Liên Hoa Buddhist
temple, Garden Grove - Feb 11, 2017 - Chùa Liên Hoa, Garden
Grove (South California) ngày 11/2/2017 nhằm Tết Nguyên
Tiêu năm Đinh Dậu: Vĩnh Biệt Thăng Long Văn Sĩ.
http://www.tanvien.net/tg/tg10_chuyendi.html
Chơi với
Vũ Huy Quang là nhiều lúc bực mình lắm đấy, hắn
có thể tới 'mộ' mình dựng dậy, nếu cần, chỉ để đi uống với
nhau một lon bia; ấy là tôi suy diễn nỗi bực rất đáng
yêu, về người bạn vừa mới gặp đã xoắn xuýt lấy nhau
này, qua lời cảnh cáo của vị chủ nhà.
Vị chủ nhà, là Nguyễn Mộng Giác.
Có hai vị, rất ư là quí Gấu Cà Chớn,
ở cái thủ đô tị nạn, là Vũ Huy Quang và Phan
Tấn Hải.
Với VHQ, trong cái quí còn có cái
sợ, sợ GCC đi với phe Chống Cộng Điên Cuồng!
Có vẻ như là anh rất sợ, như cái lần Gấu có
hẹn với Đỗ Tiến Đức: Thay vì chở Gấu tới quán hẹn, anh
chở Gấu đi gặp Nhật Tiến, và đó là lần đầu Gấu gặp
NT, suốt từ những ngày ở Sài Gòn cho đến mất Sài
Gòn!
Anh phán về đám nhà văn hải ngoại, nói
chung, "thằng nào cũng nhạt nhạt thế nào ấy"!
Gấu thì lại nghĩ khác: Tên nào cũng muốn
thoi GCC 1 phát!
Hà, hà!
Không thể có một Vũ Huy Quang thứ
nhì trên đời này, dù là trong đời
thường hay khi cầm bút. Bởi vì, anh độc đáo một
cách tự nhiên, cả trong giao tiếp lẫn chữ nghĩa. Khi ngồi
nói chuyện với anh vài câu, bạn biết ngay không
mấy ai có nhiều kiến thức sách vở như anh, nhưng cái
nhìn luôn luôn mang theo ...
Tưởng Nhớ Vũ Huy Quang
RIP
VHQ
& Hai Lúa & Hồ Thành Đức @ Quận Cam 1998
Mình
có chụp ảnh chân dung bìa sau cho 2 cuốn sách
của 2 người, chụp rất cẩn thận với dụng ý đấy và các
tấm này đều mất 1/2 buổi. Cả 2 cuốn này chắc còn
ở đâu đó, mình tìm không ra thôi.
Đó
là vào khoảng 1988-89.
Cuốn thứ nhì
trong sự nghiệp "ảnh chân dung bìa sau của tác giả" là
"Sa mạc" của anh Nguyễn Xuân Hoàng. Cuốn này 2 năm
trước mình bắt gặp Ngoc Lan Thi Nguyen đang
bày bán 1 bản cho từ thiện ở đường Moran.
Cuốn đầu tiên
là "Nơi trại trừng giới", 1 tập truyện dịch của anh Vũ Huy Quang,
lấy tựa từ bản dịch Kafka, "In the penal colony". Lúc đó
có nhiều người gọi anh là "ông trừng giới' hay
ông trừng mắt, còn anh Hoàng thì chỉ nghe
được gọi là ông đi trên mây chứ không phải
là ông sa mạc.
Anh Hoàng
đi trước về nơi sa mạc và anh Quang mới mắt trừng gởi mộng qua biên
giới của sự sống và cái chết. Như vậy sự nghiệp chụp chân
dung bìa sách
của mình là hoàn tất.
Nguyen Tuyen, Nguyen Hoang Linh
Comments
Còn giữ cuốn băng ra mắt sách
của Đỗ kh. Và vũ huy Quang , cuốn băng to và dày
bằng cuốn sách 500 trang, ai trả giá cao thì
bán
Like · Reply · Just now
sáng
nay nghe tin anh vũ huy quang mất, tôi đi vào/ra,
miệng lẩm nhẩm: ‘từng người tình (đồng hành/bạn
hữu) bỏ ta đi… như những giòng sông nhỏ… ôi,
những giòng sông nhỏ… lời hẹn thề là những cơn
mơ/mưa”
bài
thơ chia tay, chiều buông… tôi làm vào
mùa hè 1995. thời tạp chí hợp lưu do anh
khánh trường chủ trương. cuối tuần bọn tôi (phạm việt
cường, nguyễn thành út, nguyệt cầm, thân trọng
mẫn, vũ huy...
...
See More
http://www.tanvien.net/Souvenir/day_notes_1.html
@ NMG's 1998
Chữ Vũ Huy Quang
Vũ Huy Quang & Hồ Thành
Đức & NQT & Bé Ký & Thảo Trần
VHQ rất mê VC.
Nhớ lần có hẹn với Đỗ Tiến Đức, lần qua Cali lần đầu, 1998,
anh làm tài xế cho vợ chồng tụi này, và
thay vì chở đi gặp Đỗ Tiến Đức, thì anh chở đi gặp
Nhật Tiến, và cho biết, không biết cái điểm
hẹn đó ở chỗ nào, nhớ đại khái. Anh từng mở bóp
khoe hình DTH, thần tượng của anh, với Gấu. Trên TV có loạt bài
viết về anh, "Đáp lời VHQ", nhân lần anh viết bài
trên talawas, nhân HHT chê phim Mê Thảo.
Chắc VHQ không đọc.
Anh là cựu sĩ quan VNCH, và cái
thái độ mê VC của anh, của những người như anh,
nhiều lắm, làm cho GCC dám viết, trước 30 Tháng Tư
1975, không có hận thù Nam Bắc, và chỉ
có, sau ngày 30 Tháng Tư 1975, thành thử cái
gọi là hòa giải dân tộc là trò bửn thỉu
cứt đái của lũ Miền Nam, hoặc bỏ chạy cuộc chiến, hoặc phản chiến nằm vùng, hoặc lũ
bợm bịp, như tên tà lọt Osin, thí dụ. Bây
giờ thì lại thêm cái trò đến già
mới tỉnh!
Một lần khác, qua Cali,
một mình, đúng lần anh tính dọn nhà
lên San Jose, để lo cho bà cụ anh, và biểu Gấu, mi đến nhà
coi cái tủ sách của ta, rồi lấy cuốn nào
thì lấy, Gấu buột miệng, sách của ông làm
sao tôi đọc. Đến, tha được cả 1 đống. Lúc đó,
anh mới trả đòn, vậy mà mi dám nói, sách
của ta, mi làm sao đọc được.
Đúng như thế, thực. Sách của VHQ,
thiên về sex, rất nặng. Anh dịch sách sex, "Nhục
Ở Giuờng" ["Nhục Bồ Đoàn" cái con mẹ gì đó, nhớ đại khái).
Cái truyện ngắn "Cháo Rắn" của anh
mà không thần sầu ư. Đám Cali không
đọc được anh, do viết như kít, nhưng chọc quê anh hoài,
nhưng VHQ rất hiền, chẳng bao giờ giận.
Nhớ, có lần đọc bài viết của 1 tay,
không tiện nêu tên, chẳng đáng nêu tên,
đúng hơn, chọc quê
anh, trên tờ Văn Học, cực bửn.
Hình như hắn so sánh VHQ với Mai Thảo,
không nhớ rõ.
Nhưng cũng nhớ, lần tha sách, từ tủ sách
của anh về Canada, trong có 1 cuốn, của Cô T, tặng,
với dòng chữ đề tặng, 1 thiên tài.
Được, được!
Đa phần sách của VHQ mà Gấu tha về,
là từ điển, sách nghiên cứu. VHQ đọc sách,
viết lên sách tùm lum.
Tục ngữ, phong dao, thơ Đường của Trần Trọng San....
http://www.tanvien.net/tap_ghi_7/gau_van_8.html
Đây là đề tài
một truyện ngắn thật là tuyệt vời của Vũ Huy Quang. Cháo
Rắn.
Ông em trai kết nghĩa với ông chồng,
cứ mỗi lần cực khoái với bà vợ của ông anh
kết nghĩa, xong, là kéo cả gia đình đi ăn cháo
rắn, cho lại sức.
Ông này, trẻ, đẹp trai, không
phải đồ cù lần, mà là thuộc loại thiện chiến,
đánh quen trăm trận, lần đầu tiên đưa bà chị
đi chơi, cảm thấy thật là khổ tâm vô cùng,
vì, đâu biết chỗ trải đệm nào khác, ngoài
ba khách sạn rẻ tiền, cũng miệt Chợ Lớn, chẳng xa gì Ngã
Sáu, Nguyễn Tri Phương.
