Vô
Kỵ Giữa Chúng ta
Đỗ
Long Vân, tác giả
Truyện Kiều ABC, Vô Kỵ Giữa Chúng Ta, Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ Xuân
Hương...
đã mất tháng Tám năm vừa qua (1997), tại quê nhà. Người biết chỉ được
tin, qua
mấy dòng nhắn tin, trong mục thư tín, trên tạp chí Văn Học, số tháng
Ba, 1998.
Ngay từ trước 1975,
ông đã sống một cuộc sống lặng lẽ,
"từ chối" mọi đặc quyền, nếu có thể gọi đây là một đặc quyền mà chế
độ Miền Nam dành cho những người có bằng cấp: được đi học trường sĩ
quan Thủ
Đức. Khi bị gọi động viên, ông đã trình diện như là "lính trơn",
nghĩa là chẳng trưng ra những bằng cấp, chẳng nhớ gì (?) tới những năm
tháng du
học Paris. Bạn với một số bạn lặng lẽ: Joseph Huỳnh Văn, Phạm Kiều
Tùng, hình
như có cả Nguyễn Tử Lộc, và đứa em út trong bọn, Nguyễn Đạt (gọi là em
út, vì
nhà thơ này là em ruột Nguyễn Nhật Duật), nghĩa là hầu hết anh em trong
nhóm
Tập San Văn Chương. Khi cả bọn xúm nhau làm tờ báo, chỉ có Joseph Huỳnh
Văn,"Tổng Thư Ký" tòa soạn, mới đủ tư cách mang "cẩm nang võ
công của Trương Tam Phong, tổ sư phái Võ Đang", nói nôm na, những bài
Cầm
Dương Xanh của anh, tới "Thiếu Lâm Tự", Bắc Đẩu Võ Lâm, để đổi lấy
một cách đọc bí kíp/văn bản: Hãy đọc ở độ thấp nhất, mức độ ABC, của nó.
Tôi chỉ còn giữ được
một kỷ niệm về Đỗ quân, về Nguồn Nước
Ẩn, khi cuốn sách được xuất bản, thời gian tôi đang phụ trách trang Văn
Học
Nghệ Thuật cho một nhật báo. Bèn viết bài giới thiệu.
Phải nói rõ một điều:
Đỗ Long Vân, cũng như tôi, và nhiều
người khác nữa, đều có chung một số ông thầy. Và cái trường phái võ
học/văn
chương đang thịnh hành hồi đó là cơ cấu luận, với những đại gia như
Roland
Barthes, Claude Lévi-Strauss... Khi đọc Nguồn Nước Ẩn, trí óc tôi còn
tràn ngập
những hình ảnh, những chiêu thức phê bình văn chương, thí dụ như, phê
bình là
siêu-ngôn ngữ, phê bình là một bản văn (choàng, cover) trên một bản
văn, là
sáng tạo của sáng tạo... Nói tóm lại, tôi không đọc tác phẩm của Đỗ
quân, mà
chỉ lo ca tụng nguồn võ công đã sản xuất ra một chiêu thức kỳ tuyệt như
thế.
Vẫn là câu chuyện Cửu
Dương Chân Kinh, của Thiếu Lâm, và võ
công của Trương Tam Phong, tổ sư Võ Đang. Tuy thoát thai từ Cửu Dương
Công,
nhưng Miên Chưởng, Thái Cực Quyền/Kiếm... là hoàn toàn do Trương Tam
Phong tổ
sư sáng tạo ra. Theo nghĩa đó, Cửu Dương thần công chỉ đạt tới mức siêu
việt
của nó, qua nhân vật Vô Kỵ, người mang trong mình tất cả những võ công
chính
tà: Cửu Dương/Càn Khôn Đại Nã Di. Nếu không có Trương Tam Phong, không
có Cửu
Dương Công, bởi vì nó sẽ mục nát trong Tàng Kinh Các, hay mãi mãi "ở
trong
dầu", tức là trong bụng một con vượn.
Đây một chân lý văn
chương/võ học, theo ý nghĩa của Borges,
khi ông viết về Kafka: mỗi nhà văn phải sáng tạo ra những tiền thân của
riêng
người đó. Bản thân Borges ảnh hưởng nặng nề Kafka, nhưng giữa những ngụ
ngôn
của ông, và của Kafka là một khoảng cách vời vợi.
Buổi sáng đó, Đỗ quân
rời núi, tới chùa (quán Cái Chùa, ở
đường Tự Do, Sài-gòn); khi một người nào đó, cùng ngồi bàn, nhắc tới
bài điểm
sách, và cho rằng, đây là những lời khen tác giả Nguồn Nước Ẩn, ông
nhìn tôi,
cười: Bạn ơi, bạn đâu có khen tôi, mà là khen Roland Barthes!
Tatyana Tolstaya,
trong một bài tưởng niệm nhà thơ Joseph
Brodsky, có nhắc đến một cổ tục của người dân Nga, khi trong nhà có
người ra
đi, họ lấy khăn phủ kín những tấm gương, sợ người thân còn nấn ná bịn
rịn, sẽ
đau lòng không còn nhìn thấy bóng mình ở trong đó; bà tự hỏi: làm sao
phủ kín
những con đuờng, những sông, những núi... nhà thơ vẫn thường soi bóng
mình lên
đó?
