*
 




&

Royal Ontario Museum
by Jennifer Tran


Súng và cà táp: Gun and briefcase
Timothy Snyder [TLS, 6 Tháng Ba, 2009] đọc The Kindly Ones, Những Kẻ Thiện Tâm của Littell.
“Một tên SS, một tay cầm súng, một tay cầm cà tạp, nhìn thấy cả hai, giấy và máu.”
Ui chao, y chang nhà văn Tô Hoài, khi viết Ba Người Khác, một tay kéo quần, một tay viết!
Như là một cuốn tiểu thuyết, thì không đáng tin cậy, Littell mắc vài lỗi… For a novel, The Kindly Ones in uncannily reliable as history. Littell makes some mistakes…
Một trong những lỗi lầm khi viết của Littell, là, nhìn sự vật gần quá, chúng hết còn mượt mà, “seen close up, things were proceeding less smoothly”
TLS đã từng có bài về Les Bienveillantes, khi bản tiếng Pháp ra lò và ẵm Goncourt. [
Look on these horrors: The blood-soaked nightmares of an SS officer. Justin Beplace đọc Jonathan Littell, Les Bienveillantes, TLS Nov 17, 2006]
*
Tiểu thuyết hiện hữu? Nhưng rồi chúng sẽ ra sao? Đây là câu hỏi của triết gia Mạc xịt G. Lukacs, trẻ, ở đầu thế kỷ 20. Và bây giờ chúng ta có câu trả lời: Cái chết của nó. Con người hiện đại chấp nhận mình là sinh vật sẽ chết, và chúng dậy chúng nhìn cuộc đời của chúng từ điểm cuối lần ngược trở lại. Kể từ khi ý thức cái chết, awareness of death, đem hình thức chót, final form, đến cho đời sống hiện đại, nó còn đem sự quen thuộc, the familiarity, đến cho sự viên mãn của câu chuyện,
the finitude of story. Tuy nhiên, nếu cái chết chia sẻ ‘hình thức’, liệu nó còn cung cấp luôn cả ‘nội dung’, cho tiểu thuyết?
Đúng là một câu hỏi quá căng! Bởi vì, mặc dù hơn 10 triệu con người Âu Châu bị chết về chủ thuyết Nazi và Xô viết, cái sự giết tập thể hàng loạt đó chẳng sản xuất ra nhiều tác phẩm văn chương cho Âu Châu như là được mong đợi, và điều này mới đau hơn hoạn: Đếch có một tác phẩm nào cho phép chúng ta nhìn hiện tượng, “được nhìn như là nó đã là, to be seen for what it was”.



Kệ sách của Hitler

Chúng ta đã biết Xì rất ưa đọc sách.
Thế còn Hit?
Cũng chẳng thua Xì. Tuy là Trùm Quốc Xã, nhưng chỉ khoái sách loại có người xài rồi, second-hand. Không khoái sách văn học. Cách đọc sách của Hitler rất hay, có thể sử dụng để trồng người được: In Mein Kampf, Hitler recommends a highly focused method of reading, in which you first decide what you want to know, then collect building blocks which will confirm or correct your opinions. In keeping with this "Boy's Bumper Book of Facts" approach to reading, he was always consulting encyclopedias. Trong cuốn Mein Kampf, Hitler đề ra một cách đọc sách xoáy vào điều mà bạn muốn đọc, rồi sau đó xây dựng một công trình đọc, gồm những khối, những khối này sẽ xác nhận và sửa sang, chỉnh đốn cái đọc của bạn. Ông luôn dùng bách khoa từ điển.




The Lost Domain

“Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc mà chẳng bao giờ tìm hiểu, analyze, nó. Tôi nhớ ra là chính mình khám phá ra cảm nhận này khi đọc nó lúc còn là học trò, nhiều năm trước đây. Đó là một kinh nghiệm về một sức mạnh kỳ lạ, đụng tới rất nhiều vùng bí ẩn của bản chất của riêng tôi, mà tôi thực tình chẳng muốn bất cứ kẻ nào nói cho tôi biết, như thế nghĩa là gì. Nếu phải so sánh cuốn sách với bất cứ một cuốn sách nào khác, thì đó là một điều báng bổ, chẳng khác gì một cô thiếu nữ vô tư thoải mái phô bầy nơi chốn đặc biệt cho kẻ phàm phu tục tử nhòm vào.
Mãi sau này trong đời, tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của riêng tôi, The Magus, dưới ảnh hưởng đậm đà của Miền Đã Mất. Kể từ đó, tôi hầu như đọc tất cả những gì Alain-Fournier viết, và vài cuốn sách viết về ông, và tôi thực hiện những chuyến hành hương về đất thánh, là hầu hết những nơi chốn chủ yếu của cuốn sách và của cuộc đời tác giả của nó. Nói ngắn gọn, tôi là một fan hạng nặng đến trở thành mụ mị, của ông, và vưỡn cảm thấy gần gụi với ông hơn là với bất cứ một tiểu thuyết gia nào khác, còn sống hay là đã chết.