Lần đầu đưa bà chị tới một nơi chốn xập xệ
như vậy, anh con trai ngượng lắm, và chỉ sợ bà chị
nghĩ, em coi thường chị, đùng đùng bỏ về. Nhưng,
bà chị tỉnh bơ, tuy chưa từng biết nơi này, chắc
chắn vậy, nhưng lại như quá rành, thế mới lạ! Như
thể trong những giấc mơ 'lang chạ' - chữ này Gấu thuổng của
một "biếm gia" nổi tiếng thứ nhì, bởi là vì thứ
nhất đếch có, ở hải ngoại - người đàn bà đã
từng lui tới nơi chốn này, rất nhiều lần!
Một nơi chốn như thế, trong một căn phòng
mà mùi vị của những trận đụng độ trước, giống như
khói thuốc phiện lưu cữu, bám chặt vào đồ đạc,
không khí, tường nhà, trần nhà, con rán,
con rệp; dấu vết những trận đụng độ còn loang lổ trên tấm
khăn trải giường, thì, làm sao thiếu, những cái
lỗ hổng, ít ra là phải trên một, trên hai, trên
mười... ở trên tường!
Anh con trai vừa tính cởi cái áo
bà chị, là đã thấy từ, từng ấy cái
lỗ hổng, bắn ra những ánh mắt thèm thuồng, ham hố,
hừng hực!
Anh mở cửa, chạy ra ngoài, thì cái
đám khốn nạn đã chạy mất tiêu!
Quay vô, thì lại "vũ như cẩn". Tính
chạy ra lần nữa, bà chị ngăn lại.
Trong ánh mắt hào hứng, thú
vị của bà chị, như còn có vẻ ra lệnh, khuyên
nhủ, dỗ dành, thôi mà, cho họ 'hưởng' với,
chị đủ sức chịu đựng, chị "cân" tất, chị "chấp" cả lũ... Vả
lại, có mất gì đâu, hả em?
Như thể, người đàn bà muốn ban phát
tình yêu, cho tất cả những thằng đàn ông
ở bên ngoài căn phòng!
Gấu nghĩ, những thực khách của Ngã
Sáu Sài Gòn, ngoài chuyện đến đó
để ăn, còn, để, như những thằng cha ở bên ngoài
căn phòng, thưởng thức, tuy hơi muộn, trận đụng độ vừa mới xẩy
ra, ở đâu đó, cũng không xa cái bàn
ăn...
Trả lời "mail" của một độc giả...
tưởng tượng.
Đúng rồi, câu chuyện Cháo Rắn
xẩy ra ở Mẽo. Nhưng kéo về Ngã Sáu, Nguyễn
Tri Phương mấy hồi!
Vả chăng, nhớ Sài Gòn quá!
Gấu này nhớ, một lần, cho một em người Miền
Bắc mượn đọc, tập truyện của VHQ, sau đó, hỏi, liệu một
câu chuyện như thế, có thể xẩy ra ở ngoài đời?
Mặt em đỏ bừng, đôi mắt lim dim, mơ màng
như nước Hồ Gươm, nhẹ nhàng trả lời, như gió thoảng,
cũng, Hồ Gươm:
-Có đấy, chú ạ!
Như vậy, nó đã từng xẩy ra tại Nghi
Tàm, Hồ Tây, hay Ngã Tư Sở... cũng nên!
*
Nhớ Sài Gòn quá!
Ôi chao, nhớ sao bằng, so với người ở lại,
rồi chết ở đó: Trịnh Công Sơn.
Chứng cớ?
Bạn cứ thử so tất cả những bái hát,
sau 30 Tháng Tư, viết về nó.
Có bản nào so được với Em Còn
Nhớ Hay Em Đã Quên?
Nếu có, thì lại là, nhớ về Hà
Nội. Thí dụ như bản Hướng Về Hà Nội của anh chàng
Hồng Dương.
Gấu này có nghe kể một giai thoại tuyệt
vời về bài hát này.
Tác giả của nó, đã di cư vô
Sài Gòn rồi, nhớ Hà Nội quá, bật ra
cái bản nhạc trên. Làm xong, lại càng
nhớ, chịu không nổi, bèn bò về lại Hà Nội.
Về rồi, là hết nhớ.
Làm sao vo với TCS, ở lại Sài Gòn
và nhớ nó như là đã mất nó
đời đời.
Những lời nhạc, phải nói là tuyệt cú
mèo, thí dụ như, "phố bỗng là dòng
sông uốn quanh", thì, chỉ những ai đã từng ở
Sài Gòn, mới sướng, mới đã được!
Có một câu, trong bản nhạc khác,
Mưa đêm tỉnh nhỏ, có thể so được với câu trên.
Đó là câu:
"Chờ em, đêm vắng, với cô đơn, ngõ
hồn mưa ngập lối."
Chỉ có 'ngõ hồn mưa ngập lối" mới đối
lại được với "phố bỗng là dòng sông uốn quanh".
Vế trên, là trong hẻm, nhớ em.
Vế dưới, là đứng hè đường phố Sài
Gòn, khu Nguyễn Thiện Thuật chẳng hạn, nhớ em!
*
Người nhớ Sài Gòn nhất, hóa
ra, sau cùng, lại là người ở lại, rồi chết ở đó.
*
Có lần ông anh nhà thơ phán,
mà Gấu nhớ đại khái, cái "rythme" của một
bản nhạc là cái "rythme" của thời gian.
Sau này, đọc Brodsky, ông cũng phán
tương tự như vậy, về thơ.
"Nguồn của nhịp điệu là thời gian. Bạn [Volkov]
còn nhớ, có lần tôi nói, bất cứ một
bài thơ đều là thời gian được sắp xếp lại [that any
poem is reorganized time]. Nhà thơ càng tản mạn, về
kỹ năng của mình, bao nhiêu, người đó càng
mắc míu với thời gian bấy nhiêu, với nguồn cội của nhịp
điệu.... Thời gian nói với cá nhân bằng những
giọng thay đổi, lên xuống. [Time speaks to the individual in
various voices]. Thời gian có giọng trầm của riêng nó,
giọng bổng của riêng nó - và có giọng falsetto,
chói chang, cũng của riêng nó. Tsvetaeva là
một falsetto của thời đại. Một giọng vượt lên trên mọi
giọng."
Volkov: Chuyện trò với Brodsky.
*
Nhưng câu này của ông, mới ghê:
Bao thơ tôi, ít nhiều chi, là
về cùng một điều - về Thời Gian. Về thời gian làm
gì con người.
"All my poems are more or less about the same thing
– about Time. About what time does to Man."
*
Chơi luôn cả một mớ, của cả hai ông nhà
thơ, để phán về nhạc TCS, thì thật là tuyệt!
Và, như thế, cái nhịp của bài
Tình Nhớ, là cái nhịp thời gian mà
Gấu trải qua, cùng với Sài Gòn, sau Mậu Thân,
1968: Vừa mới mất thằng em, 1967, đến lượt mình lừng lững
đi vô Trung Tâm Ba Quang Trung, 1969. Đúng những
ngày cận Tết.
*
Thành thử, nhạc TCS mất đi hẳn cái
sức nặng thời gian của nó, với những người không sống
cái thời gian mà từng bản nhạc của ông đã
được thai nghén.
Ôi chao, bạn phải được nghe nó, bài
Tình Nhớ, khi nó vừa mới ra đời, tại một nơi chốn
như Trung Tâm Ba tuyển mộ nhập ngũ Quang Trung, những ngày
lành lạnh cận Tết, sau Tết Mậu Thân, như thể nó
được viết ra, chỉ để dành riêng cho bạn, bạn là
người thứ nhất được nghe, sau tác giả của nó... thì
mới thấy cái điều mà Brodsky phán: Về thời gian
làm gì con người.
Gấu viết “đám Miền Nam”,
là vì chưa hề có 1 tên Bắc Kít nào
thực có 1 ý nghĩ hòa giải hai miền.
Chứng cớ ư? Rõ ràng là chưa hề có
lấy 1 tên đau nỗi đau của lũ Ngụy với những ngày tù
đằng đẵng của chúng, đúng ra, là chết ở đó,
nếu không có vụ Tẫu dạy cho VC 1 bài học. Chưa có
tên nào dám nói ra sự thực, chính Cái
Ác Bắc Kít, cái lòng thù hận 1 Miền
Nam hơn hẳn Miền Bắc khiến chúng tìm đủ
mọi cách đánh chiếm, bằng cách ngụy tạo tài
liệu, thí dụ, vụ đầu độc tù Phú Lợi, hay, mời Tẫu
vô giường dâng vợ, dâng con cho chúng, để
đổi lấy vũ khí xâm lược – bây giờ vẫn còn,
chứng cớ Trọng Lú vừa qua Tẫu.
Hay liền mới đây, hành vi, thái độ
của lũ Cớm VC, với Lê Công Định, khi ông viếng mả
Ngụy
Bởi thế mà Gấu viết, phải có
1 tên, tay đầy máu Ngụy như tên già Nguyên
Ngọc, hay tên trẻ Bọ Lập, thí dụ, cởi trần, cởi truồng,
bò ra mả Ngụy, sám hối, thì mới mong có thay đổi được.
Giam lỏng những người
đi viếng mộ các chiến sĩ VNCH, “hoà hợp hoà giải”chỉ
là trò hề
CTV #Danlambao
- Khoảng 10 giờ sáng 17/10/2017 một số nhà hoạt
động nhân quyền tại Sài Gòn đã đến nghĩa
trang Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, để thắp hương
tưởng niệm các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đồng thời kỷ niệm 74 chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong
trong trận Hải chiến chống quân Trung cộng xâm lược cưỡng
chiến Hoàng Sa năm 1974.
Ban quản lý
nghĩa trang (BQL NT) đã yêu cầu mọi n...
Continue Reading
Nguyễn Bá Trạc
3 hrs ·
-
THÔNG BÁO
Đây sẽ là nơi hành lễ cầu siêu cho nhà
văn Vũ Huy Quang:
- Chùa Liên Hoa, địa chỉ 9561 Bixby Ave, Garden Grove,
CA 92641
- Vào ngày 11 tháng 2 năm 2017, nhằm ngày
Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng năm Đinh Dậu).
- Từ lúc 11 giờ trưa.
Ngôi chùa
này cũng là chỗ lưu giữ bình tro và hình
ảnh của nhiều văn nghệ sĩ và bạn hữu chúng tôi như
nhà văn Nguyễn Mộng Giác, ca sĩ Quỳnh Dao, nhà văn
Cao Xuân Huy, ca sĩ Sĩ Phú, nhà thơ Định Nguyên,
nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang...v.v...
Nhà văn Vũ Huy
Quang sinh ngày 9 tháng 7 năm 1942, mới mất ngày
14 tháng 1 năm 2017 tại Pacifica (Bắc California) sau một thời gian
chống trả bệnh ung thư, thọ 74 tuổi
VHQ &
Hai Lúa & Hồ Thành Đức @ Quận Cam 1998
Cái truyện
Cháo Rắn thần sầu, tiếc không còn,
nhưng Lão Tặc Thiên hình như lúc
nào cũng “care” GCC, tên Mít độc nhất đã
qua được cái test của Kafka, thế là thằng chả bèn
chìa ra 1 số báo cũ, tờ The Paris Review
216, Spring 2016, trong có 1 truyện ngắn quá
thần sầu, cũng trong dòng Cháo Rắn,
của Witold Gombrowicz (1904-69), mà tòa soạn
giới thiệu: Một trong nhà văn chủ chốt, major, của văn
chương Ba Lan hiện đại, có lẽ được biết nhiều nhờ cuốn tiểu
thuyết khôi hài, comic, Ferdydurke.
The Tragic
Tale of the Baron and His Wife
WITOLD GOMBROWICZ
Witold Gombrowicz’s war against
cliché.
by Ruth Franklin
Note:
Nhật ký của Witold Gombrowicz, hay “cái gọi là”
lưu vong Ba Lan
Bài này tuyệt lắm. TV sẽ scan
và dịch hầu độc giả.
Trích 1 câu trong nhật ký,
entry chót, viết trước khi ngỏm chỉ ít lâu:
“My entire life I have fought not to be
a ‘Polish writer’ but myself, Gombrowicz,” he wrote. He nearly
succeeded.
"Trọn đời, tớ chiến đấu để không là
một 'nhà văn Ba Lan', nhưng là chính tớ,
Gombrowicz".
Xém 1 tí, là ông
thành công. Tác giả bài viết kết
luận.
Câu trên nếu....
“liên tưởng”, thì đúng là của...
Gấu:
“Cả đời, ta chiến đấu để đếch
là nhà văn Bắc Kít, mà chỉ là
Gấu Nhà Văn”
Hồi Ức Ba Lan, Cứu Rỗi Qua Tiếng Cười
http://www.nybooks.com/articles/2006/01/12/salvation-through-laughter/
Điểm Sách Nữu
Ước, NYRB, số đề ngày 12 Tháng Giêng 2006,
Charles Simic vinh danh nhà văn Ba Lan, Witold Gombrowicz:
Cứu Rỗi Qua Tiếng Cười, khi điểm một số sách của ông.
Trong Những Di Chúc Bị Phản Bội,
Kundera vinh danh Gombrowicz:
Rời quê hương năm 1939, khi 35 tuổi.
Mang theo cuốn Ferdydurke, như
là căn cước cá nhân của mình....
Cuốn sách được in năm 1937, trước cuốn Buồn Nôn của Sartre
một năm, nhưng Gombrowicz, vô danh, Sartre, danh tiếng như
cồn sau Buồn Nôn.
Cuốn của Sartre đã chôm vị trí
Ferdydurke của
Gombrowicz. Nếu không có sự bất hạnh này,
văn chương Tây Phương, và có thể cả triết
học, đã đổi khác.