*

Album

Album

Lao Home, 2014 & 15 Trips


*

8.4.2015

Happy Birthday to Mom

Xì Lô & All Family




*

Happy Birthday to "Ba"

Richie & Jennifer & Family

8.4.2015

Happy Birthday to Quỷ Kiến Sầu!

Gấu Cái SN 8.4. Gấu Đực 16.8.

Đúng là 1 nửa linh hồn, nửa kia, nhưng đúng hơn nữa, một nửa cuộc đời, tức phần đời sau 1975.

Nhớ, hồi ở Trại Tị Nạn, nhà, phòng, ngăn cách nhau chỉ là cái mùng, cái vách mỏng dính, là những tấm các tông, một lần, trong đêm, hai con gấu đực cái gấu ó, lời qua tiếng lại, sau cùng Gấu Cái hỏi, nếu tao xấu như thế, thì lại sao mà mi lấy tao, Gấu Đực bèn trả lời, có lẽ trong mi có những cái xấu mà tao rất cần, để mà sống [sót]!
Bữa hôm sau, ông làng xóm kể lại, và nói, có thể đúng như thế thực.

Ấy là vì ai ai cũng nghĩ, vợ chồng ghép. Cái tên sinh viên luật người Thái, hỏi cung thanh lọc, cũng nghi, bèn hỏi Gấu Cái - tất nhiên, hỏi riêng, trong hai lần thanh lọc khác nhau – khi mi lấy nó, nó đã là nhà văn chưa, và Gấu Cái bèn dõng dạc trả lời, lúc đó, nó đã là nhà văn nhớn rồi!
Khi nghe hỏi câu đó, là Gấu Cái đã biết liền, hai vợ chồng qua được cửa ải thanh lọc, và câu hỏi đó, là để quyết định, số phần của Gấu Cái!

Quỷ Kiến Sầu là nick của Gấu Cái, do Nguyễn Tân Văn, ông  bạn học của GCC, hồi mới vô Sài Gòn, ban cho.
NTaV là bạn của  NKL.
Gấu quen NKL rồi quen luôn cả bọn. (1)

(1)

Tao thuật lại với Văn mày đau chân phải chống nạng ít lâu. Nó hỏi tao mày đau chân thế nào mà phải chống nạng thì tao không trả lời được vì tao đã quên không hỏi mày chi tiết này.Tao tìm vào đọc lại thư cũ của mày thì cũng không thấy rõ chi tiết. Vậy mày có thể kể rõ chi tiết này để tao nói lại với bạn bè không? Chúc sức khỏe mày.

Bác sĩ Lào phán, xương khớp đụng vô gân - đau nhức khủng khiếp- do ngồi nhiều, chửi dữ quá, và sau đó, đi nhiều- tao bị, sau chuyến leo núi Vang Viêng, Lào, không biết sao, cứ nghĩ đang leo lên đỉnh non Tản!
Cho thuốc giảm đau, và xoa bóp, massage, bây giờ đỡ nhiều rồi, không phải chống gậy nữa.

Tks All There.

NQT

 *

*

*

Vang Viêng Lào & Tản Viên, Sơn Tây, Bắc Kít.

&*

*


*

*

*

Bạch Yến, cô gái lớn, Gấu Cái có bầu đúng thời gian Mậu Thân, nhà ở khu Đài Truyển Hình, Đài Phát Thanh, VC cứ nhè khu đó pháo kích, Gấu Cái sợ quá, ảnh hưởng tới cái thai. Hồi nhỏ, đặt đâu nằm chỗ, chỉ đến khi bố đi làm về, mới nhoẻn miệng cười, đòi bế. Tưởng bị liệt. Lớn lên, lấy chồng, có con vẫn bị tật đái dầm, di truyền luôn tới mấy đứa nhỏ!
Ông con trai thứ. Gấu cũng đã kể về đấng này rồi.
Thằng lớn, đầu lòng, tới cô con gái, Bạch Yến, rồi tới nó. Cô Út, sinh đúng vào dịp 30 tháng Tư, 1975, vì vậy mà đành ở lại. GCC đã viết về nỗi đau thống nhất này trong Tự Truyện.
Sau 1975, có thời kỳ Gấu Cái bồng bế lũ con về Hưng Long, xây cái lều trên miếng đất của Bả, sau cùng sống không nổi lại trở lại Sài Gòn. Nhìn thấy Gấu thằng con trai tới tát cho bố vài phát, ra ý, tại làm sao mà bố lại làm khổ chúng con như thế?
Lần đó, có Nguyễn Tân Văn, bạn cùng học, chứng kiến. Anh cười, nói, thằng bé này trách ông bố ghiền.
Còn thằng lớn, đi học, bị 1 thằng cùng lớp, cũng dân trong xóm, do đánh lộn, chửi, bố mày là thằng ghiền. Thế là xông lại, do nhỏ con hơn, bị đánh gần như mù hẳn 1 con mắt, suốt đời.