Chúng ta quá cách xa,
những con đường, những sông, những
núi, quá cách xa con người Đỗ Long Vân, khi ông còn cũng như khi ông đã
mất.
Qua một người quen, tôi được biết, những ngày sau 1975, ông sống lặng
lẽ tại
một căn hộ ở đường Hồ Biểu Chánh, đọc, phần lớn là khoa học giả tưởng,
dịch bộ
"Những Hệ Thống Mỹ Học" của Alain. Khi người bạn ngỏ ý mang đi, ra
ngaòi này in, ông ngẫm nghĩ rồi lắc đầu: Thôi để cho PKT ở đây, lo việc
này
giùm tôi....
Jorge Luis Borges:
Nói chuyện thơ
"Nói cho cùng, tất cả
chúng ta đều cố gắng là thi sĩ.
mặc dù những thất bại, tôi vẫn tiếp tục muốn là một thi sĩ." Borges mở
đầu
buổi nói chuyện, cho một số sinh viên tại đại học Columbia,
vào mùa xuân năm 1971. Ông lúc này đã mù, và phải nhờ đến người bạn, và
cũng là
người chuyên dịch ông.
"Tôi nghĩ những nhà
thơ trẻ thích bắt đầu bằng một điều
cực kỳ khó khăn - thơ tự do. Và đây là một lỗi lầm lớn. Nếu bạn tính
làm một
bài sonnet, thí dụ vậy, bạn có ảo tưởng, thực sự đã có một cái gì đó:
cái khung
của bài thơ. Cái khung có trước, cho dù dòng thơ đầu tiên chưa được
viết ra.
Rồi bạn chỉ việc kiếm từ có vần có điệu. Chúng làm mọi chuyện trở nên
dễ dàng
hơn. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi thích một bài sonnet, hơn là
một bài
thơ tự do. Nếu bạn lấy một vài trang đẹp nhất, trong Lá Cỏ của Whitman,
rồi hỏi
tôi, liệu chúng có hơn, một bài sonnet của Shakespeare, hay Keats, hoặc
Yeats,
tôi cho một câu hỏi như vậy, là vô nghĩa. Tôi thích cả hai. Tại sao lại
phải bỏ
một, nếu có thể giữ cả ? Nhưng sự khác biệt là như thế này: Nếu bạn làm
một bài
thơ vần, bạn đã có sẵn một vóc dáng, và người đọc có thể tham dự vào
vóc dáng
đó; trong lúc nếu bạn làm thơ tự do, mọi chuyện là do bạn. Kỹ năng của
bạn phải
cao. Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn là Walt Whitman, nội lực thâm hậu chỉ muốn
bật ra
thôi, bạn cứ làm thơ tự do, và đây là một điều đáng làm. Chuyện này đâu
xẩy ra
cho nhiều người trong số chúng ta. Tôi đã gặp phải lỗi lầm này, khi in
tập thơ
đầu. Tôi đọc Whitman, và tưởng chuyện dễ. Bởi vậy lời khuyên của tôi
đối với
những nhà thơ trẻ, là hãy bắt đầu bằng những thể thơ cổ điển; chỉ sau
đó, mới
trở thành cách mạng được. Tôi nhớ một nhận xét của Oscar Wilde - một
nhận xét
đầy chất tiên tri. Ông nói: 'Nếu không có thơ vần, chúng ta đều trở
thành thiên
tài'. Đây là chuyện đang xẩy ra ngày hôm nay, ít ra là tại xứ tôi. Hầu
như ngày
nào tôi cũng nhận được những cuốn thơ của những thiên tài hoặc mấp mí
thiên
tài: nghĩa là những cuốn thơ hình như chẳng có một chút ý nghĩa nào đối
với
tôi. Ngay cả những ẩn dụ ở trong đó, tôi không thể nào nhận ra được. Ẩn
dụ đề
nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Nhưng trong những cuốn thơ đó, tôi
chẳng
nhìn thấy bất cứ một nối kết nào. Tôi đã phạm vào lầm lẫn thiên tài như
vậy,
trong tập đầu, tập hai cũng vậy, và có lẽ ngay cả tập ba; và rồi tôi
khám phá
ra, có một điều gì thực sự huyền ảo, và không thể nào cắt nghĩa được,
về một
bài sonnet: Nó có thể đẻ ra đủ thứ, đủ loại thơ, khác nhau.
