*


Tính thơ
*

Tôi nảy ra ý tưởng về "tính thơ" sau khi:

Đọc khá nhiều thể loại thơ, xem khá nhiều nhận định về thế nào là thơ.

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Nguồn

Đọc khá nhiều, nhưng có lẽ chưa đọc cuốn này: Thơ tính của không gian, La Poétique de l'espace, của Gaston Bachelard.

*

Tất cả những thí dụ về tính thơ mà tác giả nêu ra, như,

Một pha bóng đầy chất thơ (ở đây, có thể các cầu thủ đã tạo ra hiệu ứng hình ảnh đẹp khi xử lí bóng, một ý tưởng đột phá táo bạo, một đường chuyền đầy sự thông minh...) Một bức tranh đầy tính thơ (không chỉ hình ảnh, ý tưởng ấn tượng, nó còn tạo nên giai điệu chẳng hạn...) Một game đầy tính thơ (nó đầy ý tưởng mới và sự dày công đầu tư vào các chi tiết tạo nên mạch cảm hứng không ngừng trong người chơi) Một cô gái đầy tính thơ (dù có thể không mạnh về hình ảnh khuôn mặt, cô ta luôn có những ý tưởng hay, cảm xúc của cô ta thất thường lúc blue, lúc rock lúc pop ballard lúc nhạc vàng khi nhạc đỏ mà vẫn không chịu bỏ hip hop, nhạc jazz.) Một khung cảnh tự nhiên nên thơ (với suối chảy, chim hót, sự đa dạng của thảm thực vật, sự biến chuyển không ngừng của khí hậu...) Một người làm vườn, làm ruộng đầy tính thơ (những bài thơ người đó lén la lén lút sáng tác trên giấy và ngấm ngầm tự hào thì dở ẹc; nhưng nhìn vào thửa ruộng, mảnh vườn của người đó, người ta thấy một đầu óc đầy ý tưởng, đầy năng lực bố cục, biến tấu, đầy đam mê, đầy cảm xúc hân hoan và sự hài hoà với thiên nhiên; điều đó hấp dẫn không chỉ chúng ta mà cả chim chóc, ong bướm; như vậy, chính người đó đã tạo nên một khung cảnh nhân tạo nên thơ bằng nhiều những chất liệu tự nhiên và cả nhân tạo như hạt giống, nước tưới, giàn bằng tre, nứa, dây buộc ni lông...) Vô số ví dụ khác...

đều có thể qui về, một định nghĩa: "Thơ là tâm hồn khánh thành một vóc dáng, La poésie est une âme inaugurant une forme" của Pierre-Jean Jouve, và đây là vấn đề hiện tượng học của tâm hồn, theo Bachelard.

*

Trong lời dẫn nhập, introduction, Bachelard viết, tâm lý học cổ điển không thèm để ý tới ảnh tượng, image poétique, và luôn lầm nó với ẩn dụ.

Dựa vào ý của Bachelard, trong một bài viết về TTT, cho số Văn đặc biệt về ông, xb vào năm 1973, Gấu này đã đưa ra một số tiểu chú, liên quan tới cái mà Nguyễn Thế Hoàng Linh gọi là tính thơ, ở đâu cũng có, nay xin ghi lại ở đây, để nới rộng vấn đề:

1. Ẩn dụ hay là vai trò của tu từ pháp trong văn chương.

Ẩn dụ, métaphore, là một từ hoa, một trong những trò chơi của tu từ pháp. Những cánh buồm thay vì con thuyền, cội huyên thay vì cha già, bóng hồng thay vì giai nhân... là những ẩn dụ.

Từ métaphore, gốc Hy Lạp, vốn có nghĩa, transition, thiên di. Một nhà ngôn ngữ học định nghĩa, Ẩn dụ là một từ hoa, une figure, nhờ đó, lý trí áp dụng, để chỉ vật này cho một vật khác, do một tính chất chung làm chúng sát lại gần nhau.

Không phải chỉ riêng ngôn ngữ, mà cả thế giới sự vật, con người, đều dựa trên 'một tính chất chung làm chúng sát lại gần nhau'. Trong một giọt nước có cả đại dương, thế giới là một convenance, tương hợp, của những sự vật [Michel Foucault: Chữ và Vật]. Thí dụ: Linh hồn và thể xác tương hợp không chỉ một, mà tới hai lần: Bởi vi tội lỗi có thể làm cho linh hồn sa đọa, cho nên, do tránh cho nó khỏi bị sa đọa, Thượng Đế bèn để linh hồn trong tận đáy sâu của thể xác. Tuy nhiên, do thân cận, chung đụng với thể xác, linh hồn bèn đón nhận từ nó, những rung động. Còn thể xác, sa đọa, ấy là do linh hồn có quá nhiều đam mê.

