Album
|


Circles of
Hell
Michael
Scammell
Voices from the Gulag
edited by
Aleksandr Solzhenitsyn
and
translated from the Russian by Kenneth Lantz.
Northwestern
University Press, 414 pp., $29.95 (paper)
Gulag Voices: An Anthology edited by
Anne
Applebaum.
Yale
University Press, 195 pp., $25.00
The Victims
Return: Survivors
of the Gulag After Stalin
by
Stephen
F. Cohen.
Publishing
Works, 216 pp., $22.95
Gulag Boss: A Soviet Memoir
by Fyodor
Vasilevich Mochulsky,
translated from the Russian and edited by Deborah Kaple.
Oxford University Press,
229 pp.,
$29.95
Cái từ "quần đảo",
trong cụm từ "Quần đảo Gulag", ở đâu mà ra?
Trước giờ, Gấu cứ nghĩ, từ
"quần đảo" này, là để chỉ những đảo nho nhỏ,
là những
trại tù, ở rải rác trên đại dương lớn lao, là nước Nga khổng lồ.
Thì đúng như
thế, nhưng chưa bao giờ Gấu này băn khoăn, ai là người đầu tiên nghĩ
ra, vì đinh
ninh, Sozhenityn chứ còn ai vào đây nữa.
Michael
Scammell, tác giả cuốn tiểu sử Koestler, cũng nghĩ như vậy.
Trong bài điểm một
số tác phẩm về Gulag, Những Tầng Địa Ngục, Circles
of Hell, trên NYRB, 28.4.2011, ông nghĩ, nó từ trí tưởng tượng của
Solz mà ra, để ăn
nhịp với từ Gulag.
Từ này cũng rất ư là quái đản, bởi vì không ai có thể ngờ được,
cái bóng khủng khiếp của nó phủ lên cả nửa trái đất, còn nửa kia, thuộc
về
Holocaust, và cả hai, bi giờ, đi vô từ điển, không viết hoa, trở thành
1 từ thông thường, để bao gồm tất cả những hình thức tương tự, những
“hậu duệ”
của chúng.
Trong bài viết, ông cho
biết, chủ nhân đích thực của từ “quần đảo”, trong cái nhịp đầy đủ
bằng tiếng Nga của nó, Arkhipelag Gulag, là từ một câu nói phét của 1
ông trùm
sa đích, a sadistic boss, tên là Degtyarev, Trùm Solovski, một trại tù
Gulag lớn
nằm trên quần đảo Solovetsky Islands, Bạch Hải, White Sea, không xa Bắc
Cực,
Arctic Circle.
Kiệt tác của Degtyarev, là tuyển chọn những tù
nhân đích thân hành quyết, và xử bắn. Vì vậy mà
hắn có cái nick là “Bác sĩ Phẫu thuật của Trại”, ‘camp surgeon’. Hắn
còn
nhiều nick khác nữa, [chắc không thua Tướng Givral, bạn của GNV] thí
dụ:
Chỉ
huy trưởng
Lực Lượng Quần Đảo Solovetsky [Commander of the Forces
of the Solovetsky Archipelago].
Khi
Solz. nghe được nick này, từ một nhà
khoa bảng ngữ văn nổi tiếng, Academician Dmitry Likhachev, một cựu tù
Solovski,
ông tóm liền vì là một ẩn dụ tuyệt hảo cho đề tài, và đi vào cái tít
cuốn sách,
thật ăn nhịp với từ Gulag.
Khi Xứ Mít
được Nobel Toán, Gấu đã tưởng tượng ra cái cảnh trên: NBC, đứng giữa Ba
Ðình, một
tay giơ quả đấm chỉ chỉ về Lăng Bác [cái này thuổng Kỵ Sĩ
Ðồng của Pushkin] (1), một tay cầm cái bửu bối Nobel, phán: DM, cái
chế
độ khốn kiếp này đi chỗ khác chơi!
Hóa ra, cảnh xẩy ra ở
Buenos Aires, dưới sự chứng kiến và ban phước lành của Borges.
Và Bùi Chát, chuyên chửi tục, thì
lại ăn mặc
rất chỉnh tề, và phán rất là thật nhã nhặn, thật lịch sự!
Tuyệt!
TV sẽ, thay vì chúc anh,
và nhóm của anh, thì dịch bài viết trên tờ
[báo Tây] Books, vinh danh Lưu Hiển Ba, đúng tinh
thần Uỷ Ban trao giải xuất bản sách báo cho Bùi Chát.
Như thế chúng ta có thể coi đây là giải Nobel Hòa Bình của Mít.
Ðúng như vậy!
NQT
(1)
Đây là một
trong những "quái vật" của Petersburg. Bức tượng kỵ sĩ đồng đứng trên
một cái bệ đá nặng trên 15 ngàn tấn, hàng ngàn người đã mất 3 năm di
chuyển nó
từ một nơi cách xa thành phố 12 dặm. Đám sĩ quan nổi loạn tin tưởng khi
bắt buộc
nhà vua phải chia sẻ quyền lực, họ có thể làm cho Peter từ bỏ ý định Âu
hóa và
để ý đến những vấn đề ở trong nước. Biến cố này đã được Puskhin ghi lại
trong
trường thi Kỵ sĩ Đồng, 1833. Mở đầu là một ngợi ca vì vua và thủ đô của
ông,
bài thơ đột nhiên chuyển giọng, kể lại thảm kịch của một viên chức
nghèo,
Yevgeny, đã mất những người thân yêu trong trận lụt 1824. Như phát
khùng vì nỗi
nhớ thương, anh nắm chặt tay chỉ về phía bức tượng ông vua, người đã
xây dựng
thành phố trên mặt nước rồi bỏ chạy, bị dượt đuổi bởi chính "thần
tượng"
là mình! Cuộc dượt đuổi cứ tiếp tục hằng đêm, và tiếng vó ngựa khủng
khiếp vang
rền khắp những con phố hoang vắng. Khi anh tự hỏi, phải chăng anh đang
mơ, giấc
mơ kinh hoàng là trận lũ lụt tàn bạo, thi sĩ ngắt lời nhân vật của
mình: Phải
chăng đời sống chỉ là một giấc mơ rỗng tuếch, một màn kịch tiếu lâm,
được trình
diễn với phí tổn của trời và đất?
Nơi Người Chết Mỉm Cười

Cái tít, dịch
ra tiếng Mít:
Bùi Chát
và sự hèn nhát của sĩ phu Bắc Hà!
Hà, hà!
LIU XIAOBO
ET LA LÂCHETÉ DES ÉLITES CHINOISES
Un recueil
d'articles du prix Nobel de la paix permet de découvrir son analyse
féroce du
contrat social chinois et de l'hédonisme complice de l'intelligentsia.
LE LIVRE: La Philosophie du porc et autres essais,
de Liu Xiaobo, traduit par Jean-Philippe Béja, Gallimard, 520 p., à
paraître le
24 mars.
Condamné
à
onze ans de priison en décembre 2009 pour incitation à la subversion,
Liu
Xiaobo est sans doute aujourd'hui le plus célèbre dissident chinois.
C'est avec
l'attribution du prix Nobel de la paix à l'automne dernier que
l'Occident a
découvert ce militant des droits de l'homme, rédacteur de la Charte 08
qui
appelait à réformer et démocratiser le régime de Pékin. Les éditions
Gallimard
traduisent aujourd'hui pour la première fois une quinzaine d'articles,
publiés
au fil des ans par Liu Xiaobo dans la presse de Hong Kong et sur
Internet.
Dans un
texte de 2006, intitulé « La crise de gouvernance provoquée par la
réforme »,
Liu Xiaobo revient notamment sur les événements de la place Tiananmen
en juin
1989, auxquels il a participé activement. Pour le dissident, non
seulement « la
légitimité politique du système communiste chinois a alors été
profondément
ébranlée », mais « les citoyens ont pris conscience de leurs droits.
Or, une
fois cette conscience réveillée, la naissance d'un mouvement populaire
de
défense des droits civils était inévitable ». Il dénonce dans ce même
article
le comportement de la majorité de l'intelligentsia, qui « s'est vite
transformée
en apôtre de la position officielle de “priorité à la stabilité" et de
"priorité à l'économie" ». Avant de conclure que, en Chine, «
l'intérêt a remplacé la loi et la conscience ». Telle est la «
philosophie du
porc », qui donne son titre à l'ouvrage.
Car Liu
Xiaobo décrit d'abord dans ce livre la façon dont « les élites se sont
laissé
acheter par le régime, y compris certaines figures éminentes qui
avaient
pourtant eu le courage de s'attaquer au système », expliquent Hannah
Beech et
Ausstin Ramzy, correspondants de Time
Magazine à Pékin. Pour Liu Xiaobo, « l'apparition de l'hédonisme
chez les
élites chinoises » est avant tout « le résultat de la soumission à la
terreur
institutionnalisée ».
« Ses
articles offrent une analyse extrêmement lucide du nouveau contrat
social
imaginé par Deng Xiaoping après son voyage du Sud pour relancer le
développement économique en 1992, explique pour sa part le sinologue et
traducteur français de Liu Xiaobo, Jeanlippe Béja, dans un entretien
accordé au
blog The China Beat. Face à cette
critique sans concesssion des élites, Liu fait l'éloge des simples
citoyens. »
Pour lui, c'est la pression exercée par la société sur le pouvoir qui
oblige
les dirigeants à faire évoluer leur idéologie et procéder à des
réformes. « Liu
a par ailleurs toujours insisté sur le fait que les droits et la
liberté de ses
compatriotes sont garantis par la Constitution et les lois chinoises,
qu'il
faut à présent appliquer », notait le militant Xu Youyu en 2010, dans
sa «
Lettre ouverte au comité Nobel », qui demandait l'attribution du prix à
Liu
Xiaobo. Cet optimisme et cette foi dans la nature humaine touchent
profondément
le journaliste américain Scott Simon. Commentant les textes du
dissident
chinois sur le site d'information de la radio publique américaine NPR,
l'éditorialiste affirme que « les mots de Liu » sont ceux d'un « homme
sensible, qui aspire comme nous tous "non pas à l'amour universel, mais
à
être aimé seul", comme l'écrit le poète W.H. Auden ». Pourtant, c'est
bien
« pour ses mots que Liu est derrière les barreaux », note Jonathan
Mirsky dans
la New York Review of Books. +
Bị kết án 11
năm tù Tháng Chạp 2009 vì tội xúi giục lật đổ nhà nước, Lưu Hiển Ba
hiện là nhà
ly khai nổi tiếng nhất ở TQ. Và nhờ cái vụ trao giải Nobel Hòa Bình vừa
rồi, thiên hạ khám phá ra nhà chiến đấu
cho nhân
quyền, còn là người soạn thảo Hiến Chương 08, kêu gọi đổi mới, và dân
chủ hóa
chính quyền Bắc Kinh.
Nhà Gallimard cho xb lần đầu tiên chừng mười lăm
bài viết
của ông, tuần tự viết theo ngày tháng, trên báo chí Hong Kong, hoặc
trên net.
Trong một bài
viết năm 2006, nhan đề, “Cuộc khủng hoảng chính quyền do đổi mới gây
ra”, Liu
nhấn mạnh tới biến cố Thiên An Môn mà ông trực tiếp tham dự một cách
tích cực.
Với con người ly khai này, qua sự kiện TAM cho thấy, không chỉ “tính
hợp pháp của chính quyền bị
lung lay trầm trọng”, mà còn là, “những công dân ý thức ra quyền của
họ. Và 1
khi ý thức ra được điều này, sự ra đời của một lực lượng dân chúng nhằm
bảo vệ
quyền công dân, là chuyện không thể tránh được”. Trong cùng bài viết,
ông tố cáo
thái độ của đa số tầng lớp trí thức, liền lập tức trở thành cái loa rao
giảng của
nhà nước về “ưu tiên ổn định”, “ưu tiên kinh tế”. Tại TQ, “lợi nhuận
thay thế
luật pháp và lương tâm”, và đây là “triết lý của con lợn" ông kết luận
bài viết, từ đó là cái tít của cuốn sách.
Trong cuốn sách,
Liu miêu tả cách thức mà tầng lớp tinh anh để bị mua chuộc bởi chế độ;
trong số
đó, có cả một vài khuôn mặt nổi tiếng đã từng can đảm lên tiếng chỉ
trích nhà
nước, Hannah Beech và Austin Ramzy, ký giả của tờ Time
Magazine ở Bắc Kinh, giải thích.
Theo Liu, sự xuất hiện của “chủ
nghĩa hoan lạc ở đám tinh anh TQ” thì trước hết, là “kết quả của sự hạ
mình, thần
phục trước sự khủng bố được hiến pháp hóa”.
Những bài viết
đưa ra một nghiên cứu sáng suốt cái khế ước xã hội mới, được
Đặng Tiểu Bình vẽ ra, sau chuyến đi thực tế về phía Nam, để tái phát
động cuộc
phát triển kinh tế vào năm 1992. Trong khi chỉ trích hết lời đám tinh
thèm hoan
lạc, Liu biểu dương những "công dân bình thường". Ông nhấn mạnh sự
kiện, quyền công
dân và sự do của họ được bảo đảm bởi hiến pháp và luật pháp TQ, và vào
lúc này,
phải áp dụng. Trong Thư Ngỏ gửi Uỷ
ban Nobel đề nghị trao giải cho Liu, Xu Youyu, một nhà ly khai
nhắc tới điều này.
Sự lạc quan
và niềm tin của Liu làm ký giả Mỹ Scott Simon thực sự xúc động. Trên
phương tiện
truyền thông là đài phát thanh NPR, ở Mỹ, ông đưa ra nhận xét,
những “từ ngữ của Liu”
thì là của một người mẫn cảm, như của tất cả chúng ta, nhưng không phải
để cùng
hướng về một tình yêu phổ cập, mà là để được yêu thương đơn độc, như
nhà thơ W.H.
Auden phán.
Tuy nhiên, “chính
là do những từ ngữ như vậy, mà ông đi tù”, theo
Jonathan Mirsky, trên tờ NYRB.
*
 
Cái tít này,
“Dịch là nghệ thuật buôn lậu”, được gợi hứng từ của Gấu,
bài đầu tiên viết cho
SCN, talawas: "Dịch là cướp"!

Roberto
Bolano: Lèm bèm lần chót
Âu Châu
trong mơ của Kundera
Bài viết về
Kundera trên tờ Books, số mới nhất,
Tháng Ba 2011, [tờ này theo Gấu, bảnh nhất hiện giờ, vượt biên cương
Pháp, vì
giới thiệu không chỉ văn Tây, không như
tờ Magazine Littéraire, thí
dụ], thật tuyệt.
Bài viết,
nhân Kundera vô Pléiade, ngay từ khi còn sống, nhân ở quê hương của ông
cho xb
một tác phẩm tập thể, [ouvrage collectif], về ông, nhưng hơn hẳn thế,
đưa ra 1
cái nhìn thật là bảnh về Âu Châu!
Ông ta hết
còn là 1 tác giả của 1 cái xứ ở dưới đó, một xứ CS!
Trung Âu là
1 ám dụ về phía âm u, une allégorie du côté sombre, của thế kỷ 20,
thông qua,
via, sự vinh danh của cái “căn cước thật” của nó.
Tiểu thuyết,
một biểu hiện sáng suốt, une expression lucide, của thế giới.
Nếu tiểu
thuyết là 1 nghệ thuật, thì sự khám phá ra văn xuôi, la prose, là nhiệm
vụ của
nó, và không có 1 thứ nghệ thuật nào khác làm được điều này.
The
Invisible
People here
still tell stories
About a blind old man
Who rolled
dice on the sidewalk
And paid children
In the
neighborhood
To tell him
what number came up.
When they
were away in school,
He'd ask anyone
Whose steps
he heard,
The mailman
making his rounds,
The
undertakers loading a coffin in their black wagon,
And you, too, mister,
Should you
happen to come along.
Kẻ Vô Hình
Người ở đó vẫn
truyền tụng
Về một ông
già mù
Thẩy xúc xắc
bên lề đường
Và giúi tiền
cho mấy đứa con nít
Để chúng cho
ông biết
Con lục, hay
con nhất.
Khi chúng ở
lớp học
Ông hỏi bất
cứ một người
Khi nghe tiếng
chân
Anh đưa thư
đi lòng dzòng
Đám nhà hòm
đưa hòm lên xe tang
Hay chính
ông, Thưa Ngài
Nếu ông lớ ngớ mò tới đó
Note: Bài thơ dài
này, của Charles Simic, GNV cảm thấy có 1 cái gì đó, như là 1 ẩn dụ,
móc tới "người
vô hình" đột nhiên biến thành hữu hình, là Bùi Chát, “khăn đóng áo dài,
đứng trên
đài cao, nhận giải Tự Do Xuất Bản".
Vinh danh thêm bạn, bằng những dòng
viết về
Brodsky
của David Remnick
Khi được hỏi
ông nghĩ gì về những năm tháng tù đầy, Brodsky nói cuối cùng ông đã vui
với nó.
Ông vui với việc đi giầy ủng và làm việc trong một nông trại tập thể,
vui với
chuyện đào xới. Biết rằng mọi người suốt nước Nga hiện cũng đang đào
xới
"cứt đái", ông cảm thấy cái gọi là tình tự dân tộc, tình máu mủ. Ông
không nói giỡn. Buổi chiều ông có thời giờ ngồi làm những bài thơ "xấu
xa", và tự cho mình bị quyến rũ bởi "chủ nghĩa hình thức trưởng giả"
từ những thần tượng của ông. Hai đoạn thơ sau đây của Auden đã làm ông
"ngộ"
ra:
Time that is
intolerant
Of the brave
and innocent,
And
indifferent in a week
To a
beautiful physique,
Worships
language and forgives
Everyone by
whom it lives;
Pardons
cowardice, conceit,
Lays its
honor at their feet.
Thời gian vốn
không khoan dung
Đối với những
con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng
trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần
xinh đẹp,
Thờ phụng
ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai
kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự
hèn nhát và trí trá,
Để vinh
quang của nó dưới chân chúng.
Auden
Ông
bị xúc động không
hẳn bởi cách mà Auden truyền đi sự khôn ngoan - làm bật nó ra như trong
dân ca
- nhưng bởi ngay chính sự khôn ngoan, ý nghĩa này: Ngôn ngữ là trên
hết, xa xưa
lưu tồn dai dẳng hơn tất cả mọi điều khác, ngay cả thời gian cũng phải
cúi mình
trước nó. Brodsky coi đây là đề tài cơ bản, trấn ngự của thi ca của
ông, và là
nguyên lý trung tâm của thơ xuôi và sự giảng dạy của ông. Trong cõi lưu
đầy như
thế đó, ông không thể tưởng tượng hai mươi năm sau, khăn đóng, áo
choàng, ông
bước lên bục cao nơi Hàn lâm viện Thụy-điển nhận giải Nobel văn chương,
nói về
tính độc đáo của văn chương không như một trò giải trí, một dụng cụ, mà
là sự
trang trọng, bề thế xoáy vào tinh thần đạo đức của nhân loại. Nếu tác
phẩm của
ông là một thông điệp đơn giản, đó là điều ông học từ đoạn thơ của
Auden:
"Sự chán chường, mỉa mai, dửng dưng mà văn chương bày tỏ trước nhà
nước, tự
bản chất phải hiểu như là phản ứng của cái thường hằng - cái vô cùng -
chống lại
cái nhất thời, sự hữu hạn. Một cách ngắn gọn, một khi mà nhà nước còn
tự cho
phép can dự vào những công việc của văn chương, khi đó văn chương có
quyền can
thiệp vào những vấn đề của nhà nước. Một hệ thống chính trị, như bất cứ
hệ thống
nào nói chung, do định nghĩa, đều là một hình thức của thời quá khứ
muốn áp đặt
chính nó lên hiện tại, và nhiều khi luôn cả tương lai."
Tôi
hết
còn tin vào nơi chốn ấy
Khánh Trường
& Nguyễn Ðức Quang @ Viễn Ðông Magazine cc 1990
Tỏa Sáng Ðộc Ác
Quản giáo,
cai tù Pol Pot, giống như của Stalin, có cái thú trước khi làm thịt ai
thì cho
chụp hình làm kỷ niệm
"Who
are you who will read these words and study these photographs, and
through what
cause, by what chance, and for what purpose, and by what right do you
qualify
to, and what will you do about it?"
"Perhaps
the camera
promises a festive cruelty", Judith Butler has
suggested, of the images of Abu Ghraib; she writes provokingly of "the
moral indifference of the photograph, coupled with its investment in
the
continuation and reiteration of the scene as a visual icon". Thus are
Sontag's theories dealt with. Butler's are still current. Linfield
joins a
select company.
Thời sự qua
Hình ảnh
Japan Crisis
& Liz Taylor đi xa & Kundera vô Pléiade
Lịch Sử Lập
Lại - Bài học về Hiroshima
Tác giả: Kenzaburo Oe
[Bản tiếng Việt của Hải Hà]
*
Mười tám
tuổi, Oe làm chuyến du lịch thứ nhất
trong đời, bằng xe lửa, tới Tokyo; nơi ông bắt đầu cuộc đời sinh viên,
và nhà
văn. Ông viết những truyện ngắn đầu tiên khi đang học văn chương Pháp
tại Đại học
Tokyo, và tiếng tăm nổi như cồn vào thời gian ông tốt nghiệp, khi được
trao giải
văn chương Akutagawa Prize, cho truyện ngắn "Prize Stock", vào năm
1958. Cũng năm này, ông cho xuất bản tiểu thuyết đầu tiên, Nip the
Buds, Gun
the Kids, viết về cuộc di tản trong thời gian chiến tranh mười lăm học
sinh
trai thuộc trường reform-school tới một nơi rất giống làng Ose.
"Thuở thoạt đầu, tôi là một nhà văn khá hạnh phúc," ông nói, bằng một
thứ tiếng Anh rõ ràng nhưng ngần ngại. "Có bóng dáng của chiến tranh và
sự
chiếm đóng của người Mỹ, điều này gây nhức nhối ở giới trẻ, nhưng nói
chung,
tôi cảm thấy hạnh phúc. Tới năm hai lăm hoặc hai sáu tuổi, tôi mất hết
mọi ý
nghĩa về căn cước của mình, mất luôn cả cái cảm giác, hoặc ý nghĩ, rằng
mình ổn
định, của thời gian trước đó. Mấy năm liền tôi luẩn quẩn với ý định tự
tử. Rồi
thì, vào năm 1963, con trai tôi ra đời. Một cách nào đó, đứa nhỏ là
hiện thân của
nỗi bất hạnh của tôi. Do sọ phát triển quá khổ, nó giống như một đứa bé
với hai
cái đầu. Đây là thời gian khủng hoảng ghê gớm nhất trong đời tôi. Những
vị y sĩ
cho biết, quyết định giải phẫu đứa trẻ, hay không, là tùy thuộc vào vợ
chồng
chúng tôi. Nếu không giải phẫu, Hikari sẽ chết ngay sau đó. Giải phẫu,
đứa bé
có thể sống, nhưng với rất nhiều, rất nhiều khó khăn. Con trai tôi ra
đời ngày
13 tháng Sáu, và tôi đi Hiroshima vào ngày Một tháng Tám. Hiraki vẫn
còn ở
trong bệnh viện. Tôi chạy trốn đứa bé. Đây là những ngày nhục nhã, tủi
hổ của
tôi, mỗi lần nhớ lại. Tôi muốn chạy trốn, tới một chân trời nào khác.
Tôi được
yêu cầu thực hiện một phóng sự về Hiroshima, và tôi bỏ đi, chạy trốn
tới đó thì
đúng hơn, với ý định gặp gỡ những chính trị gia, bác sĩ, và những nhà
hoạt động
tại một cuộc hội họp quốc tế chống vũ khí nguyên tử. Chán ngán chính
trị gia,
và ba câu chuyện của họ, tôi bỏ đi liền, tới một bệnh viện, nơi những
nạn nhân
sống sót trái bom được chữa trị. Ở đó, tôi gặp giám đốc, một vị bác sĩ
lớn,
Fumio Shigeto, và chúng tôi nói chuyện hàng giờ đồng hồ. Đêm hôm đó,
tại căn
phòng nơi khách sạn, tôi soạn lại những gì ông đã nói, về chuyện làm
cách nào
gìn giữ, bảo vệ những nạn nhân của bom nguyên tử, tôi bắt đầu nhìn ra ở
trong
tôi, một hình ảnh mới về con người. Thật khó mà cắt nghĩa, giải thích,
nhưng
suy nghĩ của tôi bắt đầu thay đổi."
Oe ngưng nói, đưa mắt nhìn con trai, lúc này đang ngồi tại một cái bàn
ở trong
phòng. Kikari nhấc chén trà đưa lên gần mặt, chăm chú quan sát từ mọi
góc cạnh,
nhìn cái bóng phản chiếu của mình ở trên đó, giống như trên một tấm
gương lồi.
Anh loay hoay một lúc, rồi ngước mắt nhìn bố, mỉm cười. Và ông bố mỉm
cười lại,
rồi quay đi, tiếp tục câu chuyện của ông.
Thế là vào bữa Thứ Bẩy, như tôi còn nhớ được, tôi trình bày tình trạng
đứa con
trai với Bác sĩ Shigeto Ông nói với tôi về một vị bác sĩ nhãn khoa trẻ
làm việc
dưới quyền ông. Như bạn biết, ở Hiroshima, nhiều người mắt bị tổn
thương, do
ánh sáng chói lòa của trái bom nguyên tử, hoặc do những miểng kính. Vị
bác sĩ
trẻ này, sau tự tử, lúc đó đang trong cơn chán ngán cùng cực. Anh nói
với ông
thầy: "Làm sao bây giờ? Chúng ta đâu biết gì về hậu quả của phóng xạ?
Tôi
không biết chữa trị họ như thế nào." Bác sĩ Shigeto bảo anh: "Với những
người bị thương, nếu họ đang đau đớn, chúng ta phải làm một điều gì cho
họ, cố
gắng chữa trị họ, cho dù chúng ta không có một phương pháp nào."
Nghe ông
nói tôi cảm thấy thật là xấu hổ. Tôi đã chẳng làm gì cho con tôi – con
trai của
tôi, nó câm lặng, chẳng thể biểu tỏ nỗi đau đớn, chẳng thể làm điều gì
cho
chính nó. Và tôi hiểu, tôi phải đối mặt với con tôi, yêu cầu bệnh viện
thực hiện
ca giải phẫu, và cố gắng đủ mọi cách để chăm lo nó. Tôi trở về Tokyo,
và con
trai tôi trải qua cuộc giải phẫu.
Cha và Con
Gấu biết tới
Oe, là nhờ bài viết của David Remnick, ký giả Mỹ. Bài trên đây là
chuyển ngữ bài viết của
ông, Cha và Con, A Father and His Son
(Feb, 1995), trong "Vấn đề Quỉ Ma và
những chuyện thực khác, The Devil Problem and other true stories",
nhà xb
Vintage, Nữu Ước. Ông là ký giả của tờ Người Nữu Ước, và đã từng được giải
thưởng
Pulitzer, với cuốn Ngôi mộ của
Lênin: Những ngày cuối cùng của Đế quốc Xô viết.
Bạn không
thể tưởng tượng ra được, khi đọc bài viết, Gấu sợ hãi đến như
thế nào
đâu.
Một độc giả TV, chắc cũng
cùng một nỗi chấn động thê lương như thế, viết,
“…Ui chao,
cả một trời hiểu biết mà không hiểu biết thêm về Cha và Con là cả một
thiếu sót
lớn trong cuộc đời!”
…. Tôi có gửi
lên một trang mạng nhưng vị quản lý trang mạng không mặn lắm, vị bảo là
tác giả
chê việc dùng năng lượng nguyên tử nhưng không có đề nghị cách nào tốt
hơn và
hiện nay năng lượng nguyên tử là cách sạch nhất và ít tốn kém nhất.
HH
Tôi sinh ra ở phiá mấy kẻ
tật nguyền
Tôi là người bị phỉ
nhổ nhiều nhất tại Nhật Bản
Nhân dịp cho
ra lò tập truyện viết từ hồi còn trẻ, một trong những nhà văn lớn lao
nhất của
Nhật, Nobel văn chương 1994, Kenzaburô Oé, tâm sự.
Một bài học
về minh triết.
Người Quan
Sát Mới:
Trong những
hoàn cảnh như thế nào, khi ông thai nghén chúng, cách đây năm chục năm,
những
truyện ngắn “Faste des morts”? (1)
Kenzaburô
Oé:
Tôi viết
chúng từ những năm mình 23, 25 tuổi. Lúc đó tôi là sinh viên môn văn
chương Tây
tại đại học. Tôi đọc bản dịch sang tiếng Nhật những tiểu thuyết Tây rất
mới mẻ
vào thời kỳ đó. Và tôi so sánh từng chữ với nguyên tác. Đúng là một văn
phong,
khác, thật khác, đến ngỡ ngàng. Nhưng cuốn gây chấn động ở nơi tôi, là
“Thời
gian của những người chết, Le Temps des morts”, của Pierre Gascar, được
giải
thưởng văn học Tây Goncourt, hai năm trước đó.
-Những truyện
ngắn trong "Faste..." tối tăm, tàn bạo. Chẳng lẽ trẻ như thế, ông đã
bị Thần Chết ám ảnh?
Hồi nhỏ, tôi
quấn quýt bên bà tôi. Bà truyền lại cho tôi chuyện xưa tích cũ trong
làng. Bà mất
liền ngay sau bố tôi, vào năm chót của cuộc chiến. Gia đình tôi như thế
là được
cái chết viếng thăm, nhưng đâu phải chỉ riêng gia đình tôi mà cả nước
tôi. Đúng
như thế đấy, tôi bị cái chết ám ảnh. Bây giờ, 70 tuổi, cũng chẳng khác.
Ông anh
em bà con, bạn rất thân hồi trẻ, tự tử. Tại sao mình không noi gương
anh ta,
tôi đã từng tự hỏi chính mình nhiều lần. Tôi đã viết một bộ ba, cuốn
chót vừa mới
ra lò tại Nhật, trong đó, tôi để cho tất cả những bạn cũ của mình chết,
còn
tôi, nửa chết, và trong tình trạng như thế đó, tôi có thể trò chuyện
với họ.
Bây giờ, thần chết không làm tôi quá ớn như là những ngày nào.
-Tri thiên mệnh?
Mặc dù những
nhọc nhằn của cuộc sống, phải nói là, thế giới này có chút ‘khoan dung’
[clément] đối với tôi. Bạn chắc biết câu của Flaubert, nhân nói về cuốn
Bà
Bovary của mình, đã phán, ta muốn đi tới 'tâm hồn của sự vật', ‘l’âme
des
choses’. Trong những cuốn sách của tôi, tôi có cảm tưởng, mình muốn đi
tới tâm
hồn của cái chết. Chính vì thế mà tôi chấp nhận ý nghĩ về nó, với một
sự bình
thản. Trong “Quatre Quatuors”, T.S. Eliot viết, khi cái chết tới gần,
phải “ngọ
nguậy nhè nhẹ, và thật là nhè nhẹ.”. Chính là trong sự bình thản, chậm
rãi đó
tôi đưa đẩy mình về phía cái chết, trong khi giữ cho trạng thái tinh
thần của
mình luôn luôn tỉnh táo.
-Mấy truyện
trong “Faste..” chắc là đụng độ dữ dằn, tôi muốn nói, gây sốc, ngay khi
vừa xuất
hiện tại Nhật?
Đúng như thế.
Chúng gây sốc. Quá mới, quá khác . Chúng như đập vào mặt độc giả, họ
cảm thấy tởm.
Những suy nghĩ của tôi, kể luôn cả quan điểm về hoàn cảnh chính trị của
Nhật -
như là một em út của đàn anh Huê Kỳ - chúng luôn gây phẫn nộ, làm ghét
cay ghét
đắng. Tôi là một con người rất độc ác!
-Vị trí của
ông, theo như ông nghĩ, trong toàn cảnh trí thức Nhật?
Khi cuốn tiểu
thuyết mới nhất của tôi ra lò, một tiểu thuyết gia lớn của Nhật viết
trên nhật
báo Asahi, rằng thì là, về mặt chính trị, văn học, xã hội, tôi là kẻ bị
phỉ nhổ
nhất ở Nhật. Ông ta nói theo kiểu chắc như bắp, y như thật, rằng, ông
ta thực
tình nghĩ như vậy. Điều này làm tôi không khoan khoái một chút nào.
N. O. Làm
sao sách vở đến được tay ông trong ngôi làng nhỏ bé nơi ông lớn lên?
K. Oé. Thật
ra sách vở không bao giờ đến được làng tôi. Mẹ tôi mang vớ vải nhồi đầy
gạo,
hai chân bà trông giống như chân heo. Bà mang ra thành phố và đến những
nhà có
vẻ giàu có, bà đổi gạo và chỉ xin sách. Thỉnh thoảng bà đem về cả chục
quyển
sách, bà đọc và lọc những sách tốt nhất cho tôi. Nhờ thế tôi đọc « Nils
Holgersson », « Huckleberry Finn », vv. Vào thời buổi đó, tất cả thành
phố đều
sống trong hiểm họa cận kề bị dội bom nên đa số dân chúng sẵn sàng hy
sinh sách
lấy gạo. Sau chiến tranh có một trung tâm văn hóa Mỹ mở cửa, ở đó có
một thư viện
và thế là tôi có thể đọc những quyển sách nào tôi thích.
N. O. Ông từng
tuyên bố ông mong có ngày hiểu được ngôn ngữ loài chim. Bây giờ ông
hiểu được chưa?
K. Oé. Đứa
con trai khuyết tật của tôi chẳng thích thú gì đến ngôn ngữ loài người,
nó rất
nhạy cảm với tiếng chim hót. Nó có thể nhận ra năm mươi tiếng hót khác
nhau. Và
từ ngôn ngữ loài chim, chúng tôi đã thành công có được một loại đối
thoại với
cháu. Cháu cũng dùng cách này để sáng tác âm nhạc. Chính cháu dạy cho
chúng tôi
các bài học về cách nói chuyện của loài chim. Nếu tôi không hiểu, con
trai tôi
hiểu giùm tôi.
Didier Jacob
thực hiện.
Anne Sakai dịch
từ bản Nhật ngữ.
(1) Faste:
Huy hoàng, tráng lệ. Faste des morts: Bảnh như người chết, tạm dịch
theo nghĩa
đen. HL.
Trích Le
Nouvel Observateur, 22-12-2005 .
Một người Nhật ở Paris
Thư Ðông Kinh: Lịch Sử Lập Lại
Cũng chỉ là
tình cờ, cơ may đúng hơn, trước khi xẩy ra trận động đất 1 ngày, tôi
viết 1 bài cho
tờ Asahi Shimbun, ấn bản
buổi sáng. Về
1 ngư phủ cùng thế hệ với tôi, nhiễm phóng sạ vào năm 1954 trong lần
thử bom tại
Bikini Atoll. Tôi nghe nói
tới anh lần đầu khi tôi 19. Trong suốt cuộc đời sau đó, anh dành nó vào
việc tố
cáo con ngáo ộp nguyên tử, [huyền thoại răn đe hạt nhân], và sự ngạo
mạn của những
kẻ bợ đít nó. Liệu đây là 1 thứ thần giao cách cảm, hay 1 điềm báo u ám
khiến tôi nhớ tới anh ta, trước
khi tai họa xẩy
ra?
Anh ta còn chiến đấu chống những chương trình điện hạt nhân và cùng
với
chúng là những hiểm họa.
Tôi cũng đã
từ lâu trầm tư về lịch sử nước Nhật qua lăng kính của ba loại
người: những
người đã chết ở Hiroshima và Nagasaki, những người nhiễm phóng sạ trong
vụ
thử bom
Bikini, và những nạn nhân của những tai nạn tại những cơ sở, nhà máy
hạt nhân.
Nếu bạn nhìn lịch sử nước Nhật qua lăng kính trên, thì bi kịch trên
thật là
hiển
nhiên, tự nói nói ra, tự nó tố cáo nó. Bây giờ, vào những ngày
này, hiểm nguy nhà máy nguyên tử đã trở thành thực tại. Cho dù diễn
biến thảm họa cũng sẽ phải chấm dứt - và tôi thực sự cầu mong, và kính
trọng nỗ
lực của nhân loại hầu có được kết quả này, nghĩa là ngăn chặn được thảm
họa đừng
để nó phát sinh thêm những hậu quả nghiêm trọng - cho dù vậy, thì ý
nghĩa của
thảm họa vẫn có chi mù mờ, không làm sao vạch trần ra được: Lịch sử
nước Nhựt Bổn
đi vô một “pha” mới , và một lần nữa, chúng ta phải nhìn sự vật qua con
mắt của
những nạn nhân của điện hạt nhân, của những đàn ông, đàn bà chứng tỏ sự
can đảm
của họ qua đau khổ. Bài học mà chúng ta có được từ thảm họa hiện thời
sẽ tùy
thuộc, hoặc, những kẻ sống sót nó, chọn lựa, đừng lập lại lỗi lầm,
hoặc, kệ cha
nó, cứ lầm tiếp.
Tai họa này đã
kết hợp thành một, theo một đường lối thật bi thảm, hai hiện tượng: cái
sự hơi
quá bị nhạy cảm với động đất của nước Nhật, và hiểm họa do năng lượng
hạt nhân
gây ra. Cái đầu thì từ thưở khai thiên lập địa của đất nước này đã có
rồi. Cái
thứ nhì, đến bi giờ người dân Nhật mới nhận ra, nó còn khủng khiếp hơn
nhiều so
với động đất và sóng thần, và thê thảm hơn, vì đây là tác phẩm của
con người!
Nhựt Bổn học
được gì, từ thảm kịch Hiroshima?
Một trong những
nhà tư tưởng gia đương thời số một của Nhựt, Suichi Kato, mất năm 2008,
nói về
bom nguyên tử và lò hạt nhân, đã nhớ lại một dòng từ tác phẩm “The
Pillow Book”
[cuốn sách gối đầu], được viết ra cách đây 1 ngàn năm, bởi một người
đàn bà,
Sei Shonagon, qua đó, tác giả gợi ra ‘một điều gì có vẻ thật xa, nhưng
sự thực, rất ư là gần”. Thảm họa hạt nhân, có vẻ như là thật là xa vời,
chưa chắc, chưa hẳn là sẽ xẩy ra, nhưng than ôi, cái viễn cảnh của nó
thì lại
luôn luôn ở với chúng ta, trên từng cây số! Nhật bổn đúng ra là không
nên nghĩ
tới năng lượng hạt nhân, theo cái kiểu, trong cái dòng, đây là một thứ
sản xuất
kỹ nghệ. Họ không nên diễn dịch ra từ thảm kịch Hiroshima, một hệ luận:
nó là một
‘recipe’ [đơn thuốc], cho phát triển. Như động đất, sóng thần, và những
thiên
tai khác, kinh nghiệm Hiroshima phải được khắc sâu, bằng acít, vào hồi
ức của
nhân loại.
Nó khủng nhất, bởi vì là do con người làm ra, mấy thứ kia, là do ông
Trời cà chớn!
Cái kiểu lập lại lỗi lầm, bằng cách trưng bày nó, qua xây dựng
những lò nguyên tử, cái kiểu coi thường mạng người như thế, là một sự
phản bội
rất ư là khốn kiếp, hồi ức của những nạn nhân Hiroshima.
Tôi lên mười
năm Nhật bại trận. Năm sau, Tân Hiến Pháp ra đời. Những năm tiếp theo,
tôi cứ tự
hỏi chính mình, cái chủ nghĩa hòa bường được ghi trong Hiến Pháp, trong
đó bao
gồm nghị quyết từ bỏ sử dụng sức mạnh, và sau đó, “nguyên tắc ba không”
[không
sở hữu, không sản xuất, không đưa vô Nhựt võ khí nguyên tử), liệu có
phải là sự
trình bày đúng đắn, chính xác, những ý tưởng cơ bản của một nước Nhật
hậu chiến.
Như chuyện xẩy ra, Nhựt bổn đã lừng lững, từng bước một, tiến nhanh,
tiến mạnh
trên con đường tái tạo dựng lực lượng quân sự của nó, và những thoả
thuận bí mật
đã được thực hiện vào những năm 1960, cho phép Mẽo [Oe mà cũng biết
‘tiếng lóng’
này ư?] đưa khí giới nguyên tử vào quần đảo, và thế là “ba không” trở
thành “ba
có”. Tuy nhiên, những ý tưởng về một nhân
loại hậu chiến không hoàn toàn bị bỏ quên. Những người chết, theo dõi
chúng ta,
bắt buộc chúng ta tôn trọng những ý tưởng đó, và hồi ức của họ đã ngăn
cản chúng
ta, nhân danh chủ nghĩa hiện thực chính trị, hạn hẹp, khoanh vùng, tính
nguy hại
của võ khí nguyên tử. Chúng ta đã chống lại. Và từ đó, lộ ra một nước
Nhựt bổn
hàm hồ, bất phân, lưỡng lự: một quốc gia hòa bường nằm bên dưới cái dù
che chắn,
bảo vệ, của con ngáo ộp nguyên tử là nước Mẽo, là Chú Sam!
Người ta hy
vọng, tai nạn ở nhà máy Fukushima sẽ cho phép nước Nhật nối lại được
với nỗi đau
Hiroshima, nối lại được với những nạn nhân của nó, và của Nagasaki, và
tái xác
nhận hiểm nguy của sức mạnh nguyên tử, và làm 1 cú chấm dứt ảo tưởng về
sự hữu
dụng của chính sách răn đe hạt nhân: Chúng ông có bom nguyên tử đấy
nhé, đừng có
đụng vô chúng ông! Vì nó, mà có cái trò bợ đít sức mạnh hạt nhân!
Vào
cái thời có thể nói là chín chắn, trưởng thành, tôi viết 1 cuốn tiểu
thuyết đặt
tên là “Hãy dậy chúng tôi làm sao lớn nhanh hơn sự khùng điên của
mình”, mày
điên 1, thì tao khôn… 10, đại khái thế.
Bi giờ ở vào giai đoạn chót của cuộc đời, tôi đang viết cuốn “tiểu
thuyết cuối
cùng”. Giả như mà tôi xoay sở làm sao lớn nhanh hơn sự điên khùng hiện
thời, cuốn
tiểu thuyết mà tôi viết đó sẽ mở ra bằng cái dòng chót của Inferno của
Dante: “Và thế là chúng mình ra được bên ngoài, và một lần nữa, nhìn
những vì
sao”
Kenzaburo
Oe
TOKYO
POSTCARD
HISTORY
REPEATS
By chance,
the day before the earthquake, I wrote an article, which was published
a few
days later, in the morning edition of the Asahi
Shimbun. The article was about a fisherman of my generation who had
been
exposed to radiation in 1954, during the hydrogen-bomb testing at
Bikini Atoll.
I first heard about him when I was nineteen. Later, he devoted his life
to
denouncing the myth of nuclear deterrence and the arrogance of those
who
advocated it. Was it a kind of sombre foreboding that led me to evoke
that
fisherman on the eve of the catastrophe? He has also fought against
nuclear
power plants and the risk that they pose. I have long contemplated the
idea of
looking at recent Japanese history through the prism of three groups of
people:
those who died in the bombings of Hiroshima and Nagasaki, those who
were
exposed to the Bikini tests, and the victims of accidents at nuclear
facilities. If you consider Japanese history through these stories, the
tragedy
is self-evident. Today, we can confirm that the risk of nuclear
reactors has become
a reality. However this unfolding disaster ends--and with all the
respect I
feel for the human effort deployed to contain it-its significance is
not the
least bit ambiguous: Japanese history has entered a new phase, and once
again
we must look at things through the eyes of the victims of nuclear
power, of the
men and the women who have proved their courage through suffering. The
lesson
that we learn from the current disaster will depend on whether those
who
survive it resolve not to repeat their mistakes.
This
disaster unites, in a dramatic way, two phenomena: Japan's
vulnerability to
earthquakes and the risk presented by nuclear energy. The first is a
reality
that this country has had to face since the dawn of time. The second,
which may
turn out to be even more catastrophic than the earthquake and the
tsunami, is
the work of man. What did Japan learn from the tragedy of Hiroshima?
One of the
great figures of contemporary Japanese thought, hutchie Kato, who died
in 2008,
speaking of atomic bombs and nuclear reactors, recalled a line from
"The
Pillow Book," written a thousand years ago by a woman, Sei Shonagon, in
which the author evokes something that seems very far away but s, in
fact, very
close." Nuclear disaster seems a distant hypothesis, improbable; the
prospect of it is, however, always with us. The Japanese should not be
thinking
of nuclear energy in terms of industrial productivity; they should not
draw
from the tragedy of Hiroshima a "recipe" for growth. Like earthquakes,
tsunamis, and other natural calamities, the experience of Hiroshima
should be
etched into human memory: it was even more dramatic a catastrophe than
those
natural disasters precisely because it was man-made. To repeat the
error by
exhibiting, through the construction of nuclear reactors, the same
disrespect
for human life is the worst possible betrayal of the memory of
Hiroshima's
victims.
I was ten
years old when Japan was defeated. The following year, the new
Constitution was
proclaimed. For years afterward, I kept asking myself whether the
pacifism
written into our Constitution, which included the renunciation of the
use of
force, and, later, the Three- Non-Nuclear Principles (don't possess,
manufacture,
or introduce into Japanese territory nuclear weapons) were an accurate
representation
of the fundamental ideals ,f postwar Japan. As it happens, Japan has
progressively reconstituted its military force, and secret accords made
in the
nineteen-sixties allowed the United States to introduce nuclear weapons
into the
archipelago, thereby rendering those three official principles
meaningless. The
ideals of postwar humanity, however, have not been entirely forgotten.
The dead,
watching over us, oblige us to respect those ideals, and their memory
prevents
us from minimizing the pernicious nature of nuclear weaponry in the
name of
political realism. We are opposed. Therein lies the ambiguity of
contemporary
Japan: it is a pacifist nation sheltering under the American nuclear
umbrella.
One hopes that the accident at the Fukushima facility will allow the
Japanese to
reconnect with the victims of Hiroshima and Nagasaki, to recognize the
danger
of nuclear power, and to put an end to the illusion of the efficacy of
deterrence
that is advocated by nuclear powers.
When I was
at an age that is commonly considered mature, I wrote a novel called
"Teach Us
to Outgrow Our Madness." Now, in the final stage of life, I am writing
a
"last novel." If I manage to outgrow this current madness, the book
that
I write will open with the last line of Dante's Inferno: "And then we
came
out to see once more the stars."
-Kenmburo Oe
Lịch Sử Lập
Lại - Bài học về Hiroshima
Tác giả:
Kenzaburo Oe
Đăng ngày:
08:20 01-04-2011
Thấy bác Trụ
đăng bài này. Tôi định dịch xong rồi sẽ xin bác Trụ link qua trang của
bác để
tìm độc giả vì trang của bác đắt khách quá. Cửa tiệm tôi lúc này bán
buôn ế ẩm
không ai ghé thăm dùm. Nhưng tôi dịch chậm quá vì bận ham chơi la cà
nên khi dịch
xong thì bác đã xong từ đời tám đế rồi. Xin bác tha lỗi cho kẻ hậu bối
không
dám so bì dịch giỏi dịch dở. Nói trước kẻo bác hiểu lầm. Tôi có gửi lên
một
trang mạng nhưng vị quản lý trang mạng không mặn lắm, vị bảo là tác giả
chê việc
dùng năng lượng nguyên tử nhưng không có đề nghị cách nào tốt hơn và
hiện nay
năng lượng nguyên tử là cách sạch nhất và ít tốn kém nhất. Vị nói rất
có lý
nhưng Oe đề cập đến năng lượng nguyên tử có thể giết hại nhiều người,
ngay cả một
nước tân tiến như Nhật vẫn không thể quản lý một cách hoàn toàn an
toàn, cũng rất
có lý. Âu cũng là một đề tài để chúng ta suy nghĩ. Link ở trên the New
Yorker.
Kenzaburo Oe
là người Nhật sinh ngày 31 tháng Giêng năm 1935. Ông được trao giải văn
chương
Nobel năm 1994.
Tình cờ, một
ngày trước khi xảy ra cơn động đất, tôi có viết một bài, vài ngày sau
đó bài
này được đăng trên tờ báo Asahi Shimbun, phát hành buổi sáng. Bài báo
này viết
về một ngư phủ, thuộc thế hệ của tôi, bị nhiễm phóng xạ vào năm 1954,
khi người
ta thử bom Hydrogen ở đảo Bikini. Tôi
nghe đến tên của ông ấy lần đầu tiên khi tôi mười chín tuổi. Về sau,
ông ấy
dâng hiến cả cuộc đời để tố giác cái huyền thoại của việc ngăn chận đối
phương
bằng cách dùng bom nguyên tử và sự kiêu ngạo của những người cổ vũ nó.
Có phải
đây là một điềm xấu được báo trước bằng cách khiến tôi nhớ lại câu
chuyện người
ngư phủ trong đêm trước ngày xảy ra đại họa? Ông ấy cũng chống cả việc
thành lập
nhà máy phát điện dùng hạt nguyên tử và những hiểm họa mà nó dẫn đến. Từ lâu tôi đã muốn quan sát lịch sử Nhật Bản
hiện đại qua lăng kính của ba nhóm người: những người đã chết vì trận
bom ở
Hiroshima và Nagasaki, những người bị nhiễm phóng xạ trong kỳ thử bom
Hydrogen ở
đảo Bikini, và nạn nhân của tai nạn xảy ra ở các nhà máy nguyên tử. Nếu
bạn chú
ý đến lịch sử Nhật Bản qua các câu truyện này, cái thảm kịch đã xảy ra
thật hiển
nhiên. Ngày nay, chúng ta có thể xác nhận là những nguy hiểm của các
nhà máy
nguyên tử đã trở thành hiện thực. Tuy vậy, khi cái tai họa đang xảy ra
này kết
thúc – với tất cả lòng kính trọng tôi dành cho sự nỗ lực của loài người
trong
việc cố gắng chận đứng nó – mức độ quan trọng của nó không mù mờ chút
nào cả: Lịch
sử Nhật Bản đang bước vào một thời kỳ mới, và một lần nữa chúng ta cần
phải
nhìn sự việc bằng đôi mắt của nạn nhân bị hủy hoại bởi sức mạnh nguyên
tử, của
những người nam hay nữ đã chứng tỏ lòng can đảm của họ qua nỗi thống
khổ. Bài học
chúng ta rút ra từ tai họa vừa qua sẽ tùy thuộc vào liệu những người
còn sống
sau đại nạn này có quyết tâm không lập lại những sai lầm của họ hay
không.
Tai họa này
đã kết hợp, một cách rất đáng lo ngại, hai hiện tượng: cái yếu ớt bất
lực của
Nhật Bản trước những cơn động đất và cái hiểm họa có thể xảy ra vì năng
lượng
nguyên tử. Hiện tượng thứ nhất là một sự thật mà quốc gia này đã phải
đương đầu
ngay từ buổi sơ sinh. Hiện tượng thứ hai, có thể trở thành tai họa lớn
hơn cả động
đất lẫn sóng thần, là sản phẩm của loài người. Người Nhật đã học được
bài học
nào từ thảm kịch Hiroshima ? Một trong những nhà tư tưởng danh tiếng
của Nhật Bản
hiện đại, Shuichi Kato, qua đời năm 2008, khi thuyết trình về bom
nguyên tử và
các nhà máy nguyên tử, đã trích dẫn một câu trong “The Pillow Book”
(Quyển Sách
Gối Đầu) đã được viết mấy ngàn năm trước bởi một nhà văn nữ, Sei
Shonagon,
trong đó tác giả đã khơi dậy “một điều tưởng chừng như rất xa, nhưng
thật ra, lại
rất gần.” Tai họa gây ra bởi nguyên tử dường như chỉ là một giả thuyết
xa vời,
không thể chứng minh; những triển vọng của nó, tuy thế, luôn luôn ở bên
cạnh
chúng ta. Người Nhật không nên đo lường năng lượng nguyên tử bằng năng
suất kỹ
nghệ; họ cũng không nên rút từ thảm kịch Hiroshima một “công thức” để
giúp cho
sự tăng trưởng. Giống như động đất, sóng thần, hay các tai nạn khác gây
ra bởi
thiên nhiên, kinh nghiệm về Hiroshima nên được ghi khắc trong ký ức của
nhân loại:
nó đáng được lo ngại như là một đại họa trầm trọng hơn cả thiên tai,
chắc chắn
bởi vì nó là do con người gây ra. Lập lại sự sai lầm này bằng cách
trưng bày,
qua cách xây dựng của các lò nguyên tử, sự xem thường mạng sống của con
người
là một phản bội nghiêm trọng nhất trong ký ức của nạn nhân của
Hiroshima.
Tôi mới mười
tuổi khi Nhật Bản bị đánh bại. Năm sau, bộ Hiến pháp mới được công bố.
Nhiều
năm sau đó, tôi tiếp tục tự hỏi không biết chủ nghĩa phản chiến được
gói ghém
trong Hiến pháp của chúng ta, trong đó có việc từ bỏ việc sử dụng quân
sự, và
sau đó, là Ba Nguyên Tắc Nguyên Tử (không sở hữu, không sản xuất, và
không đem
vào lãnh vực vũ khí nguyên tử của Nhật Bản) có phải là một sự trình bày
chính
xác về những lý tưởng căn bản của một Nhật Bản thời hậu chiến. Như đã
xảy ra,
Nhật Bản dần dần thay đổi luật để được quyền sở hữu lực lượng quân sự,
và những
cam kết bí mật được thực hiện vào những năm 1960 đã đồng ý để Hoa Kỳ
đưa vũ khí
nguyên tử vào quần đảo, vì thế biến Ba Nguyên Tắc Nguyên Tử trở nên vô
nghĩa.
Những lý tưởng về lòng nhân đạo hậu chiến, tuy thế, không hoàn toàn bị
lãng
quên. Những người đã chết, vẫn nhìn xuống chúng ta, bắt chúng ta phải
kính trọng
những lý tưởng ấy, và ký ức của họ đã ngăn ngừa chúng ta không được
giảm thiểu
cái tính chất tàn phá của vũ khí nguyên tử để nhân danh chủ nghĩa thực
tế về
khía cạnh chính trị. Chúng ta bị chống đối. Đây là khía cạnh thiếu minh
bạch của
Nhật Bản đương thời: một quốc gia chống chiến tranh được che chở dưới
vòm tán
nguyên tử của Hoa Kỳ. Người ta hy vọng là tai nạn ở nhà máy Fukushima
sẽ giúp
người Nhật tưởng nhớ đến nạn nhân của Hiroshima và Nagasaki, để nhận
biết sự
nguy hiểm của nguyên tử lực và chấm dứt cái ảo tưởng dùng chính sách
nguyên tử
để chống đối phương mà những người chủ trương chính sách này đã cổ vũ.
Khi tôi đến
tuổi trưởng thành, tôi viết một quyển truyện có tựa đề là “Hãy Dạy Cho
Chúng
Tôi Cách Thoát Khỏi Cơn Điên.” Bây giờ, đến gân cuối cuộc đời, tôi đang
viết
quyển “tiểu thuyết cuối cùng.” Nếu tôi
tìm được cách thoát khỏi cơn điên cuồng hiện nay, quyển sách mà tôi
đang viết sẽ
bắt đầu bằng câu kết thúc trong cuốn thơ Hỏa Ngục của Dante: “Và sau đó
chúng
tôi ra bên ngoài để, lại một lần nữa, ngắm nhìn những vì sao.”
Hải Hà
*
Hồi mới lớn,
Gấu vớ được 1 tuyển tập “Những truyện ngắn hay nhất thế giới”, bây giờ
chẳng còn
nhớ nhà xb, ai tuyển chọn, trong có truyện "Con thằn lằn chọn nghiệp"
của Hồ Hữu
Tường, và 2 truyện ngắn về nước Nhật, tác giả người Nhật, chắc thế.
Một, là câu
chuyện liên quan đến động đất. Một anh chàng, sinh ra, lớn lên, đi học,
ra trường, kiếm việc làm, rồi lấy vợ, rồi đẻ con… nghĩa là sống 1
cuộc đời
như mọi người, nhưng đây không phải là 1 con người hạnh
phúc, bởi vì
anh ta có hiểu hạnh phúc là cái chó gì đâu.
Cho tới 1 bữa, đang trên đường đi làm, động
đất, thế là anh ta chui vội vào 1 cái hầm trú ẩn cá nhân, chắc thế,
nhưng có
1 em bụi đời chui vô trước anh ta rồi. Trong cơn kinh hoàng, tận thế là
đây,
hai anh chị làm cú chót, chính vào lúc đó, anh ta hiểu,
hạnh phúc
nghĩa là gì.
Truyện kia thê thảm, 1 thằng bé, mẹ làm điếm, khách là đám
GI chiếm đóng Nhật, thằng con thương mẹ quá, những ngày mẹ đói quá,
phải đi kiếm
khách kéo về cho mẹ.
.
Trong những
phim Liz đóng, có 1 phim [The Last
Time I Saw Paris, v/v Ðồng Minh giải
phóng
Paris] sao ít thấy nhắc tới, nhưng thật tuyệt vời với Gấu, vì nhờ nó mà
viết được đoạn văn sau đây, trong Lần Cuối Sài Gòn:
Khi về, cô
bé có thói quen để cô em vô nhà, còn cô chạy đến bên phông tên ngay bên
đường
cách nhà chừng mười bước để rửa chân, thật ra để đùa nghịch cùng những
giọt nước.
Những cử chỉ, dáng điệu của cô làm tôi sau này vẫn thường băn khoăn tự
hỏi,
không biết cô bé đi đón em tan trường về, hay ngược lại. Những giọt
nước bị đôi
bàn tay nhỏ bé ngăn chặn, bắn tung tóe, trầm bổng, trở thành muôn vàn
nụ cười
trên môi, trên má, trên tóc, càng thêm long lanh nhờ ánh mắt tinh
nghịch, nhờ nụ
cười, tôi gặp lại hình ảnh tuyệt vời này trong phim "Lần cuối nhìn
Paris", như thể chính cô bé của tôi đã khám phá ra, đã tìm lại cho cả
Châu
Âu, cho cả loài người, một thành phố Paris bị chiếm đóng vừa được giải
tỏa, và
nữ tài tử Liz Taylor chỉ lập lại những cử chỉ thật đàn bà của một cô bé
con-người
nữ muôn đời ở trong tôi.
Chỉ thiếu cái vòi nước
công cộng, ngay kế bên!
Tuần báo Time, số đề ngày
4.4. 2011
The Last Time I Saw Paris còn là tên bản nhạc, cùng
tên phim,
và bây
giờ thì Gấu hiểu cái tên Lần
Cuối Sài Gòn ở đâu mà chui ra!
|
|