Nói tóm lại điều tôi
muốn nói ở đây: chạy đường dài, để phá
luật, bạn phải biết về luật. Chuyện hiển nhiên, nhưng mặc dù hiển
nhiên, có vẻ
như hầu hết các nhà thơ trẻ của chúng ta không hiểu - thì hãy để riêng
mấy nhà
thơ già ra một bên, như tôi chẳng hạn. Còn một chuyện lý thú nữa là:
tại sao
tôi thỉnh thoảng lại làm thơ tự do, đôi lúc lại thơ vần. Những bài thơ
của tôi
đã được làm ra như thế nào? Tôi có thể đang xuống phố, hay đang lên
xuống cầu
thang ở Thư viện Quốc gia - Tôi đang nghĩ tới Buenos Aires - và bất
thình lình
tôi biết có chuyện gì đó sắp sửa xẩy ra... Rồi thì tôi ngồi xuống. Tôi
để tâm
đến điều sắp xẩy ra. Có thể là một câu chuyện, có thể một bài thơ, hoặc
tự do,
hoặc thơ vần. Điều quan trọng, lúc này, là đừng can thiệp một cách thô
bạo. Chỉ
sợ tham vọng, không sợ Thần Thi, Bà Chúa Thơ, hoặc tiềm thức - nếu bạn
thích
huyền thoại học hiện đại - đến với chúng ta. Rồi thì, đúng lúc - nếu
tôi đừng
tự lừa rối, hoặc đừng làm rối mù mọi chuyện - tôi có được một dòng, có
khi chỉ
một ý niệm mơ hồ - một 'thoáng nàng', có lẽ vậy - nàng thơ. Rồi một
chút mờ mờ
ảo ảo đó tụ lại, và tôi nghe có tiếng nói trong tôi. Nhịp của tiếng nói
đó cho
biết, có nên làm thơ, rằng đây là một bài thơ tự do, hay thơ vần.
Còn một cách khác,
tôi nghĩ nó không tốt, đó là có rắp tâm
trước. Trò này, tôi cũng đã thử rồi. Cách đây một hai ngày, bất thình
lình, tôi
nhận ra mình có một rắp tâm, về một bài thơ. Nhưng hãy còn quá sớm để
làm bất
cứ điều gì. Phải đợi thời gian, trái chín sẽ rụng thôi. Tất cả chỉ để
nói lên
một điều: Thi ca được trao cho thi sĩ. (Poetry is given to the poet).
Tôi không
nghĩ, một nhà thơ cứ thích là ngồi xuống, rồi viết. Nếu anh ta làm vậy,
chẳng
có gì ra hồn được viết ra. Tôi làm hết sức, để thoát khỏi sự cám dỗ đó.
Tôi vẫn
thường tự hỏi, với sự kinh ngạc thực sự, làm sao tôi viết nổi một vài
tập thơ!
Nhưng tôi thường để những bài thơ kỳ kèo, nài nỉ tôi, và đôi lúc, chúng
thật
bướng bỉnh, trơ trẽn. Rồi tôi nghĩ, 'nếu mình không viết ra, nó cứ làm
khổ mình
hoài; cách tốt nhất là viết nó ra'. Mỗi lần như vậy, tôi theo đúng lời
khuyên
của Horace, là để nó qua một bên, chừng một tuần lễ, hay mười ngày. Và,
lẽ tự
nhiên, tôi kiếm ra những lỗi, và tôi sửa. Sau vài lần như vậy, tôi biết
là
không thể nào làm tốt hơn. Nếu tiếp tục, chỉ làm hại bài thơ. Thế là
tôi in nó.
In thơ hả? Tại sao?
Alfonso Reyes, nhà thơ Mexico
vĩ đại nhất, nói với tôi: 'Chúng ta phải in những gì chúng ta viết, bởi
vì nếu
chúng ta không làm, chúng ta cứ tiếp tục thay đổi nó, với đủ mọi biến
điệu, và
chúng ta chẳng thể nào đi xa hơn điều này.' Bởi vậy, điều tốt nhất, là
in ra,
rồi lo chuyện khác.
Tôi biết rất ít, về
tác phẩm của riêng tôi, theo kiểu nằm
lòng, bởi vì, tôi không thích điều tôi viết. Sự thực, tôi cảm thấy, cái
cõi
riêng của mình được diễn tả thật tuyệt vời, ở thơ 'người', bởi vì tôi
biết mọi
sở đoản của tôi, mọi khiếm khuyết của tôi; tôi biết dòng thơ 'lạ' này
yếu, và
cứ như thế. Tôi đọc thơ người theo kiểu khác: không bao giờ nhìn thật
gần. Và
bây giờ, trước khi chúng ta đọc một bài thơ của tôi, có ai có câu hỏi
nào
không? Tôi rất cảm ơn những câu hỏi, và cũng nên nói thêm, tôi không
thích sự
nhất trí."
Hỏi: Về thơ vần, ông
có nghĩ là, tất cả tùy thuộc vào loại
thơ mà ông đã trưởng thành?
Borges: Câu hỏi thật
kỳ cục. Có vẻ như ông có quá ít tò mò,
về quá khứ. Nếu ông viết bằng tiếng Anh, thì đó là một truyền thống.
Ngôn ngữ,
tự thân, là một truyền thống. Tại sao không theo truyền thống thật dài,
thật
xuất sắc của những nhà thơ sonnet, thí dụ vậy? Tôi nhận thấy thật lạ
lùng, khi
bỏ qua thể thơ (form). Nói cho cùng, ít nhà thơ làm thơ tự do hay,
nhưng rất
nhiều nhà thơ bậc thầy, ở những thể thơ khác. Ngay cả Cummings cũng có
nhiều
bài sonnet thật tuyệt. Tôi có thuộc một số bài. Tôi không nghĩ ông có
thể gạt
bỏ tất cả quá khứ. Nếu làm vậy, ông sẽ gặp rủi ro khi khám phá ra những
điều đã
được khám phá rồi. Điều này là do sự thiếu tò mò. Chẳng lẽ ông hết tò
mò về quá
khứ? Không tò mò về những bạn thơ thế kỷ này? Thế kỷ trước? Thế kỷ 18?
