|
- Thơ là Thở
-
Một bài thơ không có ý nghĩa gì mấy nếu chúng ta
không nhớ nó. Vì vậy, bây giờ có rất ít người đọc thơ.
Nguồn
Nhận
định trên, về thơ, thật là thú vị.
Vậy mà
có người phán ngược lại.
Thơ,
giống như lời nói, [bởi vậy Prévert đặt tên một tập thơ của ông là Lời
Nói, Paroles] là, để quên đi, không phải để nhớ. (1)
Thơ là
bề mặt của đời sống, bề mặt hiểu theo nghĩa, những băn khoăn, những
thắc mắc siêu hình, phải ngoi lên đó để mà thở.
Thơ, là
Thở!
Thành
thử nhận xét, "Vì vậy bây giờ có rất ít người đọc thơ", cần phải coi
lại.
Bởi vì
không đọc thơ, là hết... thở!
(1) Ý
này, của một trong những triết gia tổ sư Mác Xịt, Gấu đọc từ hồi còn
thanh niên, không nhớ rõ, trong cuốn nào của ông: Henri Lefebvre.
*
Nhưng
phải đợi đến Barthes, mới hết ý của thơ, của nhớ, của quên, của đọc, và
của những bông hồng chẳng hỏi tại sao. Ông phán:
Chính vì
chúng ta quên, nên mới đọc. [It is precisely because I forget that I
read. Roland Barthes: S/Z]
Nhờ câu
của Barthes, Gấu viết được mấy dòng về LH:
Anh đâu
có nhớ, lần từ biệt, em nói những gì?
Chính vì
không nhớ, nên anh tưởng tượng ra, chúng, cách này, cách nọ, như để,
chẳng bao giờ quên Em.
Thơ là
Thở (1)
(1) Mô
phỏng thơ Nguyễn Chí Thiện:
Còn Đảng
là còn Khổ
Hết Đảng
là có Phở
Đọc Chuyện Kể Năm Hai Nghìn
*
Người
Đức đã bắt đầu, tôi không biết từ bao giờ, mang mặc cảm về ngôn ngữ của
họ, một trong những ngôn ngữ chính xác và sâu sắc nhất thế giới, ngôn
ngữ của khoa học, triết học và thi ca. Ngôn ngữ của Goethe và Schiller,
Kant và Heidegger, Kafka và Rilke.
Nguồn
Trật tự
từ ở đây, chứng tỏ tác giả câu văn quá cẩu thả, và không mê thơ!
Rilke,
thi sĩ Đức, mà để ở sau cùng. Cũng vậy, câu trên, thi ca để ở chót.
Trách
nào, trang chủ cho rằng, bây giờ, chẳng ai đọc thơ, xin coi bài Poetry,
cùng trang net.
Thú
thực, tôi không hiểu, tại sao lại Kafka và Rilke?
Goethe
và Schiller, Kant và Heidegger, thì có thể tạm hiểu được, nhưng liên hệ
nào giữa Kafka và Rilke?
Chẳng lẽ
chỉ vỉ cùng viết bằng tiếng Đức?
Rilke tự
coi ông là một người không nhà. (1)
Kafka
cảm thấy 'không thể viết bằng tiếng Đức'
Liệu đó
là lý do tác giả để hai người kế bên nhau?
Nếu đúng
như thế, thì người Đức mặc cảm về tiếng Đức, là đúng quá rồi!
For let
us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent
of the horrors of Nazism.
(Hãy
minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều
ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)
George
Steiner: Phép Lạ Hổng
(1)
Coetzee, trong một bài viết về Rilke, cho biết, trong những năm cuối
cùng của thi sĩ, sau khi hoàn tất Duino Elegies vào năm 1922 và chết vì
bệnh hoại huyết vào năm 1926, ông viết bằng tiếng Pháp nhiều hơn là
bằng tiếng Đức. Và cái sự mặc cảm này, người Đức ở nước Đức, không thể
bỏ qua, và báo chí quốc gia Đức [the nationalist German press] đã đội
cho ông cái nón [cối] một tên bại hoại văn hoá [a cultural renegade].
Và ông trả lời, ông chỉ muốn làm một người Âu Châu.
