Chuyện Văn
|
Tình Yêu
Thời Thổ Tả
Bắc
Âu được coi là thánh địa của nhà văn; sự kiện những nhà
văn Bắc Âu hiện đang đứng đầu danh sách best sellers, ở trong nước và
trên thế
giới, “đã làm thay đổi giả thuyết rằng những thiên tài sáng tạo phải
chịu đau
khổ mới làm ra nghệ thuật…. an ninh thịnh vượng có thể cung cấp nguồn
cảm hứng
riêng của nó.”
Các
nhà văn ở Na Uy, Phần Lan… được trọng vọng y hệt như các
minh tinh màn bạc ở Hoa Kỳ. Người dân ở đây ham đọc, “có thể là do thời
tiết”.
Dân Bắc Âu “mặn mà” nhất với chuyện mua sách, chỉ thua dân Anh.
Người
viết có nghe một giai thoại về xứ Bắc Âu, theo đó,
thanh niên ở đây có giá lắm. Một chàng trai khuyên một anh bạn được qua
xứ Bắc
Âu, “Qua đó, ban đêm đừng ra khỏi nhà nhé!” Anh bạn tưởng tình trạng an
ninh
không bảo đảm, hay có giới nghiêm ở xứ sở “mặt trời đêm”. “Ban đêm mà
ra khỏi
nhà là bị các cô gái bắt cóc đó!”
Đấy
là nói về Thánh Địa
của nhà văn. Và của… đàn ông.
Nếu
Bắc Âu được coi là thánh địa của nhà văn, như vậy thánh
địa của văn chương chắc là thuộc về dòng văn chương viết bằng tiếng Tây
Ban
Nha, thuộc vùng Mỹ Châu La Tinh, với những cao thủ như
Garcia Marquez.
Trong
một tuyển tập những truyện ngắn ngoại, được gọi là
“hay nhất thế giới” người viết được đọc những ngày mới lớn, có câu
chuyện một
vị linh mục dậy tại hai trường nam nữ phân biệt. Có hai cô cậu, mỗi
người ở một
đầu sông Tương, nên đành lấy cái nón ở trên đầu vị linh mục làm nơi hò
hẹn. Nói
rõ hơn, cái nón của vị linh mục chính là một hộp thư lưu động giữa hai
ngôi
trường. Một bữa vị linh mục tình cờ biết được bí mật, và ông bị cuốn
hút bởi
những lời lẽ trong những lá thư tình. Nhưng vì một giận hờn, hay một
hiểu lầm,
cuộc tình có dấu hiệu đi đến tan vỡ. Vị linh mục bèn mạo chữ viết, làm
một cuộc
hàn gắn. Sau cùng đi đến hôn nhân.
Trong
Tình Yêu Thời Thổ Tả của Garcia Marquez, cũng có một
câu chuyện tương tự như vậy. Nhân vật chính yêu một cô gái. Cô gái đi
lấy
chồng. Anh chàng quyết tâm đợi khi nào anh chồng chết, sẽ cưới cô gái.
“Một
người đàn ông với linh hồn của một thi sĩ, và sự kiên nhẫn của một vị
thánh”:
Florentino Ariza đã kiên nhẫn đợi hơn nửa thế kỷ; “tình yêu trong khi
đợi chờ”
của anh trải dài 51 năm, 9 tháng, và 4 ngày; trong khi chờ đợi người
yêu “thứ
thiệt” như vậy, anh đã trải qua 622 chuyện tình ái lăng nhăng, cho qua
thì giờ,
nhưng cũng thuộc loại dài hạn (long-term liaisons). Và khi cuộc đời
thực sự của
anh bắt đầu, anh nói với người yêu: anh vẫn còn là trai tơ! Nàng tuy
không tin
tưởng cho lắm, nhưng lại mê cách anh nói câu đó: không vướng chút bụi
trần!
(But she liked the spirited way in which he said it).
Người viết liên tưởng
tới câu nói của nàng Kiều khi tái ngộ Kim Trọng: Chữ trinh còn một chút
này…
Kundera cho rằng, nếu
con người chỉ có một cuộc đời để sống, thì tốt hơn hết nên chết đi cho
rồi!
Theo ông, có một đời chưa đủ, mà cần phải có hằng hà sa số cuộc đời.