*

&


*

*

*

Xì Lô @ Vientiane

*

Grandma & Jennifer @ Vientiane


*




*

*

Lần về Lào này, GCC quả có ý thắp 1 nén nhang cho ông cụ, bà cụ, thằng em trai, trước khi đi chuyến tàu suốt.
Lần về lại Đất Bắc, mướn 1 chiếc xe, đưa cả 1 gia đình lớn, trong có gia đình ông cậu, mấy bà cô, bên ngoại…  từ Hà Nội, lên quê chồng bà chị, Thanh Sơn, ngày xưa có tên là Đền Vàng, Phú Thọ, trên đường đi, ghé nơi ông cụ mất, thắp nén nhang, bà chị có trên xe, ngại xuống.

Biết là sẽ chẳng thể có lần sau.
Lạ là những kỷ niệm về đói, khổ, sau khi ông cụ mất, bà chị nhớ hết. Bà chị họ, con ông Bác, anh ruột của ông cụ, chắc là hiểu rõ tình hình, trong 1 lần, đã giải thích cho GCC hiểu, chúng đã có 1 thời đói quá, không làm sao quên được nữa.
Như vậy, là nhờ Miền Nam, GCC vẫn nhớ.
Nhưng nhớ ngược lại bà chị.

*

&

*

*

*

*

*

Thảo Trần @ Vientiane Mar 2015

*

Richie with new haircut
I miss U, Ba & Jennifer

*

Long Vân Tự, Parsé, 2015

*

Hai ông con và bữa cúng 30 Tết

Cúng 30 Tết. Còn là bữa giỗ ông cụ Gấu, tức ông nội hai ông con trai. Chỉ mãi đến khi trở lại đất Bắc, thì GCC mới biết ngày chết của ông cụ mình, vài ngày sau đó.

"Anh chị ạ, câu ngạn ngữ có nói, sông có khúc, người có lúc. Hay câu thịnh, suy, bỉ, bái. Sự vinh quang của dòng họ ta, gia phả ghi rất rõ. Họ Nguyễn ta ở đất Thanh Lạng, Thanh Trì, nay Phú Thịnh, Phú Cường, đã tồn tại 20 đời. Em và anh thuộc đời thứ 17. Các đời trước em không kể, vì quá dài dòng. Như anh đã viết trong thư, trường hợp anh cần, như một tài liệu để dựng lại lịch sử của một vùng đất xuyên qua sự thịnh suy của một dòng họ, biết đâu có thể tìm ra một chút nguyên nhân cái tai họa xẩy ra cho cả một dân tộc, em rất mong và sẽ sưu tầm dùm anh. Ở đây em chỉ tính đời thứ mười bốn trở đi, tới đám con cái của tụi mình.

Đời thứ 14, cụ Nguyễn Ngọc Chất, đỗ cử nhân, vào Huế thi hội lấy Tiến sĩ, cụ qua được hai trường, đến trường thứ ba bị loại vì phạm húy. Như vậy cụ chỉ sau Tiến sĩ có một bậc. So với cả khu vực, tính từ Kiều Mộc trở xuống mấy xã lân cận, cụ đã đỗ đạt cao hơn cả. Lúc còn sống, cụ được làng Tiên Cát tôn làm Thành Hoàng. Sau cụ về làm giáo thụ tại huyện nhà và mất tại quê hương, thọ 64 tuổi, được 7 trai, hai gái. Ông nội của hai anh em mình, cụ Nguyễn Tái Tịch, được 4 người con, hai trai, hai gái, không phải chỉ có hai người con trai như anh đã viết trong tự truyện gởi về cho gia đình. Bố chúng ta và Bác Giáo Thái đều là giáo học, công chức chánh ngạch, thuộc loại đàn anh trong làng, ngoài xã hội..." "Em và anh, Bá Hiền, Bá Phúc, anh Sĩ (đời thứ 17) là chịu nhiều cay đắng hơn cả. Bố bị đảng phái thủ tiêu. Mẹ góa con côi. Bây giờ em có con, có gia đình em mới hiểu được lòng mẹ. Nhà ta ông Nội thì mất sớm, bà Nội bán thân bất toại. Ông Ngoại, Ông Bá Quán giầu nhất làng Vân Xa, nhưng cũng chỉ nhờ được những khi lỡ bữa. Cái khổ của Mẹ từ khi góa chồng, cái khổ của anh chị em mình có lẽ là từ năm 51, 52 gì đó..."

