|
- Cubisme 3
-
Mandoline et Guitare, des objets érotiques (1924)
Trong bức tranh này, gợi hứng lập thể, người ta tìm
thấy những dụng cụ âm nhạc, đề tài quen thuộc của Picasso, mà những
đường cong nữ tính chứa đậm chất huê tình. Ít lâu sau khi hoàn thành
bức tranh, ông tham dự cuộc triển lãm đầu tiên của nhóm siêu thực. Tuy
chưa hề gia nhập trào lưu, những bức họa của ông ở thời kỳ mới mẻ này,
có gì gần gụi, do cái vẻ là lạ của nó, với những sản phẩm siêu thực của
thời đại. Từ đó, dẫn tới, sự ra đời, vào năm 1937, tác phẩm nổi tiếng
Guernica, như một phản ứng trước sự ghê rợn của vụ dội bom của phi cơ
Đức Quốc Xã, xuống một thành phố nhỏ bé của Tây Ban Nha.
*
Cú rụng rời chân tay xẩy ra vào năm 1907 [một trăm
năm về trước], khi Picasso kéo bức màn, bầy hàng, Những cô gái ở
Avignon [Demoiselles d'Avignon], thành quả tám tháng trời làm
việc, với hàng trăm phác họa.
"Chẳng khác gì ông bắt tụi này uống dầu hôi!" Ông
bạn trẻ của Picasso, họa sĩ Braque, bình phẩm.
"Người ta sẽ tìm thấy tác giả treo cổ [tự vận] ở
đằng sau bức tranh". Derain, tuy cũng một thứ tiền phong, tiên đoán.
Còn thi sĩ Apollinaire, thường ra thì cũng hết mình
với bạn bè, nhưng lần này, chọn thái độ im lặng là vàng.
Ở vào cái tuổi 25, Picasso đã được biết tới, với
những nhân vật đói khát của thời kỳ xanh, những người diễn trò ở chợ
của thời kỳ hồng. Nhưng những nàng bướm trâng tráo, với những nét góc
cạnh, với bộ mặt không đối xứng, với cái mũi khấp khểnh, chẳng thèm
biết đến sự tương tự cũng như cái nhìn viễn cảnh, tất cả bầy ra như là
một sự báng bổ thực sự, nghệ thuật hội họa.
Thế lày nà thế lào?
Kiểu kiến tạo đó, cette composition, ảnh hưởng rất
nhiểu nguồn - từ Ingres tới Gaugin, từ điêu khắc thời hoang sơ Tây Ban
Nha tới kiểu tạc tượng Phi Châu - nó, chính nó đã đặt ra những bước
chân đầu tiên, những cái mốc, những dấu ấn [lại dấu ấn], của một vận
động khai mở thành lập ra nghệ thuật hiện đại: trường phái lập thể, le
cubisme.
- Bộ mặt thật của Staline
-
Đây là bức hình của Người ít bị đánh bóng, biên tập,
bởi những nghệ sĩ ưu việt của nhân dân, nôm na, mấy đấng thợ ảnh

Một thứ ăn mày ăn xin, quần áo rách rưới,
trải qua thời giờ bằng cách xây dựng màng lưới cớm chìm, và, đọc sách.
Nhưng chính trong cái dòng đăng ký thứ
nhì đó, mới thật là thiết yếu, đối với ông ta: Như một trong những vì
vua của nước Nga ngàn đời, cách ông ta ứng xử, hành động, những sự can
thiệp của ông ta, ngay từ năm 1924, và sau đó, trong thời kỳ chiến
tranh, khi ông ta nói với dân Nga, khi gọi họ là những anh em, những
chị em [frères et soeurs], (1), khi nhắc tới những vị thánh, và Chúa Ky
Tô. Chính là bằng cách đó, mà ông ta đã đã xây dựng một sự tiếp nối,
liên tục mang tính lịch sử. Không nhận ra điều này, là không thể hiểu
tại sao ông ta được lòng nhân dân đến như vậy, và sống dai đến như thế.
Và cũng chính vì thế mà ông ta còn là một trong những tên giật dây, dàn
dựng, lớn lao nhất, un très grand manipulateur, và điều này là được gợi
hứng từ mật vụ Nga Hoàng.
(1) Báo chí trong nước
cũng đang khốn khổ khốn nạn, vì từ Bác viết hoa, và cụm từ Bác cháu ta,
di sản của Bác Hồ, cấm các vị chủ tịch thừa kế sử dụng. Xin đọc: Có lẽ
vị chủ tịch không biết, và những comments trên blog
Osin
- Cubisme 2
-
Người đàn ông với cái ly, L'Homme au verre
là một anh bồi bàn, un garcon de café. Trong cái bộ lắp ráp rợn sóng
này, assemblage ondulatoire, người ta phân biệt ra, một cái khăn bàn
trắng, một cái ly trên một cái khay, cho phép kết luận, đây là một anh
bồi bàn...