Một kỷ
niệm, nó không phải để nhớ lại, về một lần xẩy ra trong đời, mà cứ thế
xẩy đi
xẩy lại mãi mãi, mỗi lần một khác, trong trí tưởng tượng của chúng ta.
Em không
hiện hữu, cuộc tình của chúng ta không thật, nếu anh không tưởng tượng
ra em,
không tưởng tượng ra cuộc tình…
Trong hơn nửa thế kỷ
chờ đợi, Ariza đã có thời gian làm nghề viết mướn. Một lần, một cậu con
trai
nhờ viết thư tỏ tình cho một cô gái. Anh tưởng tượng như đang viết cho
người
yêu. Thú vị nhất, là cô gái nhận thư lại nhờ đúng anh, để viết thư trả
lời. Sau
cùng hai cô cậu lấy nhau, đưa nhau tới gặp ông mai, mới biết sự thực.
Đề tài viết thư tình
giùm này, coi bộ rất ăn khách. Trên báo Văn mới gần đây có một truyện
ngắn,
hình như dịch Isabel Allende, viết về một cô gái lấy “lầm chồng”, vì
những bức
thư tình. Sau cô tìm ra thủ phạm, là ông thầy giáo cô con gái của cô.
Và cô bắt
thường, bằng cuộc tình của… đôi ta!
Isabel Allende là một
nữ cao thủ của dòng văn chương Mỹ Châu La Tinh. Cuốn “Ngôi nhà của
những hồn
ma” của bà chẳng thua gì “Trăm Năm Cô Đơn” của Garcia Marquez. Những
trang sách
như run lên bần bật, vì tình yêu và hận thù. Cả hai nhà văn này đều
bước ra từ
cái bóng của nhà văn người Mỹ, W. Faulkner. Hận thù ở trong tiểu thuyết
của
Faulkner là do mầu da, còn ở Isabel Allende là do giai cấp, nhưng đều
là anh
em, thuộc những đời vợ đen trắng hoặc giai cấp khác biệt,
giết lẫn nhau.
Tình Yêu Thời Thổ Tả,
cái gì vậy cà?
Sau khi ông con được
người yêu cho phép gặp mặt, bà mẹ biết liền, bởi vì ông con trai nói
không ra
tiếng, đêm nằm ngủ gãi sồn sột, lăn qua lăn lại, đập mình đập mẩy, mất
tiêu
luôn khẩu vị. Ghê gớm hơn nữa, trong thời gian chờ đợi người yêu trả
lời thư,
tình trạng ông con ngày càng trở nên nguy kịch: ỉa chẩy, ói mửa… bà mẹ
đưa đi
bác sĩ cấp cứu, và sau cùng đành kết luận: những triệu chứng của tình
yêu giống
“y chang” những triệu chứng của bịnh thổ tả!
Trong tập tiểu luận
Quê Hương Tưởng Tượng, S. Rushdie cho
rằng, sức tưởng tượng của Garcia Marquez phần lớn là từ kỷ niệm về
người bà của
ông. Ngoài ra còn những nguồn khác nữa. Tác giả đã từng xác nhận, ông
ảnh hưởng
Faulkner, và thế giới kỳ ảo Macondo là một phần bất động sản
Yoknapatawpha của
Faulkner được dời tới một khu rừng ở Colombia. Ngoài ra còn Borges, và
sau lưng
vị khổng lồ này, nhiều người khaÙc. Thời gian viết phim truyện cho điện
ảnh đã
cho ông ý tưởng, người Mỹ đã bắt một nhà độc tài Mỹ châu La tinh phải
đem biển
cả trả cho họ, thay cho những món nợ còn thiếu, trong Mùa Thu của
Trưởng Lão
(L'Automne du Patriarche). Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là người bà của
ông.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông cho biết được thừa hưởng ngôn ngữ của bà.
Chính
giọng kể là của bà. Bà là một người kể chuyện tuyệt vời. Trong những
gia đình
thuộc sắc dân da đỏ, người đàn bà gìn giữ kho tàng chuyện kể, và Nam Mỹ
cũng có
truyền thống này.
Garcia Marquez được
ông bà nuôi nấng và ông chỉ gặp mẹ lần đầu tiên vào lúc 7, hoặc 8 tuổi.