Cũng
Coetzee cho biết, ngay từ nhỏ, Rilke đã thích đội cái nón không nhà
cửa, không quê hương, không quốc gia, [as a young man he liked to say
he was heimatlos, homeless, without a country].
*
Một
bài thơ không có ý nghĩa gì mấy nếu chúng ta không nhớ nó.
Phán thế
này thì thơ của Bác Hồ có ý nghĩa nhất!
Sau tới
Tố Hữu, bài Khóc ông Xì, thí dụ. Tới Đường ra trận mùa này đẹp lắm, của
Phạm Tiến Duật....
Nếu cái
trật từ "khoa học, triết học và thi ca", được áp dụng cho tiếng Đức,
một thứ ngôn ngữ chính xác và sâu sắc nhất thế giới, thì cũng đáng để
hơi bị được mặc cảm rồi!
*
Trong một,
trong rất nhiều vụ thăm dò ý kiến bạn đọc, năm 1999, của Folio Society,
một câu lạc bộ sách của Anh, về câu hỏi, hãy kể ra 'năm bài thơ của thế
kỷ', bốn bài được nêu ra, là của những nhà thơ tiếng Anh, [cũng chẳng
có gì đáng kinh ngạc]: Yeats, Eliot, Auden, Plath. Nhưng bài thơ thứ
năm, là của một nhà thơ tiếng Đức, Rainer Maria Rilke. Và là một bài
thơ khó nhai: Duino Elegies.
Coetzee,
nêu sự kiện này, trong bài viết về Rilke, và giải thích, cho dù cái thứ
tiếng Đức khó nhá đó, cho dù cái bài thơ khó nhai đó, thế mà vưỡn lọt
vào danh sách "top five", điều này chứng tỏ, thơ, cho đến khi nào mà nó
còn, tự nói lên, bằng thứ tiếng nói của đam mê, và của sự khẩn thiết,
về những vấn đề lớn của hiện hữu con người, thì nó vẫn là của đám đông
chứ không phải của thiểu số.....
Bài viết
của Coetzee, là về một Rilke của William Gass, được in trong Những Bến
Bờ Xa Lạ Hơn, tập tiểu luận.
[Về cái
nhan đề của Coetzee, tình cờ Gấu đọc một bài điểm trên net, cho biết,
nó liên can đến chuyến "đi về nhà" của Ulysses, và là vì "xa lạ hơn",
cho nên, không phải đi về nhà mà còn đi xa hơn nữa, tới những bến bờ lạ
lẫm hơn.]
Bài của
Coetzee chủ yếu là về thơ của Rilke, tất nhiên, nhưng còn về dịch, và
dịch thơ.
William
Gass, mà những thành tựu như là một người viết giả tưởng, một triết
gia-mỹ học, thì cũng đáng nể, và đáng kể, lắm rồi, Coetzee viết, bi giờ
ông cho ra lò Đọc Rilke, một cuốn sách muốn thâu gom, một lần, at once,
một số việc: một tuyển tập thơ, a Rilke anthology, một tiểu luận về
dịch thuật [an essay on the craft of translation], mà một câu chuyện
cuộc đời Rilke, sự trưởng thành của ông như là một thi sĩ. (1)
(1)
William Gass: Reading Rilke: Reflections on the Problems of Translation
[New York: Knopf, 1999]
*
Sự bùng
nổ của những blog khiến Gấu này cũng phải tò mò ghé mắt, và tất nhiên,
cũng phải bắt chước, cho ra lò, một blog Tin Văn, [hiện được chiếu cố
nhiều nhất, khiến Tin Văn phát ghen].
Và đây
là nhận xét khởi đầu về blog Mít.
Đa số
đều dốt tiếng Việt, theo cái nghĩa, quá tự tin về nó.
Người
Mít viết tiếng Mít làm sao sai được!
Theo
thiển ý của Gấu, tiếng Việt là ngôn ngữ rất khó viết, do văn phạm của
nó hơi bị vô tư.
Đây là
một khuyết điểm, cũng được, nhưng cũng là một điểm tuyệt vời, theo Gấu.
Tiếng
nước người, do văn phạm quá kiên cố, cho nên, luật, mẹo viết... trở
thành một cái nhà tù của ngôn ngữ.
