*

Cultural Amnesia: Notes in the margin of my time


Cultural Amnesia: Notes in the margin of my time magnify

Gấu vừa mới nhắc tới Tỉnh Giấc Hôn Thuỵ, kéo dài từ sau cái chết của thằng em trai, một năm sau Mậu Thân, tức là năm 1969, cho tới khi chạy trốn thoát quê hương, tới được trại tị nạn vào năm 1990, thú vị làm sao, cứ như là buồn ngủ gặp chiếu manh, đọc trên TLS số đề ngày 14 Tháng Chín, 2007, bài của Adam Bresnick , điểm Clive James: Sự mất trí nhớ văn hoá: Ghi nhận bên lề thời của tôi.

Unforgetting: Memos on Melville and Mao, reminders of Montaigne: a literay and political journey with Clive James.

Không thể quên: Những nhắc nhở về Melville và Mao, những việc hôm nay chớ để ngày mai của Montaigne: Cuộc du ngoạn về văn hóa, và chính trị với Clive James.

Độc giả, nghe đây: Tôi, chính tôi, là chất liệu của cuốn sách của tôi [Montaigne]

Nhưng ông cẩn trọng độc giả liền ngay đó:

Đó không phải là lý do để bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình vào một việc làm lãng nhách và vô ích đấy nhé.

... Against the persistent cult of Leon Trotsky: "[he] lived on for decades as the unassailable hero of aesthetically minded progressives who wished to persuade themselves that there could be a vegetarian version of Communism".

[Phóng dịch: Leon Trotsky: [Ông ta] sống hàng chục niên, như là một người hùng bốn bể thọ địch, của đám tiến bộ mê cái đẹp, đám người này cố tự an ủi, và thuyết phục chính họ rằng, chủ nghĩa cộng sản có thể có được một ấn bản không có mùi máu, dành cho những người ăn chay trường].

Đọc câu trên, Gấu bỗng nhớ đến... Hoàng Phủ Ngọc Tường, người ham chơi, như một anh VC trong nước ca tụng ông.

Đây cũng là một người hùng bốn bề thọ địch! Người hùng của biến cố Mậu Thân, và của... Nguyễn Mộng Giác, trong Mùa Biển Động.

Người ham chơi. Ăn chay trường?

Viết bên lề lịch sử mà bỏ qua nhân vật này, thật uổng!

Và đúng là, mắc bệnh mất trí nhớ văn hoá!

Giữa ông này và Nguyễn Mộng Giác, ngoài đời chắc hẳn phải có đụng độ, bởi vì ông nhà văn bê nguyên con, luôn cả cái tên của ông này, vô tiểu thuyết của mình. Để vinh danh, hay để không vinh danh, theo Gấu, đều không được. Ông nhà văn nghe có lần bị hỏi, nói, tôi hư cấu. Hư cấu kiểu này, thì quá nhảm. Bản thân Gấu cũng đã từng bị một ông đưa vô tiểu thuyết, tuy chẳng hề đụng độ với ông ta, vậy mà cũng chẳng cần hỏi hiếc làm gì cho mệt.

Cái chuyện ông theo VC, theo Gấu, là quyển, là lý tưởng của ông, như của bao nhiêu con người khác, sống ở Miền Nam, nhưng tin tưởng vào Miền Bắc, vào cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, tất cả đều ngã ngửa, thì có gì để mà tự hào?

Viết về những ông này, mà có tí tự hào, thì đểu là cứt đái. Thực tình là như vậy.

Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.
Lần Cuối Sài Gòn

Kant bừng tỉnh giấc ngủ độc đoán khi đọc Hume. (1)

TTT bừng tỉnh giấc hôn thụy, khi , ở tù VC, lần đầu tiên nhận thư nhà từ Miền Nam, biết bạn mình là Mai Thảo đã thoát. 

Văn Cao, chấp nhận ở lại... Thiên Thai, sáng tác Buồn Tàn Thu, tặng Phạm Duy, biết bạn mình sẽ dinh tê, sẽ vào Nam, và sẽ gieo nhạc buồn của ông đi khắp chốn?