**
*

Bài 'đại phỏng vấn' tay nhà văn Albania thật tuyệt. Có thể làm bài văn mẫu cho đám nhà văn Yankee mũi tẹt được!
Thí dụ những câu sau đây mà chẳng bảnh sao:
Theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, phải viết thứ văn chương "mùa xuân vĩnh viễn của nhân loại", chữ của Nguyễn Khải trong Gặp Gỡ Cuối Năm [nguyên văn, une littérature 'printanière']. Kết quả, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, mưa rơi ngay từ trang đầu tới trang chót.
Được hỏi, khi được Tây in sách, như DTH Mít "nhà mình" thí dụ, ‘phó phướng phông’?, Kadaré trả lời:
Với một nhà văn từ một xứ sở chư hầu của ông Xì, Stalinien, được in sách ở Tây là sống kiếp sống thứ nhì [réincarnation: tái nhập thế].
Trả lời câu hỏi, người ta nhắc hoài đến tên ông ở hành lang Nobel, ‘ông đã làm hồ sơ, và nạp đơn chưa’? [cái này thuổng trang Ngộ độc văn chương của thi sĩ NTT], ông trả lời:
Người ta nhắc nhiều đến tôi, và người ta tiếp tục. Ngày này qua tháng nọ, tôi cũng phải quen thôi. Có vài tay hay được nhắc như vậy, thành thử cũng có bạn.
*
Ismail Kadaré:
« Il n'y a pas trois vérités, il y en a treize, il y ena trente »
Il fut longtemps l'incomparable conteur d'une autre planète aux portes de l'Europe: l'Albanie d'Enver Hodja.
Toujours aussi prolifique, Kadaré revient avec nous sur le grand hiver passé et sur ses préoccupations actuelles.
Propos recueillis par ALEXIS LIEBAERT, photos DEREK HUDSON 

Plus de soixante livres, romans, recueils poétiques, essais, pièces de théâtre: en presque cinquante ans de vie littéraire, Ismaïl Kadaré a expérimenté tous les genres. Mais ce sont d'abord les romans, dès 1963 avec Le Général de l'armée morte, qui ont fait sa renommée internationale, miraculeuse pour un écrivain ayant oeuvré dans l'un des régimes les plus autarciques et ubuesques qui aient été, l'Albanie d'Enver Hodja. Kadaré est resté coincé dans l'étau de Tirana jusqu'en 1990, année où il décida de demander l'asile politique à la France. Rencontre avec l'une des plus grandes figures de la littérature mondiale, dont le dernier roman, L’Accident, est sorti cet été.
Vous vivez maintenant à Paris. Peut-on parler d'un exil ?
ISMAÏL KADARÉ. Non, on ne peut pas parler d'exil. Je partage aujourd'hui ma vie entre Paris et Tirana, moitié-moitié. Pendant une période, en effet, on a pu parler d'exil, mais j'avais annoncé en quittant mon pays que je reviendrais dès que la démocratie serait installée. Quand j'ai quitté l'Allbanie, c'était parce que je pensais que cela contribuerait à accélérer le processus démocratique. C'était pour moi la seule manière d'essayer de faire quelque chose. À cette époque, le pouvoir communiste, effrayé par ce qui se passait en Roumanie, avait promis de changer les choses. Mais ce n'était qu'un leurre. Il me fallait donc trouver d'urgence une caisse de résonance, un espace où m'exprimer pour dénoncer l'hypocrisie du pouvoir, parce qu'on ne pouvait rien dire là-bas: trois lignes, rien que trois lignes critiques, et c'était la prison. Mais je savais en partant que je reviendrais
Ismail Kadaré:
"Không chỉ có ba sự thực, mà có mười ba sự thực, có ba mươi sự thực."
Đã từ lâu, ông là người kể chuyện 'đả biến thiên hạ vô địch thủ' [không một ai so sánh nổi], từ một hành tinh ở ngay cửa ngõ của Âu Châu:  Xứ Albanie của Cha Già Dân Tộc, Đỉnh Cao Chói Lọi Enver Hodja.
Mắn đẻ như luôn luôn mắn đẻ, Kadaré trở lại với chúng ta và cùng với sự trở lại, là một mùa hè lớn lao và những bận rộn hiện thời của ông.
Hơn sáu chục cuốn sách, tiểu thuyết, thi tập, tiểu luận, kịch phẩm, và gần năm chục năm sống và viết. Nhưng chính những tiểu thuyết, từ 1963 và Tướng Âm Binh, một trong số đó, đã đưa ông lên đài danh vọng quốc tế, đúng là một phép lạ, đối với một nhà văn viết ở bên trong một chế độ độc tài, khắc nghiệt, lố lịch, và độc ác nhất, xứ sở Albanie của Enver Hodja. Kadaré bị kẹt cứng tại Tirana mãi đến năm 1990, năm ông quyết định xin tị nạn chính trị tại Pháp.
Sau đây là cuộc gặp gỡ với một trong những khuôn mặt lớn lao nhất của văn chương thế giới. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông, Tai Nạn, ra mắt vào mùa hè năm nay.
Bi giờ ông sống tại Paris. Liệu chúng ta có thể nói một tí về... lưu vong?
*

Ismail Kadare doesn't need to be dissident to be good
Tớ đếch cần phải làm nhà văn ly khai mà vưỡn viết bảnh như thường.

I'd like to thank my oppressor...
The "no Solzhenitsyn" dispute surfaced in hard print with articles in the Spectator and letters to the TLS. John Carey, chair of the IMB committee, retorted - quite reasonably - that the judges were not commissars: "Our unanimous decision to award the prize to Ismail Kadare was made solely on grounds of literary merit." Saddam Hussein (who has another novel out this year) would have got the same Olympian treatment.
Tớ đếch giống Solz. Tớ còn cám ơn mấy thằng cha bắt bạt tớ nữa!
Và ban giám khảo Booker cũng đâu phải là những chính uỷ!


Trò chuyện với dòng sông
Thanh Thảo viết về Tế Hanh

 Quê hương tưởng tượng

Đôi khi chúng tôi có cảm tưởng mình đang ngồi trên mình ngựa, lắc lư giữa hai nền văn hóa,, và đôi khi khác thấy mình té chỏng khu giữa hai cái ghế đẩu. Nhưng, mặc dù lạ lẫm, hàm hồ, trơn trượt, miếng đất này chẳng hề cằn cỗi đối với một nhà văn, và phải bám chặt lấy nó. Nếu văn chương là tìm mọi cách chọc thủng những khe hở, tạo những góc nhìn mới mẻ để mà xấn vào thực tại, thì một lần nữa, khoảng cách của chúng tôi và cái nhìn viễn vời mà chúng tôi có được nhờ nó, có thể cung cấp cho chúng tôi những góc nhìn như thế. Dù gì chăng nữa, chỉ nội nghĩ như thế, là cũng OK rồi, để mà bắt tay vào việc.
Những đứa trẻ của nửa đêm tấn công mục tiêu của nó từ một cái nhìn của một kẻ thế tục. Tôi là một thành viên của một thế hệ những người Ấn tin chắc bẩm vào lý tưởng thế tục. Một trong những điều mà tôi đã từng thích, và vưỡn còn thích, về nước Ấn độ, là nó dựa trên một thứ triết học không bè phái. Tôi không bị nuôi dưỡng ở trong một môi trường Hồi giáo chật hẹp; tôi không coi văn hóa Ấn độ như là xa lạ, ngoại lai, hay là quan trọng hơn, so với di sản Hồi giáo. Tôi tin rằng, điều này là do Bombay mà ra, một thủ phủ trong đó có hầm bà làng những tín đồ, tín hữu, những niềm tin, những văn hóa, và lạ lùng thay, chúng tạo ra một bầu khí không bè phái thật là đường được. Saleem Sinai có thể thoải mái sử dụng bất cứ một yếu tố nào, từ bất cứ nguồn nào mà anh ta chọn lựa. Điều này thật dễ dàng đối với một tác giả ở bên ngoài, thay vì bên trong xứ Ấn độ.
Tôi muốn trình bày điểm chót mà Những đứa trẻ của nửa đêm toan tính, liên quan tới chuyện miêu tả. Cuốn sách bị trong nước chỉ trích là miêu tả nước Ấn bằng một cái mầu không được tươi mát, và điều này còn là do giọng văn thảm thương thất vọng chán ngán của nó. Và cái sự thất vọng của một nhà văn ở bên ngoài nhìn về trong nước như thế, thì cũng thật dễ hiểu, dễ chọn lựa, hợp thời. Nhưng tôi không coi cuốn sách của mình có giọng điệu chán chường tuyệt vọng, hay có mùi hư vô chủ nghĩa. Cái nhìn của người kể chuyện không phải cái nhìn của tác giả. Điều mà tôi cố gắng thực hiện, là tạo ra một sự căng thẳng ở bên trong cuốn sách, một sự đối nghịch có tính ngược ngạo giữa hình thức và nội dung.


Kỷ niệm đẹp trong đời viết văn


Đỉnh cao chói lọi
Cái sự bành trướng về phía Nam là số phần của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng nơm nớp hai hiểm họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông Hồng nhỏ quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng co lại vì bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê sông Hồng chặn hết mọi phù sa mầu mỡ, nước sông ngày càng đục ngầu, mầu như mầu máu. Kể từ khi có Đàng Trong, là toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất Hứa. Thành ra giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc Kít.
Nhưng không ai có thể ngờ được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái Độc, Cái Ác của một miền đất.
Chỉ đến khi lấy được Miền Nam thì Cái Ác mới lộ diện.
Phải đầu hàng, không có bàn giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Mày phải đầu hàng, vì tao là kẻ chiến thắng, đất đai của mày, nhà của mày, vợ con của mày, của cải của mày, căn cước của mày… tất tất của tao, của chúng ông, tất tất đều chiến lợi phẩm. Hiểu chưa, chú gà tồ Big Minh!
*
*
*
"Le vent se faufilait silencieusement entre les failles, dans les gouffres de la montagne, avant de s'abattre sur les hameaux avec des gémissements comme venus de l'au-delà." Extrait
[Gió luồn qua những hẻm núí trước khi quất xuống làng mạc như những tiếng ma rên quỉ hờn] (1)
(1) Nhìn hình, Gấu bỗng nhớ đến Sến Cô Nương, và cái cảnh Cô Nương ra đầu ngõ...
Rõ chán!
Nhưng DTH, thay vì ra đầu ngõ, thì qua tận Paris!

Duong Thu Huong, Damnés du Vietnam

Tran Minh Huy, của tờ Le Magazine Littéraire đọc Đỉnh Cao Chói Lọi: Những kẻ trầm luân của Việt Nam
Au zénith est le livre d’un écrivain engagé, presque enragé, qui s’interroge avec douleur : Comment les héros de la guerre contre les Français en sont-ils venus à se plier à la culture du mensonge propre aux dictatures, et à se renier ?
Đỉnh cao chói lọi là một cuốn sách của một nhà văn dấn mình đến khùng điên, rồ dại, một nhà văn đau đớn tự hỏi: Tại làm sao, như thế nào, mà những anh hùng thời chống Tây sau cùng lại quỵ luỵ thứ văn hóa dối trá đặc sản của những chế độ độc tài, và từ chối chính họ?
Note: Từ Trầm Luân, được sử dụng ở đây, có thể là từ Debout, les Damnés de la terre, của Marx?
Vùng lên, hỡi những kẻ bị trầm luân, đọa đầy của thế gian này!
*
Những kẻ đọa đầy của Việt Nam
Với Đỉnh Cao Chói Lọi, một trong cuốn sách đẹp nhất của bà, DTH trở lại, qua ngả giả tưởng, với một thời kỳ tàn khốc, và ít được biết, của cuộc đời HCM. Để gìn giữ hình ảnh của Người, một vì thánh cống hiến hết mình cho đất nước, một nhà khổ hạnh chẳng hề bận tâm, chẳng để vướng mình vào bất cứ một thú vui xác thịt, Bộ Chính Trị đã không ngừng xóa sạch bất cứ một bóng hình người phụ nữ nào kế bên vị anh hùng quốc gia.
Chính vì vậy mà Xuân, cô vợ trẻ, mà HCM có với cô một trai [và một gái, như trong Đỉnh Cao], bị hãm hiếp và giết chết, bởi đích thân Ngài Bộ Trưởng Nội Vụ, khi cô muốn công khai hóa, chính thức hóa, cái chuyện, Bác Hồ là chồng của tôi, tôi là vợ của Bác Hồ. Cái vụ sát nhân của Ngài Bộ Trưởng Nội Vụ được dàn dựng như là một tai nạn xe hơi, và người ta còn tìm thấy ít lâu sau đó, xác của một cô gái bà con [cô em gái, như trong Đỉnh Cao]. Và chính người chồng tương lai của cô gái này đã la lên, sau khi được cô vợ sắp cưới kể cho nghe tất cả câu chuyện đã bao lâu bị chế độ ém nhẹm.
Vụ Bác Hồ có bồ nhí này, đã từng gây chấn động hải ngoại khi cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của VTH xuất hiện. Tuy nhiên, ở VTH, nó chỉ là thứ yếu, so với bận tâm chính của tác giả, về một ‘bông hồng khư khư cầm trên tay khi đi tù’. Nói rõ hơn, VTH bận tâm tả cuộc tù của ông, khí tiết của ông, và thái độ không hận thù những kẻ tống ông vô tù. Với DTH, và Đỉnh Cao, qua bản tiếng Pháp, và bản tiếng Anh sắp sửa ra mắt, cả thế giới mới được thưởng lãm.


Dọn


A Pedagogy of Hatred

I don't know if the world can do without German civilization, but I do know that its corruption by the teachings of hatred is a crime.
Cái việc dậy con nít hận thù là một tội ác. Cái sự thắng trận và băng hoại sau đó, chính là cái tội ác vì dậy con nít thù hận.