Từ đó
suy ra một điều, bạn càng giỏi ngoại ngữ bao nhiêu, càng viết văn Mít
chuẩn bấy nhiêu, vẫn theo cái nghĩa, càng trói buộc tiếng mẹ đẻ vào cái
khuôn văn phạm bấy nhiêu!
*
Chắc bạn
đọc Tin Văn đã từng nghe giai thoại về một ông bố đi thi rớt hoài, cho
đến khi ông con đã đậu đạt, thành tài, và được nhà vua ban cho làm
chánh chủ khảo một cuộc thi mà ông bố vẫn còn lều chõng.
Ông bố
lại rớt, tất nhiên, và buổi tối, bố hỏi con, mày có thấy bài văn nào
hách xì xằng không. Ông con suýt soa, ối giời ơi, có một bài tuyệt cú
mèo, nhưng viết sai văn phạm!
Bố hỏi,
sai sao, ông con bèn kể ra.
Ông bố
buồn rầu nói, bài của tao, nhưng mày ngu quá, mày chấm câu sai, chứ
không phải tao viết sai văn phạm!
Ấy đấy,
tiếng Việt nó tuyệt vời về cái gọi là văn phạm của nó, y chang như câu
chuyện trên!
Cũng
theo nghĩa đó, nhân loại có đến vài bản văn tuyệt vời, của chỉ một, Đạo
Đức Kinh. Cứ mỗi lần, bạn đọc, và phịa ra được, một cách chấm câu, là
có được một "new version".
Cũng vẫn
theo tinh thần đó, Joan Acocella, đưa ra "lời khuyên", nếu bạn chưa
từng lên Thiên Đàng, thì bi giờ, lên là vừa rồi: Now their Paradiso
(Doubleday; $40) is out.
*
If you
haven’t yet read the Divine Comedy—you know who you are—now is the
time, because Robert and Jean Hollander have just completed a beautiful
translation of the astonishing fourteenth-century poem. The Hollanders’
Inferno was published in 2000, their Purgatorio in 2003. Now their
Paradiso (Doubleday; $40) is out. It is more idiomatic than any other
English version I know. At the same time, it is lofty, the more so for
being plain. Jean Hollander, a poet, was in charge of the verse; Robert
Hollander, her husband, oversaw its accuracy. The notes are by Robert,
who is a Dante scholar and a professor emeritus at Princeton, where he
taught the Divine Comedy for forty-two years.
Nếu bạn chưa
đọc Kịch Trời - bạn biết bạn là ai - thì bây giờ là lúc đọc, bởi vì Ông
và Bà Hollander vừa mới sản xuất ra một bản dịch đẹp ơi là đẹp của bài
thơ tuyệt vời đến ngỡ ngàng của thế kỷ 14.
Nguồn
*
Sự khác biệt rất quan trọng, giữa tiếng Việt và tiếng Anh, thí dụ, theo
Gấu, chủ yếu là do, một, bỏ "to be", một, không thể bỏ được.
Đúng như Shakespeare phán, "to be or not to be, that is the question"!
- Nhân lễ Vu Lan
-
Bạn chỉ sống hai phùa. (1)
Một phùa, Bố Mẹ ban cho,
Phùa kia,
Khi bạn nhìn vào tận mắt Thần Chết.
You only live twice
Once when you are born
And once when you look death in the face
Ian Fleming: You only live twice
(1) Phùa: Từ "fois", lần, tiếng Tây.
Coetzee
viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ, cái quyền giáo dục, và cứu rỗi con
người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ
Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm
nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul
rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato
đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học
chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual
discipline].
Những
quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như, thuộc về âm nhạc
nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của
nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào
tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc,
ở trong thời gian của riêng nó.
Thời
gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái
thời để yêu, để hát, và để chết!
Gấu này
đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò,
trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm
Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã
từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.
Brodsky
viết về Lễ Vu Lan:
Hãy ứng
xử dịu dàng với bố mẹ, nếu vinh danh họ, thì càng tốt, càng thoải mái
cho bạn.
Tất cả
những gì tôi đang tính nói ở đây, là, hãy đừng bao giờ nổi loạn, chống
lại bố mẹ, ấy là vì, thường ra là, họ đều đi trước bạn, vậy thì hãy giữ
riêng cho bạn, ít ra, nếu không phải nguồn cơn của nỗi đau thương, thì
đúng là, của tội lỗi.
They will die
before you do, so you can spare for yourselves at least this source of
guilt if not of grief.
Brodsky: Speech at the Stadium
- Một thời để yêu, hát, và chết.
-
Lệ Thu: "Tôi trở về vì
nhiều người muốn nghe tôi hát".
Câu nói của Lệ Thu, chỉ có một nửa nỗi u hoài, theo Gấu.
Đúng ra, nên nói, "Tôi trở về vì nhiều người còn muốn cùng với tôi,
sống lại một thời, để yêu, để chết, và để hát".
Nghe thật cải lương, nhưng sự thực là vậy.
Chứng cớ:
Hầu hết khán giả đến với
ca sĩ Lệ Thu là tầng lớp trung niên. Ngoài lòng yêu mến dành cho nữ
danh ca, họ còn đến vì được đắm mình trong một không gian âm nhạc đầy
chất tự sự, với những ca khúc bất hủ gắn với từng khoảnh khắc đời sống
không thể quên, như: Hương xưa, Đêm đông, Dạ khúc, Thu vàng, Tình xa,
Thu hát cho người, …Chính vì thế, khi "tiếng hát bay trên thành phố
bâng khuâng" được cất lên, cả khán phòng đã lắng đọng trong giây phút,
rồi chợt vỡ òa bởi những tràng pháo tay mạnh mẽ. Niềm hạnh phúc của
người khán giả không gì hơn là được nói hộ lòng mình bằng chính sự rung
cảm tuyệt đối của người ca sĩ. Những Mười năm tình cũ, Nghìn trùng
xa cách, Xin còn gọi tên nhau… tăng thêm giá trị vì nó không còn
đơn thuần là bài hát, mà chính là tâm trạng của mỗi người hiện diện tại
khán phòng.Sự yêu mến còn được nhân lên nhiều lần khi khán giả được
nghe ca sĩ Lệ Thu – người hát bằng những giọt nước mắt yêu thương – tâm
sự trước mỗi bài hát trong đêm diễn. Đó là những lời trần tình được đúc
kết từ những cảm xúc, kinh nghiệm của một người đã trải qua bao thăng
trầm trong đời sống.
Nguồn
Câu 'phán' của Gấu, được thực tại chứng minh liền tù tì, chẳng sướng
sao!
*
Hồi còn ngồi Quán Chùa, bên ly cà phê, có lần, hai anh em cùng lèm bèm,
về sự khác biệt giữa nhạc có lời, với nhạc cổ điển, không lời, ông anh
nhà thơ gật gù, phán, nhạc có lời là nhịp, rythm, của thời gian.
Sau này, đọc Brodsky, ông coi, cái đó là của thơ. Nhưng Coetzee, trong
một bài về Brodsky, phán ngược lại, đúng như ông anh, của âm nhạc, và
ông cho biết thêm, đây là một quan niệm từ thời cổ Athens
*
Chú Trụ đã nghe Lệ Thu hát
Thu hát cho người và Lệ đá xanh?
Tuyệt vời !!!
Lan N
Phúc đáp:
Lan N đã đọc Lệ Đá
Xanh?
Tôi biết những người
khóc lẻ loi
Lệ không rơi ngoài tim
mình
Lệ là những viên đá
xanh...
Tks
Take care
NQT
- Hồn tôi điên cuồng réo gọi
-
Cho mình nhớ,
Gọi thầm tên nhau.
Somebody gave me love
Somebody was you
Một người nào đó cho Gấu tình yêu
Một người nào đó, là Em.
[Lời nhạc, trong một CD của Kenny G.]
Còn một bản nhạc khác nữa,
cũng có hình ảnh "gọi thầm tên nhau", cũng thật tuyệt.
Đó là bản Bông Cỏ May. Gấu
cũng thật là mê bản này, nhất là cái khúc:
Nhiều
khi trong giấc mộng mồ hôi,
kêu
tên Em,
Kêu chỉ một tên.
Bản nhạc này, thời "thượng
hành" của nó, bị hát nhại, cũng thú lắm:
Mỗi lần Em đi ỉa, anh hay đứng anh nhòm, vì cầu tiêu có lỗ thông hơi, ở
đây hoang vắng không người.
Tất cả những hình ảnh đó,
cộng với cuộc tình cay đắng với cô bạn, cộng cuộc chiến khốn kiếp, mãi
sau này, khi số mệnh cho gặp lại, ở nơi tận cùng thế giới, khiến Gấu
bật ra được một cục thơ, trong có mẩu sau đây:
Đêm mở ra giấc mộng cũ.
Chỉ có tôi, tôi, và tôi.
Cô bạn thân ơi,
Nẻo về tuyệt lối,
Hồn tôi điên cuồng réo gọi.
Theo Gấu, cái
hồn thực sự của văn học Miền Nam, nó nằm ở trong lời nhạc, nhiều hơn là
trong văn chương, trong thơ. Nằm trong những bản nhạc vàng, nhạc sến.
Trong những bản thơ phổ nhạc, và nếu không được phổ nhạc, chẳng ai biết
tới chúng.
Người ta đã làm những công việc thu gom, bảo tồn thơ văn miền nam, giá
mà có một ai bỏ công sưu tầm những lời nhạc, rồi đi vài đường Mao Tôn
Cương, chắc cũng đủ lãng quên đời VC.
Mấy anh Yankee mũi tẹt, do cái tâm ăn cướp, thì làm sao mà làm được,
những lời nhạc rất ư là tuyệt vời, thí dụ:
Một mai qua cơn mê, lại cùng lũ em cắp sách đi học
Những ánh mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới
Ngoài kia súng nổ, đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay tiếng em
Ui chao, còn
nhiều lắm.
Gấu đố mấy anh VC, tìm được, dù chỉ một mẩu thơ, mẩu nhạc, đỏ, có được
cái chất thần sầu, như trên.
Tầm đạn thay
tiếng em
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Sao không hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua...
Ui chao, Ui choa, liệu câu Brodsky
vinh danh thơ Mandelstam, "thời gian qua [thơ] ông, lầu bầu với "khoảng
trống câm" của Stalin" [... where the time that utters itself through
Mandelstam conftronts the 'mute space' of Stalin], có áp dụng được vào
trường hợp ở đây, khi, nhạc sến nhạc vàng lầu bầu trước "không gian
câm" của con quỉ chiến tranh?
*
Tuy nhiên, số phận như lường trước
được, có những lúc, bạn quá bận rộn, để yêu, hoặc để [sợ ]chết, nên bỏ
sót một hai bản nhạc, và nếu như thế, nếu như bạn sống sót, thì, bạn sẽ
được nghe, lần đầu tiên, ở trong trại tù.
Cái nhịp của thời gian được lập lại, chỉ riêng cho bạn.
Gấu này đã từng được nghe những bản nhạc bị bỏ sót như thế, thí dụ bản
Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng của Phạm Duy, phổ thơ của cô em, hoặc bà chị
thi sĩ Vương Đức Lệ, như Gấu được biết, ở trong trại tù Đỗ Hải, và cái
cảm tưởng khủng khiếp, khi nghe nó: Sống trọn một lần nữa, cả cuộc
chiến đã qua.
- Tiếng hát ru em còn nuối trên môi
-
Mùa Thu Chết hay là LT chết?
Nhân vụ NQT được ông vua biếm, [biếm vương], rủa khéo, và, nhân vụ ca
sĩ Lệ Thu trở về, trả lời trực tuyến, khán giả cũ hỏi về tình cảm khăng
khít giữa LT và KL, Gấu bỗng nhớ đến một giai thoại về hai nữ ca sĩ ,
khi bài Mùa Thu Chết vừa ra
lò, qua đó, cứ mỗi lần hát đến khúc "mùa thu chết, đã chết rồi..", là
KL bị... nhịu giọng, díu lưỡi, và hát thành,"LT chết, đã chết rồi...."
!
Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là giai thoại. Ở ngoài đời, chắc không đến nỗi nào.
Riêng Gấu, mê tiếng hát Lệ Thu hơn. Những dĩa nhạc sau này của cô, Gấu
có mua đủ, nhưng do làm lại, nên chất giọng mất đi quá nhiều, không sao
bằng những ngày cũ.
Nhờ cuộc phỏng vấn Gấu mới biết, bản Nước
Mắt Mùa Thu, PD sáng tác riêng cho LT.
Tuy nhiên, Xin Còn Gọi Tên Nhau
tuyệt hơn nhiều. Bản nhạc này, lời quá tuyệt. Thơ hơn cả thơ.
Gấu quá mê, ngay từ những ngày nó vừa mới ra đời. Bây giờ mới biết nhờ
yêu mến LT, nhạc sĩ Trường Sa sáng tác bản nhạc này.
- Tôi rất thích bài hát "Xin còn gọi
tên nhau" do chị trình bày. Có rất nhiều ca sĩ hát bài này nhưng
tôi thấy hay nhất vẫn là chị. Chị hát bài này lần đầu tiên vào lúc nào
và có kỷ niệm đáng nhớ liên quan đến bài hát này không? (N.Đ. Nguyên,
28 tuổi, Vũng Tàu)
- Chào Nguyên. Nhạc phẩm Xin còn gọi
tên nhau do nhạc sĩ Trường Sa sáng tác năm 1972. Theo lời ông
nói thì ca khúc này được sáng tác từ cảm hứng của ông về tiếng hát Lệ
Thu, "tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng"... Năm 1972 cũng là lần
đầu tiên tôi hát ca khúc này. Hồi đó, ông đến tìm tôi và xin tôi một
tấm ảnh để đăng trên bìa ca khúc. Vì tôi không có nhiều ảnh, nên chúng
tôi đã cùng nhau đến Nhà thờ Đức Bà để chụp. Tấm ảnh này đã được in
trên bìa ca khúc Xin còn gọi tên nhau
và là kỷ niệm tôi không thể quên.
*
Lần qua Cali, đúng lúc xẩy ra vụ Trần Trường, Gấu hay đi lang thang với
ông chủ tiệm sách Văn Khoa. Tình cờ nhắc tới bản này, Gấu nói, làm sao
có. Ông nói, ông cũng mê bản đó, và biết, ở đâu có. Thế là ông đi mua
cho Gấu, một cuộn băng cát xét, có bài hát. Sau Gấu mua được một CD, Một thuở yêu người, trong có bản
nhạc Xin còn gọi tên nhau, do
Khánh Hà hát. CD này toàn những bài trứ danh, gần như mỗi bài là Gấu có
một kỷ niệm hoặc bi thương, hoặc tuyệt vời về nó.
Khánh Hà hát Xin còn gọi tên nhau
thật đã. Về già, Gấu mê tiếng hát Khánh Hà, thay cho thời trẻ mê tiếng
hát Lệ Thu.
*
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi
Lạ, là lời nhạc, Xin Còn Gọi Tên Nhau, như tiên tri
lời, một bản nhạc khác, ra đời sau nó:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi / Em ra đi
nơi này vẫn thế
Một
bản, dấu ấn của nó là Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972. Một, 1975.
Tiện đây, xin post cả hai bài viết về LT, và bản nhạc trên.
Trần Trường, 1975, 1972
Ấy đấy, những giây phút nhiệm mầu còn mang tính
tiên tri như thế đấy!
Xin còn gọi tên nhau
Xin còn gọi tên nhau
Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng
Chiều đông đưa những bước chân u buồn
Chợt nghe mùa thu bay trên trời không
Còn ai giữa mênh mông đời mình
Nỗi đau mù lấp trên tuổi thơ
Phố vẫn hoang vu từ
lúc em đi
Rồi trong mưa gió biết ai vỗ về
Bàn tay nào đưa em trong lần vui
Bằng những tiếng chim non thì thầm
Cho ngày tháng ưu phiền em quên
Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về
Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn rỗi mình
Cho tình càng thêm say
Tiếng hát ru em còn
nuối trên môi
Lời nào gian dối cũng xin qua rồi
Để lỡ ngày sau khi ta cần nhau
Còn đôi chút êm vui ngày đầu
Cho mình nhớ
Gọi thầm tên nhau.
|