*
Ai là người chôn Sartre?
Ai là người chôn Sartre? magnify

Trần Dần từng phán: Tôi đợi đám trẻ chôn tôi.

Như thế, Roland Barthes là người chôn Sartre. Cuốn Không độ của cách viết, một cách nào đó, được viết ra, là để trả lời câu hỏi của Sartre: Văn chương là gì?

Susan Sontag, trong bài viết được dùng là bài Tựa cho bản tiếng Anh của Không độ của cách viết ,viết:

Sự thực, tôi nghĩ, người ta có thể gọi tên, địch thủ đặc biệt của Barthes. Đề tài của Barthes, Sartre đã từng đặt ra và sử dụng làm cái tít nổi tiếng của ông ta: Văn chương là gì?

Sontag đưa thêm dữ kiện về ngày tháng: Mặc dù Độ không của cách viết được xb năm 1953, một số đoạn sớm sủa của nó đã xuất hiện trên tờ Combat vào năm 1947, đúng là năm Sartre cho ra lò cuốn của ông ta.

Cả hai cuốn, của Sartre và cuốn Barthes đều mở ra bằng chương cùng tên: Viết là gì?

Không độ, tuy là cuốn đầu tay, nhưng không dễ đọc. Và nó khó đọc, một phần, theo Sontag, là do Barthes nghĩ đến cuốn của Sartre, khi viết nó. Có thể nói, ông nghĩ, độc giả của ông, đều đã đọc cuốn của Sartre.

*

Tags: | Edit Tags
Sunday September 30, 2007 - 09:59am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Về Nguyễn Văn Trung
Về Nguyễn Văn Trung magnify

Hố thẳm nghĩa là gì?

Đọc hồi ký của Nguyễn Văn Trung, từ một cái "link", trên trang của Trần Hữu Dũng, với một cái note, post lại không có nghĩa là đồng ý với tác giả, cho thấy có cái gì lộm cộm ở đây.

Những hồi ký kiểu như của Nguyễn Văn Trung, đúng ra, chúng phải biến thành tro than, cùng với cuộc phần thư của VC vào năm 1975 rồi.

Đâu có khác gì những hồi ký của mấy ông tướng VNCH.

Gấu chưa từng gây sự, hay cà khịa với ông Nguyễn Văn Trung lần nào.

Nghe một người bạn ở Cali cho biết, ông có lần nhắc tới Gấu, trên tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác, và phán, Gấu này chẳng biết gì về hiện sinh.

Lần đó, Gấu có hơi ngạc nhiên, vì thú thực, Gấu chưa hề giờ vỗ ngực, xưng tên, hay khoe khoang, rành về hiện sinh.

Gấu có viết về văn chương dấn thân, trên tờ Nghệ Thuật, hồi thập niên 1960, nhưng chưa hề viết về triết học hiện sinh.

Thành thử, Nguyễn Văn Trung, hay sau này Đào Trung Đạo, đã lầm, khi nhè Gấu mà cà khịa, không biết gì về hiện sinh, không phải giới khoa bảng.

Nói rõ hơn, Gấu đọc Sartre, theo cái kiểu một đứa mới lớn, thèm đọc, thèm viết, chứ không phải thèm làm thầy người khác.

Cũng biết một vài chuyện về ông Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Nguyễn Văn Trung này, nhưng người trong cuộc chẳng thèm để ý, mắc mớ gì tới Gấu, mà lôi ra?

Do Nguyễn Văn Trung nhắc tới Phạm Công Thiện, Gấu nhớ tới Hố Thẳm của Tư Tưởng của Phạm Công Thiện, và nhân đọc lại một số trang của Heidegger viết về Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng, nên tính lèm bèm về thơ, về thời điêu đứng, và thi sĩ thời điêu đứng...

*

Đâu có cần đến NVT viết hồi ký, độc giả Miền Nam mới biết đến một PCT ai cũng chửi. Gấu này cũng đã bị mắc hợm ông một lần, khi đọc ông chê Simone Weil, khiến Gấu đâm coi thường Bà, dù chưa từng đọc, chỉ mãi đến khi ra hải ngoại, mới may mắn gặp được, qua Steiner giới thiệu.

Nhưng như vậy mà hay. Giả như gặp trước, chưa chắc đã đọc nổi Bà.

Làm sao có cơ may quen được 'đệ tử' của Bà?

Giữa hai ông NVT và PCT, nếu nói về tài năng, và nếu phải chọn, chắc là Gấu sẽ bỏ phiếu cho PCT. Vì nhửng gì của chính ông, do ông viết ra, chứ không phải đi cóp nhặt của người khác, rồi chửi toáng lên.