Sau 8
tuổi, chẳng có chuyện chi là hay ho, khác thường đối với ông. Ông nói
về ông bà
của mình: họ có một căn nhà thật lớn, đầy những hồn ma. Họ cũng rất mê
tín.
Trong mỗi góc nhà là những bộ xương, và những kỷ niệm, và sau 6 giờ tối
là
không ai dám ra khỏi phòng. Từ những kỷ niệm về căn nhà, mượn thêm
giọng kể của
người bà, như cục nam châm, ông xây dựng thế giới Macondo.
Nhưng rõ ràng ông còn
có nhiều hơn thế nữa. Ông rời Aracataca, ngôi làng thơ ấu khi ông còn
quá trẻ,
và thực tại phố phường khác xa, nhiều khi trái ngược với vùng rừng núi.
Trong
Trăm Năm Cô Đơn, Người Đẹp Remedios bay lên trời là một biến cố được
đợi chờ,
nhưng khi chuyến xe lửa đầu tiên tới Macondo, một người đàn bà chạy ra
giữa mặt
lộ, la lớn: Nó tới rồi. Con gì giống như một cái bếp kéo theo sau nó cả
một cái
làng! Garcia Marquez đã quyết định để viễn ảnh thế giới của người dân
quê ở bên
trên cái của kẻ tỉnh; đó là nguồn gốc sự diệu kỳ ở nơi ông.
Ở Mỹ Châu La Tinh,
thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực bị
bưng bít
đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực
độc nhất,
đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez
không có
tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề
đại
chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển
chiết ra
từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích
thực của
Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành chỉ có “một
nửa”; trong
đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ,
trong đó sự
tham nhũng, thối nát công cộng của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ riêng
tư của
từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu
thuyết của
Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều
xẩy ra
hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ
trụ văn
chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở
trên
mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có
thực. Và
đó là tính nhiệm mầu của ông.
Tình
Yêu và Những Quỷ Dữ Khác (Love and other Demons) cũng
nằm trong dòng huyền hoặc Hispano-American của Tình Yêu Thời Thổ Tả.
Nơi chốn
là một thành phố cổ Cartagena de Indias thuộc vùng bờ biển Caribbean
của
Colombia. Thời gian không rõ, nhưng nô lệ và mê tín vẫn đầy rẫy và bệnh
hoạn
được chữa trị bằng cây cỏ, bằng những trò trừ tà. Trong bài mở đầu,
Garcia
Marquez cho biết, tác phẩm của ông nẩy sinh từ một biến cố xẩy ra vào
năm 1949,
khi một tu viện cổ dành cho nữ tu bị đập bỏ để xây dựng một khách sạn.
Là một
phóng viên trẻ của một nhật báo, ông được cử tới viết bài tường thuật.
Ở khu
hầm mộ, giữa đống xương cốt, quan tài vụn nát, gần nơi bàn thờ, ông
thấy có một
hốc tường bị đập bể, và những người thợ lôi ra một mớ tóc còn dính vào
da đầu
một cô gái chết trẻ. Trải dài ra đo được 22 mét. Chúng ta đừng hỏi, tóc
chết có
mọc dài ra không, nhưng từ sự kiện “thực” này, tác giả liên tưởng tới
một câu
chuyện ông được nghe từ hồi còn nhỏ, về một nữ hầu tước 20 tuổi, tóc
dài ơi là
dài, chết vì bệnh chó dại, và được dân quanh vùng thờ phụng vì những
phép lạ.
