*

Album



Album

*

Nhà sách Xuân Thu, đường Tự Do. Phía bên trái, một tiệm thuốc Tây [?], rồi tới La Pagode, cc 67-68. [Hình trên net]

*

Chợ Cũ Hàm Nghi.

Sau 30 Tháng Tư 1975, thời gian còn được VC sử dụng, Gấu làm việc ở tòa nhà ngay đầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, ngã tư Hồng Thập Tự/NBK. 
Từ trong chung cư 29/8D, đi ra quẹo trái, đi vài bước là tới.
Chiều chiều, trước khi tan sở, chôm một mớ giấy cũ, nhét vô áo, ra Chợ Cũ, ghé 1 trong những cái sạp trên.
Bà chủ sạp đưa ngay lên cái cân phía trước mặt, và sau khi đọc con số, lấy tiền trong cái rổ kế bên đưa Gấu, thẩy mớ giấy vô 1 cái sọt: Giấy gói đồ!
Cầm tiền, Gấu đi qua phía bên kia đường, ghé 1 tay bán XK quen, chìa tay ra, thế là lên thiên đường!
Ui chao, nhớ ơi là nhớ!
Nhớ Xuân Thu, Quán Chùa  sao bằng nhớ… Chợ Cũ!


*

Cu An @ Viêng Chăng, July, 2012

*

Cu Lùn, Toronto, 11.5.09


*

Cu An @ Viêng Chăng

*

*

Gấu Cái nhận xét, sao cái hình nào mi cũng đứng một thế, như thế?
Nhìn bức hình, khi sắp đi xa, thì GCC ngộ ra:
Cái tay trái của Gấu, do ăn mìn VC, nhờ bác sĩ Tẩy Daney, nhà thương Grall, làm "ghép", greffe, OK, nhưng không làm sao duỗi thẳng ra được!
Thành thử, để cho cân đối, tay phải của Gấu cũng phải co lại, khi chụp hình!



*

Paksé, Lào, Tháng Bẩy, 2012

*

*

Paksé, Lào, Tháng Bẩy, 2012

*

Mường Luông, Tháng Tám 2010 (1)

*

Mé sau Chùa Long Vân, Paksé.
Gấu nằm phê dưới tượng Quan Công.
Dậy, xuống mé sông Mekong, tắm một phát, cho tỉnh!
Một lần, đang tắm, nhìn thấy xác kẻ thù trôi qua, trôi tới gần, hóa ra là…. Gấu!

If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by (2)

Bức hình trên, trong 1 trong những chuyến trở về thăm chùa, lập lại chuyến đi tìm đường vượt sông Mekong qua trại tị nạn Thái Lan.
Lạ, lần đầu trở lại, hỏi thăm, chẳng ai biết ngôi chùa, y hệt lần trở lại Bangkok, tìm nhà thờ St-Francis Church.
Mất cả 1 buổi sáng, trong khi lần đầu, vừa nói tên nhà thờ, tên ngôi chùa, là tắc xi, là “xảm lò” [một thứ xe chở khách, giống như xe lam ở xứ Mít] đưa thẳng tới nơi.

Có vẻ như Chúa, Phật đều bực bội vì bị quấy rầy!

Tao đâu có mong, có cần, có cầu tụi mày nhớ ơn!
Ông cha Pháp, Brisson còn kể lại, lần đó, không hiểu sao, tao không làm sao ngủ trưa được, cứ loay hoay ở văn phòng, như.. chờ vợ chồng tụi mày!
Ui chao, sao mà Ông Giời chu đáo với gia đình thằng cha Gấu tới như thế!

Thần sầu nhất, là cái bữa đại tiệc thịt chuột, ở nông trường Cải Tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè.
Mãi về già, về mãi già, thật già, GCC vẫn còn lẩm bẩm, làm sao "Lão Tặc Thiên" [từ của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn] lại chu đáo đến như thế, gần như không quên 1 chi tiết!
Đúng cái ý, chi tiết là Thượng Đế trong …bữa đại tiệc thịt chuột!

Hà, hà!

*

Gặp bạn C, lần ông anh nhà thơ mất, Gấu mới biết, TTT không phải Trung Kít, mà là Bắc Kít!
Vinh là nơi bà cụ sinh ra ông. Nơi ông cụ làm việc. Bạn C cho biết gia đình anh gốc gác Hà Đông.
Hình chụp tại bến xe Muờng Luổng, Luang Prabang.
Lẩn thẩn nghĩ, có khi nào Gấu lên lộn xe, nó đưa về xứ Mít… ?


*

*

Back from Quán Chùa

*


phiên. khúc nắng

phố. nắng nắng. đổ. tràn xuống. những con đường. xe. chạy
phố. nắng nắng. lóa. những ô cửa kính loáng. nắng
phố. nắng nắng. ôm. hâm hấp những cao ốc. ngất. ngư
trưa phố. nắng những bàn chân. chậm
những nơi đến khác. nhau
nắng. phố tỏa màu đóa. ngột
những chiếc honda. vụt mùi. xăng
mùi nắng. hàng quán. rong. chiếc nón. lá
che mặt. những đôi mắt không. dám nhìn
cuộc sống. gió. vượt biên. bụi len lỏi vào. những
khẩu trang. ngất ngư phố. nắng
nắng. sàigòn phố. nắng. cũ soi. bạc thếch
có chợt bóng mát. khi tà áo thướt. vội
có chợt bóng mát. bởi hàng me. gốc phượng
nắng. sàigòn còng lưng trần. chiếc xe ba gác. trĩu
dốc cầu. đứng thẳng nắng. những giọt. mồ hôi
nắng. lẫn trong. mưa đứng dong. mắt
khô ran phố. nắng. chiếc xe đạp. vệt. đẫm
lưng nắng. cũ phố. sàigòn cũ. ký ức cũ
phố. nắng lộng. mới toanh. khu shoping
bến đợi. subway sâu. lòng đất tiếng. rít
của những chuyến xe điện. nắng. óa trên những
bậc thang. và dừng lại. điểm cuối cùng. của
nắng. chỉ còn phố. tiếng kèn đồng. cùng lời than. vãn
đi. về. của những chuyến xe  

Đài Sử

Tks

óa trên những bực thang, hay lóa... ?

NQT

óa.

Tks

TV/Độc giả



*


*

Une bimbo nommée désir

Child = Bambino = Bimbo (1)

“Pour survivre, il aurait fallu qu'elle soit plus cynique ou moins proche de la réalité. Au lieu de cela, elle était un poète au coin de la rue essayant de réciter ses vers à une foule qui lui arrache ses vêtements. "

Ðế sống sót, phải đểu giả và đừng có dí mặt thật gần vào đống kít, tức cuộc đời.

*

Chợ Cũ, Hàm Nghi, thiên đường 1 thời của GXK [Gấu Xì Ke]

*

Đường Trương Minh Giảng

Phía bên trái, lui lại 1 tí là Chợ TMG. Tới 1 tí, phiá bên phải, là hẻm nhà Joseph Huỳnh Văn, quá tí nữa, phiá bên trái, nhà Ngọc Dũng, Chợ Vườn Xoài, nhà ông anh rể của Gấu, Nguyễn Hoạt [Hiếu Chân], rồi tới Cổng Xe Lửa số 6, Nhà Thờ Ba Chuông…
Nhà Lý Hoàng Phong, tác giả Sau Cơn Mưa, anh ruột Quách Thoại cũng ở khu này
Trúc Sĩ có 1 truyện dài “Xóm Vẹc” (?), là viết về khu này.

Lần độc nhất, Gấu gặp LHP, là cái lần ông ở trong hẻm đi ra ngoài phố, chắc thế, kiếm sạp báo, kiếm bài viết của Gấu, cũng là bài điểm sách đầu tiên trong đời, về “Sau Cơn Mưa” của ông. Nhìn thấy Gấu, [ông chắc biết], ông giơ tay cầm tờ báo, vẫy vẫy, ra ý chào, đồng thời ra ý khoe, hay khen, và nói, nghe nhiều người nói về bài viết của anh, kiếm thấy nó rồi!
Ông là chủ tờ Văn Nghệ, còn là tờ báo vứt truyện ngắn đầu tay “Những Con Dã Tràng” của Gấu vô thùng rác.
Gấu không gửi cho báo Văn Nghệ, mà cho tờ Sáng Tạo, nhưng TTT đọc, tính đăng, thì báo ngỏm, ông bèn chuyển hết số bài vở còn lại, cho Văn Nghệ, chắc thế.
Gấu thấy tên của Gấu, ký là Sơ Dạ Hương, ở Hộp Thư Tòa Soạn, thì đoán vậy.
 

Bài điểm sách của Gấu, là trên tờ nhật báo Dân Chủ của Vũ Ngọc Các. TTT kêu Gấu viết phụ trang Văn Học. Đây cũng là nơi - nếu tin theo hồi ức của Mai Thảo, trong “Chân Dung 15 nhà văn” (?) – Mai Thảo lần đầu tiên gặp Thanh Tâm Tuyền, bạn quí sau này của ông, và lầm với 1 tay thợ sắp chữ, và tay này còn láo lếu dám hỏi xin ông một điếu thuốc lá!

Cũng trong Chân Dung, Người kể chuyện, đã lôi Rượu Chưa Đủ, truyện ngắn thần sầu mở ra cõi văn Dương Nghiễm Mậu, từ 1 thùng rác, 1 tòa soạn, một tờ báo, không nhớ báo nào, vì hình như ông cũng không nói ra, và Gấu đã lầm với tờ Văn, nhưng 1 vị bạn văn, cho biết, khi đó, chưa có tờ Văn.