 "Cái họa của gia đình mày là do trong dòng họ đã có một người được thờ làm Thành Hoàng sống", Bà Trẻ có lần nói. "Theo như kể lại, vùng đất khi đó xẩy ra bệnh dịch, người chết như rạ. Sau cùng phải hỏi nguồn cơn ở cõi âm. Cô Đồng cho biết phải nhờ một người có đủ đức độ, có chức sắc, võng lọng của nhà vua ban cho, cầu xin người đó làm Thành Hoàng sống, chấp nhận lễ bái phẩm vật, rồi nhờ cái đức của người đó trấn áp, quỷ ma mới không làm nguỵ." "Chẳng biết trận dịch có lui không...", Bà Trẻ buồn rầu nói tiếp, "nhưng hình như bao nhiêu tai họa của cả một vùng đất, của bao nhiêu con người, đều dồn vào dòng họ mày, con trai đều bất đắc kỳ tử. Ông Giáo Dương, bố mày chết lúc hăm mấy tuổi. Ngày xưa đúng ra là...

Em mày, thằng Sĩ chết năm hai lăm, hai sáu tuổi gì đó phải không, hình như trước Mậu Thân một năm. Nếu có may mắn sống sót như mày thì cũng sống một cách khốn khổ khốn nạn... Nhiều lần lẩn thẩn suy nghĩ, tao vẫn tự hỏi hay đây cũng là số phận chung cho cả... "

Ngày nào, nếu trí nhớ của anh không bị lầm lạc giữa những điều tưởng tượng, và những gì có thực, nếu anh tự cho mình may mắn sống sót, thực sự đau khổ để hiểu được những chuyện đó, có lẽ anh nên viết. Anh nên viết về người vợ, mấy đứa nhỏ, và một, hai người bạn. Một, hai người, vì tôi biết anh không có nhiều, một phần anh chỉ lo tìm bạn trong mớ sách vở, tôi muốn nói những người đã chết, một phần vì anh vốn chậm lụt so với cuộc đời. Anh luôn đến muộn, ở một cuộc vui đã tàn, mọi người đã bỏ đi hết. Có thể anh thực sự muốn đến sau mọi biến động. Khi mọi người cố gắng muốn quên đi, anh sợ hãi la hoảng: "Không được, không được!". Nếu anh cứ tiếp tục sống như vậy, một ngày nào quá khứ sẽ đánh gục anh. Vả lại, trong những lần ham vui, anh ưa nói về mình, về cái tôi đáng ghét, và tôi nghĩ, một ngày nào, một, hai người bạn anh cũng chẳng còn.

Anh nên viết về vợ con anh, như thể anh đã được yêu thương và được tha thứ, như thể họ đã bỏ qua cho anh tất cả những điên khùng rồ dại muốn tàn phá không chỉ đời mình mà luôn cả của họ, như thể anh đã sống lạm sang phần đời của vợ con anh. Bà mẹ anh khi còn sống vẫn thường nói, mấy đứa nhỏ thật vô phúc mới sinh nhầm cửa nhà này. Anh nên bắt chước một người bạn của anh, lấy giấc mơ thầm thường, giản dị của vợ con làm của mình, quên đi những mộng lớn, nhỏ, cũ, mới... Chúng quá đẹp nên không thực, hoặc chúng có quá nhiều ý nghĩa nên cuối cùng chẳng có một ý nghĩa nào.

Anh nên viết về cha anh, mẹ anh, đứa em trai đã tử trận như thể họ đi xa và mang theo một phần đời của anh, như một dự trữ cho một cuộc đời sẽ tới, may ra, biết đâu có thể có được; nhưng cũng như thể anh đang sống đây là sống cho họ. Luôn cả cho người chị và đứa em trai còn ở Miền Bắc mà có thời anh muốn quên đi như cố thù ghét thời thơ ấu của mình.

Viết, chỉ cho họ, bởi anh đâu cần một thiểu số trí thức chọn lọc hay không chọn lọc, mắt xanh hay không mắt xanh; một đa số thầm lặng hay không thầm lặng, đặc quyền hay không đặc quyền, nhân dân hay không nhân dân. Anh đừng trông mong hai ba trăm năm sau có người nhỏ lệ. Anh không thấy bao nhiêu con người không kịp sống cuộc đời này chỉ vì một cuộc đời ngày mai. Bao nhiêu con người nhỏ lệ hôm nay, chỉ vì hy vọng hão huyền ngày mai ca hát. Anh chỉ cần những người thân hiểu, và tha thứ cho anh. Họ đã trông mong, chờ đợi ở anh quá lâu rồi. Bởi vì họ cũng chỉ có một đời để sống, và họ cũng sẽ già, sẽ chết, và anh sẽ hối hận vì không bao giờ dám thú nhận anh thương yêu họ và làm cho họ đau khổ biết là chừng nào.

Tự Truyện


*

Tết năm ngoái @ Vientiane with Cu An

*

Ba bố con thằng con thứ hai của GCC


*

*


*

Gấu Đại Gia's

8



*
*

19.1.2015 Trip

*

*

*

*