Album
|
Về nhà
Canada OK. 17.9.2010
Tks All There. NQT
Ðúng trưa
ngày 19/5/1989, (1), chiếc xe taxi chở vợ chồng Gấu tới đây. Ở cái sân
có
cái xe van
nhỏ chở đồ cứu trợ, với hàng chữ UNHCR.
Gấu tạ ơn Trời Phật, và nghĩ thầm, tới nơi rồi!
Ðúng bữa Thứ
Bảy. Ngày 19 tháng 5 là sinh nhật Bác H.
Sau này, trước
khi đi xa, thật xa, nghĩ lại, thì mới ngộ ra là, cái thông điệp của
chuyến đi, là
cái phim coi trên chiếc xe buýt chở vợ chồng Gấu, chạy suốt đêm từ
thành phố biên
giới Lào Thái, Ubon, phía bên kia sông Cửu Long, bên này là Parksé. Có
1 cái gì
đó trong phim liên quan đến cuộc đời sắp tới của Gấu, và nó còn liên
quan đến
những lần mò xuống sông Mekong tắm, sau giấc ngủ trưa nằm bên dưới
tượng Quan Công,
ở hành lang phía sau chùa Long Vân, Parksé.
Có cái gì đó
liên quan đến câu của Heraclitus.
Có cái gì đó
liên quan tới dòng sông cuối cùng Ðường Tam Tạng phải vượt qua trước
khi vô Ðất
Phật!
(1)
1990 mới
đúng, vì 1989 là năm xẩy ra cú Thiên An Môn, trong lúc gia đình Gấu
đang trên
đường bỏ chạy quê hương, tới Vientiane đọc báo thì mới biết.
Khi ở Trại tị nạn,
viết
Lần Cuối Sài Gòn, bèn đưa sự kiện này vô, cho cho có tí mùi lịch sử:
Koestler,
enfin, retrouvé, cuốn "Le Zéro et l'Infini", tôi lục lọi cách chuyến
đi không xa, trong mớ sách "ký gởi" - một hình thức mới của sách vỉa
hè- tại một tiệm phía bên kia cầu Thị Nghè. Cái thiểu số hỗn độn may
mắn sống
sót sau những ngày tháng Tư, trở thành những nạn nhân đầu tiên thay con
người
Sài-gòn dãi dầu mưa nắng Trong số những người đang lục lọi quanh tôi,
có kẻ chỉ
tò mò lật vài trang đầu, tìm tên chủ nhân, có thể kèm theo đó là một
lời đề tặng
của chính tác giả cuốn sách. Cả hai đều đã đi xa, vợ con ở nhà mang mớ
sách kỷ
niệm đổi lấy một vài mớ rau, một hai lon gạo.
Gặp
lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang
nặng những
nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng
máu của
kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành
những
Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn
cả những
lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ,
bắt
họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...",
tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu
mang
trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó
Hemingway chú
giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại
Faulkner... -
Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác.
Staline
bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi
sĩ, một
muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại
tuồng đốt
sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre
của Cách
Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là
một học
trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của
Cách Mạng
Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không
có một
cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu
thì rất
đáng ngờ.
Thằng con lớn của G &
Cha Brisson
Mardi 10 Aout 2010
Chết để
cho trái
Trang sách trong ngày
Trong
mấy lần đi thăm Cha Brisson, chuyến mới này nhanh nhất, tiện nghi nhất,
nhờ ông
bạn quen thổ công xứ Lào mới tậu xe thứ xịn, đưa qua biên giới, tới phi
trường
Udon, bỏ xế hộp đó, lên máy bay, mua theo giá nội địa, rẻ hơn nhiều so
với giá
xuyên quốc gia, nếu mua tại Vientiane.
Tới BK mới 8 giờ tối, lấy khách sạn, nơi đã từng ghé mấy lần trước, tắm
rửa, ăn
uống, G đi ngủ, thằng con và ông bạn đi coi vũ khoả thân, tắm nước
nóng, tẩm
quất, sau cùng thằng con còn lôi một em về khách sạn!
Sáng
hôm sau, ăn sáng, trả phòng, xuống lấy tắc xi, tài xế khi nghe địa chỉ
đều lắc
đầu bỏ đi. Không phải họ không biết nhà thờ St. Francis ở chỗ nào, mà
là, chưa
chắc đã tới được, giả như nếu tới được, thì cũng hết đường trở về: nạn
kẹt xe
tại Bangkok vào lúc này thật khủng khiếp.
Phải đi xe điện trên trời, từ đầu tỉnh tới cuối tỉnh, rồi sau đó đón
tắc xi tới
thăm Cha.
Gấu đã tính lập lại một lần nữa, chuyến vượt sông Mekong, rồi đi xe đò,
từ U
Don về BK, như lần đầu đi từ thành phố U Bon phía bên kia song đối diện
với Pak
Sế của Lào.
Nhưng lần này, thua.