Gấu bừng tỉnh giấc mơ Cô Tiên, khi thấy mình ở trong trại tị nạn Thái Lan, biết, đã chuyển sang một kiếp khác...

(1)

Texte

Kant fut «réveillé de son sommeil dogmatique» le jour où il lut Hume, notamment la subtile et pénétrante critique de la connaissance de la causalité, développée dans la septième section de l'Essai sur l'entendement humain de I748.
Cette critique lui révéla que le jugement de causalité n'est point, comme on le croyait, un jugement analytique tirant de la cause l'effet qui s'y trouverait précontenu; mais un jugement synthétique affirmant une «connexion nécessaire» entre une cause et un effet radicalement hétérogènes l'un à l'autre. La critique de Hume montrait qu'une telle connexion n'est connaissable ni a priori par déduction (l'effet n'étant point analytiquement précontenu dans ]a cause) ni a posteriori par expérience (l'expérience ne pouvant donner à connaître que des conjonctions empiriques entre des événements «entièrement lâches et séparés», mais jamais des connexions nécessaires). Cette critique induisait au scepticisme et compromettait gravement les «lumières», non seulement celles de la métaphysique prétendant connaître des réalités transcendantes, mais celles mêmes de la physique prétendant connaître des nécessités phénoménales. Seules subsistait, scientifiquement valable, la mathématique, parce que, les jugements mathématiques étant, aux yeux de Hume, des jugements analytiques, leur nécessité pouvait être connue a priori.

Kant bừng tỉnh "giấc ngủ độc đoán" bữa đọc Hume, đặc biệt cái đoạn ông ta phê bình thật là tính tế, thật là tới chỉ, ý niệm nhân quả, được khai triển ở phần thứ bẩy của Essai sur l'entendement humain de I748...

*

*
Tôi chẳng thế nào mà tỏ ra khiêm tốn được. Có quá nhiều điều cháy bỏng ở trong tôi; những lời giải cũ tán loạn ra, rời rụng ra, những cái mới thì chẳng ra làm sao, chẳng ra đầu ra đuôi.
Thế là tôi bắt đầu, mọi chuyện, một điều, liền tù tì, cùng một lúc.
Như thể tôi có cả một thế kỷ ở phía trước tôi.
Canetti, 1943.
Susan Sontag trích dẫn, trong Under the Sign of Saturn [đây là tên bài viết về Walter Benjamin, sử dụng cho toàn tập], chương Mind as Passion: Cái đầu như là đam mê.