Tác giả cho nữ hầu tước Sierva Maria de Todos los Angeles là con của
một hầu
tước và một bà mẹ nghiện ngập. Chẳng ai lo cho cô, và cô sống giữa đám
nô lệ,
trong tòa nhà cổ xưa gần sụp đổ của họ. Cô học nhẩy trước khi biết nói,
biết ba
ngôn ngữ Phi Châu cùng một lúc, học uống máu gà trước bữa điểm tâm, và
như một
hồn ma, những người Thiên Chúa giáo không thấy cô, và không nghe cô
nói, khi cô
đến gần họ. Một bữa trong khi đi chợ, cô bị chó cắn. Vết thương có vẻ
muốn
lành, nhưng có tin là những người khác cùng bị chó cắn đã chết. Lần đầu
tiên,
ông bố để mắt đến cô, đem cô ra khỏi khu nô lệ, cho cô ở trong căn
phòng người
bà nội, cho cô học, nghe âm nhạc, cho tới khi những dấu hiệu đầu tiên
của bệnh
dại xuất hiện. Đám y sĩ chữa trị bằng cách bơm ruột, cho uống chất kim
antimony, và tắm bằng nước tiểu. Thân thể đầy những vết thâm tím, phồng
rộp, cô
gái đau đớn, điên cuồng la hét. Giám mục địa phận, sau khi phán quyết
cô gái bị
quỷ ám, ra lệnh phải giao cô cho các vị nữ tu Santa Clara. Cô bị nhốt
trong một
căn hầm, lột hết quần áo, và một tu sĩ trẻ, Delaura, từ Tây Ban Nha
tới, lo
việc trừ tà cho cô. Sau khi nói chuyện với cô, anh khẳng địnhh cô không
có bị quỷ
ám gì hết. Nhưng khi có những chuyện quái dị xẩy ra, mọi người trong tu
viện
đều tin cô gái là quỷ. Một bữa Delaura tới tu viện thăm cô, thấy cô
đang ngồi
cho người ta họa chân dung. Cô mặc bộ quần áo lụa của bà nội, với mớ nữ
trang
choàng quanh cổ, trên mái tóc dài. Vị tu sĩ mất hồn, đúng như định mệnh
phán
bảo. Anh nói với vị Giám mục: Thưa Cha, đây đúng là quỷ. Thứ quỷ dữ
nhất trong
mọi loài quỷ. Đây là Quỷ Tình.
Vị tu sĩ trẻ bị đầy
tới một nhà thương cùi, anh trốn đi gặp cô, làm cô thương anh bằng cách
đọc thơ
ca cho cô nghe, nhưng sau cùng bị đám nữ tu bắt gặp đuổi ra khỏi tu
viện. Cô
gái sau cùng chết vì những trò bùa phép, trừ tà. Khi cô chết, trời đất
rung
chuyển, trâu bò phát cuồng la rống, và người ta tin rằng, tất cả những
quỷ dữ
dưới địa ngục đều đau lòng vì cái chết của cô.
Đây là một chuyện
tình mãnh liệt, man rợ, dữ dằn như “một
chuyện thần tiên”. Cuốn tiểu thuyết tuy mỏng, nhưng đầy tham voÏng của
tác giả,
khác hẳn, và u tối hơn tất cả những tác phẩm trước đó. Sức mạnh của
cuốn sách
cũng là định mệnh của cô gái ngây thơ, hoang dại bị xâu xé giữa ngoạÏi
giáo, và
Ca-tô giáo, ở đây, đều man rợ như nhau.
Niềm bí ẩn đáng
sợ.
Nhà văn Pháp, André
Gide, kể lại, một lần một người thân nằm nhà thương; ông ghé thăm, và
nhận
thấy, người bệnh, người thăm bệnh, kể luôn ông, người nào cũng cầm
trong tay
một cuốn truyện của Georges Simenon!
Simenon, người Bỉ,
viết văn bằng tiếng Pháp, sinh tại Liège năm 1903. Ngay từ trẻ, ông đã
quyết
định: sẽ viết văn. Mười sáu tuổi, làm ký giả cho tờ La Gazette de
Liège. Thoạt
đầu, lo tin vặt, sau tới chuyện trong nhà ngoài ngõ. Cuốn tiểu thuyết
đầu tay,
ký tên Georges Sim, ra đời năm 1921: “Trên cầu Arches, một câu chuyện
nhỏ về
Liège”. Dời đi Paris vào năm 1922 cùng với bà vợ đầu là một nữ họa sĩ,
ông bắt
đầu thực sự vào nghề bằng cách viết chuyện kể (contes), tiểu thuyết
đăng nhiều
kỳ (romans-feuilletons), đủ thể loại: trinh thám, huê tình (érotique),
ướt át…
Từ 1923 tới 1933, ông cho ra lò gần hai trăm tiểu thuyết, hàng ngàn
chuyện kể,
và rất nhiều bài báo.
Trong một cuộc phỏng
vấn, ông cho biết, người “khám phá” ra ông, là nữ văn sĩ người Pháp,
Colette.