Cha già đi nhiều, năm nay 89, chân tay run lẩy bẩy, nhưng vẫn hoàn toàn
sáng
suốt, vẫn nhớ cái tên Nguyen Quoc Tru, vẫn nhớ bữa cả hai vợ chồng buổi
trưa
ghé thăm vào đúng ngày sinh của Bác Hồ [cái này thì Cha không biết!],
năm 1990.
Cha cũng không biết chuyện vì sợ xui, Gấu sau này ghi ngày tới BK là 23
Tháng
5, 1990.
Bức
hình phía bên trên biển đồng nhà thờ, là do BK đang làm lễ chào mừng
ngày sinh
của Nữ Hoàng, 12, Tháng Năm.
*
Cha Brisson, cc 1990.
Hình gửi cùng với tiền, khi biết tin đậu thanh lọc.
"Đừng cám ơn tao. Không có cái vụ của mày, thí dụ vậy, sức mấy Chúa cho
tao có mặt, ở trên cõi đời này!"
Muời lăm năm sau, ngày 17 Tháng Tám, 2005. Sau sinh nhật HL một ngày.
Trước căn
phòng Cha chứa chấp vợ chồng Hai Lúa ngày nào.
Trước văn phòng Cha, tại nhà thờ St. Francis, Bangkok.
Viết là nhớ mãi
Hồn thiêng
thành
phố
Hai Lúa tới Bangkok lần đầu, đúng ngày sinh của ông Hồ, 19 Tháng Năm,
năm 1990.
Ba tháng sau, ra khỏi nhà tù quốc tế Bangkok, khi điền hồ sơ Cao Uỷ Tị
Nạn, Hai
Lúa nghĩ tới những lần run rẩy cùng cả thành phố Sài Gòn, khi VC dâng
quà tặng
lên Bác, bằng những đợt hỏa tiễn giáng xuống đầu người dân Sài Gòn, khi
họ nhắc
nhở lẫn nhau, hãy biến đau thương thành hành động, không chỉ sợ xui
xẻo, Hai
Lúa còn sợ, làm người chết tức giận đến không thể yên nghỉ, vì một hành
động
ngu xuẩn như trên.
Thế là bèn sửa lại, là ngày 23 tháng Năm, năm 2005.
Cộng thêm mấy ngày được Cha Brisson giấu giếm tầm luộc [cảnh sát] Thái,
cho trú
ngụ dưới mái nhà của Chúa.
Chuyện
Tử Tế
Cây cầu dành
cho khách bộ hành băng qua đường, điểm xa nhất mà vợ chồng Gấu được
phép du ngoạn,
trong 3 ngày trú ngụ nơi nhà của Chúa, Nhà thờ St. Francis, Bangkok. Nó
làm Gấu
nhớ tới cây cầu nơi bùng binh Chợ Sài Gòn.
Lạ, là, trong 3 ngày đó
[Thứ Bẩy, Chủ Nhật, Sáng Thứ Hai, 19, 20, 21, Tháng Năm, 1990], và 3
tháng đó, [3 tháng nằm
trong nhà tù quốc tế Bangkok, mãn hạn tù được
xe Cao Uỷ Tị Nạn rước về trại tị nạn Panat Nikhom], Gấu cực nhớ, nhớ ơi
là nhớ,
Sài Gòn.
Chính là nhờ 3 tháng tù mà Gấu gặp lại Le Carré, [đúng ra, gặp, lần đầu
tiên, tác phẩm Call For The Dead,
nguyên tác tiếng Anh của ông], và nhờ vậy viết
được câu văn hiển hách, tuyệt cú mèo, thần sầu, ‘hồn thiêng thành phố
thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng
hồn ma của chính mình đang lang thang giữa Sài Gòn… (1)
Xe điện trên
không ở BK.
Gấu nghe thằng con nói, xe điện ngầm ở BK đẹp lắm, nhưng chưa có dịp
thưởng lãm!
Cha con
Gấu
@ Xe điện trên không, BK
Gấu Cái
là người đầu tiên viết
về xứ Lào, chốn nương thân đầu tiên sau khi may mắn bỏ chạy, và may mắn
chạy
thoát, quê hương xứ Mít, ngay từ khi còn ở trại tị nạn Thái Lan.
Thời gian ở Trại
Cấm Sikiew, đói quá, bả viết, và gửi cho tay Hàn Lệ Nhân, khi đó đang
làm một số
báo đặc biệt về xứ Lào. Ông này ở Tây, và sau khi đăng bài, ông còn gửi
vô Trại
một số báo, trong kèm tờ money order 50 phật lăng.
Tuyệt!
Chẳng bù với ông bạn
quí, đi từ Mẽo qua thăm Gấu, loa phóng thanh kêu rầm trời, ông nhà văn
lùn lé có
bạn thân từ bên Mẽo qua, xin ban đại diện cho được gặp!
Ông đi cùng với một em
gái nữ phóng viên, sau khi hỏi han thằng bạn cũ, cũng ghi âm, cũng nói
thêm vài
dòng, tao mang về cho tụi nó nghe, chúng nó thèm nghe giọng nói của
mày, người
về từ địa ngục gì gì đó, cuối cùng, ông giúi cho GNV 300 tiền bath
[tiền Thái]
tương đương đúng 10 đô Mẽo!
Vợ
chồng Gấu sống sót Trại tị
nạn, những ngày khốn khó nhất, hoàn toàn nhờ ông cha người Tây, hình
trên. Đói
quá, là viết thư ra, là ông tới trại tù, mấy lần đầu, khi còn ở Nhà Tù
Quốc Tế Bangkok, sau, gửi money order, tệ lắm
cũng 100 đô Mẽo, hai, ba ngàn tiền bath gì đó.
Cả nhà
thờ Chúa.
Có ông em, sau khi phục
vụ Chúa tại Trái Tim của Bóng Đen, là xứ Phi Châu, cũng qua Thái, cũng
làm Cha,
hiện phục vụ Chúa tại tỉnh Ubon. Mấy bà chị cô em của Cha đều là nữ tu.
Cha năm nay 89 tuổi, vẫn minh
mẫn, tuy chân tuy run lẩy bẩy. Cha nói, Cha chỉ muốn ở Nhà Thờ, không
muốn đi đâu
hết, cho tới ngày Chúa gọi.
Không
chỉ một truyện ngắn,
Gấu Cái còn cả một lố truyện viết về Xứ Phật, hăm he in hoài!
Trong Asia Literary Review, số Mùa Hạ, có
một
bài viết thật là tuyệt vời về Lào. GNV mua tờ báo, vì bài viết này, và
bài thơ
của thi sĩ Mít ở Mẽo, làm thơ về cái cú làm thịt VC của tuớng Loan,
post dưới
đây.
Cái ông
bạn của Gấu, trong
hình, lai lịch cũng ly kỳ lắm. Thổ công xứ Lào. Bữa nào rảnh, kể.
Ông con
lớn của Gấu nói chuyện
huyên thuyên bằng tiếng Thái với Cha!
Vào
buổi trưa ngày 19.5.1990,
sinh nhật Bác Hồ, chiếc tắc xi đổ vợ chồng xuống trước cổng, ở khoảng
sân trống,
là một chiếc xe chở đồ cứu trợ của Cao Uỷ Tị Nạn, với hàng chữ bằng
tiếng Anh UNHCR, Gấu thầm tạ ơn Trời Phật, tới nơi rồi.
Sau
này, nghe Cha Brisson kể,
thường là ta ngủ trưa, ít khi có mặt tại văn phòng [ở ngay phiá sau mấy
lá cờ] vào giờ đó, vậy mà bữa đó,
không làm sao ngủ được, cho tới lúc nghe tiếng gõ cửa…
Ta rất
vui khi đọc thư của
con và biết rằng, sau cùng con có được tấm giấy visa để thoát ra khỏi
trại
tị nạn Thái Lan, và có thể lại bắt đầu
cuộc đời của con, lại có bạn bè trong số những
người Việt đã được một đệ tam quốc gia cưu mang...
Cha Brisson
Ui
chao, cứ như là Cha đọc ra
hết quãng đời còn lại của Gấu, và có thể, đấy chính là ước mong
của Cha,
và nhờ thế, nó trở thành sự thực.
Ui
chao, lại nhớ cô bạn, và
những lời cô than thở, anh đâu phải đàn bà, anh đâu phải là tôi, mà sao
anh đọc
ra hết lòng dạ của tôi như thế?
“What changed,
above all, was the echo of the reality in which the final draft was
written.”
Grossman
Có tiếng vọng của
thực tại, trong đó, những dòng trên đây đã được viết ra.
Hồ Ông
và Gấu [cầm hồ sơ]
trước khi vô thanh lọc, tại trại cấm Sikiew, Thái Lan
Trong
Lục Mạch Thần Kiếm, Thiên
Sơn Đồng Mỗ lập lại nước cờ Hư Trúc, nhờ vậy thoát chết.
Gấu học
tiếng Tây, chỉ với mục
đích viết một cái thư cám ơn Ông Tây chồng Cô Dung, bà cô me Tây của
Gấu.
Làm sao có thể tưởng tượng ra
được, nếu không nhờ biết tiếng Tây, làm sao nói cho Cha Brisson biết
hoàn cảnh
của vợ chồng, con cái Gấu, nhờ vậy mà được cha lo lắng suốt quãng thời
gian tị
nạn tại Thái Lan?
Chỉ đến khi nhập trại tị nạn
Thái lan, thì Gấu mới bắt đầu lo học tiếng Anh, với cao vọng, ta mà
‘đi’ được, [được
đậu thanh lọc, được tái định cư nới xứ người], lần này, ta sẽ viết văn
bằng tiếng
Mẽo!
Lần gặp lại Cha, Cha vẫn còn
nhớ đến chuyện trước khi vô trại tù quốc tế Bangkok, Gấu năn nỉ Cha tìm
cách liên
lạc với mấy đứa nhỏ còn kẹt lại ở Lào. Cha nói, Cha vẫn nhớ, nhưng
không làm
sao thực hiện được. Khi ở tù Bangkok, 3 tháng, Cha có tới thăm 1 lần,
cho tiền,
và đưa lại cho Gấu mớ bản thảo nhờ Cha giữ giùm.
|
|