Ông này nhà văn Đức, Nobel văn chương. Phán bảnh thực.
Nhưng ông ta cảm thấy có cả một thế kỷ ở phiá trước ông.
Giả như ông ta chỉ còn có tí ti thời gian, như Gấu chẳng hạn, chắc là ông phán còn hách hơn nhiều!
*
Bữa trước, đọc Evăn ở trong nước, hình như dịch một bài của một tay nào đó, viết về những nhà văn không xứng đáng mà đoạt Nobel, trong có tên Canetti, Gấu bật cười, nghĩ thầm, Canetti mà không đáng, thì ai đáng bi giờ? (1)
Và Gấu chợt hiểu, lý do Sartre từ chối Nobel:
Ông ta sợ, không phải cho ông ta, mà cho những đệ tử của ông, thí dụ như... Nguyễn Văn Trung chẳng hạn!
Những đấng con hoang được thừa nhận của Sartre!
Hà, hà!
(1) Bạn nghĩ sao khi Elias Canetti cũng đoạt Nobel? Ông là một nhà văn hấp dẫn, dù bạn có đo bằng thứ tiêu chí nào. Nhưng cuốn tiểu thuyết The Blinding của ông là một sự thất bại hoàn toàn. Danh tiếng của Canetti được tạo dựng từ 3 hay 4 tập hồi ký mà dù chúng có xuất sắc đến cỡ nào cũng không thể giúp ông có được một chỗ ngồi bên cạnh những Rousseau hay St Augustine.
EVăn
Cũng trong bài viết, ngay cả Heinrich Boll cũng bị coi là không xứng đáng!
Cả hai Canetti và Boll đều được coi là những tiếng hót của loài phượng hoàng, thò cái mỏ của chúng ra khỏi Lò Thiêu.
Một bài viết cà chớn như thế mà cũng mất công dịch, tiếu lâm thật! NQT
Cái tay Wilson viết bài này, lấy tiêu chí vượt thời gian, để đánh giá tác phẩm. Ông ta không hề biết một điều là, có những tác phẩm, được viết ra cho chính cái thời của nó, và cái chuyện nó vượt thời gian hay không, là chuyện hậu xét. Có những tác phẩm, bị lãng quên ngay khi được ra lò, nhưng hàng ngàn năm sau, lại lừng lững tái sinh. (1)
Sartre và bồ là Simone de Beauvoir chẳng đã cười ngất khi Kafka được coi là nhà văn của thế kỷ: Thằng cha nào vậy? Nếu hắn ta hách xì xằng như thế, hai đứa này đã phải biết!
Chính ông Wilson, trong bài viết, cũng nghĩ là mình đánh giá sai về Boll.
(1):
Mỗi thế hệ có chọn lựa của nó. Có thi ca trường tồn, vĩnh cửu nhưng thật khó mà có phê bình mãi mãi "vũ như cẩn". Tennyson sẽ có "ngày của ông ta", và Donne, "buổi nhật thực". Hay là, để đưa ra một thí dụ chẳng liên quan gì tới thói ham mốt này mốt nọ: trước chiến tranh, tại những trường Pháp nơi tôi theo học, nói chung là ai cũng coi Virgil như là một kẻ bắt chước Homer một cách ngây ngô, bắng nhắng. Tất cả học sinh đều khẳng định với bạn bằng một thái độ rất ư là tự tin như thế. Cùng với thảm họa, chuyện thường ngày về "cuộc tháo chạy tán loạn", và lưu vong, cách nhìn trên đã thay đổi một cách triệt để. Bây giờ, Virgil trở nên một chứng nhân thật chín mùi, thật cần thiết. Simone Weil và cách đọc ngang bướng sử thi "Iliad", hay "Death of Virgil" ("Cái Chết của Virgil") của Hermann Broch, cả hai đều góp phần trong việc tái thẩm định...
Nhân Văn

Tags: | Edit Tags
Thursday September 20, 2007 - 12:42pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
… nơi mà cả “sự vô tội cũng được bày bán.”
… nơi mà cả “sự vô tội cũng được bày bán.” magnify

“Ở đây [Cambodia], người ta kháo nhau rằng người Việt Nam có tiêu chuẩn phẩm hạnh thấp hơn người Khmer; và trong khi người Việt Nam bán con gái của mình, người Khmer không bao giờ làm điều ấy.”

… nơi mà cả “sự vô tội cũng được bày bán.”
Nguồn

*

Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.
Sebald: Phát biểu khi là ông Hàn

*

Liệu có một tên VC nào cảm thấy bị lột mặt nạ, trơ ra là một tên phản bội, và một tên lường gạt, ở ngay trên chính quê hương của nó?
*

*

Hình 1: Cô bé Do Thái này không có bằng, hay giấy phép, lái xe đạp. Varsovie, 1937.
Hình 2: tại bếp ăn dành cho người bản xứ, hai chị em đang trầm tư trước dĩa cháo. Hỏi, người chị, ngồi phiá bên phải, trả lời, ở đây còn được ăn cháo, ở nhà, mẹ chúng tôi không có cháo ăn. Prague, 1937.
Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, Tháng Sáu, 2007.

Khi gọi cuốn sách của mình bằng cái tên Sự huỷ diệt, La Destruction, (1) mà không phải là, Lò Thiêu, Holocaust, hay Shoah, tiếng Hebreu, Raul Hilberg muốn xác quyết, cung cách mà từ đó bật ra số phận người Do Thái, do chế độ chính trị Nazi gây nên.
(1) Sự huỷ diệt dân Do Thái tại Âu Châu.

