*

 




6 / 8
Trang thơ Đài Sử


tôi xa người, xa một mùi hương
bãi khuya, hồn ốc lạc thiên đường (1)
nhớ ai buồn ngất trên vai áo
mưa ở đâu về ? - như vết thương. DTL
To U, M. Tks. NQT

(1) Câu thơ đúng ra, phải như vầy: Lưới khuya, hồn ốc lạc thiên đường, cảnh Gấu hai, ba giờ sáng ngủ không được, bò lên net, đọc mail mới nhất của M.
Tks again. NQT
T.B : Xuống phố, (1) ghé tiệm sách, mua cuốn Viết Trong Bóng Đen, Writing in the Dark, essays on literature and politics, của David Grossman, trên đường về, đọc loáng thoáng được câu này:

Nhan đề cuốn sách Be My Knife của tôi là từ Kafka, trong thư gửi Milena: “Tình yêu đối với anh, đó là, em là con dao mà anh đưa tim ra để em đi một đường ngọt xớt”.
Love is to me that you are the knife I turn within myself.

Gửi M.: Be My Knife!
18.3.2009

Câu trích dẫn trên, trong “Những cuốn sách đọc tôi” Books that have read me, một tiểu luận thật tuyệt, mở ra bằng một hình ảnh trong phim Roma của Fellini, kể cuộc khai quật một ngôi mộ cổ, chìm lấp giữa tầng tầng lớp lớp những bức tường. Và khi lộ ra dưới ánh sáng mặt trời, chúng nhạt nhòa rồi nhanh chóng biến mất. Tác giả cho rằng, giải thích tiến trình của hứng khởi, inspiration, thì cũng giống như cố giải thích chuyện xẩy ra ở trong giấc mộng. Trong cả hai, chúng ta cố gắng sử dụng từ ngữ để diễn tả một kinh nghiệm cưỡng lại định nghĩa, và dù cố gắng tới cỡ nào thì yếu tính của giấc mơ, sự bí mật của nó, mối nối thoáng chốc, độc nhất, giữa người mơ và giấc mơ, luôn luôn là một thai đố không làm sao giải ra được.
Tác giả kể kinh nghiệm lần đầu đọc Hóa Thân của Kafka, thí dụ, và cảm thấy mình bị chìm đắm ở trong dải quyền năng văn học rộng lớn, và đầy hứng khởi, under the rays of a vast and inspiring literary power: Không nghi ngờ chi, rõ ràng là, một phần nào ở trong tôi, có lẽ cái phần sâu thẳm nhất, đã nhập vào cõi mộng.
Cũng trong bài viết, tác giả nhắc tới nhà văn Ba Lan gốc Do Thái Bruno Schulz, một ông thầy dậy vẽ khiêm tốn, đã biến cuộc đời bình thường nhỏ bé của mình thành huyền thoại. Ông này tin, và hy vọng rằng, cuộc sống thường nhật, ngày lại ngày, của chúng ta, là, và chỉ là, một chuỗi của những phút giây, những chương hồi, những giai đoạn thần kỳ, những mẩu đoạn, khảm trong đó những hình ảnh cổ xưa, từ đời nảo đời nào, những mảnh vụn của những huyền thoại tản mác, thất lạc...
*
Ui chao, cái cảnh, lưới khuya mò vào, đọc mail M, và cảm thấy "hồn ốc nhập thiên đường" mà chẳng huyền hoặc sao?
V/v Schulz. Trong Inner Workings, Coetzee
đưa ra một hình ảnh thật thần kỳ về Schulz, người nghệ sĩ "trưởng thành trong thơ ấu", 'mature into childhood'.
(1) Xuống phố, tậu được mấy cuốn, toàn thứ tuyệt:

Le Liseur, [Người đọc sách], bản tiếng Tây, cộng bản tiếng Anh, rảnh dịch hầu độc giả Tin Văn.
The Liberal Imagination, Tưỏng tượng phứa, của Lionel Trilling, tái bản 2008, có bài tựa của Louis Menand, trong có bài viết về Fitzgerald và Đại gia Gatsby, tuyệt cú mèo. Trilling là tay phê bình gia chuyên viết cho Người Nữu Ước và Điểm Sách Nữu Ước. Thời của ông là thời của Đại gia Fitzgerald.
Writing in the Dark, Viết trong bóng tối, của David Grossman, tuyệt. Cũng một cuốn viết về Lò Thiêu.
The Paris Review Interviews, tập Ba. Trong có bài phỏng vấn Simenon, Salman Rushdie, tuyệt.
Rushdie, khi được hỏi, khi ông đang viết, ông có lúc  nào nghĩ tới ai sẽ đọc ông, trả lời, tôi thực sự không biết, nhưng khi còn trẻ, tôi thường nói, Không, mình chỉ đầy tớ cho tác phẩm. [No, I’m just the servant of the work], và tay phóng viên thú quá, gật gù, Bảnh thật! [That’s noble]


'Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung về nước biểu diễn
Tiếng hát "Nỗi buồn gác trọ" một thời sẽ tái ngộ khán giả TP HCM vào 2 đêm 20-21/3. Ca sĩ Phương Dung tâm sự về lần hát đầu tiên và công việc từ thiện mà chị đã âm thầm thực hiện gần 13 năm nay tại quê nhà.
Vn_Express
Ui chao, mấy em AV ái viếc, TL thanh liếc, làm được như nhạn trắng? Có em nào phát biểu nổi một câu như PD:
Về hình ảnh, chiếc áo dài luôn là chọn lựa duy nhất mỗi khi tôi biểu diễn. Trước đây và bây giờ vẫn như thế. Nó góp một phần làm nên cái tên Phương Dung trong lòng khán giả. Cho nên, tôi xem cái tên như là sinh mệnh thứ hai của mình vậy, phải giữ đạo đức cá nhân thế nào để tên tuổi của mình xứng đáng với tình yêu thương và sự quý trọng mà mọi người dành cho mình.
Tuyệt!



*

Nhân tưởng niệm 100 năm ngày sinh của Simone Weil, Tin Văn sẽ dịch bài viết của Steiner về bà, Thứ Sáu Xấu, Bad Friday [March 2, 1992]. Trong cuốn Steiner ở tờ Người Nữu Ước.
*
OUR VEXED CENTURY would be much thinner without the witness of Simone de Beauvoir, without the power of that prodigious woman to make her ardent life a critique of gender, of society, of literature and politics. And Hannah Arendt persists as a pivotal figure in political and social theory, and as one of the compelling voices out of the totalitarian dark. But neither woman was a philosopher in any strict sense. Here extreme precision is needed. Philosophic thought is that which bears on questions rather than answers; where answers arise, they turn out to be new questions. The honor of the craft is that of disinterestedness, of an abstention from practical yield. The philosophic stance-notably in its metaphysical reach and in where it touches (as it must, whether in acquiescence or denial) on the theological-is, in the rigorous sense of the word, unworldly. Characteristically, there lodges in the philosophic sensibility a certain indifference to, or even distaste for, the human body. By these harsh lights, there has been in the Western tradition only one woman philosopher of rank: Simone Weil.
Thế kỷ phiền nhiễu của chúng ta sẽ nhạt nhẽo đi nếu thiếu cái nhìn chứng nhân của Simone de Beauvoir, thiếu đi sự dũng mãnh của người đàn bà phi thường này, người đã dùng chính cuộc đời nóng bỏng của mình để phê phán giống đực giống cái, xã hội, văn chương và chính trị. Nó cũng nhạt hẳn đi nếu thiếu Hannah Arendt, kiên trì như một nhân vật trụ cột của một lý thuyết về chính trị và xã hội, một trong những tiếng nói bất khuất, bật ra từ đêm đen toàn trị. Nhưng không một ai trong hai bà này là triết gia theo đúng nghĩa nghiêm ngặt nhất của từ này. Cực kỳ chính xác là điều cần thiết ở đây. Tư tưởng triết học đặt nặng vào câu hỏi hơn là câu trả lời và khi câu trả lời dấy lên thì hóa ra lại là một câu hỏi mới. Vinh danh “nhất nghệ tinh” của “nghề triết”, là ở cái bất vị lợi, điều vô cầu, ở cái không để nhuốm mình vào một trường thực tiễn. Dáng đứng triết học – đáng kể nhất là ở trong cái thế vươn tới, và đụng vào, cõi thần học, như nó bắt buộc phải như vậy, dù muốn dù không - là, vô thường, theo nghĩa chính xác của từ vô thường.
Chi ly, đặc nét mà nói, cảm tính triết học cưu mang ở trong nó một sự dửng dưng, và hơn cả thế, một sự ghê tởm thân xác con người, [cái túi thịt thối tha như nhà Phật nói]. Dưới ánh sáng tàn nhẫn khắc nghiệt như thế, ở truyền thống Tây Phương, chỉ có một triết gia duy nhất xứng đáng với tầm cỡ của nó, và đó là Simone Weil.