Ông Phạm Công Thiện này cũng đã từng phạng Gấu, về cái thói quen, từ tiệm sách Xuân Thu bước ra, mắt dính vào tờ L'Express đang mở rộng, nách kẹp một cuốn Livre de poche, bước vài bước, là tới Quán Chùa, lấy cái trán đẩy cái cửa, rồi tới cái bàn quen thuộc của mình. Đấy là cảnh thường xẩy ra vào buổi chiều, khi tan sở.

*

Những tác phẩm của Sartre lão hoá một cách khủng khiếp. Llosa viết về Sartre.

Chúng ta cũng có thể nói như vậy, về những tác phẩm của NVT, một thứ phó sản, từ Sartre mà ra.

*

They have aged terribly; today we can see that there was little originality in these works. Incommunication, the absurd, had been expressed in Kafka in a more tremulous and ddisturbing way; the technique of fragmentation came from John Dos Passos, and Malraux
had written about political topics with a vitality that one never feels, even in the best story of that sort that Sartre wrote: 'The Childhood of a leader".

Mario Vargas Llosa: The Mandarin

Chúng có tuổi một cách khủng khiếp; ngày này, chúng ta có thể nhìn thấy, chẳng có mấy tí uyên nguyên, đồ zin, đồ xịn nào ở trong những tác phẩm đó. Sự không thể cảm thông, sự phi lý, đã được Kafka diễn tả bảnh hơn nhiều, nhức nhối hơn nhiểu, kỹ thuật viết từng mảnh vụn, thuổng Dos Passos, và Malraux viết về những đề tài chính trị sống động, như thể trước ông chưa từng có người nào viết được như thế, thứ số một của Sartre, thí dụ như truyện ngắn Thời thơ ấu của tay trùm, cũng chỉ đáng xách dép.

Những tác phẩm như thế đem đến cho tuổi mới lớn Mỹ Châu La Tinh cái gì?

Chúng kéo nó ra khỏi mùi vị tỉnh lẻ, cái vẻ mục nát, gỉ sét, khiến nó bất bình với cái mầu mè địa phương...

Gấu nghĩ, NVT, như là một thứ phó sản của Sartre, đã đem đến cho tuổi trẻ Miền Nam cùng một thứ như vậy.

Gấu đọc ông, khi đã đi làm, vì Gấu ra trường sớm, và nhận ngay ra, những tác phẩm của ông, nhất là những bài viết Nhận Định, đều từ Sartre mà ra. Ông giản dị hóa Sartre, theo cái kiểu phóng tác Sartre ra tiếng Việt, để cho đám học sinh, sinh viên không biết tiếng Pháp đọc. Và ông thật sự nổi tiếng trong đám họ.Với một người có thể đọc thẳng nguyên tác, họ sẽ không đọc ông. Gấu không đọc những bài viết có tính chính trị, hay tôn giáo của NVT nên miễn bàn về khoản này. Riêng về mặt văn chương, phê bình văn học, và luôn cả triết học hiện sinh, NVT chỉ lập lại Sartre. Một cách đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, gạt bỏ tất cả những gì khó hiểu ở Sartre.

Thành thử, bây giờ, sau bao nhiêu năm, sau một cuộc chiến tàn khốc như thế, mà vẫn nhắc tới những vinh quang dởm hão như vậy, thì thật khó hiểu. Ngay cả những chuyện đụng độ giữa NVT và PCT, cũng chẳng nên nhắc lại. VC đã làm được một việc tốt, là chặn đứng những chuyện đó, bằng cú phần thư, bằng cách đưa đi cải tạo, đi tù... tại sao khi có dịp ra hải ngoại, lại lôi ra? Uổng cả công lao cách mạng!