John
Donne chẳng là gì đối với ông? Hay là Milton? Thật sự tôi không thể,
ngay cả để
"bắt đầu", trả lời câu hỏi của ông.
Hỏi: Liệu chúng ta có
thể đọc những nhà thơ quá khứ, rồi
diễn giải những gì học được, bằng thơ tự do?
Borges: Điều tôi
không hiểu được, đó là, tại sao ông lại
muốn bắt đầu, bằng một điều thật khó, thí dụ như thơ tự do?
- Nhưng tôi thấy
không khó.
Borges: Well, tôi
không biết thơ bạn làm, thật khó mà nói.
Vấn đề có thể là, làm thì dễ, nhưng đọc thì khó. Trong hầu hết trường
hợp, có
sự lười biếng. Lẽ dĩ nhiên, có những ngoại lệ. Thí dụ Whitman,
Sandburg, Edgar
Lee Masters. Một trong những lập luận của thơ tự do, đó là người đọc
biết, đừng
trông mong lấy ra được từ đó một thông tin nào; hoặc phải tin vào một
điều gì
đó - khác với một trang thơ xuôi, vốn thuộc về văn chương của tri thức,
chứ
không phải văn chương của quyền lực.
Hỏi: Ông có nghĩ, có
thể tạo ra những thể thơ mới?
Borges: Lý thuyết có
thể đúng. Nhưng điều tôi muốn nói, và
chưa nói ra được, đó là bắt buộc phải có một cấu trúc; và nếu bắt đầu
bằng một
cấu trúc hiển nhiên, như vậy vẫn dễ dàng hơn. Phải có cấu trúc thôi.
Mallarmé
có nói: "Chẳng có cái gọi là thơ xuôi (prose); đúng vào lúc bạn lo tới
nhịp điệu, nó trở thành thơ (verse)." Stevenson cũng nói đại khái như
vậy:
"Sự khác biệt giữa thơ và thơ xuôi là do khi bạn đang đọc" - ông muốn
nói những thể thơ cổ điển - "bạn mong một điều, thế là bạn có".
Nói ngắn gọn, sự khác
biệt giữa một sonnet của Keats, với
một trang thơ tự do của Whitman, thí dụ vậy, đó là bài sonnet, cấu trúc
của nó
hiển nhiên - thành ra dễ làm - trong khi nếu bạn thử làm một bài thơ
như
Children of Adams (Những đứa trẻ của Adams hay Song of Myself (Bài ca
của chính
tôi), bạn phải tự mình bịa đặt ra một cấu trúc của riêng bạn. Không có
cấu
trúc, bài thơ sẽ chẳng có hình dạng, và tôi nghĩ, nó chẳng thể chịu nổi
một
chuyện như thế đâu.
Vậy thì bây giờ, hãy
làm một bài. Có lẽ chúng nên bắt đầu
với Tháng Sáu 1968. Bài thơ có tính tự
thuật, ít ra tôi nghĩ, nó là vậy. Tôi cảm thấy hạnh phúc, khi đang viết
bài
thơ, nhưng có thể tôi không cảm thấy hạnh phúc, như tôi đã nghĩ. Bạn
tôi,
Norman Thomas di Giovanni sẽ đọc bản dịch của ông, và chúng ta sẽ ngừng
để bàn
luận, ở một số đoạn.
Tháng Sáu 1968
Vào một buổi chiều
vàng,
hay trong sự lặng lẽ
mà biểu tượng của nó
có thể là một buổi
chiều vàng,
một người đàn ông xếp
sách của anh ta
lên kệ,
cảm thấy mùi giấy, da
thuộc, vải bìa
và sự hài lòng
do thói quen, và sự
gọn gàng, ngăn nắp.
Stevenson và ông bạn
Scotsman kia, Andrew Lang,
bằng con đường huyền
ảo, sẽ tiếp tục câu chuyện dang dở,
bởi những đại dương,
và cái chết,
và Alfonso Reyes sẽ
hài lòng được chia sẻ một khoảng không
gần kề với Virgil.
(Sắp xếp thư viện là
làm nghệ thuật phê bình,
theo đường lối thầm
lặng và khiêm tốn).
Người đàn ông, vốn mù,
biết ông ta chẳng còn
đọc được
những cuốn sách mà
ông ta đang xếp,
chúng cũng chẳng giúp
ông viết cuốn sách,
cuối cùng có thể biện
minh ông ta,
nhưng vào buổi chiều
có lẽ vàng,
ông ta mỉm cười với
số mệnh kỳ lạ của mình
và cảm thấy một hạnh
phúc đặc biệt,
đến từ những điều mà
chúng ta quen biết và yêu thương.