Người đàn ông với cái ly thuộc thời kỳ lập
thể tổng hợp, bật ra nét kỳ dị, quái chiêu.
*
Vào đầu thế kỷ 20, vượt rào cản, là những qui tắc ,
luật lệ hội họa, người họa sĩ Tây Ban Nha này, cùng với Georges Braque,
đã thành lập một trào lưu, từ đó mở ra nghệ thuật hiện đại.
Ở Paris, Viện Bảo Tàng Picasso ghi lại những chặng
đường lớn của nó, qua 35o bức họa, của Bậc Thầy, Vị Tổ Sư.
- Cubisme: Quand Picasso pétait la
forme (1)
-
Bức tranh: Người đàn ông với cây kèn clarinette
(1911-1912).
Đã thời kỳ trừu tượng. Déjà abstrait.
Thật khó nhận ra cây kèn trong kiến trúc hình học
này, khi mà sự phá huỷ vóc dáng làm xoắn [friser] tính trừu tượng.
Bức tranh này, gần như đơn sắc, nói lên thật rõ nét
thời kỳ lập thể.
André Breton quá mê, bộ dàn giáo hình giảo đài; theo
ông, "bộ xương cứng nhắc" của nó bị rung lên bần bật, bởi những trận
gió lớn.
Liệu, miêu tả của ông, làm nhớ tới đoạn mở ra quang
cảnh pháp trường của Nguyễn Tuân?
Nguyễn Tuân tả, khủng khiếp đến nỗi Vũ Ngọc Phan
phải thốt lên: Ông ta bắt thiên nhiên phải thần phục con người!
Nhưng câu than thở của họ Vũ lại làm nhớ đến Dos.
Ông này phán, con người cứ với mãi lên, sao cho bằng Thượng Đế, trong
khi đúng ra, phải kéo thằng chả xuống dưới này làm bạn với con người!
(1) Khi Picasso cho nổ hình dạng, vóc dáng, hình
thức...
- Staline là chìa khoá của sự vận
hành nước Nga hiện thời
-
Bóng ma Staline
Validimir Fédorovski là nhà văn, cựu
nhân viên ngoại giao, tác giả cuốn Bóng Ma Staline, nhà xb du
Rocher. Ông đưa ra một cái nhìn mới về nhà độc tài. Và những người kế
thừa.
-Tại sao Staline trong cuốn mới nhất
này?
Staline là nhân vật chính của chính trị
Nga, một trong những tên sát nhân lớn lao nhất của thế kỷ 20, những
cũng còn là một nhà chính trị lớn lao nhất. Ngay cả Lénine cũng không
để dấu ấn đậm như ông ta trong cái gọi là tâm tính của Nga, la
mentalité russe, cũng như trong hồi ức của thế giới. Nhưng đã có một
trò ma nớp lịch sử lớn lao, nhằm chống lại ông ta, phần lớn là do
Trotski. Ông này đã định nghĩa Staline, như một sự tầm thường lớn lao
của Đảng [la plus grande médiocrité du Party].
-Ông phục hồi danh dự cho ông ta? [Vous
le réhabilitez?].
Không, làm gì có chuyện đó. Tôi nói,
những sự kiện thật là phức tạp, không như bề ngoài chúng có vẻ, chỉ có
vậy. Khi viếng thăm căn nhà của Staline, tôi thực sự kinh ngạc, về cái
sự đọc của ông ta. Và nếu như thế, trình bầy ông ta như là một
"inculte", một tên vô văn hóa, vô học, thì đúng là làm sai lạc thông
tin, désinformation. Staline ít dành thì giờ cho những tác phẩm Mác
xít, nhưng ông ta rành rẽ Platon, huyền học, l'ésotérisme, thần học, và
nhất là, Lịch Sử.
-Để đem ra ứng dụng vào chính trị?
Ông ta chú ý đến cái gọi là mã tâm tư
của xứ sở, le code mental du pays. Tới một nước Nga muôn đời, vĩnh
hằng, điều Poutine đang toan tính. Fernand Braudel đã nói tới "một lịch
sử dài" của một xứ sở. Chính trong cung cách đó, trong niên biểu lịch
sử dài đó, mà Staline được đưa vô đăng ký, qua hai danh hiệu: như là
một kẻ kế thừa của Lénine, và như là một kế thừa của những Nga Hoàng.