Tôi tin rằng, có một sự huỷ diệt Miền Nam, tương tự. Chiến thắng của Miền Bắc đã huỷ diệt nếp sống nhân bản hài hòa của Miền Nam.
Sự huỷ diệt còn được đám VC miệt vuờn hỗ trợ, ăn theo. Những cuộc biểu tình đòi đất của đồng bào Miền Nam như đang xẩy ra, sự nghèo khổ đến tận cùng, phải bán con, qua những vụ lấy chồng người nước ngoài, bán cả con nít qua nước láng giềng... đó là những bằng chứng hiển nhiên của tội ác huỷ diệt.
Khủng khiếp hơn cả, là sự huỷ diệt niềm tin, vào người anh em ruột thịt Miền Bắc.
Nhật Ký
Tags: | Edit Tags
Thursday September 20, 2007 - 09:49am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Have U Ever Seen The Rain?
Have U Ever Seen The Rain? magnify
SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya...
Kỷ niệm Sài Gòn magnify
La beauté d'un paysage réside dans sa tristesse. Ahmet Rasim
Cảnh đẹp thì buồn.

NC bảo nghệ thuật là ánh trăng lừa dối (maybe, nhớ ko chắc lắm), nhưng em thấy mưa mới là siêu lừa tình chứ nhỉ?
Dưới mưa, nhìn đâu cũng đẹp và buồn. Ngay cả cái công trường ngổn ngang bên etown3 còn đẹp nữa là.

Đọc mấy câu trên về Sài Gòn, rồi đọc Pamuk viết về "Ném mẩu thuốc cuối cùng xuống... Bosphore, mà lòng mình phơi trên kè đá":

"Đôi khi tôi nói với tôi: Đời chẳng khi nào thảm tới mức như thế. Và giả như tới mức đó, thì vưỡn còn tí an ủi, là được đi dạo bên bờ sông Sài Gòn". [Parfois je me prends à penser: "La vie ne peut pas être à ce point mauvaise. Mais quoi qu'il en soit, on peut toujours, en fin de compte, aller marcher du côté du Bosphore].

*

Mưa.
Những hàng cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em nhớ người, và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của một lần khác thì rất khác.

Người em yêu, ngoài đôi tay to và ấm hay nắm lấy tay em những khi cùng lang thang và chỉ lái xe bằng 1 tay mặc kệ đường đông còn có 1 bờ vai vững vàng để em tì cằm vào những khi muốn rủ rỉ rù rì gì đó. Rồi những khi trời mưa, em thỉnh thoảng kéo áo honey để lộ 1 khoảng vai trần, đặt lên làn da mát lạnh ướt đẫm ấy một nụ hôn vội vàng. Em biết, tiếng cười của cả hai khi đó đều rất trong, như mưa. Ngay cả mưa rơi giữa vùng tối của đêm cũng vẫn long lanh. Và, có phải môi em rất ấm?

"Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa"
Em hay lẩm nhẩm hát bài này khi bất chợt gặp mưa.

*

Ui chao sến ơi là sến, nhưng càng sến bao nhiêu càng người, càng Sài Gòn bấy nhiêu.

Gấu này chẳng đã từng phán, cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến sao?

*

Have you ever seen the rain?

Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi?


Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.

Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô Thành... (1).
Nguồn

Have you ever seen the rain?
Someone told me long ago theres a calm before the storm,
I know; its been comin for some time
When its over, so they say, itll rain a sunny day,
I know; shinin down like water

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yesterday, and days before, sun is cold and rain is hard,
I know; been that way for all my time
til forever, on it goes through the circle, fast and slow,
I know; it cant stop, I wonder

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Yeah!

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day

Someone told me long ago theres a calm before the storm,
I know; its been comin for some time
When its over, so they say, itll rain a sunny day,
I know; shinin down like water

I want to know, have you ever seen the rain?
I want to know, have you ever seen the rain?
Comin down on a sunny day
*
Cháu đọc entry của bác từ lúc nó chưa đổi tên cơ, khi còn là "SG mùa này thì cứ triền miên buổi chiều và rả rích đêm khuya" ấy. Nhưng mà quả thực là không biết nói gì thêm, hihi :D.
Hôm nào cháu viết tặng bác 1 entry nhé, vì cháu rất thích cái nhận xét của bác "cái hồn của văn chương Miền Nam, là ở trong nhạc vàng, nhạc sến".