Trong văn chương, Proust cho rằng, bút pháp không thể nào đẹp được, nếu không có ẩn dụ. Tuy nhiên ẩn dụ, hay nói chung, từ hoa, là con dao hai lưỡi. Nước chở thuyền, nhưng nước cũng làm lật thuyền. Máy bay bay được là nhờ khí trời, nhưng khí trời cản sức bay. Dây điện truyền điện, tải điện, nhưng cũng cản điện: Từ hoa, cùng lúc, vừa chuyên chở vừa cản trở văn chương. Tu từ pháp là kích thước, chiều hướng yêu đương, đằm thắm của cách viết [La rhétorique est la dimension amoureuse de l'écriture. Roland Barthes: Tiểu luận phê bình], nhưng, thùng rỗng kêu to: lạm dụng nó, nó giết chết văn chương, biến văn chương thành trò biền ngẫu, nói quẩn [tautologie].

2. Ảnh tượng trong thơ.

Không có ảnh tượng, không có thơ [Pas de poésie sans image]

3. Sự khác biệt giữa ẩn dụ và ảnh tượng.

Ẩn dụ đi kèm tri thức. Một đứa trẻ không thể coi cánh buồm là con thuyền. Trong trí tưởng tượng của nó, con thuyền có thể có nhiều hình dáng quái dị, nhưng không thể giản dị là cánh buồm.

4. Ảnh tượng và ẩn dụ trong Bếp Lửa của TTT.

Đọc Thanh Tâm Tuyền

Trong bài viết của Nguyễn Thế Hoàng Linh, ông có nhắc tới tính phi thơ, mà Kundrea nhận ra, khi đọc Kafka.

Thực sự, Kundera khi nhắc đến phi thơ, là muốn phạng thế giới toàn trị, tức là thế giới hiện NTHL đang sống.

Ở đó, không có thơ. Thế giới đó chống lại thơ.

Không hiểu NTHL có nhận ra điều đó không, khi bệ Kundera ra, để nói về tính thơ ở đâu cũng có?

*

Nguyễn Thế Hoàng Linh được coi là thiên tài.

Quả là thiên tài, mới nẩy ra ý tưởng về tính thơ như trên. Tuy nhiên, đọc khá nhiều về thơ, thì phải cho biết đọc những ai, xem khá nhiều về nhận định thế nào là thơ, thì cũng nên cho biết, những nhận định đó như thế nào, khác nhau ra sao, rồi từ đó, mới nẩy ra ý tưởng "tính thơ". Cái 'lô gíc' viết, nó đòi hỏi như vậy.

Thí dụ, Gấu ngu này, khi nhắc đến Bachelard, là để cho thấy, đây là cái nguồn đưa đến những phân biệt về ành tượng về ẩn dụ, về từ hoa...

Đâu cứ thiên tài là có quyền phán tưới hột sen! Phán vô tư, vô tội vạ, vô trú sở, vô căn cứ.

Nếu thiên tài là như thế, Gấu này thành thiên tài từ lâu rồi, đúng như Borges đã từng phán:

Tôi nhớ một nhận xét của Oscar Wilde - một nhận xét đầy chất tiên tri. Ông nói: "Nếu không có thơ vần, chúng ta đều trở thành thiên tài". Đây là chuyện đang xẩy ra ngày hôm nay, ít ra là tại xứ tôi. Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được những cuốn thơ của những thiên tài hoặc mấp mí thiên tài: nghĩa là những cuốn thơ hình như chẳng có một chút ý nghĩa nào đối với tôi. Ngay cả những ẩn dụ ở trong đó, tôi không thể nào nhận ra được. Ẩn dụ đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật. Nhưng trong những cuốn thơ đó, tôi chẳng nhìn thấy bất cứ một nối kết nào. Tôi đã phạm vào lầm lẫn thiên tài như vậy, trong tập đầu, tập hai cũng vậy, và có lẽ ngay cả tập ba; và rồi tôi khám phá ra, có một điều gì thực sự huyền ảo, và không thể nào cắt nghĩa được, về một bài sonnet: Nó có thể đẻ ra đủ thứ, đủ loại thơ, khác nhau.

Lèm bèm về thơ

Gấu mới nghe nhà văn hoá Vương Trí Nhàn phán:

Có gì vay mượn cũng phải nói.

Nguồn

Đúng như thế. Thiên tài phán, đọc nhiều xem nhiều, mà chẳng nói, đọc ai, xem ai. Thường ra, ở cuối vài viết như thế, có ghi, những sách báo tham khảo. Biết đâu nhờ vậy, độc giả tìm được cái nguồn, của ý tưởng "tính thơ".