*

Viết tới đây, chợt nhớ tới những lời bình loạn của triết gia, giáo sư, khoa trưởng Đại Học Văn Khoa, Nguyễn Văn Trung về mấy ông mấy bà nhà văn VC như Bảo Ninh, Dương Thu Hương, trên trang net Thông Luận.
Thành thực mà nói, ông triết gia giáo sư khoa trưởng không biết cái thú đọc tiểu thuyết, hay nói rộng ra, giả tưởng.
Gấu tin ông này không hề đọc thơ.
Do thiếu, hoặc quá nghèo trí tưởng tượng.
Ngay cả viết bình loạn, điểm sách, biên khảo... cũng không biết viết luôn.
Mấy bài viết của ông ta sao mà nó luộm thuộm quá thể.
Tuy nặng về hồi ký, tha thứ hay không tha thứ, đó là vấn đề, nhưng nghe ra có mùi phân bua, khoe khoang, và nhất là, cái mùi chạy tội.
*
Sau khi Sartre qua đời (1980) tờ Le Monde ở Pháp ra số đặc biệt, trong đó kê khai những tác phẩm của Sartre kể cả kịch, được dịch trình diễn ở Liên Xô các nước Đông Âu làm cho tôi ngạc nhiên, vì ở Miền Nam trước 1975 Sartre cũng không được dịch nhiều như thế.
Nguyễn Văn Trung [Thông Luận]
*
Thú thực, đọc, chỉ một câu ngắn trên, là thấy ông Trung này bị mát!
Sartre vốn mê Cộng Sản đến tận xương tận tuỷ, làm sao mà được dịch nhiều ở Miền Nam, so với ở Liên Xô và Đông Âu? Trước cuộc chiến Quốc Cộng, nếu đám trí thức Miền Nam, khuynh tả hay không tả, đọc Sartre, thì cũng chỉ như là một tham chiếu, bên lề một cuộc chiến, chứ đâu có phải để bợ đít Cộng Sản. Sartre đã từng tuyên bố, bất cứ một tên chống Cộng đều là một con chó. Làm sao được dịch nhiều?

Nguồn


Quan trọng nhất, theo Gấu, Sartre được đọc, như là một nhà văn dấn thân, bởi gần như tất cả những nhà văn trên thế giới, vào lúc Sartre đang trên đài danh vọng. Grass chẳng đã thú nhận, chọn Camus, thay vì Sartre, qua hình ảnh nhà văn vác đá lên núi, cho lăn xuống, rồi lại vác lên: Phải tưởng tượng hắn ta [Sisyphe] sung sướng!
Llosa chẳng đã coi hai ông ảnh hưởng nhất thời mới lớn của ông là Faulkner và Sartre.
Thanh Tâm Tuyền, qua nhân vật Tâm trong Bếp Lửa, chẳng đã nhắc tới cô bạn Đầm ở Paris, làm thiện nguyện viên đi bán báo Đảng, và mê gặp Sartre để chất vấn?
Heidegger mà còn ghen với Sartre, ông ta đa tài quá, viết văn, kịch, tiểu luận, phê bình, triết... đủ thứ!
*
Nguyễn Văn Trung khoe khoang, sau 1975, được Đảng và nhà nước giao trách nhiệm viết về Sartre, và ông khiêm tốn tự hỏi, sao không tin cậy mấy người khác, sao Đảng lại chọn Nguyễn Văn Trung này... Gấu đọc mà thấy tội nghiệp cho ông quá đi mất.
Nghe mà rửa tai, thì thà rằng đừng nghe, người xưa đã dậy.
Bất cứ một kẻ sĩ của Miền Nam, chưa nói một ông khoa trưởng, không nói những tên nằm vùng, khi VC thắng trận, là, lập tức nghĩ rằng, thời của mình, như là của một kẻ sĩ, đã hết. Chọn nghề khác mà sống.
Hì hục viết cho Đảng, Đảng cho tí tiền, nhưng ném bài vô thùng rác, vậy mà cũng khoe. Quái đản thật!

Quái đản nhất, là, ông ta đã từng nghĩ, vậy là Đảng đã biết đến ta, và đã từng tin, Đảng sẽ cho đăng bài này trên trang nhất Tạp Chí Cộng Sản!

Hay báo Nhân Dân.

Kẹt lắm, thì cũng Đại Đoàn Kết!

Đúng ra, NVT phải biết ơn VC, không đăng, vứt vô thùng rác, bài của ông. Vả chăng, đó là lẽ tất nhiên, làm sao có thể khác. Sau bao nhiêu năm, vào thời điểm này, bài của Trùm VC đã hết thời, Víp Va Ka, mà còn bị thiến nữa là vào thời điểm 1975, [1988, thời kỳ Đổi Mới, do Nguyễn Khắc Viện order], bài của một tên Ngụy.

*
Cuốn sách mỏng manh, non nớt và chưa thành hình này của một người mới lớn lên. Hắn lớn lên trong một thành phố đã mất, thành phố bị vây hãm như một hòn cù lao nổi chờ ngày tan rã không để lại dấu vết. Hắn đọc Marx tìm thấy giấc mộng "biến cải thế giới", đọc Rimbaud tìm thấy giấc mộng "thay đổi cuộc đời", đọc Dostoievski tìm thấy thái độ "tất cả hay không có gì hết", đọc Gide tìm thấy "đời sống thành khẩn trung thực", đọc Malraux tìm thấy hào quang của trí tuệ dối đầu với Định Mệnh, đọc Sartre tìm thấy "cuộc hiện sinh tự do và chọn lựa". Hắn lớn lên cùng bè bạn, vượt qua mau tuổi trẻ để suy nghĩ và mơ ước hành động. Mỗi đứa một lối lăn mình theo mối cám dỗ lớn lao của hư vô (1). Hắn lìa bỏ quê hương, chia tay với bè bạn, dấn mình vào lịch sử, đuổi theo giấc phiêu lưu của trí tuệ: sự thật được tạo nên từ niềm hư vô của tuổi trẻ bị tước đoạt.