Phải viết rõ như thế, để giải thích cái vụ ra sạp báo đầu ngõ.

Ba cái hình cũ về Sài Gòn, trên TV, với riêng Gấu, là cả 1 trời kỷ niệm, đẹp thần sầu, nhưng cũng đầy bi thương, tan nát!

Rạp Đa Kao, khi đó, là nơi Gấu hay chở 1 em tới coi ciné.
Hồi đó, ở Phú Nhuận, sống nhờ Bà Trẻ, gia đình sống bằng cái sạp bán đồ mã não của Bà Trẻ ở Chợ Phú Nhuận.  Không còn ở hẻm Xóm Đội Có nữa, mà dời qua hẻm Nguyễn Huỳnh Đức, đằng sau Hội Đồng Xã Phú Nhuận. Em ở xóm Đội Có cũ, người quen xưa, thì cứ cải luơng như vậy cho nó tiện, vì em rất mê đọc truyện trên mấy tờ nhựt báo… Đâu có dám đưa em đi rạp gần nhà, khu Phú Nhuận, mà phải tới Rạp Đa Kao!

Bữa nào Gấu kể tiếp, sợ Gấu Cái bực!

1958. Học xong Trung học tôi thi vô Trường Quốc Gia Bưu Điện vừa mới được thành lập sau một năm lân la làm quen cái không khí đầy nao nức của tương lai như đang giục giã ở ngay đầu ngã tư của cuộc đời, ở đại giảng đường Đại Học Khoa Học. Bạn thử tưởng tượng một học sinh nghèo, sống chui rúc ở cuối con hẻm Đội Có, Phú Nhuận, nơi đám người nghèo khổ bám quanh thành phố, khi chiến tranh chưa dồn dập đem những tiện nghi đến tận giường ngủ, xó bếp, rồi lấy đi một số người thân, quanh năm chỉ biết xài đèn dầu, uống nước giếng. Đám thanh niên, ngoài những lúc tự an ủi lẫn nhau bằng những mối tình tưởng tượng, bằng những tiếng hát nhái theo giọng Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch quanh cây đàn ghi ta bên cạnh giếng nước, vào những lúc con xóm sau một ngày mệt lả, mặc tình cho bóng đêm và muỗi đói hành hạ; buổi sáng chỉ còn cách kéo nhau ra mấy dẫy nhà lụp xụp, mặc tình ngắm nghía mấy cô gái họ vẫn thường trầm trồ, mỗi lần thoáng thấy bóng. Các cô lúc này xắn quần cao, thoăn thoắt giữa đám rau muống xanh um phủ kín mấy vũng nước đen ngòm, nguồn lợi thứ nhì sau mấy ao cá, một nơi chốn hẹn hò khác nữa của các cô cậu choai choai, và của đám con nít; bỗng một ngày đẹp trời, thấy như Alice lạc vào xứ thần tiên, lạc vào trường Đại Học Khoa Học.
Phở hồi đó ba đồng một tô. Tiền ông Diệm, như sau này người dân Sài-gòn vẫn thường xuýt xoa, tiếc nhớ một hoàng kim thời đại khi chưa nếm mùi Giải Phóng, và tệ hơn, mùi Cộng Sản, thảm hơn nữa, Cộng Sản Bắc Việt. Những buổi sáng hiếm hoi trong túi có mấy đồng bạc cắc bà Trẻ thương tình giấu giếm cho, nhân bữa trước bán hết mấy món đồ xi cho mấy cô gái, mỗi lần đi chợ Phú Nhuận, sau khi mua mớ rau, con cá, vẫn thường xúm quanh cái mẹt của bà già Bắc Kỳ, mân mê chiếc vòng mã não, chiếc cà rá hình trái tim, cây lược lưỡi liềm, tấm gương bầu dục phía sau có hình mấy nghệ sĩ cải lương... tôi có cảm tưởng cả con hẻm, khu phố cũng xôn xao cùng tôi qua những hương vị buổi sáng của nó: Tô phở nơi đình làng Phú Nhuận, trong hơi phở có chút hiền từ của khói nhang, của những lời cầu khấn, mấy bà mấy cô đi chợ tiện thể ghé đình lạy Phật và dùng điểm tâm. Dĩa bánh ướt của cô gái trong xóm với đôi quang gánh lúc nào cũng lao về phía trước, chỉ chậm lại nơi đầu con hẻm mươi, lăm phút rồi lại tất tả chạy quanh xóm. Có bữa dù đã chạy vội từ nhà, khi ra tới nơi chỉ còn kịp nhìn thấy một nửa bóng dáng cùng cử chỉ quen thuộc của cô còn nán lại phía sau lưng đòn gánh.  (2)