*

Bachelard là một tác giả, Gấu nghĩ, những nhà thơ nên tìm đọc, nhất là những cuốn như Phân tâm học về lửa, Nước và những giấc mộng, Thơ tính của không gian, Thơ tính của Mộng mơ... Riêng với Gấu, mê nhất là Thơ tính của không gian, đọc từ hồi mới lớn, cùng với Sài Gòn.

*

Sự thực những thí dụ về tính thơ của thiên tài NTHL đều có chút thiên vị, đúng như thiên tài thú nhận. Ít ai nói, một pha bóng đầy chất thơ, mà là, đẹp, một đường banh thần sầu, một pha làm bàn tuyệt cú mẻo.

Có thí dụ, nhảm. Nhưng thôi bỏ qua, nhân cái nhảm của thiên tài, lèm bèm về thơ, về Bachelard, thú vị hơn.

*

Tâm lý học cổ điển không bàn về ảnh tượng, image poétique, và luôn lầm nó với một ẩn dụ đơn giản. Vả chăng, từ "hình ảnh", image chứa quá nhiểu lẫm lẫn, mù mờ, trong tất cả những tác phẩm của những nhà tâm lý học: người ta nhìn thấy những hình ảnh, người ta tái sản xuất, on reproduit, những hình ảnh, người ta lưu giữ những hình ảnh ở trong ký ức... Hình ảnh ở khắp nơi, ngoại trừ một nơi: không hể có hình ảnh, như là một sản phẩm trực tiếp, liền tù tì, ngay tức khắc, của trí tưởng tượng.

Cái sản phẩm liền tù tì của trí tưởng tượng đó, là ảnh tượng, hay hình ảnh thi ca.

Thành ra, có thể thiên tài NTHL, tuy cũng là thi sĩ, nhưng chưa bao giờ cảm nhận, chưa từng kinh qua, thứ thi ảnh này, cho nên phán, tính thơ ở khắp nơi, như hình ảnh tràn đầy trong thế giới, chăng?

Tags: | Edit Tags
Saturday September 15, 2007 - 11:34am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Kỷ niệm Sài Gòn
Kỷ niệm Sài Gòn magnify
La beauté d'un paysage réside dans sa tristesse. Ahmet Rasim
Cảnh đẹp thì buồn.
Đó là câu đề từ cuốn Kỷ niệm Istanbul, thành phố quê hương của nhà văn Pamuk, Nobel văn chương.
*
Đọc, cũng thú vị, nhưng, thành thực mà nói, "có thể sẽ thua xa Gấu", với những kỷ niệm về Sài Gòn, và trước đó, về Hà Nội.
Đừng nghĩ là Gấu này phách lối!
Chắc cũng đành nghe theo lời Gấu Cái, dành tí ngày tháng còn lại, chơi một cuốn tiểu thuyết về Sài Gòn.
Cấm nhắc tới Hà Nội, và Bông Hồng Đen!
*
II existe des auteurs comme Conrad, Nabokov, Naipaul, qui ont réussi à écrire en changeant de langue, de nationalité, de culture, de patrie, de continent, et même de civilisation. En ce qui les concerne, leur créativité a puisé ses forces dans l'exil ou la migration. De la même manière, je sais que mon attachement à la même maison, à la même rue, au même paysage, et à la ville, a exercé une influence sur mon identité. Cet attachement à Istanbul signifie que son destin fait
désormais partie de votre caractère.
Có những tác giả như Conrad, Nabokov, Naipaul đã thành công trong việc viết, bằng cách, đổi ngôn ngữ, quốc tịch, văn hoá, tổ quốc, đại lục, và luôn của nền văn minh. Vấn đề của họ, theo tôi, là như thế này: Lưu vong và thiên di là nguồn sáng tạo của họ. Cũng như thế, cái sự gắn bó của tôi vời cùng một căn nhà, cùng một con phố, cùng một phong cảnh, cùng một thành phố đã tạo một ảnh hưởng lên căn cước của tôi. Cái sự gắn bó của tôi với Istanbul có nghĩa, số mệnh của nó là một phần không thể thiếu trong nghề ngỗng viết lách của mình.
*
Ôi chao đọc đoạn trên, Gấu thấy ngay chính thằng Gấu này, cũng đã từng viết như thế!
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.
Thành công trong việc viết bằng cách đổi ngôn ngữ...
Nếu như thế, Gấu lại càng bảnh hơn:
Đã thành công trong việc viết, bằng cách, chết đi, rồi sống lại, chỉ để kể về Sài Gòn, khi chưa bị Yankee mũi tẹt chiếm đoạt!
*
Cent deux ans avant ma naissance, Flaubert, en arrivant à Istanbul, impressionné par la foule et l'originalité de la ville, écrit dans une lettre qu'il pense que Constantinople deviendra, cent ans plus tard, «la capitale de la Terre». Contrairement à cette prévision, l'Empire ottoman s'est écroulé et a fini par disparaître. À ma naissance, Istanbul, en tant que ville d'importance mondiale, vivait les jours les plus faibles, les plus misérables, les plus sombres et les moins glorieux de ses deux mille ans d'histoire. Durant toute mon existence, le sentiment d'effondrement de l'Empire ottoman et la tristesse générée par la misère et les décombres qui recouvraient la ville ont représenté les éléments caractéristiques d'Istanbul. J'ai passé ma vie à combattre cette tristesse, ou bien, comme tous les habitants d'Istanbul, à finalement essayer de me l'approprier.
Cả đoạn văn trên, áp dụng cho Sài Gòn và Gấu, cũng y chang.
Cái thành phố Istanbul lụi tàn cùng Đế quốc Ottoman, thì có khác gì Sài Gòn và thiên đường Miền Nam lụi tàn trong tay đám Yankee mũi tẹt?
*
Hai trăm năm trước khi tôi ra đời, Flaubert ghé thăm thành phố, và, ngất ngư vì cư dân hội hè đình đám, và cái chất rất ư là uyên nguyên là Nam Bộ, đã tiên đoán, chỉ một trăm năm sau Constantinople sẽ trở thành "thủ đô của Trái Đất".
Cứ giả dụ như không có lũ Yankee mũi tẹt, thì, cần gì đến lời tiên tri của Flaubert, vì Sài Gòn muôn đời vẫn là Sài Gòn: Hòn Ngọc Viễn Đông.
*
Vì sao ở người lính “nụ cười nghèn nghẹn xa xăm”?

Chiến tranh chấm dứt, vang dậy tiếng reo hò mừng rỡ của những người đã qua sông. Nhưng, nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường, “một dòng sông khác lại hiện ra trước mặt và con người phải cất bước khởi đầu trở lại mọi hành trình” [9] . Lần qua sông này là một thử thách lịch sử quá lớn lao và mới mẻ: “Đất nước… phải trăn trở lột xác mình đứng dậy” (“Trước nghĩa trang Núi Bút”), Và tất cả mới chỉ là khởi đầu. Và cũng chỉ khi nào thấy dược “toàn bộ sự thật chảy máu và bi kịch đau đớn” của chuyến vượt sông vừa qua chúng ta mới hiểu được “nụ cười nghèn nghẹn xa xăm” trên gương mặt những người lính Thời máu xanh, những Sisyphus [10] hiện đại, họ lại xoay trần vượt sông lần nữa, tiếp tục cuộc hành trình
Tại sao tất cả chỉ là khởi đầu? Tại sao một dòng sông khác hiện ra?
Tại sao đất nước lại phải trăn trở lột xác?
Hỏi tức là trả lời.
Tags: | Edit Tags
Friday September 14, 2007 - 10:50pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Viết dưới giá treo cổ
Viết dưới giá treo cổ magnify
Gấu Cái đang đọc Blog Tin Văn
Ngón tay Người như những chú giun.
Mandelstam's poem on Stalin (November 1933) (1)
We live, deaf to the land beneath us,
Ten steps away no one hears our speeches,
But where there's so much as half a conversation
The Kremlins mountaineer will get his mention. (2)
His fingers are fat as grubs
And the words, final as lead weights, fall from his lips,
His cockroach whiskers leer
And his boot tops gleam.
Around him a rabble of thin-necked leaders—
fawning half-men for him to play with.
They whinny, purr or whine
As he prates and points a finger,
One by one forging his laws, to be flung
Like horseshoes at the head, the eye or the groin.
And every killing is a treat
For the broad-chested Ossete. (3)

1. This poem, which Mrs. Mandelstam mentions on page 12 and at many other points, is nowhere quoted in full in the text of her book.

2. In the first version, which came into the hands of the secret police, these two lines read:

All we hear is the Kremlin mountaineer,

The murderer and peasant-slayer.

8. "Ossete." There were persistent stories that Stalin had Ossetian blood. Osseda is to the north of Georgia in the Caucasus. The people, of Iranian stock, are quite different from the Georgians.

Mandelstam:
Chân Dung Bác Xì [Tà Lỉn]
Chúng ta sống, điếc đặc trước mặt đất bên dưới
Chỉ cần mười bước chân là chẳng ai nghe ta nói,
Nhưng ở những nơi, với câu chuyện nửa vời
Tên của kẻ sau cùng trèo tới đỉnh Cẩm Linh được nhắc tới.
Những ngón tay của kẻ đó mập như những con giun
Lời nói nặng như chì rớt khỏi môi
Ánh mắt nhìn đểu giả, râu quai nón-con gián...

Bài thơ trên có nhiều bản khác nhau. Trên, là từ hồi ký "Hy Vọng Chống lại Hy Vọng", của vợ nhà thơ, Nadezhda Mandelstam.

Nhật Ký

Qua lời giới thiệu The Noise of Time, Tiếng ồn thời gian, Clarence Brown cho biết, bài thơ trên được làm năm 1934. Sau đó, đích thân Stalin ra lệnh bắt. Một giai thoại, do chính Pasternak kể lại, cũng thật thú vị:

Ngay sau khi bị bắt, một bữa, bà vợ của Osip đến gặp nhà thơ Pasternak, xin can thiệp cho chồng. Đó là lần đầu tiên P. biết tin, hai ông nhà thơ không thân nhau, làm thơ cũng khác nhau. Đúng thời gian đó, có một ông lớn mất, và linh cữu quàn tại Nhà Hội, cho mọi người thăm viếng. Pasternak tới, gặp Bukharin, bèn ghé tai gửi gấm câu chuyện. Ông này nói, khó lắm, nhưng sẽ cố. Vài đêm sau, phôn nhà Pasternak reo.

-Phải Pasternak đó không? Stalin đây.

-Good Evening. Đồng chí Xì ta lin. Nhưng có đúng đồng chí Xì không đấy? Đừng có bịp tớ nhé.

-Đúng Xì đây.

Nghe xưng danh, Pasternak nói:

-Hiện trong phòng có 26 người, và họ đều lắng nghe. Thưa, có sao không?

-Không sao hết. Đây là về trường hợp Mandelstam

-Tôi cố làm những gì có thể để giúp anh ấy.

-Đồng chí có nghĩ, anh ta là một thi sĩ tốt? [Do you think, he is a very good poet?]

-Thưa đồng chí Xì ta lin, đồng chí không nên hỏi một nhà thơ về một nhà thơ khác. Đâu có khác gì hỏi người đẹp về một người đẹp khác?

-Như vậy, là tôi phải kết luận, đồng chí không khoái anh ta lắm?

-Không, đồng chí lầm rồi. Tôi là một nhà thơ, theo kiểu khác của anh ta, cũng nhà thơ. Tôi nghĩ, anh ta là một người viết tốt.

-Tốt lắm. Mà này, sao không ghé thăm Xì này?

-Có lẽ đồng chí Xì nên ghé đồng chí Pạc thì hay hơn!

Thế là sau đó, Mandelstam được tha.

Nhưng than ôi, không được lâu!

Nhà thơ Nga chẳng những đi tù mà còn chết ở trong đó, vì bài thơ trên đây.

Tags: | Edit Tags
Friday September 14, 2007 - 09:19am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Dân tộc nào?
Dân tộc nào? magnify
Thơ TTT không thâm nhập được vào trái tim người đọc, vì tiếng thơ ấy không nói tiếng nói của công chúng, không nói tiếng nói của trái tim Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử mà thơ ca phải là ngọn lửa toả sáng, soi đường và cháy rực lên sức sống, sức mạnh của một dân tộc... TTT không có được tiếng...
Nguồn
Có đấy, thơ TTT có thâm nhập vào trái tim người đọc, và là tiếng nói của công chúng: những tù nhân như ông.
Chúng nó làm Cộng Sản
Chúng ta làm tù nhân.
Còn thứ thơ ca là ngọn lửa soi sáng cháy rực sức sống sức mạnh của dân tộc, người viết phải cho biết, dân tộc nào?
Dân tộc đẩy, hay bị đẩy xuống biển?
Thứ thơ ca ngọn lửa, tiếng nói dân tộc đó, đã là nguồn cơn gây nên cuộc chiến, không lẽ cứ bắt buộc thơ ca phải mãi mãi như thế, mà không thể là tiếng nói của một cá nhân chống lại thứ tiếng nói, thứ lịch sử của đám đông, công chúng?
Cao Hành Kiện chẳng đã được vinh danh: Không là tiếng nói của công chúng?
Brodsky chẳng đã được vinh danh vì chỉ làm thơ với ngôi thứ nhất: First Person: Tôi, tao, tớ, đằng này?
*
Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói:
Không!
Không có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia này, nọ, cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].
*

không nói tiếng nói của trái tim Việt Nam ....

I have reached that age when one visits the heart merely as a courtesy

Đó là dòng thơ của Faiz Ahmed Faiz (1911-1984). Theo Rushdie, ông này là một nhà thơ trữ tình lớn [the famous Urdu poet], của Pakistan, nhiều bài thơ được phổ nhạc và được hàng triệu con tim ngưỡng mộ, ngay cả những bài chẳng có vẻ gì là lãng mạn, thí dụ như:

Em yêu, đừng hỏi anh về tình yêu đã có lần anh dành cho em...

Đẹp biết bao, đáng yêu biết bao, em, giờ này vẫn vậy...

Nhưng anh đành chịu thua;

bởi vì thế giới còn biết bao nhiêu âu lo sầu muộn so với tình yêu,

và những thú vui khác nữa.

Đừng bao giờ hỏi anh còn yêu em như ngày nào...

Ông rất yêu đất nước ông, tất nhiên, nhưng một trong những bài thơ hay nhất của ông, viết bằng một giọng rã rời, thứ tình cảm rã rời của một kẻ lưu vong.

Bài thơ này, tuyệt vời thay, được dựng thành poster ở tường xe điện ngầm ở New York, cách đây vài năm [Rushdie viết bài này năm 2002]:

Bạn hỏi tôi về một xứ sở mà những chi tiết về nó đã chạy khỏi tôi,

Tôi không nhớ địa dư của nó, cũng chẳng nhớ lịch sử của nó.

Hay là tôi nên viếng thăm nó, bằng hồi ức,

Chắc là nó sẽ giống như một tình yêu đã qua,

Mà sau nhiều năm, trở lại, trong một đêm, không còn thao thức

Vì đam mê,

Vì lo sợ

Vì tiếc nuối.

Tôi đã tới tuổi mà một con người đi thăm trái tim chỉ vì lịch sự.

Đúng là một bài thơ vừa tình mình, vừa tình nước "chẳng giống ai", "uncompromising"]! Rushdie phán.

Đọc, Gấu lại thèm nghe lại Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, mơ mòng nhìn thấy cái gạt nước xua đi nỗi nhớ!

Merde!


Tags: | Edit Tags
Friday September 14, 2007 - 08:08am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
What are poets for?
What are poets for? magnify
What are poets for?
Thi sĩ để làm cái quái gì cơ chứ?
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?
Heidegger
"... and what are poets for in a destitude time?", Holderlin hỏi, trong bài điếu "Bánh mì và Rưọu vang".
Thời của đêm thế gian là thời điêu đứng: The time of the world's night is the destitude time.
*
Is Rainer Maria Rilke a poet in a destitude time? How is his poetry related to the destitution of the time? How deeply does it reach into the abyss? Where does the poet go, assuming he goes where he can go?
Liệu có phải Rilke là nhà thơ của thời điêu đứng?
Như thế nào, làm thế nào, thơ của ông móc nối với sự điêu đứng của thời gian? Sâu thẳm cỡ nào, thơ của ông với xuống vực thẳm? Nhà thơ đi đâu, giả dụ như có một nơi chốn nhà thơ có thể đi?
*
Từ 'thời gian', ở đây có nghĩa, thời gian mà chúng ta còn thuộc về nó. Với kinh nghiệm lịch sử của Holderlin, sự xuất hiện và hy sinh của Đấng Ky Tô Christ đánh dấu bắt đầu và chấm dứt ngày của những vị thần, the day of the gods. Đêm xuống, và kể từ đó, ba ngôi nhập một, the 'united three' - Herakles, Dionysos, và Christ - rời bỏ thế gian, buổi chiều của thế gian chìm dần vào đêm tối của nó. Đêm thế gian trải dài bóng tối của nó. Đây là thời thần linh trễ hẹn [The era is defined by the god's failure to arrive], thời khiếm khuyết thần linh, default of god. Thời khiếm khuyến thần linh mà Holderlin kinh nghiệm không có nghĩa chối bỏ liên hệ giữa thần và người và nhà thờ. Khiếm khuyết thần linh có nghĩa, chẳng còn thần linh tóm thâu người và vật thành một mối, và bằng một mối thâu gom như thế, lịch sử thế gian được đặt để, và con người dong duổi cùng với nó.
*
“Hồi Võ Phiến sang chơi Paris và đóng đô tại nhà tôi ở Bagnolet, có bận tôi hỏi, theo ông, Thanh Tâm Tuyền là một nhà thơ hay nhà văn. Võ Phiến đã đáp không do dự: là một nhà văn.”
Kiệt Tấn
*
Nhận xét của Võ Phiến, theo tôi, sai.
Ngay từ năm 1973, khi viết về TTT, trong số Văn đặc biệt về ông, Gấu này đã phán, nay xin ghi lại ở đây:
1. Một vài ý nghĩ nho nhỏ về thơ Thanh Tâm Tuyền.
Bởi vì tiểu thuyết, truyện, truyện ngắn vốn dễ đọc hơn thơ, kịch, cho nên, đối với số đông độc giả, Thanh Tâm Tuyền thành công về mặt văn xuôi hơn là thơ. Nhưng đối với một thiểu số độc giả thường lưu tâm tới vấn để văn chương, những tập Tôi không còn cô độc, Liên đêm mặt trời tìm thấy đã định nghĩa thế nào là thơ, thơ tự do, thơ TTT.
*
Pourquoi des poètes en temps de détresse?
Holderlin
Có thể, thơ Thanh Tâm Tuyền cũng như thơ của một số thi sĩ khác cùng thời với ông, một cách gián tiếp, nhằm trả lời câu hỏi trên của Holderlin.
Bởi vì, người ta vẫn thường quan niệm thơ, từ ngàn xưa, vẫn chỉ là những gì phù du, thơ chỉ có trong một thời bình.
Cớ sao lại có thi sĩ, trong một thời đại nhiễu nhương như thế này?
Ngay từ những ngày 1973, khi chưa chấm dứt cuộc chiến, Gấu này đã nhìn ra, thơ TTT, đúng là thứ thơ của thời điêu đứng, đúng như Heidgger coi Rilke là thi sĩ của thời điêu đứng:
Là thi sĩ của thời điêu đứng , có nghĩa là: hát, chú tâm đến dấu chân để lại của những vị thần trong khi bỏ chạy. Chính vì thế, vào thời gian của đêm tối, thi sĩ nói điều thiêng. Chính vì thế, trong ngôn ngữ của Holderlin, đêm thế giới là "đêm thiêng" (1)
[Être poète en temps de détresse, c'est alors : chantant, être attentif à la trace des dieux enfuis. Voilà pourquoi, au temps de la nuit du monde, le poète dit le sacré. Voilà pourquoi, dans la langue de Holderlin, la nuit du monde est la « nuit sacrée ». Pourquoi des poètes en temps de détresse? Heidegger]
*
(1) Trong Mảng Lưu Vong, La Part d'Exil, Le Huu Khoa coi Trịnh Công Sơn là chim thiêng hót lời mệnh bạc [Trinh Cong Son: L'oiseau sacré chante le destin tragique]
*
Holderlin phán:
Ở nơi nào có nguy nàn,
Ở đó có cứu rỗi
Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve
Holderlin, IV, 190