TTT:Tựa [BếpLửa]


Nguyễn Văn Trung không cho ông, cái quyền chọn lựa như trên. Ông chọn đặc quyền: Đi du học.
Nghe nói chẳng cần có bằng Tú Tài.
Gấu nghe chuyện này, qua một người đã từng là giáo sư Đại Học Văn Khoa. Ông cho biết, đám nhân viên hành chánh của Đại Học, khi làm lương cho NVT, đã than, không có bằng Tú Tài, thì làm sao làm lương đây!
Làm Bưu Điện, Gấu đã từng có những ông Sếp kỹ sư như vậy. Con nhà giầu, chạy đi du học, khi không đậu nổi bằng Tú Tài. Qua Tây, ghi danh học Đại học tư, cũng có bằng kỹ sư, về làm việc cho Bưu Điện. Chẳng biết một tí gì về kỹ thuật, ngoài mớ lý thuyết xuông.
Nguyễn Văn Trung chắc cũng rứa.
Đừng nghĩ là Gấu bới lông tìm vết, hay gì gì đó. Cái thái độ của bạn, khi đó, là rất quan trọng, như Sartre đã từng nói, một câu để đời, Gấu đọc và lập tức ghim vào bụng:
Vào mỗi thời đại, con người nhận ra mình, khi đối diện tha nhân, tình yêu, và cái chết.
Đây là điều thiệt thòi, và sẽ là một dấu chàm, trên lương tâm, của bất cứ một ai, chọn cho mình... đặc quyền.
Chính vì thế, mà chẳng ai hy vọng gì vào đám VC con, đi du học hải ngoại về, sẽ ngó xuống dân chúng khốn khổ khốn nạn, vì Đảng, và con của Đảng.

*

Nguyễn Văn Trung chê Gấu chẳng biết gì về hiện sinh. Có thể như thế thật.

Nói rõ hơn, Gấu đọc hiện sinh, qua những tác giả như Camus, Sartre, là vì mê sống, mê đọc, và mê viết, chứ không phải mê triết hiện sinh, như những sinh viên mê triết học, học triết... Chính vì thế, khi TTT hỏi Gấu, "cậu" hiểu được cuốn [La Nausée] đó hả, ông muốn biết, liệu Gấu hiểu được những đoạn viết về sự thừa mứa của hiện sinh, về contingency, về pour soi, en soi... Và nếu như thế, Gấu không hiểu thật, vào thời điểm đó.

Gấu ngộ ra La Nausée, khi, chỉ đọc một câu, ở trong đó, ngay ở đoạn mở đầu, đoạn không ngày tháng.

Gấu đã kể về chuyện này rồi. Roquentin trong La Nausée, cũng ngộ ra La Nausée, và Sartre cũng viết ra được La Nausée, là từ câu văn đó. Câu văn chấm dứt đoạn không ngày tháng, mở ra nhật ký của Roquentin (1)

(1) Cái tình cảnh xui khiến Gấu "dám" cầm cây viết, và ti toe viết, y chang anh chàng Roquentin, ở ngay đầu cuốn La Nausée, [đoạn khép lại những trang không ghi ngày tháng, và sau đó, Nhật Ký bắt đầu]. Lúc đó là 10.30 tối. Anh chàng đang trong cơn "khủng hoảng hiện sinh", và, thế rồi, ông ta đây rồi, anh chàng nghe tiếng chân ông Rouen bước lên cầu thang, cảm thấy an tâm, và tự hỏi, cớ làm sao mà lại sợ hãi một thế giới đều đặn như thế? Anh chàng cảm thấy khỏi bịnh, và bắt đầu viết La Nausée.

[Le voilà. Eh bien, quand je l'ai entendu monter l'escalier, ca m'a donné un petit coup au coeur, tant c'était rassurant: qu'y-a-t-il à craindre d'un monde si régulier? Je crois que je suis guéri.]
Nguồn

*

Roquentin, trong Buồn Nôn (La Nausée) của Sartre, tới thư viện thành phố Bouville để tra cứu tài liệu viết một cuốn sách về cuộc đời hầu tước Rollebon. Anh gặp Autodidacte, một nhân vật đọc sách theo vần abc, cuối cùng bị viên quản thủ thư viện "cấm cửa", vì giở trò "ve vuốt" một em nhỏ.