Bà khi đó làm cho một tờ báo, nơi Simenon dụt dè thử thời vận của mình.
“Ham làm văn quá”
(nhiều tham vọng văn chương, ambitions littéraires), Colette phán. Chỉ
một câu
đó, Simenon ngộ ra liền. Từ đó, ông xây dựng thế giới của mình, bằng
những nhân
vật bình thường, những ngôn từ bình thường. Những câu chuyện của ông,
cũng bình
thường, và có thể xẩy tới, cho bất kỳ một con người bình thường nào
trên đời.
Độc giả người Việt
chúng ta có thể mượn truyện ngắn Sợi Tóc của Thạch Lam, để làm một nhịp
cầu đi
vào thế giới văn chương của Simenon. Đây là câu chuyện một anh chàng
nghèo ơi
là nghèo, được bạn bè đãi một chầu, khi ra về, vô tình mặc lộn áo
khoác, trong
có bóp tiền dầy cộm. Khoảnh khắc ‘sợi tóc’ bắt đầu: nên hay là không
nên ‘cứ
thế tà tà ra về, chơi luôn cái bóp’? Những nhân vật của Simenon đa số
đều là
những con người bình thường, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng đụng chuyện
bất
thường; thí dụ như trong “Người nhìn xe lửa chạy qua” (L’homme qui
regardait
passer le train, 1938), một nhân viên suốt đời làm lụng cực khổ, với hy
vọng về
hưu có tí tiền còm, đùng một cái, tay chủ tuyên bố vỡ nợ, quơ hết tiền
bạc,
trốn lên Paris với bồ. Đúng lúc trốn đi, chủ tớ đụng độ, anh đầy tớ quá
thất
vọng vì giấc mộng an hưởng tuổi già tan tành, đã quá tay đẩy ông chủ
xuống
sông, chỉ kịp cứu được (chỉ kịp níu lại được) chiếc cạc táp. Trong là
tiền. Vô
số là tiền. Thêm địa chỉ cô bồ.
Anh lần tới, lạc vào
một thế giới khác. Thiên Thai, hay Thiên Đàng là như thế này ư? Được
cung phụng
hết mình, đêm nào cũng Nhất Dạ Đế Vương, nhưng làm sao quên được trần
gian cực
khổ?
Trần gian khổ cực, có
điều gì không thể quên? Hóa ra là, anh có thói quen không thể bỏ: cứ 5
giờ sáng
thức giấc, mò ra đầu ngõ, nhìn đoàn xe lửa phóng qua.
Câu chuyện chấm dứt
khi cảnh sát mò tới, anh nhân viên bỏ Thiên Đường/Địa Ngục, cứ hướng
Địa
Ngục/Thiên Đường mà chạy. Cảnh sát chỉ kịp chứng kiến cảnh tượng anh
gối đầu
lên đường ray, trong khi chuyến xe tốc hành buổi sáng đang lao tới…
George Steiner, trong
một bài phỏng vấn trên tờ Điểm sách Paris, đã coi Simenon là tiểu
thuyết gia dị
thường nhất của thời đại chúng ta. Ông phân biệt: “Có những cuốn tiểu
thuyết mà
người ta gọi là lớn, chúng sống do nội dung mang tính ý thức hệ, mang
tính trí
thức. Khá nhiều tiểu thuyết của Thomas Mann là theo kiểu này. Cuốn
Người Không
Phẩm Chất (Man Without Qualities), của Musil, được hằng hà những triết
gia cũng
như là những nhà phê bình văn học bàn về nó. Nhưng cái này hiếm. Đừng
đòi một
chuyện như thế, ở nhà tạo giả tưởng dị thường nhất của thời đại chúng
ta - đừng
cười tôi chứ, bạn! - người đó là Georges Simenon. Tôi có thể lấy trên
giá sách
của tôi, chừng 10 hay 12 cuốn về Maigret, và nếu phải so với 5 hay 10
trang của
Balzac, hay 20 trang của Dickens (ông này nhẩn nha thuộc bậc thầy,
Balzac cũng
vậy): Simenon chỉ cần hai hoặc ba đoạn. Có một cuốn Maigret mở ra với
một tiếng
ồn lớn. Ba giờ sáng tại khu Pigalle, khu phố cổ đèn đỏ Paris, tay chủ
quán rượu
kéo tấm sắt đóng cửa tiệm. Rầm một tiếng. Dội ra từ đó, là tiếng xe
giao sữa,
tiếng chân kẻ ăn sương trở về nhà kiếm giấc ngủ, tiếng người đi vô Khu
Cầu Muối
(Les Halles) kiếm đồ ăn sẵn, cho một ngày đang ló dạng. Simenon không
chỉ đem
đến cho bạn một thành phố, không chỉ một điều không một sử gia nào có
thể vượt
được, về nước Pháp, nhưng còn điều này: rằng hai hoặc ba con người liên
quan
tới câu chuyện, đã sẵn sàng trước mắt bạn. Bằng một cách nào đó,
Simenon cho
bạn nhận ra rằng những bước chân của người đàn ông vừa đóng sập tấm
cửa, rồi
những tiếng chân rời xa quán, cách chúng lết đi gợi sự tò mòø. Và thế
là bạn
nhập vô mấu chốt quan trọng thứ nhất của câu chuyện. Đó là cái gọi là
mysterium
tremendum (điều rất thiêng), về sáng tạo ra một nhân vật tự chủ.”