Nếu thế, so sánh thơ TTT với những nhà thơ tiền chiến, đúng là "coi thường" ông, theo Gấu, và, chẳng biết gì về thơ, về vực thẳm, về đêm đen chia cách ông với những nhà thơ mà ông và nhóm Sáng Tạo đả phá:
Một cách nào đó, những dòng thơ tiền chiến mở ra vực thẳm, đêm đen.
Một cách nào đó, thơ TTT, và của một số bạn bè của ông, như Tô Thùy Yên, nhạc Trịnh Công Sơn... là thơ nhạc của thời điêu đứng.
*
Một lần, nhằm giải thích một nhận định của Đặng Tiến, TTT không có truyền nhân, Gấu đã trích dẫn một số câu văn của TTT, để chứng tỏ, ông làm thơ khi viết văn.
Muốn là truyền nhân của ông, phải là một nhà thơ, chứ không phải nhà văn.
Như tay Ninh Hạ cho biết, TTT có lần nói với ông ta, ông thấy làm thơ dễ hơn là viết văn, là cũng theo nghĩa đó.
Vả chăng, tuy nhà văn, viết đủ thứ, nhưng chỉ Một Chủ Nhật Khác đúng là một cuốn tiểu thuyết.
*
Trên Da Mầu, thấy có bài của một tác giả lạ, với Gấu, vì chưa từng nghe tên và được đọc bài nào của tay này. Xin trích dẫn ra ở đây, và nhân đó, lèm bèm về thơ, biết đâu có hứng, lèm bèm về một tập thơ của một người bạn, mới ra lò. Anh ra lệnh, phải viết một bài thật bảnh.
*
Nhưng, liệu, sau khi "ráng đỏ qua sông", vưỡn có thơ? (1)
*
(1) Thơ bay như ráng đỏ sang sông.
*