"Tôi sẽ chẳng bao giờ đến đây nữa", anh ta nói trong khi máu chẩy dài xuống áo và cổ. Roquentin cũng giã từ thiên đàng. Anh có cảm tưởng đã sống cạn đời mình với giấc mơ nhân bản. Anh cũng quá chán lịch sử, luận đề này nọ và cuối cùng được cứu vớt, nhờ "tiểu thuyết". Anh mơ tưởng sẽ viết một câu chuyện "như nó có thể xẩy ra, đẹp, cứng như thép và sẽ làm mọi người hổ thẹn vì cuộc sống của họ". Nguồn

*

Đẹp và cứng như thép và sẽ làm mọi người hổ thẹn vì cuộc sống của họ..

Tags: | Edit Tags
Saturday September 29, 2007 - 10:03am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Khởi đầu là Matisse: Au commencement était Matisse
Khởi đầu là Matisse: Au commencement était Matisse magnify

Họa sĩ Ma Tịt [Henri Matisse] là người phịa ra từ Lập Thể. Là một thành viên của ban giám khảo của Cuộc Triển Lãm 1908, ông thanh tra [inspecter] những bức họa, trong đó có một bức phong cảnh của Braque. Bị quê một cục [choqué] bởi khiá cạnh hình học của bức họa, ông diễn tả, nó như là được thành lập bởi những khối nhỏ [comme étant formé de 'petits cubes'].

Từ đó, ra cubisme. Nhà phê bình Louis Vauxcelles bèn chôm luôn, ý của Matisse, trong bài viết của ông, và cái sự đặt tên như thế, lúc đầu bị chính những đấng họa sĩ lắc đầu quầy quậy, coi là phi lý.

Khi phải trả lời một tay còn trẻ, Jean Metzinger, hỏi, liệu có thể 'vẽ những cái chân, hoặc tròn, hoặc vuông', [s'il fallait 'dessiner les pieds ronds ou carrés'], Picasso, cáu kỉnh, quát: Làm đếch có những cái chân ở trong trời đất. [Il n'y a pas de pieds dans la nature].

Câu trả lời của Picasso, những độc giả Kim Dung, chắc là thú lắm, vì thể nào cũng nhớ tới Châu Bá Thông, tay ngu ngơ khù khờ, vậy mà học được thứ võ công song thủ hổ bác, một tay vẽ chân vuông, một tay vẽ chân tròn!

*

Sự ra đời của hội họa lập thể có gì tương tự với thời Phục Hưng, khi những họa sĩ của thời đó phịa ra ý niệm viễn tượng [l'invention de la perspective], chính ý niệm này, cách nhìn này, làm khuynh đảo những hệ thống biểu hiện [systèmes de représentation] đương thời. Hội họa cubisme xoáy vào hình ảnh, từ những điểm nhìn khác nhau [le cubisme, qui cristallise en une image différents points de vue], và bằng cách đó, nó đề nghị với chúng ta một cách tiếp cận mới mẻ thế giới mẫn cảm, tập trung [centrée] vào ý nghĩ, idée, thay vì, cảm nhận [perception].

Những nàng bướm bốc lửa [Demoiselles d'Avignon] đã vắng mặt tại cuộc triển lãm tại Bảo Tàng Picasso, cuộc triển lãm vẽ lại cuộc cách mạng hội họa này. Quá quí giá, không dám cho các nàng bướm đi du lịch. Mấy nàng đành đóng đinh tại Viện Bảo Tàng Nữu Ước [Museum of Modern Art].

Sau khi quá khiếp đảm bởi cuộc cách mạng, vào lúc thoạt kỳ thuỷ, Braque bèn gia nhập liền sau đó.

Tags: | Edit Tags
Friday September 28, 2007 - 05:49pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Jo Wajsblat, rescapé d'Auschwitz
Jo Wajsblat, rescapé d'Auschwitz magnify

Nguồn

Soixante ans après l'horreur, des photos jamais vues resurgissent et montrent l'insouciance des officiers nazis à quelques pas des chambres à gaz. Parmi eux, "l'ange de la mort", l'effrayant Dr Mengele.

Jo Wajsblat, déporté à 15 ans à Auschwitz, le reconnaît sur ces clichés. Il nous raconte son incroyable rencontre avec lui.

Le témoin imprévu, Jo Wajsblat et Gilles Lambert, (éd. J'ai Lu)

Sáu chục năm sau điều ghê rợn, những bức hình chưa từng được nhìn thấy, xuất hiện, cho thấy những bộ mặt vô tư của những sĩ quan Nazi, chỉ cách những lò thiêu người chừng vài bước chân, trong đó có "Thần Chết", vị Bác sĩ đáng sợ, Dr. Mengle, người chuyên môn làm những thí nghiệm bằng những trẻ em.

Jo Wajsblat, bị bắt đưa vô Lò Thiêu từ khi 15 tuổi, cùng cả gia đình, đã từng bị đưa vô cửa tử, nhưng vào giờ phút chót, thoát, và ông nhận ngay ra Thần Chết.

Tags: | Edit Tags
Friday September 28, 2007 - 12:11pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Chàng Hoi Chi cụt tai
Chàng Hoi Chi cụt tai magnify

Cuộc thư hùng giữa hai giòng họ quyền thần Taira, (Bình, còn gọi là Heike (Bình gia)) và Minamoto (Nguyên, còn gọi là Nguyên thị (Genji)) thời trung cổ Nhật Bản, cũng giống như những cuộc tranh phong Trịnh Nguyễn, Lê Mạc của ta. Tháng 3 năm 1185, danh tướng Yoshitsune nhà Minamoto đánh tan đoàn chiến thuyền Taira ở Dan no Ura và mở màn cho chính trị mạc-phủ Kamakura. Cả một nhà Taira bị diệt vong, thiên hoàng Antoku (cháu ngoại họ Taira, tuổi hãy còn thơ) cũng chết trong trận thủy chiến. Sinh hoạt của hai giòng họ đã để lại những cổ điển bất hủ như Genji monogatari (Nguyên thị vật ngữ), một tác phẩm phong lưu được coi như truyện Kiều của Nhật, hay anh hùng ca Heike monogatari (Bình gia vật ngữ).

*

In the duel between you and the world, back the world.
[Trong cuộc tử chiến tay đôi, hoặc mày chết, hoặc tao chết, giữa bạn và cuộc đời, hãy đâm vào sau lưng... bạn]
Kafka

This is what Marthe Robert tells us: that Kafka's meaning is in his technique.
Đây là điều Marthe Robert nói với chúng ta: Rằng ý của Kafka là ở trong kỹ thuật của ông.
For the (sterile) old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write?
Thay vì câu hỏi cũ mèm, hết đẻ đái, hết mầu mỡ, bị triệt sản, bị thiến, tại sao viết?, Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới: viết như thế nào?
The being of literature is nothing, but its technique.
Văn chương, chẳng là gì, ngoài kỹ thuật của nó.
Literature is never dogmatic
Văn chương đếch khi nào là viết dưới ánh sáng của Đảng.
Roland Barthes: Câu trả lời của Kafka

Lần đầu đọc Faulkner, Gấu, như Bác Hồ, lần đầu đọc Lenin, la lớn, nó đây rồi!
Bác Hồ thì nhìn ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Mít, Gấu nhìn ra con đường giải phóng văn chương Mít!
Bác cháu ta là nhất, là số một, thưa Bác!
*
Một lần, cũng đã lâu, Gấu đi giang hồ vặt, cùng vài bạn văn, tới thăm một ông chưa từng quen biết.
Chủ nhân, ông bạn chưa từng quen biết, là một tay sành rượu. Nhất là rượu bồ đào.
Ông khoe, rượu của ông là từ bên Pháp gửi qua, thứ quí, hiếm, lâu đời. Trong khi chén chủ chén khách, ông cho biết, có một ông bạn [Gấu đoán, chắc là ông ta], rất khoái những bài Tạp Ghi của Gấu, và chưa từng bỏ qua một bài nào [thời gian Gấu giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG].
Được khen, khoái quá, mũi phổng quá, Gấu quên cảnh giác, tố thêm, Gấu này thường là đoán ra đoạn chót, không cần phải coi hết một cuốn phim, khi được biết chủ nhân là một tay mê phim, và mê làm phim.
Ông có vẻ bực, thằng khốn này huênh hoang quá, nhưng, nói đến phim nào là nó biết phim đó, hay là thử phim này...
Ông lôi ra một phim, dựa theo một câu chuyện Nhật.
Tuyệt, tuyệt. Gấu tỉnh cả rượu, và xin lỗi chủ nhân, Gấu này chịu thua, không thể nào đoán ra đoạn kết của phim.
*
Sau này, được coi nguyên tác, chuyện anh chàng hôi chi, Gấu mới càng phục tay đạo diễn phim.
Đoạn cuối của phim khác hẳn nguyên tác.
Thần kỳ hơn nhiều.

Nguồn

**

Phim Chàng Hôi Chi Cụt Tai như trên cho thấy, phần I của nó có tên Bài Ca Về Trận Đánh Lớn Ở Biển Cả [Song of the Great Sea Battle]

Bài Ca đó, trước trận đánh chưa có. Và như thế, những người đã chết, cũng chưa từng được nghe, hậu thế kể về họ, ra sao.