Di Giovanni:
June 1968
On a golden evening,
or in a quietness
whose symbol
might be a golden
evening...
Borges: Trọn điểm của
bài thơ, đó là niềm hạnh phúc khác
thường tôi cảm thấy, khi trở lại với những cuốn sách của riêng tôi và
xếp nó
lên kệ. Tôi tự nghĩ thật khéo léo khi làm việc đó. Sự kiện người đàn
ông (người
đó là tôi) mù thấp thoáng suốt bài thơ.
Di Giovanni: Tôi phải
nhắc nhở bạn một điều, chuyện này xẩy
ra ngay sau khi bạn trở về sau một năm ở Harvard, và bạn đang có phòng
ở mới.
Trở lại với những cuốn sách của bạn sau một thời gian vắng mặt dài chắc
chắn là
thú vị lắm.
Borges: Lẽ dĩ nhiên.
Tôi vừa trở lại thành phố quê hương.
Tôi lại được sờ vào những cuốn sách. Tôi cảm thấy chúng, tuy nhiên
không còn
đọc được.
Di Giovanni:
On a golden evening,
or in a quietness whose symbol
might be a golden
evening...
Borges: Đây loáng
thoáng sự mù loà. Tôi đâu biết chiều vàng,
bởi vì tôi đâu nhìn thấy. Tôi nói gần nói xa đến sự mù lòa. Hạnh phúc,
và sự mù
loà là những đề tài chính của bài thơ. Bạn thấy đấy, "in a quietness
whose
symbol might be a golden evening". Nói cho cùng, tôi chỉ biết, trời bữa
đó
xấu.
Di Giovanni:
...a
man sets up his
books
on the waiting
shelves,
feeling the parchment
and leather and cloth...
Borges: Bạn lại thấy
ở đây, sự gợi ý, người đàn ông mù.
Nhưng bạn không biết hiển nhiên điều đó. Không có gì được nói, về những
cuốn
sách, hay những dòng chữ, Người đàn ông đang vui với những cuốn sách,
không
phải bằng mắt, nhưng với những ngón tay.
Di Giovanni:
...
and the
satisfaction given by
the anticipation of a
habit
and the establishment
of order
Borges: Khi tôi xếp
những cuốn sách lên kệ, tôi biết rồi tôi
sẽ nhớ chỗ, và ngày này sẽ đứng đây, cho bao nhiêu ngày hạnh phúc sẽ
tới. Còn
một điều nữa, đây chỉ là bắt đầu, việc làm hôm nay sẽ tiếp tục, tương
lai là
chuyện có thể, biết đâu đấy...
Di Giovanni:
Stevenson
and that
other Scotsman, Andrew Lang...
Borges:
Họ là những
tác giả ruột của tôi, và là bạn.
Di Giovanni:
.... will here pick
up again, in a magic way,
the leisured
conversation broken off
by oceans and by
death...
Borges: Bởi vì
Stevenson chết trước Andrew Lang. Andrew Lang
đã viết một bài tuyệt vời về ông ta, trong cuốn sách Những Cuộc Phiêu
Lưu Giữa
Những Cuốn Sách. Họ là bạn bè gắn bó với nhau, và tôi nghĩ họ đã có
những lần
trò chuyện văn chương thật sôi nổi. Tôi thật sự yêu mến, như thể quen
biết họ.
Nếu phải làm một bản danh sách những bạn bè, tôi sẽ để cả hai vào. Mặc
dù có
thể họ không ưa bộ vó của tôi, nhưng chắc là cũng khoái, khi nghĩ họ
được yêu
mến, qua tác phẩm, bởi một tay Nam Mỹ làng nhàng, chia lìa hẳn với họ,
về thời
gian và nơi chốn.
Di Giovanni:
...
and Alfonso Reyes
surely will be pleased
to share space close
to Virgil.
Borges: Tôi nhắc tới
Alfonso Reyes bởi vì ông là một trong
những người bạn tuyệt vời tôi có được. Khi tôi còn là một thanh niên ở
Buenos
Aires, Reyes tiên đoán tôi sẽ là một nhà thơ. Nên nhớ, ông ta đã thực
sự nổi
tiếng. Đã làm mới văn xuôi Tây Ban Nha, và là một nhà văn rất tuyệt
vời. Tôi
nhớ tôi thường gửi bản thảo cho ông, và ông đọc, không chỉ những gì đã
được
viết ra, mà luôn cả những gì tôi toan tính viết. Virgil được nhắc tới,
bởi vì
ông ta đứng thế cho thơ ca. Chesterton, một nhà hiền giả khôn ngoan đã
nói về
một người bị buộc tội bắt chước Virgil, rằng món nợ đối với Virgil là
món nợ
đối với thiên nhiên. Đây không phải là vấn đề đạo văn. Virgil có ở đây,
như có
ở mọi thời. Nếu chúng ta lấy ra một dòng thơ của Virgil, chúng ta nên
nói là
chúng ta lấy một dòng từ mặt trăng, từ bầu trời, hoặc từ cây cối. Và lẽ
dĩ
nhiên, tôi biết Reyes, ở thiên đường riêng, ông ta sẽ hài lòng khi thấy
mình
cận kề Virgil. Dù sao, tôi nghĩ sự sắp
xếp những cuốn sách trong thư viện - theo đường hướng dung hòa, khiêm
tốn nhất
- là một loại phê bình văn học.
Di Giovanni: Thì cũng
vẫn những dòng đó, trong bài thơ, Borges...
(To arrange a library is to pratice, in a quiet and modest way, the art
of
criticism.)
Borges: Đúng vậy, tôi
thật sự không thể bịa đặt. Tôi lại rớt
trúng nhà văn nho nhỏ Nam Mỹ, Borges.
Di Giovanni:
The man, who is
blind...
Borges: Bây giờ bạn
biết rõ sự kiện người đàn ông mù. Chúng
ta có thể gọi đây là nhóm chữ chủ yếu, sự kiện trung tâm - ý nghĩ về
hạnh phúc
trong sự mù lòa. Tôi không nói người đàn ông thì mù, nói vậy quá sỗ
sàng, quá
khẳng định. Nhưng, "tiện đây, nghe qua rồi bỏ, ông ta mù", nói như
vậy hiệu quả hơn, tôi nghĩ vậy. Đó là một giọng nói khác. Như thể cực
chẳng đã,
bạn phải đưa ra chi tiết đó.
Di Giovanni:
... knows that he can
no longer read
the handsome volumes
he handles
and that they will
not help him write
the book which in the
end might justify
him...
Borges: Vào lúc đó,
tôi có quá nhiều kế hoạch viết. Tôi hy
vọng viết một cuốn về Cổ Thi Anh, và có lẽ một cuốn tiểu thuyết, hay
một tập
truyện. Cùng lúc, tôi nghi ngờ, liệu sau cùng tôi có thể làm được như
vậy. Dù
sao những toan tính, tôi muốn nói, những cuốn sách đó, cũng là một sự
khuyến
khích mang tính bạn bè.
Di Giovanni: Nhưng
bạn đã viết hai cuốn sách, kể từ bài thơ
này.
Borges: Well, I am
sorry. Tôi xin lỗi. Tôi không thể tránh
được, ba chuyện viết lách - đúng là một thói quen xấu! Tôi có một câu
chuyện
nhỏ, không thể kể với tất cả nhưng với từng người thì được, chuyện tâm
tình mà.
Tôi nhớ đã nói về một ngọn lửa xưa của tôi. Nàng là một người đàn bà
đẹp nhất
Buenos Aires. Tôi yêu nàng, nhưng nàng luôn luôn ruồng rẫy tôi. Lần đầu
tiên,
nàng làm một cử chỉ, có nghĩa như vầy: "Không! Đừng đề nghị chuyện hôn
nhân với tôi". Khi mọi chuyện đã kết thúc, giữa hai đứa có cả kho
chuyện
cười. Một lần tôi bảo bà ta: "Chúng mình quen nhau vậy là đã lâu lắm
rồi,
nào bây giờ..." Tôi đang tính đổi qua giọng cải lương. Thế là bà ta
nói:
"Không, tôi chỉ là một thói quen xấu." Và tôi có thói quen xấu viết
lách. Tôi không thể ngừng được.
Di Giovanni:
...
but on this
evening that perhaps is golden...
Borges: Một nhắc nhở
khác, về sự mù lòa.
Di Giovanni:
...
he smiles at his
strange fate
and feels that
special happiness...
Borges: Bởi vì mù và
cảm thấy thích thú vì sở hữu những cuốn
sách là một số mệnh lạ lùng.
Di Giovanni:
...
which comes from
things we know and love.
Borges: Cả bài thơ
nói chung, mang tính tự thuật. Nên thử
lần nữa, trên cùng kinh nghiệm. Nhưng lần này, tôi nói, "mình sẽ phóng
thêm ra, và quên hẳn bản thân mới được; một chuyện thần tiên, hay ngụ
ngôn - có
lẽ theo kiểu Kafka." Tôi thì tham vọng cùng mình, và bây giờ vẫn vậy!
Dù
sao cuối cùng tôi cũng viết được một bài thơ Trung Hoa dởm. Bạn thấy,
đây là
một bài thơ Trung Hoa, vì rất nhiều chi tiết. Vẫn kinh nghiệm "June
1968", đây là một hóa thân. Độc giả tình cờ có thể không thấy. Nhưng
tôi
biết chúng là một - lời nói danh dự.
Người Giữ Những Cuốn
Sách
Sừng sững nơi đây:
Những khu vườn, những miếu đền và lý do
của những miếu đền;
đúng: âm nhạc, đúng:
những từ;
hình sáu điểm sáu
mươi-bốn; những buổi lễ; chúng là sự uyên
thâm độc nhất
ông trời dành cho con
người;
sự dẫn dắt của vị
thượng hoàng
mà luật lệ tuyệt hảo
đã được phản chiếu trong vũ trụ,
vốn phản chiếu người,
cho nên những con
sông giữ lấy bờ
và những cánh đồng từ
bỏ trái của chúng;
thấp thoáng bóng kỳ
lân bị thương,
một kỷ nguyên đóng
lại;
những luật pháp thiên
thu bí ẩn;
sự hài hòa của thế
giới.