1) Có những bài thơ viết muộn
Vì không thể viết sớm hơn
Ngặt nỗi thương thầm gió ruộng
Vẫn còn vuốt mắt sương thôn
NLV
*
Cái ý, "có những bài thơ viết muộn, vì không thể viết sớm hơn", theo Gấu, nó "khủng khiếp" lắm.
Và nó liên quan đến ráng đỏ qua sông, đến giấc mộng lớn đã đạt, sáng ngủ dậy, thấy nước nhà thống nhất.
Nhưng chưa kịp mừng, thì đã thấy bi thương hồn Việt....
Gấu này nhớ, ông anh nhà thơ mà cũng còn mừng hụt, vì cú 30 Tháng Tư.
Ông mừng thực, khi tâm sự với thằng em, thế là mình khỏi viết nữa. Làm một người dân bình thường, cùng nhau xây dựng cái nhà Việt Nam! Chẳng cần làm thơ nữa!
Từ không làm thơ, khỏi phải viết nữa, tới bài thơ viết muộn, là cả trời bi thương.
Bi thương hồn Việt
Sắc chàm u hận...
Đành thôi nhang khói..
*
Theo nghĩa đó, cả tập thơ mới ra lò của NLV, chỉ là một bài thơ viết muộn, sau "Lò Cải Tạo"!
*
Coetzee viết về Brodsky:
Những nhà thơ gân guốc, dũng mãnh, luôn tạo ra dòng của riêng họ, và trong khi làm như thế, viết lại lịch sử thơ ca.
Strong poets have always created their own lineage and, in the process, rewritten the history of poetry.
Làm sao TTT không tiên cảm, thứ thơ tự do của ông, mãnh liệt như thế, hũ nút như thế, không giống ai như thế, sẽ gặp phản ứng dữ dội từ phía độc giả, chắc chắn khác hẳn, "làm mặt lạ", như thế?
Hãy nhớ lại phản ứng dữ dội của tầng lớp thưởng ngoạn, khi thơ tự do vừa xuất hiện.
Những dòng cảnh báo, ở đây, tôi là vị hoàng đế, của vương quốc thơ của tôi, là theo ý đó. Vô là phải thần phục vị hoàng đế với đầy đủ quyền uy.
Trường hợp ngược lại, bạn có thể vứt tập thơ vô thùng rác.
Cao ngạo đấy, nhưng cũng rất là khiêm tốn đấy.
Nhà thơ nào, khi muốn tạo riêng dòng, cũng nói như vậy, nếu tự tin vào thơ của mình, đâu riêng gì TTT?
*
Thơ ca phải ngang với tầm vóc của thời đại lịch sử (như thơ ca thời Lý Trần, thơ ca thời Nguyễn Du...) TTT không có được tiếng thơ đó.

Có lẽ người đọc hôm nay nên tôn trọng ý kiến của ông:

Tôi đã chết nghẹn ngào
ôm tình yêu tự do chật ngực
tôi chết và chối từ
đừng ai gọi tôi là thi sĩ...
(“Tôi không còn cô độc”)

So sánh TTT với những nhà thơ thời Lý Trần, với Nguyễn Du, là một vinh dự quá lớn lao, tuy nhiên, cho dù TTT có muốn nhận cũng không thể được, vì thời của ông, cũng như của những nhà thơ bạn ông, là thời điêu đứng, thời đêm đen, thời hố thẳm. Thơ của họ, là thơ của một nơi, một thời nguy nàn.

Nó có mang đến được sự cứu rỗi hay là không, đó là vấn đề.

Theo Gấu tôi, rất khó. Quá khó. Thơ TTT chưa làm được điểu này, chính là bởi vì thơ của ông, cũng như con người của ông, sạch quá. Gấu đọc Milosz và nhận ra điều này.

Những thất bại, không có truyền nhân, và ngay cả những gì gì, "trần truồng, tuyệt vọng", là theo nghĩa này.

*

The Apostle tells us that in the beginning was the Word. He gives us no assurance as to the end.

The poet of the Pervigilium Veneris wrote in a darkening time, amid the breakdown of classic literacy. He knew that the Muses can fall silent:

perdidi musam....

"To perish by silence": that civilisation on which Apollo looks no more will not long endure.

George Steiner: The retreat from the Word

Chúa nói khởi đầu là Lời. Ngài chẳng thèm bảo đảm gì cho chúng ta, về cái sự tận cùng, nó sẽ ra làm sao.

"Lụi tàn trong câm lặng". Dù là thi sĩ, thì cũng có lúc phải tin rằng Nàng Thơ đã im tiếng.

TTT có "thoát", có "đạt" hay không? Thật khó nói, thay, cho người đã mất. Nhưng, rõ ràng là, ông gần như đã im tiếng.

*

The holy man, the initiate, withdraws not only from the temptations of worldly action; he withdraws from speech. His retreat intothe mountain cave or monastic cell is the outward gesture of his silence. Even those who are only novices on this arduous road are taught to distrust the veil of language, to break through it to the more real. The Zen koan—we know the sound of two hands clapping, what is the sound of one?—is a beginners exercise in the retreat from the word. G. Steiner.


Thánh nhân rút dù không chỉ khỏi những dụ khị, những cám dỗ, của thế giới hành động. Ngài còn rút dù ra khỏi lời nói. Ngài lên non tìm động hoa vàng, thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi... Ngay cả những đệ tử của Ngài cũng được dậy, đừng có tin vào lời nói. Phải xé bỏ bức màn lời để tới được cõi thực. Công án, tiếng vỗ của một bàn tay, là bài tập vỡ lòng để rút dù ra khỏi lời nói

Tags: | Edit Tags