, về Simone Weil, mà ông ta coi là một vì thánh. Tôi nói, tôi cũng nể trọng bà, nhưng bà không phải là một vì thánh, bà có ở trong bà quá nhiều đam mê, và sự thái quá, mà bà ghét bỏ ở trong Cựu Ước, mà bà từ đó ra, mà bà giống nó, mặc dù khinh nó. Đây là một Ezéchiel hay Isaïe, nữ. Không có niềm tin [tôn giáo], và những gìn giữ mà nó hàm ngụ và đặt để, thì bà sẽ trở thành một niềm đam mê vô chừng, không sao kìm giữ. Từ bà toát ra một ý chí, muốn bắt buộc người nghe chấp nhận với bất cứ giá nào, quan điểm của bà, dù có phải đè bẹp, nếu cần bằng bạo lực. Tôi còn nói với nhà thơ, bà có trong bà, nghị lực, ý chí, sự hăm hở, chẳng thua gì và có thể còn hơn cả Hitler…. Nhà thơ mở to mắt, nhìn tôi chăm chú, như vừa ngộ ra một điều gì đó, và trước sự kinh ngạc của tôi, ông ta nói: “Ông có lý”.

Hai phụ nữ phi thường Do Thái này, Édith Stein và Simone Weil, tôi yêu sự khát khao, và sự cứng rắn của họ đối với chính họ.

Điều thiếu ở Simone Weil, là hài hước. Nhưng nếu bà có nó, thì bà không thể có được những thành tựu khủng khiếp như thế ở trong đời sống tinh thần. Bởi vì hài hước thui chột kinh nghiệm về tuyệt đối. Bí nhiệm và hài hước không đi chung với nhau.
*
V/v Những nhận định của Cioran về Weil, để ‘rộng đường dư luận’, nay post thêm.
EMMANUEL LÉVINAS
L'intelligence de Simone Weil dont ne témoignent pas seulement ses écrits, tous posthumes, n'avait d'égale que sa grandeur d'âme. Elle a vécu comme une sainte et de toutes les souffrances du monde. Elle est morte. Devant les trois abimes qui nous séparent d'elle - et dont un seul est franchissable - comment parler d'elle, et surtout, comment parler contre elle?
“Des hommes ... peuvent se croire et se dire athées bien que l’amour surnaturel habite dans leurs âmes. Ceux-là sont certainement sauvés.» Cette affirmation est nôtre. Elle est certainement dans la Bible. Mais Simone Weil hait la Bible. Nous appelons Bible ce que les chrétiens désignent par Ancien Testament. La passion antibiblique de Simone Weil a pu blesser et troubler des israélites. A eux, il faut parler.
On est certes infiniment plus ridicule à porter secours à la Bible qu'à discuter avec une morte fût-elle sainte et géniale. Mais le contact du judaïsme occidental avec les Ecritures est devenu depuis un siècle si incertain - je veux dire si étranger à l'esprit talmudique - qu'il se défait sans résistance sous les coups d'une argumentation pour peu qu'elle soit nourrie à d'autres sources qu'aux «cours d'instruction religieuse “.
On a reproché à Simone Weil d'avoir ignoré le judaïsme. Et, ma foi, elle l'a ignoré royalement. Mais on se trompe beaucoup en pensant que la culture courante dans ce domaine l'aurait instruite. Elle avait l'exigence d'une pensée et on lui aurait offert ces méditations privées et familiales dont, d'une manière incompréhensible, nous nous contentons pour notre vie religieuse, alors que, pour notre vie intellectuelle, il nous faut un Kant ou un Newton. Rencontrer un vrai maitre du judaïsme est devenu question de chance. Chance qui dépend beaucoup de celui qui la cherche. Elle est faite de discernement. La plupart du temps on la laisse passer. C'est une différence de potentiel intellectuel entre Simone Weil et une science du judaïsme devenu “oubli de science”, tout entière transsformée en homilétique ou en philologie, qui constitue la tragédie de ceux que Simone Weil troubla.
Si l'on veut sans présomption ouvrir un débat il faut donc renoncer à une bataille de théoloogie et de textes. Il faut se placer sur le terrain de la logique que nous avons en partage avec nos contemporains non juifs, partir des études que nous avons faites comme eux.