Mysterium tremendum,
Jacques Derrida trong bài viết về Kierkegaard, đã dịch là: bí ẩn đáng
sợ, bí
mật làm bạn run rẩy (a frightful mystery, a secret to make you
tremble). Cũng
trong bài viết, ông giải thích thêm: (God is the cause of) Thượng Đế là
nguyên
nhân của “the mysterium tremendum”.
Theo nghĩa đó, nhà
văn là kẻ muốn ngang hàng với ông Trời.
Nhân vật “thần kỳ”
Maigret, viên thanh tra cảnh sát với chiếc ống vố, được “người viết giả
tưởng
dị thường nhất của thế kỷ” sáng tạo ra vào năm 1929, trong cuốn “Pietr
le
Letton”. Được nhà xuất bản Fayard tung ra vào năm 1931, ông cò Maigret
lập tức
trở thành nổi tiếng, và càng nổi tiếng hơn nữa, khi được đưa lên màn
ảnh qua
tài tử Jean Gabin.
Như trên đã nói,
Simenon sử dụng một thứ tiếng Pháp phổ thông, không dùng những chữ cầu
kỳ,
không “cố tình viết văn”, nhờ vậy mà mà Jennifer tôi được hân hạnh làm
quen với
ông rất sớm, từ những ngày mới chập chững đọc văn ngoại: như một cách
học tiếng
Tây!
Mai Thảo cũng là một
người rất mê Simenon. Một lần ngồi quán Cái Chùa, La Pagode, tại đường
Tự Do,
Sài Gòn (trước 1975), ông kể một giai thoại về Simenon, theo đó, tác
giả đã
từng tự giam mình vào trong một nhà kiếng, chung quanh thiên hạ qua
lại, nhòm
ngó, và cứ thế tỉnh bơ ngồi viết. Khi ra khỏi “chuồng giam”, là đã có,
không
phải một, mà hai cuốn tiểu thuyết! Theo Mai Thảo, đây là do ông nhận
lời thách
đố của một tờ báo.
Cuốn Maigret sau
cùng, Maigret et Monsieur Charles, xuất hiện năm 1972, sau đó Simenon
nghỉ
viết. Với chiếc máy ghi âm, ông đọc hai chục bài “Dictées”, và sau khi
cô con
gái Mari-Jo tự tử, ông ghi lại mớ hồi ký khổng lồ về đời mình, Mémoires
intimes
(1981).
Simenon mất tại
Lausanne vào năm 1989. Cả đời, ông cố gắng hiểu, thông cảm nỗi đau của
nhân
sinh, của cõi người, và cố gắng làm cho nó đỡ đau. Nhưng ông không làm
sao hiểu
nổi nỗi đau của cô con gái: cô đã lầm tình yêu của người cha, với tình
yêu của
một người bạn trai.
Niềm bí ẩn đáng sợ!
Đêm Thánh Vô
Cùng.
Tôi
chẳng biết điều đó muốn nói gì
Tôi
thật quá buồn
Một
câu chuyện từ đời thuở nào
Cứ
ở mãi trong đầu tôi
(nhạc
phổ thông Đức, trích từ Ingrid Raven).
