*

Album


*

100 người ảnh hưởng nhất chưa từng sống

*

*

Anna Karenina

Origin: Leo Tolstoy's 1877 novel, Anna Karenina

There's no mystery as to the source of Anna Karenina's magnetic attraction for readers: it flows directly from her creator's magnificent powers as a storyteller, a portraitist and an amused, loving, wise observer of human beings in all their strengths and failings. In 1873, four years after he published the sweeping historical novel War and Peace, Leo Tolstoy began writing and publishing, in serial form, a novel exploring the story of Anna, a married aristocrat highly placed in St. Petersburg society who leaves her husband to conduct an affair with a handsome young military officer, Alexei Vronsky.
    Tolstoy's tale offers a compelling plot, but it is the writer's characterizations that have made it an enduring classic. Vladimir Nabokov, who as a child met the elderly Tolstoy, identified the dueling ambitions that drove the novelist, whom he termed "a robust man with a restless soul, who all his life was tom between his sensual temperament and his supersensitive conscience." That great divide in his character ultimately led Tolstoy to renounce his art and become a prophet of Christian fundamentalism, but fortunately it also found expression in the character of Anna, who shares Tolstoy's passionate but highly self-critical nature.
    In Nabokov's analysis, "Anna is a young, handsome fundamentally doomed woman." A brave, honest soul, she is too truthful to conceal her adulterous love under a cloak of secrecy, as do other society women we meet in her story. Anticipating James Joyce's Ulysses by some 40 years, Tolstoy makes readers the secret sharers of Anna's life by using a  ream-of-consciousness narrative style that makes us feel as if we are Anna's confidants on her journey from social butterfly to scorned adulterer. Here are Anna's thoughts as she takes a carriage ride: "Long long ago, I was 17, I had gone with my aunt to the monastery there, in a carriage, there was no railway yet there. Was that really me? Those red hands? Everything that seemed to me so wonderful  and unattainable is now so worthless, and what I had then is out of my reach forever! Such humiliation. How proud and smug he [Vronsky] will be when he gets my note begging him to come. But I'll show him, I'll show him. How awful that paint smells. Why is it they're always painting buildings?"
    Here, readers feel, is the very stuff of our inner lives exposed, a churning mixture of thoughts both grand and absurdly minor. But our lives are just like that, and so is Anna's-until she throws herself beneath the wheels of a train, deliberately bringing her life's story to an end. But of course, fictional characters never die, and Anna Karenina, saint and sinner, is immortal.

Anna Karenina, thánh nữ và cũng là yêu nữ, thì bất tử.

Nàng Kha Lệ Ninh tân thời.

Kha Lệ Ninh, phiên âm tiếng Việt "Anna Karenina", tác phẩm của nhà văn Nga, Tolstoy. Tân thời, là do tác phẩm này vừa có một bản dịch tiếng Anh mới (dịch giả Richard Pevear và Larissa Volokhonsky, nhà xb Viking). Bản dịch mới này vén màn, cho thấy từng lớp xiêm y của người đẹp; nói rõ hơn, nó cho thấy cấu trúc vô hình của cuốn tiểu thuyết. 

James Wood, trong bài viết "Bốn bể là nhà" ("At home in the world"), trên tờ "Người Nữu Ước" số đề ngày 5 tháng Hai 2001, cho rằng, bất cứ một độc giả, khi đọc Tolstoy, đều cảm thấy, có cái gì khang khác, về mức độ và thể loại, so với tiểu thuyết của những tác giả khác. Thế giới tiểu thuyết của ông, những nhân vật, hành động, hoàn cảnh của họ… "thực như đếm". Hiện thực ở đây như khí trời. Tìm cách giải thích, là rơi vào vòng luẩn quẩn. Ngay chính Tolstoy cũng lúng túng, khi bị ép buộc phải bảo vệ tác phẩm của ông. Trong một thư gửi bạn, là Nicolai Strakhov, viết khi đang sáng tác "Anna Karenina", ông khẳng định, những gì ông viết không phải là những thu gom (collections) tư tưởng; và những tư tưởng như thế có thể tách ra khỏi bản văn; nhưng đây là một mạng lưới (a network): "tự thân, mạng lưới này không dệt bằng tư tưởng (hay là do tôi nghĩ như vậy), nhưng bởi một điều gì khác, và tuyệt đối không thể diễn tả cốt lõi mạng lưới, một cách trực tiếp bằng những con chữ: chỉ có thể làm một cách gián tiếp, bằng cách sử dụng những con chữ để miêu tả những nhân vật, hành động, hoàn cảnh."
Thư trên, được dịch giả Richard Pevear trích dẫn trong lời giới thiệu bản dịch mới của ông và Larissa Volokhonsky.
Độc giả có thể tự hỏi, tại sao một tác phẩm cổ điển, được nhiều người đọc, và đã được dịch ra tiếng nước ngoài, nhiều lần, trở thành một tác phẩm của thế giới, vậy mà vẫn có người dịch lại?
Theo Wood, những dịch phẩm lớn đều "lão hoá", trong khi những cuốn tiểu thuyết lớn thì cứ thế trưởng thành mãi lên. Gừng càng già càng cay. Thành thử cỡ những ông như Tolstoy, lại càng cần một bản dịch đương thời.
(Những độc giả mê truyện chưởng Kim Dung chẳng hạn, đọc bản dịch của Hàn Giang Nhạn, đã xuýt xoa, so với bản dịch của Tiền Phong Từ Khánh Phụng. Nhưng hiện nay trên trang web có một dịch giả mới là Nguyễn Duy Chính, ông này dịch kỹ, theo sát bản chính hơn, so với Hàn Giang Nhạn - dù sao vẫn chỉ là phóng tác. Người viết tin rằng, nếu có một "nhà văn" sử dụng bản của Nguyễn Duy Chính, rồi thổi vào đó "hồn văn" của chính mình, nó sẽ trở thành một tuyệt tác. Bởi vì cho tới bây giờ, chưa có một "nhà văn" nào chuyển Kim Dung thành một tác phẩm văn học tiếng Việt. Trước đây, Đỗ Long Vân mê Kim Dung, cặm cụi học chữ Nho để đọc ông; phải chi Đỗ quân thêm được vài tuổi trời, biết đâu có một Kim Dung "cây nhà lá vườn" rồi! Và đây là một thách đố văn chương, đối với những nhà văn Việt Nam rành Trung văn).
Trên nói, độc giả bình thường hiện nay cần một bản dịch tiếng Anh bình thường hiện nay. Bản dịch mới này hơn những bản dịch cũ, bởi vì dịch giả, ngoài việc dịch cẩn thận, còn có riêng văn phong của họ. Nhờ vậy, hơn bao giờ hết, so với trước đây, độc giả đương thời đã có thể nắm bắt cái chất lãng đãng, chập chờn (the palpability) của những "nhân vật, hành động, hoàn cảnh" của Tolstoy.
"Mạng lưới" của Tolstoy được dệt bằng những chi tiết, và những chi tiết này được miêu tả rất đỗi thực; hơn thế nữa, những chúng được xô đẩy bằng chức năng – bằng việc làm (work). Còn điều này, không như những nhà hiện thực hiện đại, Tolstoy chẳng thèm để ý đến chuyện nói cho chúng ta biết, những sự vật giống như cái gì đối với ông, hoặc giống như cái gì đối với chúng ta. Chính vì vậy, [mượn câu nói của Goethe được Benjamin trích dẫn, "tất cả sự kiện tính thì đã là lý thuyết"], trong khi miêu tả những chi tiết, Tolstoy chuyển vào trong đó: ẩn dụ. Trong tiểu thuyết của ông cũng như của Chekhov, thực tại xuất hiện, như nó xuất hiện, không phải với nhà văn, mà với những nhân vật.
Tolstoy khởi sự viết "Anna Karenina" vào năm 1873, tuy nhiên trước đó, vào năm 1870, ông nói với vợ, ông dự tính viết về một người đàn bà có chồng nhưng bị ô nhục do ngoại tình. Như trường hợp "Bà Bovary" của nhà văn người Pháp, Flaubert, một chuyện thực đã gây hứng cho cuốn tiểu thuyết. Vào tháng Giêng 1872, Anna Stepanovna Pirogov, bồ của ông chủ đất láng giềng, đã lao mình xuống dưới bánh xe lửa, sau khi bị nhân tình bỏ rơi. Tolstoy đã ra sân ga để chứng kiến tận mắt thi thể người đàn bà.
Có những điểm tương tự, trong một số tiểu thuyết nửa sau thế kỷ 19. Như Bà Bovary, Anna cũng thích đọc tiểu thuyết. Như Tess, trong "Tess of the Urbervilles" của Hardy, Anna cũng phơi phới đang độ. Mấy bà "xồn xồn" này đều căng tràn nhựa sống đến mức trở thành vô trách nhiệm. Đàn ông không làm sao thoát khỏi tay mấy bà. Tuy nhiên cả ba, trong khi mang trong người cái mầm "làm đàn ông khốn khổ khốn nạn, sống dở chết dở", đồng thời, họ cũng sản sinh ra một thứ "kháng sinh", bởi vậy, những nhân vật trầm luân như thế đó [thứ đàn bà trời đánh, cướp giật chồng người… như người Việt mình thường gọi] cuối cùng lại gợi sự thương xót, làm người đọc có cảm tình hơn là bị xét đoán một cách nghiêm ngặt.
Thời đại lớn lao của nhân vật tiểu thuyết, tức thế kỷ 19, cũng là thời đại lớn lao của những nhân vật nữ, bị cầm tù bởi xã hội, và cố gắng chạy trốn, vượt ra khỏi nó. Chính vì họ cố gắng chạy trốn một xã hội đã đóng cứng họ vào những từ như là con đĩ thối tha, đồ cướp chồng người… cho nên họ đã trở thành những nhân vật thực.