Tks. I am looking forward to reading your "To_Gau entry".

Cái hồn của văn chương Việt Nam... D.H Lawrence diễn tả bảnh hơn Gấu nhiều. Ông gọi là "Nỗi Nhớ Bùn" [La nostalgie de la boue]. Gấu thuổng chữ của ông, viết được một đoạn thật là tuyệt vời về Sài Gòn:

"Sao không hát cho những người vừa nằm xuống..."

Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.

Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.

Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi đốt lên ngọn nến của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần Cuối Sài Gòn
*
Mưa.
Những hàng cây run rẩy rất khẽ, bóng của chúng dường như tăm tối hơn thì phải. Em nhớ người, và nhớ mưa. Mỗi ngày đều mưa, nhưng mưa mỗi ngày mỗi khác. Và mưa của một lần khác thì rất khác.
Crimson M.
Đọc câu trên, tình cờ đọc một bài thơ trên The New Yorker, số 24 Tháng Chín, 2007, trên xe buýt, trên đường từ downtown về nhà, ở một vùng ngoại ô thành phố. Một bài thơ về cây. Câu trích dẫn làm đề từ mới thú làm sao:
Resignation
I like trees because they seem more resigned
to the way they have to live than other things to do.
Willa Cather
Ẩn nhẫn
Tôi mê cây cối vì cách mà chúng ẩn nhẫn,
trong cái việc hãy cố vươn lên mà sống, tô son lên môi cuộc đời,
so với mọi loài khác.
Đấy là cây ở Sài Gòn.
Bỗng nhớ cây ở Hà Nội:
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời
Chỉ vì những dòng trên, mà một ông bạn y sĩ, quen ở hải ngoại, khi đọc, đã mắng mỏ nhẹ nhàng, những ngày ở Sài Gòn, sao chỉ thấy Hà Nội!
Và mưa của một lần khác thì rất khác.
Ui chao, đọc, nhớ liền tù tì cái cảnh thất thểu chạy theo em ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn:
Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
*
RESIGNATION
I like trees because they seem more resigned
to the way they have to live than other things do.
— Willa Cather
Here the oak and silver-breasted birches
Stand in their sweet familiarity
While underground, as in a black mirror,
They have concealed their tangled grievances,
Identical to the branching calm above
But there ensnared, each with the others' hold
On what gives-life to which is brutal enough.
Still, in the air, none tries to keep company
Or change its fortune. They seem to lean
On the light, unconcerned with what the world
Makes of their decencies, and will not show
A jealous purchase on their length of days.
To never having been loved as they wanted
Or deserved, to anyone's sudden infatuation
Gouged into their sides, to all they are forced
To shelter and to hide, they have resigned themselves.
—J. D. McClatchy
To shelter and to hide, they have resigned themselves: Đúng là cái kiểu ẩn nhẫn, của một anh già lưu vong, sắp sửa ngòm ở nơi xứ người, như Gấu!
Anh voi già không kiếm ra nghĩa địa của loài Mít,
cố kiếm một chỗ nằm liếm vết thương,
ẩn nhẫn đếm những giờ phút cuối cùng của đời mình...
*
Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Tags: | Edit Tags
Thursday September 20, 2007 - 07:28am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 3 Comments
Xe lăn trong tim
Xe lăn trong tim magnify

Kundera mở ra "Đời nhẹ khôn kham" bằng những suy tưởng của ông về 'thai đố' Quy Hồi Vĩnh Cửu, và cái lần "tôi bắt gặp trong tôi một cảm giác vô cùng kỳ lạ. Trong lúc lướt đọc một quyển sách nói về Hitler, đôi ba hình ảnh trong cuốn sách khiến tôi chấn động. Chúng gợi tôi nhớ lại thời thơ ấu. Tôi lớn lên khi đang còn chiến tranh và gia đình tôi có mấy người bỏ mạng trong trại tập trung. Nhưng những cái chết này có ý nghĩa gì không, nếu chúng ta đặt chúng bên cạnh hồi ức về một thời kỳ hoàn toàn tan biến trong đời sống tôi, một thời kỳ không bao giờ trở lại?.

Sự hoà giải với Hitler này... (1)

(1) Đời nhẹ khôn kham, Bản tiếng Việt của Trịnh Y Thư. Văn Học, Huê Kỳ, xb, 2002

*

Kertesz cũng đã từng nói tới những giây phút hạnh phúc 'phù du' ở Lò Thiêu...

*

TTT nói đến thơ trở lại với ông, như "nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang", và nỗi ngượng ngùng e thẹn, không dám khoe với bạn tù những bài thơ của mình.

*

Chẳng cần mấy ông này, Gấu cũng hiểu ra, cho riêng Gấu, thời gian hai năm trời, ở nông trường cải tạo Đỗ Hải, Cần Giờ, mới tuyệt vời làm sao!

Toàn những "nụ hôn đầu" cả. Thế mới sướng, mới tuyệt cú mèo!

Ở đó, lần đầu tiên, Gấu biết mùi thịt chuột nướng, thơm khỉng khiếp như thế nào.

Mùi thôi, chưa nói đến cái nỗi sướng lịm người, khi cắn vô.

*

Bác ơi, đọc blog bác cháu thấy có nhiều thông tin và tư liệu hay ho lắm, nhưng mà cháu còn bé quá nên nhiều khi chịu không đoán được những tên người bác viết tắt đâu bác ơi :D mong tiếp tục đọc thêm những entry mới của bác :D chúc bác Gấu luôn khoẻ mạnh, dẻo dai nha.

Wed Sep 19 08:54am PDT Delete

Phúc đáp:

Tks. Sẽ cố gắng không viết tên tắt, trừ trường hợp bất đắc dĩ.

NQT

TB: D. có thể đọc thêm thông tin và tư liệu 'hay ho lắm' trên trang Tin Văn

Tags: | Edit Tags
Wednesday September 19, 2007 - 07:18am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Sự hy sinh của ông nhà có "đáng" không?
Sự hy sinh của ông nhà có "đáng" không? magnify
10 Questions
[Thời Báo, Time, July 2, 2007]
Năm năm trước đây, những phần tử cực đoan đã sát hại Daniel, ký giả, chồng Mariane Pearl, tại Pakistan.
Bây giờ nữ tài tử Angelina Jolie đóng vai bà, trong một phim mới ra lò, A Mighty Heart, dựa trên cuộc tình bi thương của họ.