Nhưng chính trong cái dòng đăng ký thứ nhì đó, mới thật là thiết yếu,
đối với ông ta: Như một trong những vì vua của nước Nga ngàn đời, cách
ông ta ứng xử, hành động, những sự can thiệp của ông ta, ngay từ năm
1924, và sau đó, trong thời kỳ chiến tranh, khi ông ta nói với dân Nga,
khi gọi họ là những anh em, những chị em [frères et soeurs], (1), khi
nhắc tới những vị thánh, và Chúa Ky Tô. Chính là bằng cách đó, mà ông
ta đã đã xây dựng một sự tiếp nối, liên tục mang tính lịch sử. Không
nhận ra điều này, là không thể hiểu tại sao ông ta được lòng nhân dân
đến như vậy, và sống dai đến như thế. Và cũng chính vì thế mà ông ta
còn là một trong những tên giật dây, dàn dựng, lớn lao nhất, un très
grand manipulateur, và điều này là được gợi hứng từ mật vụ Nga Hoàng.
(1) Báo chí trong nước cũng đang khốn
khổ khốn nạn, vì từ Bác viết hoa, và cụm từ Bác cháu ta, di sản của Bác
Hồ, cấm các vị chủ tịch thừa kế sử dụng. Xin đọc: Có lẽ vị chủ tịch
không biết, và những comments trên blog
Osin
[Nhà sử học Simon Sebag Montefiore gọi
Staline là tên du thử du thực đọc Platon, le voyou qui lisait Platon.
Ông ta chia thời giờ, chỉ để làm hai việc: đọc sách và xây dựng, tổ
chức màng lưới mật vụ]
*
Đọc, mới ngộ ra, tại nàm sao Bác Hồ vỗ
vai Lịch Sử, bác bác tôi tôi với Đức Thánh Trần... Các Vua Hùng dựng
nước, Bác Cháu ta giữ nước. Lịch sử VC kéo dài tới bốn ngàn năm văn
hiến, tới thời Hùng Vương, Âu Lạc. Và nếu như thế dân Mít còn khốn khổ
dài dài!
*
Nhưng, những điều trên, về "lịch sử
dài", Tolstaya đã từng phán y chang: Tội nghiệp cái giống dân Á Châu,
chúng sống bằng Lịch Sử, trong khi dân Âu Châu, sống bằng Văn Minh.
Thành thử, trong mỗi một anh Yankee mũi
tẹt, đều còn nguyên những nỗi kinh hoàng, của trận đói năm Ất Dậu, thí
dụ vậy, và khi chiếm được Miền Nam, chúng ních cho thật chặt, thật đầy,
túi tham, hy vọng triệt tiêu nỗi sợ đói, sợ khổ, chẳng bao giờ giống
Yankee mũi tẹt còn phải lo đói nữa.
Đây là một kinh nghiệm có tính cá nhân.
Suy bụng một thằng Yankee mũi tẹt, ra mọi thằng Yankee mũi tẹt khác.
Bà chị họ Gấu, vợ ông Hiếu Chân, kể,
mỗi lần bà đi buôn bán xa nhà chừng năm bữa, nửa tháng, khi nói với đứa
con gái lớn, [thực ra là con ông anh ruột của Hiêu Chân, cả hai vợ
chồng ông anh này đều chết trẻ], chừng năm hoặc sáu tuổi [thời gian
1950], cô bé bèn chạy ngay tới cái lu đựng gạo, thấy còn đầy, là yên
chí bé, quay ra chơi nhẩy dây tiếp.
*
Theo chân C. Lévi-Strauss, người viết
xin mượn ý tưởng của T. Tolstaya, để khai mở "huyền thoại" Nguyễn Huy
Thiệp. Trong bài viết "Những Thời Ăn Thịt Người" (Thế Kỷ 21, bản dịch),
bà cho rằng, Á Châu sống bằng lịch sử, trong khi Âu Châu, bằng văn
minh. Có thể vì sống bằng lịch sử, cho nên, những nhân vật từ đời thuở
nào vẫn "bị", hoặc "được" đội mồ sống dậy, nhập thân vào những anh
hùng, cha già dân tộc. Có thể cũng vì vậy, câu nói "sĩ phu Bắc Hà chỉ
còn có tôi", của Nguyễn Hữu Chỉnh, và hình ảnh một Nguyễn Huệ tới Thăng
Long, làm tan hoang phủ Chúa, cung Vua, rồi bỏ đi, vẫn "nhức nhối" cho
tới bây giờ. Tôi cũng cố tưởng tượng ra một Nguyễn Huệ "của tôi", và
tôi nghe Người vừa lắc đầu, vừa lẩm bẩm, khi đứng trước những miếu đền,
những ngàn chương sử nay chỉ là một đống tro tàn: "Ta tìm gì ở đây?"
"Nơi này, ta không sinh ra, và cũng chẳng hề muốn sống ở đó".
Truyện
ngắn & Tình yêu & Chiến tranh
|