Những điều này, hay
ký ức của chúng thì ở đây trong những
cuốn sách,
tôi ngắm chúng trong
ngọn tháp của tôi.
Trên những con ngựa
bờm xờm,
người Mông cổ từ miền
Bắc đổ xuống,
làm cỏ những binh đoàn
được Thiên Tử ra lệnh
trừng phạt tội phạm thượng của họ.
Họ cắt cổ, đưa lên
dàn hỏa,
giết kẻ dữ, người
lành,
giết kẻ nô lệ bị
xiềng vào cửa căn nhà người chủ,
sử dụng đàn bà rồi
ruồng bỏ.
Và cứ thế họ phi ngựa
về phương Nam,
ngây thơ như hổ báo,
độc ác như dao găm.
Hừng đông, cha của
cha tôi đã cứu những cuốn sách.
Bây giờ chúng ở trong
ngọn tháp, nơi tôi nằm,
gọi về những ngày đã
thuộc về những người khác,
những ngày xa vời
vợi, những ngày của quá khứ.
Trong mắt tôi không
có những ngày. Những kệ sách
vươn cao, vượt quá
những năm tháng đời tôi,
những lớp bụi, và
giấc ngủ quanh tháp.
Sao cứ tự huyễn mình?
Sự thực là tôi chẳng
bao giờ học đọc,
nhưng thật dễ chịu
khi nghĩ rằng,
tưởng tượng, hay quá
khứ chi chi đó, đều như nhau,
đối với kẻ gần kề
miệng lỗ,
từ ngọn tháp ông ta
nhìn xuống nơi xưa kia vốn là một thành
phố,
nay trở thành một
vùng hoang dại.
Ai cấm tôi mơ mộng,
đã có một thời, khi tôi giải ra sự uyên
thâm,
và những con chữ với
bàn tay thận trọng?
Tên tôi là Hoàng. Tôi
là người giữ những cuốn sách -
những cuốn này có lẽ
là những cuốn cuối cùng,
bởi vì người ta chẳng
biết gì về Thiên Tử
hay là về số phận của
Đế Quốc.
Nơi đây, trên những
kệ cao,
cùng một thời gian
gần và xa,
bí mật và có thể thấy
được, như những vì sao.
Đây sừng sững - những
khu vườn, những miếu đền.
Di Giovanni:
The Keeper of the
Books
Here they stand:
gardens and temples
and the reason for
temples...
Borges: Bạn thấy đấy,
những khu vườn, miếu đền làm nghĩ tới
một điều chi hoang xưa, man rợ.
Di Giovanni:
Exact music and exact
words;
the sixty-four
hexagrams...
Borges: Tôi đang nghĩ
đến The Book of Changes [Kinh Dịch]
hay I Ching, và những hình sáu điểm, mỗi
cái có sáu hàng.
Di Giovanni:
... ceremonies, which
are the only wisdom
that the Firmament
accords to men....
Borges: Đây là tôi
đang cố làm người Trung Hoa. Bạn có hình
sáu điểm, những buổi lễ, và ông trời.
Di Giovanni
... the conduct of
that emperor
whose perfect rule
was reflected in the world,
which mirrored him...
Borges: Đây là từ
Khổng Tử - bản dịch, lẽ dĩ nhiên.
Di Giovanni:
... so that rivers
held their banks
and fields gave up
their fruit;
the wounded unicorn
that's glimpsed again...
Borges: Đây là tiểu
sử, hoặc truyền thuyết về Khổng Tử. Hình
như khi bà mẹ ông sanh, kỳ lân xuất hiện (tôi đã nhìn thấy hình con kỳ
lân đó),
và sông bắt đầu chảy từ sừng kỳ lân. Thời gian qua đi, kỳ lân trở lại,
và Khổng
Tử lúc đó biết rằng số mình đã hết. Chúng ta cũng nghĩ tới Mark Twain
và Sao
Chổi Halley. Đây là những điều kỳ diệu xuất hiện và biến mất cùng lúc -
kỳ lân
và Khổng Tử, sao chổi và Mark Twain.
Di Giovanni:
... marking an era's
close...
Borges: "kỷ nguyên
đóng lại" có vẻ quá đương đại.
Thời tôi người ta nói "đem cho chó". Chiếu theo sự kiện, một xứ
sở
luôn bị đem cho chó, nhưng, bằng một cách nào đó, lại được cứu vớt.
Di Giovanni:
... the secret and
eternal laws;
the harmony of the
world.
Borges: Cái này thì
"Tầu" đặc, và lại có tính tiên
tri, tôi nghĩ vậy.
Di Giovanni:
These things or their
memory are here in books
that I watch over in
my tower.
Borges: Tôi trở lại
với bài thơ đầu, nguỵ trang làm một
người Trung Hoa.
Di Giovanni:
On small shaggy
horses,
the Mongols swept
down from the North...
Borges: Phải là ngựa
nhỏ, bởi vì nếu tôi viết "On high
shaggy horses", coi bộ huy hoàng, hùng vĩ quá. Ngựa con, cho chắc ăn.
Di Giovanni:
... destroying the
armies
ordered by the Son of
Heaven to punish their desecrations.
Borges: Ở đây, tôi
muốn độc giả cảm thấy thương hại vì Thiên
Tử, người đã đưa quân đội đi trừng phạt những người Mông Cổ, thay vì
vậy, lại
bị đánh bại.
Di Giovanni:
They cut throat...
Borges: Tôi phải xin
lỗi tất cả về chuyện cắt cổ ở đây. Tôi
vốn dân Argentine, và đây là một thói quen.
Di Giovanni:
They cut throat and
sent up pyramids of fire,
slaughtering the
wicked and the just,
slaughtering the
slave chained to his master's door...
Borges: Hình như đây
là một thói quen ở dân Đông phương.
Trong Chuang Tzu có nói về một người bị xiềng vào cửa. Rồi trong
Salammbô của
Flaubert, khi Hannibal bước vào gặp những kho tàng của ông ta, trong có
người
nô lệ bị xiềng.
Di Giovanni:
... using the women
and casting them off.
And on to the South
they rode,
innocent as annimals
of prey,
cruel as knives.
Borges: Vâng, tôi
nghĩ họ giống chó sói hơn là người.
Di Giovanni:
In the faltering dawn
my father's father
saved the books.
Here they are in this
tower where I lie
calling back days
that belonged to others,
distant days, the
days of the past.
Borges: Một cái tháp
vì có thể chỉ có nó là còn sau khi cả
ngôi làng bị huỷ diệt. Từ tháp, ông ta có thể nhìn thấy nhiều điều. Và
bây giờ
tôi đi tới sự kiện là ông ta không thể nhìn.
Di Giovanni:
In my eyes there are
no days. The shelves...
Borges: Bạn thấy đấy,
ông ta luôn luôn nói dối.
Di Giovanni:
... stand very high,
beyond the reach of my years,
and leagues of dust
and sleep surround the tower.
Borges: Nguyên bản,
tôi viết "leuas de polvo y
sueno", ở estancia của Alicia Jurado. Bà sau đó đã sử dụng làm nhan đề
một
cuốn sách.
Di Giovanni:
Why go on deluding
myself?
The truth is that I
never learned to read,
but it comforts me to
think
that what's imaginary
and what's past are the same...
Borges: Tôi trở nên
quá lỗi thời mất rồi. Chỉ thích mấy trò
hấp hối. Tôi nói về một người đàn ông, như bị mù, như bị mất khả năng
đọc sách,
và rồi tệ hại hơn nữa, ông ta mù chữ, và chẳng bao giờ có thể đọc. Số
phận của
ông ta tồi tệ hơn của tôi. Tôi ít ra còn đọc Stevenson, nhưng người đàn
ông
không thể đọc những cuốn sách về sự uyên thâm của ông ta.
Di Giovanni:
... that what's
imaginary and what's past are the same
to the man whose life
is nearly over,
who looks out from
his tower on what once was city
and now turns back to
wilderness.
Borges: Ông ta biết
điều đó, tuy rằng thực sự không nhìn
thấy.
Di Giovanni:
Who can keep me from
dreaming
that there was a time
when I deciphered wisdom
and lettered
characters with acareful hand?
My name is Hsiang...
Borges: Tôi có cái
tên từ Chuang Tzu [Trang Tử], nhưng chẳng
biết đọc ra sao.
Di Giovanni:
... I am the keeper
of the books -
these books which are
perhaps the last,
for we know nothing
of the Son of Heaven
or of the Empire's
fate.
Borges: Đây lại là ý
nghĩ về mạt kỳ của văn minh.
Di Giovanni:
Here on the shelves they stand,
at the same time near and far,
secret and visible, like the stars.
Borges: Tôi lại nói
về sự hiện diện bí ẩn của những cuốn
sách mà bạn đã có trong bài thơ đầu. Bài thơ thứ nhì này có thể được
coi như
một loại ngụ ngôn, nhưng tôi vẫn đang viết nó từ kinh nghiệm riêng tư.
Di Giovanni: Và dòng
thơ chót:
Here they stand -
gardens, temples.
Borges: Với sự ngạc
nhiên, tôi thấy đây thực sự là một bài
thơ hay - cho dù tôi là tác giả. Tôi tự hỏi các bạn nghĩ sao về nó?
Q: Liệu ông ta vẫn có
thể nhìn thấy những khu vườn, những
miếu đền, từ bên trong tháp?
Borges: Không, ông ta không thể. Cả
ngọn tháp đã bị huỷ
diệt. Đây là ý nghĩa: bên trong những cuốn sách, một trật tự đã mất vẫn
có thể
tìm được lại - văn minh. Tôi nghĩ về văn minh, trong bài thơ này, như
là nó đã
bị huỷ diệt bởi những người Mông Cổ. Còn nữa, rằng trật tự đó - văn
minh Á
châu, nơi tất cả câu chuyện đã xẩy ra, hãy giả dụ, một thế kỷ trước đó,
hay hơn
- vẫn còn ở trong những cuốn sách, duy có điều: không ai có thể giải mã
được
chúng, bởi vì người đàn ông này là người độc nhất còn sống, và ông ta
mù.
|