Một con thỏ ở Patagonie
H
ồi ký của Claude Lanzmann


The Lost Domain

Cuộc vạn lý trường chinh của Kadaré

 Quê hương tưởng tượng


Kỷ niệm đẹp trong đời viết văn

Cái câu chuyện Simenon nhờ nữ sư phụ Colette phán cho một câu, mà trở thành nhà văn, Gấu đọc, như một giai thoại, vào thời mới lớn, mới tập tành viết, và cứ gật gù mãi, ấy là vì, Simenon học chỉ một chiêu mà thành đạt ghê gớm như vậy, trong khi Gấu được ông anh, thay mặt Trình Giảo Kim trong Thuyết Đường truyền cho tới ba chiêu búa thần, chẳng lẽ không nên cơm cháo gì sao! Bây giờ, vớ được bài phỏng vấn, thì mới thủng chuyện.
Georges Simenon.
Chỉ một mẩu khuyên, a piece of advice, từ một nhà văn mà thật quá có ích cho tôi. Đó là từ Colette. Tôi đang viết truyện ngắn cho tờ Matin, Buổi sáng, và Colette thì là nhà biên tập văn học vào lúc đó. Tôi nhớ là tôi đưa cho bà hai truyện ngắn, và bà quẳng lại, và tôi lại thử nữa, nữa, và cứ thế, cứ thế. Sau cùng, bà nói, Coi nè, nó quá văn chương, luôn luôn quá văn chương. [Look, it is too literary, always too literary]. Vậy là tôi theo lời khuyên của bà. Và đó là điều tôi làm khi viết, và là công việc chính của tôi, khi tôi viết lại, the main job when I rewrite.
Ông muốn nói gì với từ ‘too literary’? Những gì ông cắt bỏ, một số từ này, từ nọ?
Tính từ, trạng từ, bất cứ một từ có đó để tạo hiệu ứng, effect. Mọi câu có đó chỉ như là câu. Every sentence which is there just for the sentence. Bạn biết không, bạn có một câu đẹp, cắt! Mỗi khi tôi thấy một câu như thế ở trong một trong những cuốn tiểu thuyết của tôi, là cắt.
Ông đọc lại theo kiểu đó?
Hầu hết là như vậy.
Chứ không phải chuyện coi lại, chỉnh lại tình tiết [revising the plot pattern]?
Ô, chẳng bao giờ tôi làm chuyện đó. Đôi khi tôi thay đổi tên nhân vật…
Ông phóng viên cho biết, trong phòng ông, có đủ thứ niên giám điện thoại, chỉ để ông tìm tên cho nhân vật của ông!


Dọn

Đỉnh cao chói lọi
Tôi chia sẻ với Hoàng Hưng trong bài “Từ cách thưởng Hoa đến nhân cách Việt”. Hiện tượng ngang nhiên vặt trụi hoa anh đào chỉ trong một ngày người Nhật mang hoa đến triển lãm cho dân chúng Thủ đô Hà Nội thưởng thức, cũng như việc dẫm đạp bừa bãi và thi nhau bê hết mọi thứ trên đường phố hoa cũng ở Thủ đô trước Tết âm lịch báo hiệu một hiểm họa lớn hơn thế rất nhiều. Đó là: sự khủng hoảng đạo đức trong xã hội chúng ta đã vượt khỏi cái ngưỡng mà như một quy ước vô ngôn, mọi xã hội văn minh không bao giờ cho phép vượt. Hãy cứ nhìn vào nhiều ngõ ngách của đời sống, bất cứ vùng miền nào cũng diễn ra như cơm bữa những chuyện nhức nhối mà lý trí thông thường không thể giải thích, đôi khi có cả những chuyện tưởng chừng đã chạm đến bản năng sinh tồn nó phân biệt con vật với con người (mẹ ném con xuống sông, bố giết con, ông giết cháu, con giết bố giết mẹ…)[1] . Phải coi đây là một sự băng hoại không thể xem thường, một cảnh báo về nguy cơ tồn vong của cộng đồng dân tộc (bên cạnh những vấn đề vốn cũng đang cháy bỏng tâm can nhiều người lâu nay như sự suy thoái chưa cứu vãn nổi của ngành giáo dục đào tạo, việc bị ép “tới số” trong tranh chấp biên cương, lãnh hải mà lại phải cố tình tránh né, và việc mặc nhiên - hay là liệu pháp của chữ nhẫn? - đưa người Trung Quốc vào khai thác bauxite ở “Mái nhà Đông Dương”…).
Nhưng vì sao dẫn đến tình trạng ấy? Câu hỏi này đòi hỏi phải được giải đáp sâu sắc, tỷ mỉ, từ nhiều bình diện mà truy cứu đến tận gốc. Một đáp án vội vàng nào cũng chỉ là ứng phó tạm thời. Dẫu sao có còn hơn không, hãy góp nhiều cách nghĩ, có thể cảm tính cũng được đi, để soi rọi vào sự thật phũ phàng, giúp các nhà khoa học lần tìm ra manh mối. Từ góc độ xã hội học lịch sử mà nói, thiết nghĩ, hình như từ rất lâu rồi người ta đã quá quen với kiểu hành xử dung dưỡng cho cái ác, cái tham, cái dối trá, cái bợ đỡ, cái hèn hạ… núp bóng cái chân, cái thiện, cái chính trực để tung hoành một cách hợp pháp như một lối sống đương nhiên mà ai cũng phải chịu đựng, và sau nhiều thập kỷ đã biến thành một hiệu ứng tâm lý chai lỳ, mất sức đề kháng, thậm chí ở một số ít nào đấy mất luôn cả phản xạ thiện lương. Dư luận cộng đồng đã phản ứng thế nào trước những vụ việc khủng khiếp như vừa dẫn ở trên? Nhà chức trách đã có biện pháp gì đối với hàng loạt “Những phận người chết chậm”[2] mới chỉ điều tra riêng ở một tỉnh Thái Bình mà đã thấy kinh rợn? Chưa thấy có một tín hiệu đủ làm cho một ai an lòng. Ngược lại, có vẻ như “sống chết mặc bay”, kẻ mất hết lương tri cứ thế mà vào tù, rồi lại tiếp tục sinh ra những kẻ khác; người bị dị tật thê thảm cứ thế mà chui rúc dưới hầm sâu chờ ngày tận số.
Nguyễn Huệ Chi [Talawas]
Gấu này đã báo động từ lâu rồi! Tình trạng này, nguồn cơn này… ở đỉnh cao chói lọi, là chiến thắng Miền Nam, mà ra, mà dẫn tới!
Đây là đòn gậy ông đập lưng ông, hay phản ứng ngược, của chiến thắng thần kỳ.
Đang là Kẻ Cứu Vớt, đùng một cái, sau 30 Tháng Tư, biến thành Quỉ Vương.
Không phải Gấu, mà là D.M Thomas, khi đọc, và viết về của cuộc đời Solz, nhìn ra quái trạng này!
The Moment
3.10.09: New York City
NOBEL LAUREATE AND HOLOcaust survivor Elie Wiesel calls Bernie Madoff evil, and who better to judge? Both Wiesel and his foundation were wiped out, along with thousands of other investors in Madoff's $50 billion Ponzi scheme.
Families were ruined; victims have killed themselves; charities have had to shut down. So, what punishment could fit such crimes, and what are the odds that anyone will come away feeling that justice was done?
We have met thieves before, but few so epic ally wicked. There is something about Madoff's ability to look people in the eye as he stole from them, to accept accolades from the charities he was destroying, to absorb the praise of people who trusted him over decades of deception. He started out as a lifeguard, then let people drown.
"Cái vụ này", nhìn một cách nào đó, giống y chang quả lừa của Madoff. Quái quỉ thế.
Elie Wiesel, Nobel hòa bình, sống sót Lò Thiêu gọi Madoff là Quỉ. Còn người nào, đủ tư cách, thẩm quyền hơn ông? Cả ông, và Hội từ thiện của ông đều chẳng còn đồng xu dính túi, sau cú lừa, nhưng trước đó, dưới mắt nhiều người tin cậy, và hàm ơn, thì Madoff đúng là kẻ cứu vớt.
Trước 30 Tháng Tư 1975, Miền Bắc, VC chẳng là kẻ cứu vớt dân Mít ư?
Sau 30 Tháng Tư, The Moment, bộ mặt Quỉ mới lộ ra.
Cái Ponzi Scheme mà chẳng có đỉnh cao chói lọi của nó sao?
We have met thieves before, but few so epic ally wicked: Câu này mà chẳng tuyệt sao, khi áp dụng cho cả một miền đất, đúng hơn, cho Bắc Bộ Phủ: Chúng ta đã từng gặp kẻ trộm, kẻ cướp, nhưng ít kẻ ‘hoành tráng, sử thi, đỉnh cao chói lọi’ như [mấy] tay này!
Dân Mít cũng tin vào những chân lý “Không có gì quí hơn độc lập tự do, đánh thắng trận giặc này…..” và đã giốc hết mọi công sức, của cải, tính mạng vào cuộc chiến thần kỳ, và đúng ‘Thời Điểm”, the Moment, 30 Tháng Tư, là vỡ mộng.
Vỡ mộng rồi, thì là thảm họa.
Milosz đã từng gọi năm 1942 là Anus Mundi của Ba Lan. Mít chúng ta cũng có năm 1975, là Anus Mundi.
*
Năm Thế Giới
Trong lúc Gấu đi giang hồ vặt, thì đọc tin nhà thơ Milosz mất, ngày 14 tháng Tám, 2004.
Anus Mundi có nghĩa là hậu môn của thế giới. Theo Milosz, một người Đức đã viết ra định nghĩa này, để chỉ xứ Ba Lan, vào thời điểm 1942.
Nhưng Anus Mundi lại làm cho người đọc liên tưởng tới từ Anno Mundi, tiếng La Tinh, có nghĩa là "vào năm của thế giới" [in the year of the world], tức khi thế giới bắt đầu.
Milosz định nghĩa Anus Mundi: The cloaca of the world.
Như chúng ta đã biết, chỉ có loài vật thượng đẳng mới có cơ quan sinh dục riêng, hậu môn, nơi để bài tiết, riêng. Với loài hạ đẳng, chỉ có cloaca, tức hậu môn, dùng cho cả hai việc, làm cơ quan sinh dục và làm nơi bài tiết.
Xứ sở Balan vào năm 1942, là anus mundi, là theo nghĩa đó.
Khi Gấu mượn từ này của Milosz, trong bài viết về Nếu Đi Hết Biển của Trần Văn Thuỷ, là theo nghĩa của từ Anno Mundi, năm bắt đầu thế giới, và còn theo nghĩa năm Thượng Đế từ bỏ chúng ta, của triết gia người Do Thái, Emmanuel Levinas.
Và Gấu coi đó là năm 1975, đối với Việt Nam.
Hậu môn của thế giới.
Năm Thế Giới.
Năm "Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người". [TCS].
Năm chân lý "nước Việt Nam là một", bị lường gạt.
Bị làm nhục.
Nhật ký Tin Văn
Note: Bạn nhìn hình trên, Madoff, the moment, rồi nhìn hình Big Minh, và ngẫm lại câu của BT, coi có ý chang:
-Chúng mày còn cái chó gì nữa mà… bàn giao!

*
Đại úy [VC] Phạm Xuân Thệ tay vẫn lăm lăm súng ngắn, áp giải Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu ra xe đi đến đài phát thanh.
DVM chắc không bao giờ nghĩ VC đối xử với ông như thế này?
*

Ảnh chụp trong phòng thu âm, đài phát thanh Sài Gòn 30-4-1975, chuẩn bị phát băng tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh. Tác giả bức ảnh này là nhà báo Kỳ Nhân - một nhà báo đối lập trước năm 1975, lúc đó đang cộng tác cho Hãng tin AP (Mỹ). Người đứng ngoài cùng bên phải là Đại úy [VC] Phạm Xuân Thệ. Nguồn: Tuổi trẻ

*
Cái ảnh mà Tín đưa ra để cho rằng mình là người tiếp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh là cái ảnh này.
*
Có một chi tiết thú vị về sự đối đầu cái tôi - cái ta trong cuốn sách “Giải phẫu cái tự ngã” của chuyên gia tâm thần Nhật Bản Takeo Doi (mà tôi mới dịch cho NXB Tri thức): các nhà quan sát tâm lý xã hội Nhật nhận thấy rằng: người Nhật sống trong nước Nhật rất tuân phục kỷ luật của tập thể “nhóm” - nhiều khi đến mức có thể nói là mê muội, nhưng khi ra nước ngoài du lịch, họ thường là thành phần “quậy” nhất, có lẽ là để bù lại sự nhẫn nhịn kéo dài mà mình phải chịu trong vòng cương toả của nhóm. Phải chăng sự quậy phá mang tên Hoa của ta cũng là một cách giải toả tâm lý tương tự của người Hà Nội sau những tháng ngày chịu sự cai quản nhiều khi khiên cưỡng của cả một hệ thống từ nhà trường, đoàn thể, đến khu phố, làng xóm, gia đình?
Hoàng Hưng [Talawas]
Đúng như thế, nhưng Hoàng Hưng chỉ nhìn thấy một nửa vấn đề. Những ngày tháng chịu sự cai quản, là vì giấc mơ tuyệt đẹp, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Chỉ đến khi, người dân thất vọng, vì bị đánh lừa, tới lúc đó, mới có phản ứng ‘quậy’.

Giấc mơ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước là giấc mơ tuyệt vời nhất của Miền Bắc, và nó càng thêm tuyệt vời khi rong ruổi với giấc mơ Mác Xít về một con người hoàn toàn, l’homme total, con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nằm dưới đáy sâu lịch sử của một miền đất, nằm nơi đáy sâu của bất cứ một con người Miền Bắc, vừa đẻ ra là đã có rồi, kể từ khi có Đàng Trong, còn là con thú săn mồi sống mà nhân loại có từ thời ăn lông ở lỗ, và cùng với con thú đó,  là cơn đói khát, ao ước được thoả mãn, thành thử rong ruổi với cái tốt, còn là cái xấu, cái đại ác của một miền đất quá cằn cỗi vì thiên nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng tới lòng người hà khắc, chai đá.
Tới thời điểm 30 Tháng Tư, thì cái tốt mất hết, chỉ còn cái xấu, con thú xổ chuồng, khi đẩy được Miền Nam vào thế bại trận, biến cả một miền đất thành chiến lợi phẩm. Đó là sự thực về cuộc chiến, theo Gấu.
Câu nói của DVM, chúng tôi chờ mấy ông để bàn giao, và hành động trước đó, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam trong vòng 24 tiếng, bắt VNCH bỏ súng, nói lên tấm lòng của người Miền Nam, nhưng câu nói của Bùi Tín, cũng nói lên "tấm lòng" của người Miền Bắc. Sự thực của cuộc chiến, chỉ cần hai câu nói, là quá đầy đủ!