1943.
Đêm Giáng Sinh tại bờ biển Bắc: một bé gái 4 tuổi hát
bài Đêm Thánh Vô Cùng cho một đám binh lính của Hitler. Nửa thế kỷ sau,
cô bé
lúc này đã trở thành một ca sĩ, và một ngôi sao nổi tiếng, nàng cất lên
tiếng
hát tại Thành Phố Thiêng Jerusalem, trong một buổi tiếp tân. Tuy tật
nguyền,
đôi mắt gần như hết còn nhìn thấy đường, cô bé gái 4 tuổi hát Đêm Thánh
Vô
Cùng, Stille Nacht, Heilige Nacht, Douce Nuit Sainte Nuit,
bên bờ Bắc Hải ngày xưa, bây giờ trở thành
một ngôi sao trên sàn diễn, “lạnh lùng như một tay đấu bò; để hết tâm
hồn vào
vai trò của mình như một nữ tu Phật giáo; nhí nhảnh, sống động, hớp hồn
người
như một cô gái điếm.”
Đó là nhân vật chính
trong cuốn tiểu thuyết Ingrid Caven, đoạt giải văn chương số một, giải
Goncourt
của Pháp năm nay (2000). Nhân vật chính này có thực ở ngoài đời, và tác
giả của
nó, Jean-Jacques Schuhl, là một trong những người “thờ phượng”, và là
bạn đường
hiện thời của Raven. Ngoài ra còn Daniel Schmid, người biến cô thành
tài tử
điện ảnh số một của Đức kể từ Marlene Dietrich. Một Marlene của những
nơi chốn
như Sarrebbruk, Munich và Paris-Pigalle.
Một nhân vật huyền hoặc trong chiếc áo dài đen, một bóng ma của những
đêm huyền
ảo của thập niên 1980. Sau Đêm Thánh Vô Cùng (La Nuit Sacrée) bên bờ
Bắc Hải,
sau những cây thông Noel của tuổi thơ, là những đêm tối chết tiệt (les
sacrées
nuits) của thế kỷ, với những tiếng hát át tiếng bom, những vỏ đạn biến
thành đồ
nghệ thuật, vật kỷ niệm, những vỏ xe của lính Mẽo G.I. biến thành dép
râu của
V.C. (les pneus pris aux G.I. retaillés par les Viet-congs en sandales
de
caoutchouc…), chuỗi hạt của bà ngoại, câu nói của Thánh Augustin bà
thường hay
nhắc đi nhắc lại: những người chết không vắng mặt mà chỉ không nhìn
thấy (les
morts sont des invisibles, ils ne sont pas des absents), và lời cầu
nguyện của
bà: Chúa ơi, hãy dậy cho con qua được những nỗi đớn đau khắc khoải mà
vẫn tin ở
Người…
Tác giả Jean-Jacques
Schuhl, trước đó đã có tác phẩm Hồng Bụi (Rose Poussière) và Télex N.1
(cùng
nhà xuất bản Gallimard).
Kỹ thuật viết Ingrid Raven: đứt
đoạn, gồm những mảnh vụn thời
sự có, âm nhạc có, theo một nhịp điệu, một dòng chảy làm người đọc
thích thú.
Một cuốn sách huyền ảo, đầy âm nhạc, bay bổng, nhẹ tênh… Có lẽ đây là
mong ước
của tác giả cũng như của ban giám khảo Goncourt, và của cả độc giả, khi
chọn
lựa một tác phẩm như vậy để chấm dứt thế kỷ, qua cuộc đời một nhân vật
nữ có
thực ở ngoài đời, bắt đầu bằng tiếng hát huyền hoặc cất lên bên bờ Bắc
Hải, vào
một Đêm Thánh Vô Cùng (La Nuit Sacrée) trước thính giả là những tên
lính Quốc
Xã, tiếng hát của một cô bé 4 tuổi, ngay từ nhỏ đã mang căn bệnh dị ứng
da, đã
tưởng không thể qua khỏi, đã gần như mù lòa đi qua suốt thế kỷ với
những đêm
chết tiệt (les nuits sacrées) của nó, chỉ bằng tiếng hát, và tình yêu
của cô.
|