Il y a dans la doctrine de Simone Weil deux thèses troublantes. Elle impose une lecture de la Bible telle que le Bien y soit toujours d'origine étrangère au judaïsme et le Mal spécifiquement juif. Et elle se fait du Bien une idée absolument pure, excluant tout mélange, toute violence. Parce que la deuxième thèse apparait comme évidente à l'intuition - sinon à la pensée - de l'Européen de nos jours, la première thèse peut désemparer. Antijudaïsme du type gnostique, concernant davantage les Hébreux que le judaïsme post-exilique, lequel heureusement aurait subi les influences bienfaisantes des Chaldéens, des Égyptiens, des druides peut-être, et de tous ces païens si authentiquement monothéistes. Rien de commun avec Hitler. Quel réconfort!
Qu'il y ait dans cette cécité foncière du judaïsme biblique à l'égard de la Révélation, un privilège surnaturel et une élection à rebours, aggravée d'une vocation de plagiaire et de faussaire, cela rendrait tout de même bien compromettante la position de la Bonté divine, pensée comme idée simple. Simone Weil s'explique ainsi que la Passion se soit déroulée en Palestine: c'est là qu'on en avait le plus grand besoin. On connait la suite.
Emmanuel Lévinas, “Simone Weil contre la Bible”, Évidences, n 24, 1952, repris dans Difficile Liberté.
Essais sur le judaïsme, Albin Michel/, 1983.


Life vs Death
Kundera, trong Bức Màn, cho rằng, muốn hiểu là phải so sánh . Và do muốn hiểu tiểu thuyết gia, ông so sánh với nhà thơ. Không phải bất cứ nhà thơ, mà nhà thơ trữ tình.
“Nội dung thơ trữ tình, theo Hegel, là nhà thơ, chính anh ta/chị ả. Anh ta nỉ non về mình, để làm bật ra ở những người nghe, những tình cảm, những trạng thái tâm hồn như anh ta cảm thấy. Và ngay cả khi nói về những đề tài ‘khách quan’, ở bên ngoài cuộc đời anh ta, thì nhà thơ trữ tình cũng vội vàng thoát thân để làm một cái chân dung về mình.
Âm nhạc và thơ có cái lợi hơn là hội họa, là nhờ cái chất trữ tình này, theo Hegel. Âm nhạc còn ghê hơn thơ, nó tới được những vùng sâu, nơi lời nói không thể tới được. Và từ âm nhạc, chúng ta suy ra, có một thứ nghệ thuật còn trữ tình hơn cả thơ trữ tình. Nói rõ hơn, chúng ta có thể suy ra, ý niệm trữ tình không chỉ hạn hẹp như là một ngành của văn học [thơ trữ tình] mà nó còn chỉ ra một cách hiện hữu ở đời, elle désigne une certaine facon d’être, và nhìn như thế, thơ trữ tình chỉ là một cách nhập thân bảnh nhất, hách nhất, của một con người choáng váng đến phát rồ, bởi tâm hồn của chính anh ta, và bởi cái ham muốn được nghe nó hát lên.
Với tôi, [Kundera], đã từ lâu, tuổi trẻ đúng là tuổi trữ tình, l’age lyrique, tức tuổi cá nhân chỉ xoáy vào mình, chẳng thể nào có thể nhìn, hiểu, và phán đoán một cách sáng suốt thế giới chung quanh. Và ông kết luận, trưởng thành có nghĩa là vượt qua được tuổi trữ tình!" Tiểu thuyết gia, là người sinh ra từ đống điên tàn của thế giới trữ tình, theo Kundera. [le romancier nait sur les ruines de son monde lyrique].
Có vẻ như thơ Mít, cả ở những nhà thơ sắp xuống lỗ, như BMQ, TT...  đều chưa thoát ra được cái thuở vãi lệ, và, vãi máu, của người khác, trong có bạn bè, người thân của họ.

Sao bac ghet talawas...?


The Lost Domain
Cuộc vạn lý trường chinh của Kadaré

Quê hương tưởng tượng

Đỉnh cao chói lọi