Hậu thế kể, họ đã chiến đấu ra làm sao, chết như thế nào...

Cái tay đạo diễn người Nhật, Masaki Kobayashi, xoáy, chỉ vào chi tiết này, để mở ra phần cuối của phim, của riêng ông ta, không phải của tác giả truyện ngắn chàng Hôi Chi cụt tai.

Theo Gấu, tác giả truyện ngắn, do không phải là người Đông Phương, nên không thể nghĩ ra một cái kết cấu thần kỳ như vậy.

Đây là điều Murakami, đã từng giải thích, trong một bài phỏng vấn, qua đó, ông cho rằng Tây Phương quá rạch ròi giữa cõi sống và cõi chết, đối với họ, chết là hết, trong khi Đông Phương, coi, hai thế giới này vẫn có những giao tiếp.

"Tôi cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới, cái thế giới “này” (“ce” monde), trong khi còn có những thế giới khác cận kề ngay bên cái thế giới “này” đó. Nếu bạn thực tình mong muốn, bạn có thể chui qua tường, nhập vào một vũ trụ khác. Một cách nào đó, có thể vượt cái thực, cõi thực này. Đó là điều tôi cố gắng làm, ở trong những cuốn sách của tôi. Đây là một quan niệm rất Đông phương, rất Á châu, theo như tôi hiểu được. Ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, người ta coi như có hai thế giới song song, và có những chiếc cầu nhỏ cho phép, không khó khăn là mấy, qua lại giữa hai bên. Ở Tây Phương, làm gì có một quan niệm như vậy, thế giới-này là thế giới-này, thế giới-kia là thế giới-kia. Sự cách biệt thật là quyết liệt, thật là khắt khe, tôi muốn nói giữa “này” với “kia” đó. Bức tường quá cao, làm sao vượt, làm sao trèo qua? Nhưng trong văn hóa Á Châu, khác hẳn. Và “mono no aware” diễn tả, theo như tôi cảm nhận được, tình huống này. Trong Bài ca của sự bất khả, có sáu nhân vật. Ba sống sót, ba biến mất và qua thế giới bên kia - họ tự tử. Ba kẻ còn lại trong thế giới này, sau cùng biết, hiểu ra là, cũng nhấp nha nhấp nhổm (instable), vô thường, tạm bợ mà thôi. Đó là một hình thức của “mono no aware”. Điều lạ, là, khi tôi bắt đầu viết Bài ca của sự bất khả, tôi có ý tưởng theo đó, ba trong sáu nhân vật sẽ biến mất, nhưng không biết là ai. Trong khi viết tôi tự hỏi chính mình, ai sống, ai chết."

Nguồn

Nói rõ hơn, phải là người Đông Phương mới phịa ra đoạn cuối của phim Hoichi, The Earless.

*

Gấu cứ ngần ngừ mãi, không dám nói ra cái đoạn chót của phim. Nhưng phim này, bây giờ thuộc loại phim hiếm, quí, ít ai có được, mà muốn có, phải mua giá mắc lắm.

Vả chăng, cái kết cấu của phim, thật là tuyệt vời đó, lại càng rất tuyệt vời, với những độc giả, khán giả người Việt.

Những hồn ma trở về, để nghe người còn sống kể, họ đã chiến đấu, và chết như thế nào.

*

Truyện chàng Hôichi cụt tai

Nguyên tác : Hirai Teiichi dịch Lafcadio Hearn (từ Anh ra Nhật)

Người dịch : Nguyễn Nam Trân (từ tiếng Nhật)

Lời người dịch:

Gió luồn qua ngàn liễu bến Matsue (Tùng Giang), thành phố nhỏ nhìn ra biển Nhật Bản bốn mùa phong vũ. Đến nay, liễu vẫn thắm xanh trên bến như cái thuở con người phiêu bạt Lafcadio Hearn (1850-1904) đến định cư để tìm hiểu một nền văn hóa xa lạ đối với ông. Hearn (người Nhật đọc là Haan hay Herun) sinh năm 1850 ở quần đảo Ionia, Hy Lạp. Cha Ái Nhĩ Lan, mẹ Hy Lạp. Từ khi cha mẹ ly hôn, ông rày đây mai đó cho đến năm 1890, ngày đặt chân lên đất Phù Tang. Lấy tên Koizumi Yakumo (Tiểu Tuyền Bát Vân), ông viết nhiều tùy bút, biên khảo về đất nước và con người Nhật Bản.
Hearn lớn lên ở Pháp, chu du Mỹ, Canada, Martiniques... trước khi sự tình cờ đưa ông cập bến Yokohama năm đã 40 tuổi. Yêu mến phong cảnh hữu tình đất Matsue, ông sống một chuỗi ngày thật hạnh phúc ở đây, sau vì bệnh hoạn phải xuống Kumamota rồi lên Tokyo dạy Anh ngữ ở những đại học nỗi tiếng như Waseda, Tokyo, trước khi qua đời năm 1904 vì nghẽn mạch tim.
Viết văn, ông chịu ảnh hưởng Robert Stevenson, Gustave Flaubert, Guy de Maupassant, những nhà kể truyện nổi tiếng. Ông muốn từ bỏ thế giới Tây Phương để mạo hiểm đến những miền đất lạ như nhiều nghệ sĩ cùng thời, trong đó có Paul Gauguin và Pierre Loti.
Hearn đặc biệt yêu thích những truyện kinh dị không cứ gì của Nhật mà của quần đảo Antilles, của cả Trung Quốc. Lúc mới đến Nhật, chưa rành mặt chữ, phu nhân Setsuko đọc truyện ma quái Nhật cho ông nghe. Ông soạn lại bằng tiếng Anh, sau mới được dịch ra Nhật ngữ. Người ta biết Hearn nhiều qua tập Kaidan (Quái Đàm) mà "Truyện Chàng Hôichi Cụt Tai" (Miminashi Hôichi no Hanashi) này là một .... Nguyên tác (chỉ dài có một phần ba bản văn) vốn mang tên "Tì Bà Bí Khúc Khấp U Linh" lấy từ tác phẩm cổ điển "Ngọa Du Kỳ Đàm" do một ẩn sĩ tên Nhất Tịch Tản Nhân soạn, bản cổ nhất còn lưu lại in năm 1782

*

Tờ mờ đất, hòa thượng mới khăn gói về chùa. Đến nơi, cụ đã tức tốc chạy xuống phía hiên hậu liêu. Bỗng sư cụ dẫm lên cái gì nhờm nhớp, trượt chân suýt ngã. Rồi cụ bỗng hoảng hốt vì dưới ánh sáng ngọn đèn lồng, đó là một vũng máu. Nhìn ra thì trên hàng hiên, Hôichi vẫn ngồi chính tọa trong tư thế nhập định, từ vết thương, máu nhỏ xuống nhuộm đỏ cả người.
- Hôichi đó hả ! Sư cụ ngạc nhiên kêu "Trời Phật ơi, làm sao đến nỗi bị thương thế này ? "
Nghe tiếng hòa thượng, Hôichi biết nguy hiểm đã qua, bật lên khóc rồi bù lu bù loa kể sự thể những gì xảy ra đêm qua.
- Tội nghiệp ơi là tội nghiệp !
Hòa thượng không cầm được tiếng than. "Trăm sự cũng tại ta bất cẩn. Viết kinh lên khắp người của ngươi mà lại không viết lên tai. Thấy chỗ tai hẹp, khó viết ta mới cậy thủ kho viết giùm, mà chính ta cũng chẳng chịu kiểm xem hắn có viết cho chưa. Để đến nỗi này là do ta sơ ý... Nhưng có hối cũng đã muộn, điều gấp rút bây giờ là trị liệu cho ngươi chóng bình phục. Hôichi, chớ có buồn nữa, phải vui lên vì kể từ nay, tai qua nạn khỏi rồi. Chắc chắn ma quỉ chẳng còn đến đây hạch sách quấy nhiễu ngươi nữa đâu ."
Nhờ lương y tận tâm, chẳng bao lâu, vết thương của Hôichi đã lành lặn. Câu chuyện kinh dị xảy đến cho chàng mù được đồn đãi nhanh chóng, danh tiếng chàng nổi lên như cồn. Bao nhiêu nhà giàu có cao quí đua nhau tới vùng Akamagaseki để thưởng thức ngón đàn của chàng, thi nhau cho vàng tặng lụa. Chẳng mấy lúc Hôichi trở thành giàu có. Thế nhưng vì câu chuyện quái dị kể trên mà Hôichi mang cái hỗn danh là "chàng Hôichi cụt tai".

*

Truyện chấm dứt như trên, và phim mở ra từ chỗ chấm dứt đó.

*

Ngay ngày hôm sau, ngay giữa ban ngày ban mặt, những hồn ma tham dự trận hải chiến lớn, quân ngũ chỉ chỉnh tề, hàng hàng lớp lớp, theo lệnh trên, tới trình diện anh Hôi Chi cụt tai, rồi ai nấy ngồi im lặng nghe anh tấu đàn tì bà, Bài Ca Về Trận Hải Chiến Lớn.

Đâu có khác chi Kinh Chiêu Hồn của Nguyễn Du?

Tags: | Edit Tags
Friday September 28, 2007 - 11:33am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments