Giấc Mơ BHD
Tuổi thơ là một cơn mộng
không biết là cơn mộng.
Trong nhiều năm
nhiều năm, một giấc mơ trở đi
trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ này đưa tôi tới một cái sân lớn của
con phố
Rosellon, thành phố Barcelone, ở đó, đứa trẻ là tôi chơi đá banh một
mình sau
ngày học dài, trở về nhà, và trong khi chờ cơm, tôi bịa ra những trận
banh. Cái
sân đó, bao bọc chung quanh là những nhà cửa xám xịt, buồn thỉu buồn
thiu, nét
đặc biệt của thời kỳ đó, những năm dài cực nhọc tại Tây Ban Nha thời
hậu chiến.
Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là cả hai muơi hai cầu thủ cùng một
lúc, một
phần thân thể của tôi - gồm mười một cầu thủ - nhập vai tấn công, cứ
như thể nó
là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy Điển, trong khi phần còn lại, lo phản
công.
Tôi quên không tưởng tượng ra trọng tài, và mỗi một đội như thế - mỗi
một phần
của cơ thể của tôi như thế đó – có thể thắng, hay bại, tuỳ thuộc vào
thiên tài
mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi thiên tài tuổi thơ, tôi bịa ra những
cú mơ
mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu trường tưởng tượng, mà những khán
giả của
nó, là những cư dân ở trong những căn nhà xám xịt xỉn xìn xin, thỉnh
thoảng họ
còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo dõi một cách buồn bã, thằng
nhỏ khốn
khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh tồi tàn kết bằng rơm.
Trong giấc mơ trở đi trở lại
đó, mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một mình, cái sân vẫn cái
sân, vẫn
cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có một thay đổi: trong giấc mơ của
tôi,
những nhà cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc trời ở Nữu Ước, và
điều này
cho tôi cảm tưởng, mình là trung tâm của thế giới, và lạ lùng thay,
tuyệt vời
thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này thì thuổng me-xừ TL], tôi
cảm thấy
thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh thản, viên
mãn,
tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ mãi như thế, thì
cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có ngày được đặt trên
lên Nữu
Ước, thì còn gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến cái ngày mình tới
Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống thực, cuộc đời
thực, và
đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc đó mới ‘đại gia’
làm sao!
Một ngày, khi đó 41 tuổi, tôi
được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc họp. Tắc xi đưa tôi
đến một
khách sạn, và trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau khi lấy đồ đạc ra
khỏi va
li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi là những tòa
nhà chọc
trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo sư mời tôi, và hai bên
ấn định sẽ
gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò ra cửa sổ. Mình đang ở
giữa giấc
mơ của mình, tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra, mọi chuyện vưỡn
vậy, vưỡn
thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy ra. Tôi đang ở trong giấc mơ
của tôi, và
giấc mơ là thực. Nhưng, chỉ có vậy. Chấm
hết! Trong một khoảnh khắc tuyệt vời tôi thả mình vào trong không gian,
vào
trong khung cảnh, vào trong bức tranh, cố cảm thấy rằng là mình đang
sướng mê
tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì đặc biệt xuất hiện. Tôi
nhoài
ra bên ngoài cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời của khu Manhattan… vưỡn
thế là
vưỡn thế!
Thấm mệt, tôi tự nhủ thầm, thôi
để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên giường, và chẳng mấy chốc
đi vào
giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày nào ở Barcelone, chơi đá banh
tại một
cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay tút xuỵt, đó là giấc mơ đẹp nhất
trong đời
tôi, hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn tượng nhất. Và tôi khám phá ra
rằng, ma
thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ, thì không phải là Nữu
Ước. Huyền
thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là cái cơ sự, luôn luôn là một
đứa trẻ
chơi đá banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng tượng bay bổng bát ngát
chin
phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó. Và tôi nhớ ra rằng thì là
Giorgio
Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta,
sẽ xẩy
ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.
“Y hệt như là, bất thình
lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ
của căn
phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ
nào, vị
nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Và nàng nói, “Bây giờ H. hết
lãng mạn rồi!”
Hình như, luôn luôn là, đối
với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm trong giây lát, vị nữ
thần của
riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một thằng bé nhà quê Bắc
Kỳ,
thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc mơ.
Theo Enrique
Vila-Matas
“Y hệt như là, bất thình
lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít đi qua cửa sổ
của căn
phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm sao, vì nguyên cớ
nào, vị
nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Note: Bài thơ trong số mới
nhất của tờ The Paris Review, của Charles
Simic, hay bài Đời tôi, của thi sĩ Tẩy,
W.S dịch, và bài thơ của Gấu, cái gì gì, không phải tiếc cuộc đời đã
sống, mà
cuộc đời bỏ lỡ, nhớ hoài, cùng nói 1 chuyện.
THE
ESCAPEE
The name of a girl I once
loved
Flew off the tip of my tongue
In the street today,
Like a pet fly
Kept in a matchbox by a madman-
Gone!
Making my mouth fall open
Tên của cô gái mà tôi đã từng
yêu
Bật ra khỏi đầu lưỡi của tôi
Giữa con phố, bữa nay
Như một con ruồi thân thương
Bị nhốt trong hộp quẹt
Bởi 1 tên khùng
Nàng bỏ đi
Mi đâu có thương yêu gì ta…
Gấu, mặt chảy dài, cái miệng
méo xệu, trễ xuống
Hà, hà!