How did your purpose In life change after your husband's tragic death? Natasha Landkamar, PARIS
I think the point is that it hasn't changed. That is my main achievement. Things like that happen to you, and the people that hurt you expect it to change your purpose. Part of my "revenge" was that my purpose wouldn't change—not how I live, the work that I do or my approach to the world.
Do you think your husband's sacrifice was worth it? Dinh Quynh Anh, VIETNAM
I don't think you can talk in terms of "worth it." His will and his choice was to become a journalist and a writer. And I think every person who dedicates his or her life to something that belongs to the greater good is very meaningful.
What is the most important thing that your son Adam should know about his father?
Sami Ith GARDEN GROVE
, CALIFORNIA
One really important thing for me is that he has a sense of who his father was as a person—his sense of humor and the kind of friend, husband and son that he was. That is the most beautiful heritage that Adam can have.
Do you regret demanding compensation from the 9/11 fund for your husband's death? Juana Suarez, MEXICO CITY
I was thinking of Adam. When I knew that the people who were involved in 9/11 were also involved in Danny's case, I wanted him to join a moment in history. I thought maybe it would help him to be part of a group. That is why I did it. It really wasn't about money. Any money that comes as a result of this is for my son.
Given that Daniel died in Pakistan, what do you think about President Pervez Musharraf? Dave Smith, ATLANTA
My view about him and politics is that I just don't trust anyone. He does not have as much power as we think, and I have never thought that any [help] would come from the Pakistani government.
Has it been difficult to maintain your objectivity as a journalist? Dale Worsham, SAN ANTONIO
No, I haven't lost my objectivity. I don’t think I have become a more fearful person or even more suspicious. I just finished a series of profiles of women around the world—all with different issues—to show that in the world there are incredible individuals we should focus on. It is something that even al-Qaeda hasn't taken away from me.
Has your view of Islam changed? BudiPrimawan, JAKARTA
No, it hasn't changed at all. I grew up with Muslim people, so I was very acquainted with Islam. So it is not like the people who killed Danny taught me what Islam was about. They are hijackers of their own faith.
Do you still practice Buddhism? If so, how has it helped you? MaikeLehmann KONIGSFELD, GERMANY
I have been chanting for 24 years. It has brought me a lot of strength and wisdom in the sense that even in the most dire times, I didn't get lost. I knew that if I wanted to survive, it wasn't about healing or trying to forget. It was about how I could use my life to answer what had happened to us. In many ways, it saved my life.
As a woman of color, how do you feel about being played by Angelina Jolie in the movie? Dharma Kemp-Bresett NASHUA, NEW HAMPSHIRE
I have heard some criticism about her casting, but it is not about the color of your skin. It is about who you are. I asked her to play the role—even though she is way more beautiful than I am—because I felt a real kinship to her. She put her whole heart into it, and I think she understood why we should do this movie. We had something to say that we knew we should say together.
Did Angelina master your French accent? Rhonda Phillips, ATLANTA
[Laughs.] She suffered. She told me she loves me, but it was a very difficult task. She told me I didn't only have a French accent but I had a Cuban accent too. We joke about it.
*
-Sau cái chết của ông chồng, mục tiêu của bà ở trên đời có bị thay đổi?
Natasha Landkamar, Paris
Tôi nghĩ, không thay đổi. Đó là thành tựu chính của tôi. Những điều như vậy xẩy ra cho bạn, và những người làm bạn đau đớn, họ hy vọng điều đó sẽ thay đổi mục tiêu, purpose, của đời bạn.
Một phần của 'sự trả thù' của tôi là, mục tiêu của đời mình sẽ chẳng thay đổi - không phải tôi sống như thế nào, nhưng mà là việc làm của tôi, và cách nhìn của tôi, cách tôi tới, với cuộc đời.
*
Câu hỏi của một cô/bà Việt Nam, thú vị nhất.
Theo bà, sự hy sinh của ông nhà có 'đáng' không?
-Theo tôi, bạn không thể nói bằng những từ như vậy. Ông nhà tôi ước mong và chọn để trở thành một ký giả và một nhà văn. Và tôi nghĩ bất cứ người nào dâng hiến đời mình cho một điều gì mà người đó tin là tốt, là đẹp thì như vậy là rất có ý nghĩa.
*

Liệu quan điểm của bà về Hồi giáo thay đổi, sau đó?

Không, chẳng có gì thay đổi. Tôi lớn lên giữa những người Hồi, cho nên tôi quá quen với Hồi giáo. Bởi vậy cái đám người giết chồng tôi chẳng dậy tôi gì về Hồi giáo. Họ chỉ là những tên không tặc của niềm tin của chính họ.

Tuyệt. Trả lời cẩm như Gấu, Yankee mũi tẹt. Bắc Kỳ di cư 54!

Bà này bảnh thật. Gấu chịu thua.
Sau khi thằng em trai Gấu mất,1967, tiếp đó là những khủng hoảng trong gia đình, Gấu tiêu luôn, và chỉ tỉnh cơn "hôn thụy", coma, [chữ của Tô Thùy Yên, khi dịch Malraux], khi tới trại tị nạn Thái Lan, vào năm 1990.

*

Đầu năm 78, ở Lao Kay lần đầu tiên nhận được thơ nhà, biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: “Bố nuôi của Thái về quê ngoại sống, không ở Sàigòn nữa”) tôi như người chợt tỉnh sau giấc hôn thuỵ. Bài Nhớ Thi Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ của anh.
Trong đất trời

Tags: | Edit Tags
Tuesday September 18, 2007 - 05:09pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments